Học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh

Tóm tắt Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc tu từ phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp tạo nên những nét riêng, độc đáo có tính hệ thống, ổn định và đặc trưng trong cách nói và cách viết của Hồ Chí Minh. Diễn đạt là một trong những hoạt động đặc trưng chủ yếu trong hoạt động giảng dạy của giáo viên, giảng viên. Do đó, học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực trong nâng cao khả năng diễn đạt, uy tín sư phạm, từ đó trực tiếp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, giảng viên ở các nhà trường

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 9 (34) - Thaùng 11/2015 65 Học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh Learning style Ho Chi Minh’expression ThS. Nguyễn Hồng Điệp Trường Đại học Chính trị M.A. Nguyen Hong Diep Political University Tóm tắt Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc tu từ phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp tạo nên những nét riêng, độc đáo có tính hệ thống, ổn định và đặc trưng trong cách nói và cách viết của Hồ Chí Minh. Diễn đạt là một trong những hoạt động đặc trưng chủ yếu trong hoạt động giảng dạy của giáo viên, giảng viên. Do đó, học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực trong nâng cao khả năng diễn đạt, uy tín sư phạm, từ đó trực tiếp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, giảng viên ở các nhà trường. Từ khóa: học tập, phong cách, diễn đạt, Hồ Chí Minh, giáo viên, giảng viên Abstract Style of Ho Chi Minh’expression is the way in using languages; it is based on the rhetorical principles consistent with the object and context of communication, that created a private, unique stability and characteristic in speaking and writing by Ho Chi Minh. Expression is one of the main activities in the teacher's, lecturers’ teaching .Therefore, learning style Ho Chi Minh’expression, has practical significance in improving the ability of expression and the teaching quality of teachers and lecturers in the schools is also enhanced. Keywords: learning, style, expression, Ho Chi Minh, teachers, lecturers 1. Đặt vấn đề Trong tất cả những bài nói, bài viết, những lần giao tiếp, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý đến cách diễn đạt (cách nói và cách viết). Đối với Người, nói và viết không đơn thuần là một hành động thông tin mà chủ yếu là nhằm tác động lên người nghe, người đọc, nhằm thuyết phục họ, cảm hóa họ, làm họ thay đổi nhận thức, thay đổi quan niệm, tình cảm thẩm mỹ và hành vi, hướng họ vào các hoạt động thực tiễn phù hợp xu hướng tiến bộ của xã hội, của thời đại. Vì vậy, Người luôn lựa chọn cách nói cách viết phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng và tình huống giao tiếp, chính điều đó đã tạo nên phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ theo nguyên tắc tu từ phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp tạo nên những nét riêng, độc đáo có tính hệ thống, ổn định và đặc trưng trong cách nói và cách viết của Hồ Chí Minh. Diễn đạt có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giảng dạy, giao tiếp sư phạm của giáo viên, giảng viên (GV, GV) ở 66 các nhà trường. Người GV, GV có nhiều tri thức mà không làm cho người học hi u được thì học sinh, sinh viên (HS, SV) sẽ gặp khó khăn trong lĩnh hội, tiếp thu và chuy n hóa tri thức của GV, GV thành tri thức của mình. Mặt khác, khả năng diễn đạt của mỗi GV, GV có tác động mạnh mẽ đến đến tư tưởng, tình cảm của HS, SV tạo ra sự yêu mến thích thú kích thích tính tích cực trong tư duy của người học. Hơn nữa, thực hiện phương châm chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”[1]. Thực hiện theo tinh thần đó phải coi trọng rèn luyện cách diễn đạt của GV, GV nhằm xóa bỏ cách truyền thụ đơn điệu, nhàm chán đ lôi cuốn, hấp dẫn HS, SV vào bài giảng của GV, GV từ đó mới kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Từ vị trí, vai trò và yêu cầu đặt ra trong rèn luyện cách diễn đạt; cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của GV, GV ở các nhà trường; việc nghiên cứu, quán triệt và rèn luyện phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là một nội dung rất thiết thực, nhằm nâng cao hiệu quả nói và viết của GV, GV góp phần nâng cao chất lượng truyền thụ tri thức, tạo nên uy tín sư phạm của những người thầy, qua đó trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các nhà trường hiện nay. 2. Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh Đặc trưng nổi bật trong phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các bài nói, bài viết là cách dùng ngôn ngữ rất mộc mạc, ngắn gọn trong sáng, giản dị, khúc triết và dễ hi u. Người nói và viết từ chuyện đơn giản nhất đến điều hệ trọng nhất đều rất giản dị mà không nôm na, đại chúng, bình dân mà không tầm thường, dễ dãi. Tất cả đều ngắn gọn, hàm súc, không hề làm ra vẻ cao siêu mà vẫn đầy chất trí tuệ. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Người đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hi u với người nghe, người đọc. Chẳng hạn, khi nói về chủ nghĩa xã hội - một vấn đề lý luận rất cao siêu và trừu tượng với những người có trình độ nhận thức thấp, nhưng lại được Người viết và giải thích rất dễ hi u và phù hợp với trình độ của người dân Việt Nam. Người nói chủ nghĩa xã hội là: là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do; là đoàn kết, vui khỏe. au này khi trình độ dân trí đã được nâng cao, Người giải thích thêm: chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy. Những thông tin trong bài nói, bài viết của Người luôn có tính xác thực cao, có nhiều số liệu thực tế. Người luôn chọn lọc từ ngữ trong quá trình sử dụng đ sao cho “lời ít nhưng ý nhiều”, đặc biệt Người ưu tiên lựa chọn và sử dụng những từ thuần Việt nhằm không ngừng làm trong sáng tiếng nói của dân tộc. Bút pháp và cách bi u đạt tư tưởng của Người vô cùng “hoạt”, biến hóa và sinh động tùy vào tình huống giao tiếp. Khi cụ th , trực quan: “Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong, đều tuỳ chỗ mà dùng được”[5, tr.88]. Khi hết sức kiệm lời mà mỗi câu từ lại mang sức nặng của một tuyên ngôn: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” hay 67 “Dân cường thì quốc thịnh”. Lúc đanh thép, kiên quyết: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[4, tr.534]. Lại có khi hồn hậu, khiêm nhường: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc đ câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”[4, tr.187]. Và cũng không kém phần hài hước, ý nhị. Chẳng hạn, khi phê phán thói ham chuộng hình thức, Người nói: “Thí dụ, ngày nay tập quân sự, cốt là biết bắn súng, dùng dao, ném lựu đạn, dùng địa thế, khéo mò đêm, khéo trinh thám, nói tóm lại, cốt tập cho mọi người biết đánh du kích. Thế mà có nhiều nơi chỉ đ thì giờ tập” một hai, một hai”. Thế thì khác gì tập lễ nhạc đ đi chữa cháy”[5, tr.94]. Mỗi đối tượng Hồ Chí Minh luôn chọn một cách nói, cách viết khác nhau, phù hợp trình độ học vấn, trình độ nhận thức xã hội, quan niệm thẩm mỹ, và các đặc đi m về tâm lý, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng của từng nhóm đối tượng. Nhờ đó, những bài nói, bài viết của Người luôn được mọi người cảm thụ sâu sắc và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Về vấn đề này, ta có th thấy rất rõ trong cách diễn đạt biến hóa và uy n chuy n của Hồ Chí Minh trước từng đối tượng, trong từng tình huống. Với nông dân, Người nói theo cách nói của họ, mộc mạc, đơn sơ mà đầy thôi thúc: “Ruộng rẫy là chiến trường/ Cuốc cày là vũ khí/ Nhà nông là chiến sỹ/ Hậu phương thi đua với tiền phương”[6, tr.44]. Với phụ nữ, còn bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trong nam khinh nữ trong xã hội Phong kiến, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội phải tạo ra sự bình đẳng cho họ và khuyến khích họ đóng góp công sức tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Do vậy, trong xã hội mới họ không tránh khỏi những e ngại, từ nỗi e ngại của họ, Người khuyến khích: “Ngay việc ngồi cũng không bình đẳng. Phụ nữ muốn được bình đẳng không phải bảo Đảng và Chính phủ hay nam giới mời lên ngồi mới ngồi mà phải tự đấu tranh phấn đấu giành lấy”[2, tr.108]. Với đồng bào miền Nam, trong bối cảnh miền Bắc đã giành độc lập tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, được hưởng tự do hạnh phúc. Trong khi đó, đồng bào Nam Bộ chưa được hưởng tự do, hạnh phúc, vẫn còn phải gian nan kháng chiến trường kỳ, Người làm ấm lòng đồng bào bằng sự quả quyết: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. ông có th cạn, núi có th mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”[4, tr.280]. Phương pháp trình bày của Hồ Chí Minh không rườm ra, quanh co, không mất thời gian cho cả người nói và người nghe, nhưng đ gây sự chú ý và tạo tác động sâu sắc nhất đến người nghe, người đọc, Người thường đi thẳng vào vấn đề định trình bày. Trong nhiều bài nói và bài viết trước đồng bào, đồng chí, Người thường trình bày thẳng vào vấn đề bằng phương pháp phát vấn (tức là đặt câu hỏi) như: Vì sao chúng ta vào Đảng? Phải chăng đ thăng quan, phát tài?”[8, tr.112] au đó, Người trả lời và giải thích ngắn gọn rằng: “Không phải!... Chúng ta vào Đảng là đ hết lòng hết sức phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng 68 viên”[8, tr.112]. Đây là nhiệm vụ rất to lớn và nặng nề. Hoặc khi nói về chủ nghĩa xã hội, Người thường đặt câu hỏi “chủ nghĩa xã hội là gì”. Hay như khi nói về “Dân vận” Người cũng đặt vấn đề: Dận vận là gì? i phụ trách dân vận? Dân vận phải thế nào? Cuối bài Người kết luận: Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chúng ta đều thấy Người dùng phương pháp đó đ trình bày tư tưởng lý luận phức tạp, cao siêu trở nên đơn giản đ ai cũng hi u được. Người nói: “ ách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hi u, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ, trang hoàng gì cả ách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh. Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!”[3, tr.283]. 3. Học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh như thế nào? Như vậy, với phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh, nói và viết đã vượt qua giới hạn của kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, từ thuần túy và trở thành một nghệ thuật, thứ nghệ thuật giàu khả năng chinh phục, đi thẳng vào lòng người đọc, người nghe. Tìm hi u, học tập và rèn luyện phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ giúp cho chúng ta nâng cao trình độ diễn đạt, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mỗi người nói chung và GV, GV nói riêng. Rèn luyện phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh của GV, GV ở các nhà trường hiện nay là rèn luyện cho mình cách nói cách viết ngắn gọn, súc tích, giản dị, dễ hi u; biết cách khéo léo sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng truyền đạt đ hình thành nên kỹ năng nói và viết nhằm lôi cuốn hấp dẫn HS, SV vào bài giảng của mình qua đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Rèn luyện phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh của GV, GV các nhà trường hiện nay cần quán triệt những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về cách nói và cách viết. Thứ nhất là, trước khi định diễn đạt bất cứ một vấn đề gì mỗi GV, GV cần quán triệt quan điểm: “Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe?”[5, tr.346] và “nói/viết để làm gì? nói/viết cái gì?”[7, tr.205] của Hồ Chí Minh. Tức là phải xác định đúng và trúng đối tượng từ đó xác định nói viết đ làm gì và như thế nào. Mỗi GV, GV trong giảng dạy luôn phải đảm nhiệm nhiều đối tượng H , V khác nhau, trình độ khác nhau. Có th cùng một nội dung giảng dạy nhưng giảng cho nhiều đối tượng: trung cấp, cao đẳng, đại học mỗi đối tượng đó có trình độ nhận thức khác nhau, yêu cầu, mục đích truyền thụ khác nhau. Do vậy, xác định trúng và đúng đối tượng có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn phương pháp truyền thụ, nội dung nào cần tập trung Vì: muốn cho người xem hi u được, nhớ được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ người xem [7, tr.207]. Nói cách khác, phải từ đối tượng đ đặt ra mục đích nào là phù hợp và nội dung nào là thiết thực. Xác định sai đối tượng chắc chắn sẽ không biết họ đang cần cung cấp thông tin gì và sử dụng phương pháp nào đ truyền tải nội dung. Vì vậy, hiệu quả truyền thụ tri thức của GV, GV sẽ không cao, thậm chí dẫn đến phản tác dụng, gây rối trí cho người nghe. Hậu quả của nó cũng giống như thí dụ mà Hồ Chí Minh nêu ra là: “Nhiều đồng chí ta không hi u cái lẽ rất giản đơn đó. Cho nên họ đã đưa 69 thặng dư giá trị nhồi sọ cho thanh niên và phụ nữ nông dân. Họ đã đưa tân dân chủ chủ nghĩa nhồi sọ các em nhi đồng. Họ đã đưa biện chứng pháp nhồi sọ công nhân đang học quốc ngữ”[5, tr.343]. Thứ hai là GV, GV cần thường xuyên rèn luyện cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu của Hồ Chí Minh. Hoạt động chủ yếu của GV, GV là truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm tới người học. Do vậy, diễn đạt là khả năng quan trọng đối với GV, GV, muốn làm chủ quá trình tư duy và nâng cao hiệu quả truyền thụ, mỗi GV, GV đều phải trau dồi khả năng diễn đạt. Nếu không có khả năng diễn đạt thì chất lượng, hiệu quả truyền thụ tri thức sẽ rất hạn chế và chất lượng giáo dục không được nâng lên. Hồ Chí Minh đã từng chê cách diễn đạt “dài, dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác, trường giang đại hải, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” là lối viết rau muống, dài dòng, rỗng tuếch”[7, tr.207]. Đ đạt được lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích, dễ hi u, theo Hồ Chí Minh mỗi GV, GV phải chuẩn bị bài giảng thật chu đáo trước khi giảng bài, tránh lối làm việc “lụp chụp, cẩu thả”. Nếu chuẩn bị bài không chu đáo, cẩn thận lúc giảng bài sẽ gặp phải hậu quả là: “trước khi nói không sắp sửa kỹ càng. Lúc ra nói hoặc lắp lại những cái người trước đã nói hoặc lắp đi lắp lại cái mình đã nói rồi. lúng túng như gà mắc tóc. Thôi đi thì trẽn. Nói nữa thì chán tai”[5, tr.341]. Đồng thời khi chuẩn bị bài giảng xong cần học tập theo cách thức hoàn thiện một bài viết trước khi diễn đạt của Người: “Viết rồi thì phải đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại 4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh, đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hi u, họ nói ra cho thì phải chữa lại”[7, tr.208]. Vì vậy, khi chuẩn bị bài giảng phải “nghĩ cho chín” các vấn đề định trình bày, phải “sắp đặt cẩn thận” các nội dung theo lô gic. oạn xong rồi phải đọc đi, đọc lại đ soát nội dung. Trước khi giảng bài phải tập giảng cho chu đáo, chỗ nào cần nói ít, chỗ nào cần nói nhiều, sử dụng ngôn từ nào cho phù hợp Khi giảng bài phải “nói phải cho gọn gàng, có đầu, có đuôi, có nội dung... Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn” 7, tr.209]. Thứ ba là học tập cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, giản dị, dễ hiểu phù hợp với đối tượng, trình bày vấn đề gì phải rõ ràng, chân thực. ử dụng ngôn từ đ diễn đạt của GV, GV có tác động mạnh mẽ đến tình cảm, mức độ hứng thú, qua đó tác động đến khả năng tiếp nhận những kiến thức của H , V. Nếu sử dụng những ngôn từ khó hi u, uyên bác thì người nghe sẽ cảm thấy khó hi u dẫn tới nhanh chán, không muốn nghe. Ngược lại, nếu sử dụng ngôn ngữ không trong sáng, rõ ràng sẽ không phản ánh được nội dung cần truyền đạt. Việc sử dụng ngôn từ đ diễn đạt quyết định tới hiệu quả truyền thụ tri thức của GV, GV đến H , V. ử dụng ngôn từ nào phải chính xác, đầy đủ rõ ràng và đủ ý, cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Vì vậy, những từ nào biết chắc chắn nghĩa của nó thì mới dùng, không nên vay mượn, lắp ghép tiếng nước ngoài một cách tùy tiện; phải ưu tiên sử dụng tiếng Việt đ diễn đạt. Hồ Chí Minh đã khuyên: “Những chữ mà không biết rõ thì chớ dùng. Những chữ mà tiếng ta có thì phải dùng tiếng ta, bất đắc dĩ thì mới dùng chữ”[7, tr.208]. Đ sử dụng ngôn từ diễn đạt được trong sáng giản dị, dễ hi u, Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng phải chống lại 70 căn bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài nào đã quen thuộc, đã “hoá thành chữ ta” mà không dùng thì không đúng. Bác Hồ đã nêu ví dụ: ta nói độc lập chứ không nói đứng một, nói du kích chứ không nói đánh chơi. Còn đối với bệnh lạm dụng chữ nước ngoài thì dù dùng đúng cũng đã có hại, nếu dùng sai theo ki u dốt hay nói chữ thì cái hại lại càng to . Bên cạnh đó, mục đích của hoạt động giảng dạy của GV, GV là làm cho H , V “hi u được, nhớ được, làm được”[7, tr.207]. Giảng giải vấn đề gì cốt là đ giáo dục, cổ động, nâng cao nhận thức, định hướng hành động, giúp H , V có kiến thức đ làm việc. Nếu H , V mà không nhớ được, không hi u được, là giảng dạy không đúng mục đích, không đạt yêu cầu. Bởi vậy, mỗi GV, GV cần phải căn cứ vào đối tượng H , V ở từng cấp học đ lựa chọn ngôn từ nào phù hợp với trình độ nhận thức, trình độ tư duy của người học. Hồ Chí Minh đã yêu cầu khi diễn đạt “phải viết cho đúng trình độ của người xem, người nghe, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng nhiều chữ”[8, tr.207]. Nghĩa là, phải diễn đạt gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi; đối tượng người học ở trình độ nhận thức, tâm sinh lý, lứa tuổi nào thì thì sử dụng cách diễn đạt ấy cho phù hợp. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu khi GV, GV đưa ra vấn đề có tính chất làm minh chứng đ trình bày, luận giải và phân tích cho các nội dung trong bài giảng. Vấn đề đó phải nêu đầy đủ xuất xứ, phải cụ th rõ ràng, phải: “nói có sách, mách có chứng”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát tri n thế nào, kết quả thế nào?”[8, tr.208]. Thứ tư là, GV, GV phải chịu khó học hỏi, tích lũy, phải không ngừng nâng cao vốn liếng hiểu biết, vốn ngôn từ phong phú. Phong cách diễn đạt được tạo nên bởi nội dung diễn đạt và phương pháp diễn đạt. Nội dung diễn đạt là những tri thức, những kinh nghiệm mà GV, GV cần truyền thụ; phương pháp diễn đạt là cách thức sử dụng ngôn ngữ, lối diễn đạt, cách lập luận, cách truyền tải nội dung đến người nghe. Vì vậy, nội dung diễn đạt là chất liệu tạo nên phong cách diễn đạt, phương pháp diễn đạt là phương tiện đ tạo ra phong cách diễn đạt. Theo đó, muốn nói tốt, nói hay, cái cần trước hết là phải có nội dung đ nói. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khuyên “Không biết rõ, hi u rõ, chỉ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn”[5, tr.342]. Như vậy, trước hết GV, GV phải có trình độ tri thức, phải có vốn hi u biết hay nói cách khác GV, GV phải có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực mình đảm nhiệm. Kiến thức đó bao gồm cả lý luận và thực tiễn. Vốn kiến thức đó có được do quá trình học hỏi ở nhà trường, ở thực tiễn công tác. Trong thực tiễn công tác Hồ Chí Minh chỉ ra các tích lũy kiến thức cả lý luận và thực tiễn mà GV, GV có th tham khảo và học tập là: “Nghe, hỏi, thấy, xem, ghi”[7, tr.206]. Đối với GV, GV, nghe là lắng tai nghe H , V, nghe cấp trên, đồng nghiệp của mình xem h
Tài liệu liên quan