Tóm tắt: Hội chứng tôm chết sớm – Early Mortality Syndrome (EMS) là một dạng
bệnh mới của tôm đã được phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh
xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả và gây ra các triệu chứng như lờ đờ, vỏ
mềm sậm lại và đầu ngực bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh EMS xuất
hiện giới hạn ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối của bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn
phái sinh tiếp tục gây tổn thương gan tụy.
Một bệnh mới đã xuất hiện ở các trang trại tôm nằm ở phía nam Trung Quốc và
đảo Hải Nam vào năm 2010. Đầu năm 2011, Hội chứng tôm chết sớm (EMS)
cũng đã được phát hiện tại Việt Nam và Malaysia.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội chứng tôm chết sớm tác động đến tôm ở Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội chứng tôm chết sớm” tác động đến tôm
ở Châu Á
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Donald V. Lightner
OIE Reference Laboratory Phòng Thí nghiệm các bệnh của tôm
Khoa Khọc học Thú y và Vi sinh học
Đại học Bang Arizona, Mỹ
Tóm tắt: Hội chứng tôm chết sớm – Early Mortality Syndrome (EMS) là một dạng
bệnh mới của tôm đã được phát hiện ở các trang trại nuôi tôm ở Châu Á. Bệnh
xuất hiện trong vòng 30 ngày sau khi thả và gây ra các triệu chứng như lờ đờ, vỏ
mềm sậm lại và đầu ngực bị đốm vằn. Các tác động sinh lý học của bệnh EMS xuất
hiện giới hạn ở gan tụy. Ở giai đoạn cuối của bệnh gây chết cao, sự nhiễm khuẩn
phái sinh tiếp tục gây tổn thương gan tụy.
Một bệnh mới đã xuất hiện ở các trang trại tôm nằm ở phía nam Trung Quốc và
đảo Hải Nam vào năm 2010. Đầu năm 2011, Hội chứng tôm chết sớm (EMS)
cũng đã được phát hiện tại Việt Nam và Malaysia.
Bệnh xuất hiện trong vòng 20 đến 30 ngày sau khi thả giống. Cả hai loại tôm: Tôm
sú P. monodon và tôm thẻ chân trắng L. vannamei đều bị ảnh hưởng bệnh này.
Tỉ lệ chết có thể lên đến 100% ở các ao bị nhiễm bệnh nặng khi mà tôm nhiễm
bệnh trở nên lờ đờ và bỏ ăn. Ở lát cắt đơn, cơ quan gan tụy của tôm có thể teo lại
có màu hơi trắng và sọc đen. Các dấu hiệu khác có thể thấy như vỏ mềm, màu
thường sẫm lại và đầu ngực tôm bị đốm vằn.
Bệnh lý học
Cả 2 loại tôm sú P. monodon và tôm thẻ L. vannamei bị bệnh EMS đều thể hiện
bệnh lý giống nhau. Các mẫu tôm dành phân tích mô học đều cho thấy các tác
động của bệnh EMS chỉ giới hạn ở gan tụy (H.P.). Hoạt động khác thường tiến
triển ở gan tụy đã cho kết quả các tổn thương thể hiện sự suy thoái và sự bất bình
thường của các tế bào biểu mô ống phát sinh ở gần đầu đến ngoại biên.
Sự thay đổi đầu tiên quan sát được ở gan tụy của tôm bệnh là giảm rõ rệt túi tế bào
dữ trự mỡ và mất giọt mỡ, cũng như giảm hoạt động của các tế bào bài tiết. Khi
bệnh tiến triển, các tế bào mỡ, các tế bào basophyl và bài tiết bị suy thoái và bắt
đầu tạo thành vòng tròn, tách khỏi màng nền ống gan tụy và kết vào phần trong
ống gan tụy.
Kèm theo sự suy thoái của các tế bào này nhiều ở khu vực gần ống gan tụy, số
lượng các tế bào E hoạt động trong quá trình nguyên phân giảm và phản ứng viêm
nhiễm rõ rệt bị chi phối bởi sự thâm nhiễm huyết tương và bọc gói ống gan tụy
nhiễm bệnh.
Khi các tế bào biểu mô ống suy thoái, các nhân của chúng biến đổi trương phình,
các nhân hầu hết đều to lên. Ở giai đoạn cuối của bệnh, dạng viêm nhiễm phái sinh
nghiêm trọng có thể gây ra bởi vi khuẩn cơ hội Vibrio xảy ra ở khối tế bào biểu mô
bị kết dính ở trong ống gan tụy. Tôm bệnh chết do suy thoái gan tụy và nhiễm
Vibrio giai đoạn cuối.
Nguyên nhân bệnh
Bệnh thoái hóa gan tụy giả thuyết phần lớn cho nguyên nhân là bị nhiễm độc. Các
tổn thương tương tự đã được báo cáo về gan tụy của tôm phơi nhiễm độc tố
aflatoxin B1 (độc tố sản sinh do các loài nấm Aspergillus) và chất benomyl (chất
diệt nấm) ức chế nguyên phân đã xác nhận thêm cho lý luận này.
Các nghiên cứu để xác định nguyên nhân gây ra bệnh EMS được tiến hành tại Đai
học Arizona Phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy sản vẫn chưa thành công. Phòng thí
nghiệm đã xét nghiệm thức ăn thương phẩm lấy ở các trang trại tôm nhiễm bệnh
EMS và các mẫu tôm đông lạnh bị bệnh EMS từ các trang trại nhiễm bệnh đã được
sử dụng để nghiên cứu tính lây nhiễm. Chất diệt giáp xác thường sử dụng trước khi
thả giống trong khu vực nuôi để diệt các sinh vật gây hội chứng đốm trắng cũng đã
được xét nghiệm. Cho đến nay, Phòng Thí nghiệm Đại học Arizona chưa thể gây
bệnh thực nghiệm gan tụy phù hợp với các tổn thương đã quan sát trên tôm nhiễm
bệnh EMS.
Khảo sát bằng kính hiển vi phóng đại 40 lần mặt cắt mô gan tụy cho thấy các tế
bào bài tiết bình thường (B), các tế bào dữ trự mỡ (R) và các tế bào basophil to lên.
Các tế bào E, nhiều tế bào đang trong quá trình nguyên phân được nhìn thấy ở
phần hình nhỏ (phóng đại 20 lần).
Hình kính hiển vi phóng đại 40 lần, mô gan tụy từ tôm sú P. monodon bị nhiễm
nặng ở giai đoạn đầu của bệnh EMS. Phần ngọn ống (với các tế bào E) vẫn nguyên
vẹn, còn các phần gần ống gan tụy hơn cho thấy sự hoại tử và kết dính các tế bào
biểu mô ống.
Gan tụy của tôm thẻ L. vannamei ở giai đoạn cuối bệnh EMS. Trong số các tế bào
biểu mô ống gan tụy HP là các khối vi khuẩn nhuộm hơi xanh (phóng đại 4 lần).