Hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, nếu như hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia thì hợp đồng dân sự được xác lập phải tuân theo những nguyên tắc và trên cơ sở một trình tự nhất định. Quá trình xác lập sự thỏa thuận của hợp đồng chính là quá trình giao kết hợp đồng. Giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc và trình tự nhất định.

doc23 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Hợp đồng dân sự được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, nếu như hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia thì hợp đồng dân sự được xác lập phải tuân theo những nguyên tắc và trên cơ sở một trình tự nhất định. Quá trình xác lập sự thỏa thuận của hợp đồng chính là quá trình giao kết hợp đồng. Giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc và trình tự nhất định. NỘI DUNG I. Khái niệm hợp đồng dân sự và giao kết hợp đồng dân sự. 1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dân sự. 1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự. Khái niệm hợp đồng dân sự quy định tại Điều 388, BLDS 2005:“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng dân sự không chỉ là sự thỏa thuận để một bên chuyển giao quyền, nghĩa vụ đó. Hợp đồng dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định nên hành vi này mang tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng với mục đích nhất định. 1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự. Hợp đồng dân sự là hình thức pháp lý quan trọng và phổ biến nhất thực hiện bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ pháp lý. Hợp đồng dân sự có đặc điểm: + Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của hai hoặc nhiều chủ thể dân sự. Trong hợp đồng dân sự, ý chí của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các bên, từ đó mới hình thành được hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (trừ các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định). Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các chủ thể phải được thực hiện dưới hình thức nhất định. Hình thức của hợp đồng có thể là bằng văn băn, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. + Mục đích của hợp đồng là nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Sự thỏa thuận giữa các chủ thể là điều kiện cần nhưng chưa đủ nếu không có mục đích làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là hành vi có ý thức của các chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định cho nên hợp đồng dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. 2. Khái niệm giao kết hợp đồng dân sự. Giao kết hợp đồng dân sự có thể hiểu là quá trình bày tỏ, thống nhất ý chí giữa các bên theo hình thức, nội dung, nguyên tắc, trình tự nhất định được pháp luật thừa nhận nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Bản chất của giao kết hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận. Trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên. Quá trình giao kết hợp đồng dân sự diễn ra với 2 yếu tố: sự bày tỏ ý chí và sự chấp nhận ý chí. Quá trình này có thể diễn ra nhanh chóng hay kéo dài; đơn giản hay phức tạp; diễn ra đồng thời hay tiến triển ở nhiều giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố như: ý chí của các bên về nội dung, hình thức biểu hiện của hợp đồng…Các bên có thể sử dụng phương thức giao kết trực tiếp (gặp nhau, trao đổi đàm phán, thương lượng…) hoặc phương thức giao kết gián tiếp (thông qua công văn, đơn chào hàng, các phương tiện điện tử…) để thỏa thuận, thống nhất ý chí với toàn bộ nội dung của hợp đồng. 3. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự. Hợp đồng dân sự là kết quả của quá trình giao kết. Do đó, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Theo quy định Điều 389 BLDS 2005 có quy định về các nguyên tắc giao kết hợp đồng. 3.1 Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tham gia quan hệ hợp đồng, các chủ thể nhằm đạt được những lợi ích nhất định. Xuất phát từ lợi ích mà chủ thể mong muốn được thỏa mãn, các chủ thể tham gia các hợp đồng dân sự khác nhau. Pháp luật dân sự tôn trọng sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể và ghi nhận thành nguyên tắc. Theo nguyên tắc này, các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng dân sự có sự tự do ý chí trong việc lựa chọn hợp đồng mà mình giao kết, tự do lựa chọn chủ thể giao kết, tự do lựa chọn các quyền và nghĩa vụ trong quá trình giao kết. Không một chủ thể nào được phép can thiệp trái pháp luật vào sự tự do giao kết hợp đồng của các chủ thể tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, mặc dù pháp luật thừa nhận sự tự do giao kết hợp đồng là một nguyên tắc nhưng theo Điều 4 BLDS 2005: “ Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội…”. Điều này có nghĩa là: các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có sự tự do, nhưng sự tự do đó phải trong một khuôn khổ nhất định, đó chính là điều cấm của pháp luật và tính trái đạo đức xã hội. 3.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, thẳn thắn khi giao kết hợp đồng dân sự. Theo nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên hoàn toàn tự nguyện. Khi giao kết hợp đồng, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến sự tự nguyện của chủ thể có thể làm cho hoạt động dân sự mà các chủ thể giao kết bị vô hiệu. Nguyên tắc bình đẳng là một trong những nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp 1992. Trong quan hệ hợp đồng dân sự, sự bình đẳng luôn luôn được pháp luật dân sự của các quốc gia thừa nhận. Theo nội dung của nguyên tắc này, khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, để đối xử không bình đẳng với nhau. Trong một số trường hợp nhất định, nếu pháp luật có quy định mang tính cấm, buộc hoặc giành quyền ưu tiên nhất định cho một chủ thể nào đó thì cũng không làm mất đi tính bình đẳng của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự. Nguyên tắc thiện chí, trung thực không chỉ là nguyên tắc được ghi nhận cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng mà còn là nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 6 BLDS 2005. Khi các chủ thể tự nguyện giao kết hợp đồng dân sự thì phải thể hiện sự thiện chí trước các chủ thể khác. Ngoài việc thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng cần tạo điều kiện để bên kia thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của họ. Nguyên tắc trung thực, thẳng thắn trong việc giao kết hợp đồng dân sự cũng là yêu cầu mà pháp luật đặt ra đối với các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Trong việc tham gia giao kết hợp đồng dân sự, một bên không được lừa dối bên kia, không được cố ý đưa ra các thông tin không đúng để bên kia giao kết hợp đồng dân sự với mình. II. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật dân sự. 1. Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. 1.1. Khái niệm, nội dung đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể”. Đề nghị giao kết hợp dân sự là khâu đầu tiên nhưng lại được coi là khâu quan trọng nhất của quá trình giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự được hiểu là một phía chủ thể bày tỏ ý chí trước chủ thể cụ thể về việc mong muốn giao kết hợp đồng với chủ thể đó và cũng mong muốn chủ thể đó tham gia quan hệ hợp đồng với mình. Đề nghị thường hướng tới một hoặc một số người xác định. Người nhận đề nghị có thể là một cá nhân hoặc pháp nhân: cá nhân được xác định bởi họ tên, quốc tịch, hộ khẩu thường trú (hoặc địa chỉ tạm trú); pháp nhân được xác định bởi tên gọi, trụ sở và quốc tịch. Tính xác định của người được đề nghị thường được thể hiện khi bên đề nghị gửi đề nghị giao kết hợp đồng, vì khi đó bên đề nghị đã xác định được họ muốn giao kết hợp đồng với ai. Có thể xác định đề nghị giao kết hợp đồng ở các tiêu chí sau: + Đề nghị giao kết hợp đồng phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng. + Ý định giao kết hợp đồng phải có thực, + Bên được đề nghị phải được xác định cụ thể; + Bên đề nghị phải truyền đạt nội dung của lời đề nghị đến bên được đề nghị, tức là bên được đề nghị phải được biết đến lời đề nghị; + Bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc về lời đề nghị này; Đề nghị phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và mong muốn được ràng buộc của bên đưa ra đề nghị đối với bên được đề nghị về những nội dung của đề nghị. Điều này thể hiện ở chỗ khi đề nghị được gửi tới cho bên được đề nghị làm cho bên được đề nghị tin tưởng rằng chỉ cần trả lời chấp nhận là hợp đồng được ký kết, sự chắc chắn đó tạo ra những ràng buộc pháp lý đối với bên đưa ra đề nghị. BLDS 2005 có quy định về hình thức hợp đồng dân sự nhưng không quy định cụ thể về hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật có liên quan và thực tế cho thấy việc đề nghị giao kết hợp đồng dân sự được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau và có thể thực hiện dưới các hình thức bất kỳ hình thức nào. Hình thức đề nghị giao kết hợp đồng dân sự chỉ thể hiện ý chí của bên đề nghị giao kết và do bên đề nghị giao kết tự chọn cách thức thể hiện ý chí đó để chủ thể khác nhận biết được. Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng cũng không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng dân sự. Đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có thể được thực hiện bằng lời nói nhưng hợp đồng dân sự lại có thể được các bên ký kết bằng văn bản. Điều 390 BLDS 2005 đã cụ thể hóa trách nhiệm của bên đề nghị như sau: “Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh”. Như vậy, khi trong lời đề nghị nêu rõ thời hạn nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba thì bên được đề nghị có quyền yêu cầu bên đề nghị phải bồi thường thiệt hại. 1.2. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là thời điểm phát sinh nghĩa vụ của bên đề nghị với bên được đề nghị. Có thể hiểu rằng, kể từ thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực thì bên đề nghị chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm về nội dung của lời đề nghị, không được giao kết hợp đồng với người thứ ba nếu bên được đề nghị biết đến lời đề nghị và có thời hạn cho việc trả lời. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: + Do bên đề nghị ấn định: Đồng thời với việc đưa ra lời đề nghị thì bên đề nghị ấn định thời điểm có hiệu lực của lời đề nghị. Đây là trường hợp thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của bên đề nghị. + Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. Việc nhận được đề nghị trong từng trường hợp khác nhau là khác nhau. Do đó, theo quy định của pháp luật thì các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị của giao kết hợp đồng: + Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; + Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; + Khi bên được đề nghị biết được đề nghị được giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác (chuyển qua các cơ sở dữ liệu, thông điệp điện tử như gửi bản fax, thư điện tử…) 1.3. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình, đặc biệt khi bên được đề nghị đã biết đến đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật cho phép bên đề nghị có quyền rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, điều này đồng nghĩa với việc bên đề nghị sẽ không chịu sự ràng buộc pháp lý về đề nghị giao kết hợp đồng của mình. Khoản 1 Điều 392 BLDS 2005 quy định bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: + Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; + Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. + Nếu bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới. Trong trường hợp này, xác định tiêu chí của đề nghị, căn cứ thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng được áp dụng giống như đề nghị giao kết hợp đồng mới. 1.4. Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. Pháp luật cho phép bên đề nghị có quyền hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng theo Điều 393 BLDS. Tuy nhiên, việc hủy bỏ giao kết hợp đồng chỉ được thừa nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: + Quyền hủy bỏ đề nghị phải được nêu rõ trong lời đề nghị; + Bên đề nghị phải thông báo cho bên được đề nghị về việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng. + Thông báo hủy bỏ đề nghị chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 1.5. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng là cứ để chấm dứt sự ràng buộc của bên đề nghị đối với đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng được chấm dứt và bên đề nghị, bên được đề nghị không xác lập mối liên hệ pháp lý với nhau thông qua đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 394 BLDS 2005 quy định đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp: + Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; + Hết thời hạn trả lời chấp nhận; + Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; + Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; + Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời. BLDS 2005 quy định khá cụ thể các trường hợp chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự dựa trên sự thể hiện ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế có các trường hợp cũng có thể làm chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng dân sự như: trường hợp 1 bên hoặc 2 bên ( bên đề nghị giao kết và bên được đề nghị giao kết hợp đồng) chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị phá sản trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị. Đối tượng của hợp đồng dân sự dự kiến giao kết được nêu trong đề nghị giao kết không còn nữa do nguyên nhân bất khả kháng ( Hợp đồng thuê nhà ở nhưng nhà ở bị đổ do bão…) nhưng trong BLDS 2005 chưa có quy định cụ thể. 2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Trong thời hạn trả lời, nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng, tức là đồng ý với nội dung của lời đề nghị thì hợp đồng được coi là giao kết. Tuy nhiên, bên được đề nghị có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ đề nghị: Điều 396 BLDS 2005 quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Như vậy, chỉ coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với điều kiện bên được đề nghị chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới đối với bên đề nghị. Vì chấp nhận giao kết hợp đồng chính là giai đoạn sau cùng của quá trình giao kết hợp đồng dân sự và đây được coi là sự ràng buộc chính thức về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nên cần xác định rõ thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. 2.1. Nội dung chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị giao kết hợp đồng dân sự có thể trả lời bên đề nghị giao kết hợp đồng dân sự với nội dung như: Đồng ý chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị giao kết, hoặc đồng ý một phần nội dung đề nghị giao kết hoặc có thể chỉ đồng ý việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra hoặc không đồng ý với việc giao kết hợp đồng với bên đề nghị giao kết. 2.2. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Thời hạn hợp đồng chấp nhận giao kết hợp đồng là một khoảng thời gian hoặc một thời điểm cụ thể mà trong khoảng thời gian hoặc tại thời điểm đó bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng quy định tại Điều 397 BLDS 2005 quy định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định như sau: + Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. + Khi các bên trực tiếp giao dịch với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời. Sau khi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được trả lời cho bên đưa ra đề nghị, nếu một trong hai bên chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 quy định: “ Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết” ,do vậy, “im lặng” cũng có thể được coi là hình thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu các bên do thỏa thuận hoặc các bên đề nghị giao kết có nêu rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, quy định này cũng khó xác định được trên thực tế vì sự im lặng cũng có thể là kết quả của các bên được đề nghị chưa được biết thông tin là có đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. 2.3. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Khi bên đề nghị đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đề nghị có thể rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, tương tự như vậy thì bên chấp nhận đề nghị có thể rút lại thông báo chấp nhận đề nghị. Để đảm bảo quyền lợi của bên được đề nghị giao kết hợp đồng, pháp luật cho phép bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự được hiểu là việc bên được đề nghị giao kết hợp đồng chủ động thực hiện ý định thay đổi chấp nhận giao kết theo hướng không đồng ý với chấp nhận giao kết hợp đồng đã được gửi đi trước đó. Ở Việt Nam, vấn đề rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng là một vấn đề mới được quy định tại Điều 400 BLDS 2005. Theo đó, bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của bên được đề nghị giao kết hợp đồng trong việc rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự, phù hợp với tính chất của quan hệ hợp đồng dân sự. 2.4. Hậu quả pháp lý của sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. BLDS 2005 còn bổ sung quy định làm rõ hậu quả pháp lý của sự trả lời chấp nhận hợp đồng giao kết dân sự trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Điều 398) và trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự (Điều 399). Theo đó, trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng dân sự chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị. Quy định này là cần thiết nhằm bảo đảm giá trị của hợp đồng dân sự đã được giao kết. Tuy nhiên, các quy định này chỉ hợp lý khi yếu tố nhân thân của các
Tài liệu liên quan