Hướng dẫn giải bài tập thực hành kinh tế vi mô

Câu 1 (F0203-PS1-1) Hãy xem xét thịtrường bánh mì. Mô tảngắn gọn tác động của từng trường hợp sau lên cầu, cung, lượng cân bằng và giá cân bằng của bánh mì. Minh họa câu trảlời bằng đồthịnếu thấy hữu ích. 1. Một loại phân bón mới làm tăng năng suất lúa mì. 2. Giá bơtăng do một căn bệnh làm ảnh hưởng tới bò. 3. Nỗi lo ngại vềchất phụgia trong lương thực làm giảm cầu đối với phở. 4. Một vụbãi công của những người làm bánh mì làm tăng tiền công lao động. 5. Đểhỗtrợgiá bánh mì, chính phủ đồng ý mua tất cảsốbánh mì thặng dưvà trảcao hơn giá thịtrường hiện tại 10%. 6. Đểgiúp giảm lạm phát, chính phủ đặt một giá trần cho giá bánh mì bằng với giá thấp hơn đã từng tồn tại cách đây hai năm. Câu 2 (F0203-PS1-2) Cầu và cung đối với việc đi bác sĩ(không có bảo hiểm) tuần tựlà: P = 100 – 0,1Qd P = 10 + 0,1Qs 1. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu? Tổng chi tiêu cho việc đi bác sĩlà bao nhiêu? 2. Chính phủgiới thiệu bảo hiểm sức khỏe quốc gia, một chương trình sẽchi trả75% cho mỗi lần đi bác sĩ. Điều gì sẽxảy ra đối với giá và lượng cân bằng của việc đi bác sĩ? Giá do người tiêu dùng trảlà bao nhiêu? Tổng chi tiêu cho việc đi bác sĩlà bao nhiêu? Tổng chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu? (Gợi ý: Anh chịcó thểdịch chuyển đường cầu tới P = 400 – 0,4Qd hoặc đường cung tới P = 2.5 + 0.025Qs đểphản ánh tác động của bảo hiểm. Nếu anh chịdịch chuyển đường cầu, thì đường cầu mới biểu diễn tổng số giá cảmà các bác sĩnhận được, bao gồm cảphần do bảo hiểm trả; đường cầu ban đầu tiếp tục biểu diễn phần do người tiêu dùng trảtrong hóa đơn bác sĩ. Nếu anh chịdịch chuyển đường cung, thì đường cung mới biểu diễn phần do người tiêu dùng trảtrong hóa đơn tổng; đường cung ban đầu tiếp tục biểu diễn tổng sốtiền thanh toán mà các bác sĩnhận đuợc.)

pdf40 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 10891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn giải bài tập thực hành kinh tế vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Kinh tế Vi mô Bài tập thực hành 1 Câu 1 (F0203-PS1-1) Hãy xem xét thị trường bánh mì. Mô tả ngắn gọn tác động của từng trường hợp sau lên cầu, cung, lượng cân bằng và giá cân bằng của bánh mì. Minh họa câu trả lời bằng đồ thị nếu thấy hữu ích. 1. Một loại phân bón mới làm tăng năng suất lúa mì. 2. Giá bơ tăng do một căn bệnh làm ảnh hưởng tới bò. 3. Nỗi lo ngại về chất phụ gia trong lương thực làm giảm cầu đối với phở. 4. Một vụ bãi công của những người làm bánh mì làm tăng tiền công lao động. 5. Để hỗ trợ giá bánh mì, chính phủ đồng ý mua tất cả số bánh mì thặng dư và trả cao hơn giá thị trường hiện tại 10%. 6. Để giúp giảm lạm phát, chính phủ đặt một giá trần cho giá bánh mì bằng với giá thấp hơn đã từng tồn tại cách đây hai năm. Câu 2 (F0203-PS1-2) Cầu và cung đối với việc đi bác sĩ (không có bảo hiểm) tuần tự là: P = 100 – 0,1Qd P = 10 + 0,1Qs 1. Giá và lượng cân bằng là bao nhiêu? Tổng chi tiêu cho việc đi bác sĩ là bao nhiêu? 2. Chính phủ giới thiệu bảo hiểm sức khỏe quốc gia, một chương trình sẽ chi trả 75% cho mỗi lần đi bác sĩ. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá và lượng cân bằng của việc đi bác sĩ? Giá do người tiêu dùng trả là bao nhiêu? Tổng chi tiêu cho việc đi bác sĩ là bao nhiêu? Tổng chi tiêu của người tiêu dùng là bao nhiêu? (Gợi ý: Anh chị có thể dịch chuyển đường cầu tới P = 400 – 0,4Qd hoặc đường cung tới P = 2.5 + 0.025Qs để phản ánh tác động của bảo hiểm. Nếu anh chị dịch chuyển đường cầu, thì đường cầu mới biểu diễn tổng số giá cả mà các bác sĩ nhận được, bao gồm cả phần do bảo hiểm trả; đường cầu ban đầu tiếp tục biểu diễn phần do người tiêu dùng trả trong hóa đơn bác sĩ . Nếu anh chị dịch chuyển đường cung, thì đường cung mới biểu diễn phần do người tiêu dùng trả trong hóa đơn tổng; đường cung ban đầu tiếp tục biểu diễn tổng số tiền thanh toán mà các bác sĩ nhận đuợc.) Câu 3 (F0607-PS1-4) Hàm số cầu và hàm số cung của một sản phẩm được cho dưới đây: Cầu: P = (-1/2) QD + 100 Cung: P = QS + 10 (đơn vị của P là đồng, đơn vị của Q là kg) 1. Hãy tìm điểm cân bằng của thị trường 2. Hãy tính độ co giãn của cung và cầu theo giá ở điểm cân bằng 3. Hãy tính thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, và thặng dư toàn xã hội. 4. Nếu nhà nước áp đặt mức giá trần cho sản phẩm là 50 đồng, hãy tính khoản tổn thất (mất mát) vô ích của phúc lợi xã hội và hãy giải thích tại sao lại có khoản tổn thất này. 2 Câu 4 (F0607-PS1-5) Thịt lợn (l) và thịt gà (g) là hai loại thịt mà gia đình chị Hoa thường ăn. Hàm thỏa dụng của nhà chị Hoa có dạng Cobb – Douglas U(l, g) = l.g, còn ngân sách chi tiêu cho hai loại thực phẩm này của gia đình chị là 120 đồng; giá thị trường của thịt lợn và thị gà lần lượt là pl = 3 đồng và pg = 4 đồng. 1. Hãy vẽ đường ngân sách cho gia đình chị Hoa 2. Hãy tìm điểm tiêu dùng tối ưu (l*, g*) của gia đình chị Hoa. 3. Bây giờ giả sử do dịch cúm gà, giá của thịt gà giảm xuống còn 2 đồng. Để đơn giản hóa phân tích, giả sử giá của thịt lợn không đổi. Hãy vẽ đường ngân sách và tìm điểm tiêu dùng tối ưu mới (l*1, g*1) của gia đình chị Hoa. 4. Hãy phân tích cả về mặt định tính (bằng đồ thị) và định lượng (bằng con số) hiệu ứng thu nhập, thay thế, và tổng hợp là kết quả của việc giá thịt gà giảm từ 4 xuống còn 2 đồng. Câu 4 (F0506-PS1-3) Dịch cúm gia cầm bùng phát ở Việt Nam vào những tháng cuối năm 2003 và đầu năm 2004, sau đó lại tái phát vào những tháng cuối năm 2004. Sự kiện này tác động đến giá cả các loại thực phẩm khác như thế nào ở giai đoạn ấy? Anh/chị hãy dùng đồ thị cung, cầu để minh hoạ cho câu trả lời của mình. Câu 6 (F0506-PS1-4) Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của hàng hoá X được ước lượng như sau : (D) : PD = -(1/2)QD + 110. (S) : PS = QS + 20 (Đơn vị tính của QD, QS là ngàn tấn, đơn vị tính của PD, PS là ngàn đồng/tấn) 1. Hãy xác định mức giá và sản lượng cân bằng của hàng hoá X. 2. Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng, của nhà sản xuất và tổng thặng dư xã hội. 3. Hãy xác định độ co giãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. Từ mức giá này, nếu các nhà sản xuất thống nhất với nhau giảm giá bán xuống một chút thì tổng chi tiêu của tất cả những người mua dành cho hàng hoá này sẽ tăng hay giảm? 4. Bây giờ, nếu chính phủ đánh thuế giá trị gia tăng đối với ngành X với mức thuế suất là 10% thì sản lượng cân bằng, giá người mua phải trả, giá người bán nhận được sau khi nộp thuế là bao nhiêu? 5. Ai là người gánh chịu thuế và chịu bao nhiêu tính trên mỗi tấn sản phẩm? Tổng tiền thuế chính phủ thu được từ ngành X là bao nhiêu? 6. Anh chị hãy tính sự thay đổi trong thặng dư của người tiêu dùng, thặng dư của nhà sản xuất và tổng thặng dư xã hội. 1 Kinh tế Vi mô Bài tập 2 Câu 1 (F0203-PS2-1) Hãy vẽ đường đẳng dụng về sở thích của những cá nhân sau đây đối với nem và nước cam. 1. Cô Hoa thích nem nhưng ghét nước cam. Dù có bao nhiêu nước cam đi nữa, cô luôn thích có nhiều nem hơn. 2. Ông Đức bàng quang giữa gói ba nem hay gói hai nước cam. Sở thích của ông không đổi khi ông dùng nhiều nem hoặc nước cam hơn. 3. Cô Hiền ăn một nem và ăn cùng với một nước cam. Có thêm một nước cam nữa, cô sẽ không ăn thêm nem. 4. Ông Anh thích nem nhưng dị ứng với nước cam. Ông sẽ đau bụng nếu uống nước cam. Câu 2 (F0203-PS2-2) Cô Thuý có thu nhập hàng tháng $200, số tiền mà cô phân bổ giữa hai món hàng: thịt và khoai tây. 1. Giả sử thịt giá $4 một kilogram và khoai tây giá $2 một kilogram. Hãy vẽ đường giới hạn ngân sách của cô. 2. Cũng giả sử rằng hàm thoả dụng của cô được cho bởi phương trình U(M,P) = 2M+P. Cô nên mua hỗn hợp thịt và khoai tây như thế nào để độ thỏa dụng của cô lớn nhất? 3. Siêu thị của cô Thúy có một đợt khuyến mãi đặc biệt. Nếu mua 20 kilogram khoai tây (với giá $2 một kilogram), cô sẽ được miễn phí 10 kilogram tiếp theo. Khuyến mãi này chỉ áp dụng với 20 kilogram đầu tiên cô mua. Tất cả khoai tây ngoài số 20 kilogram đầu tiên (không kể số khoai tặng thêm) vẫn là $2 một kilogram. Hãy vẽ đường giới hạn ngân sách của cô. 4. Sự bột phát một thứ bệnh của khoai tây làm giá khoai tăng lên $4 một kilogram. Siêu thị kết thúc đợt khuyến mãi. Đường giới hạn ngân sách của cô bây giờ có hình dạng thế nào? Cô nên mua hỗn hợp thịt và khoai tây như thế nào để độ thỏa dụng của cô lớn nhất? Câu 3 (F0203-PS2-3) Chứng minh rằng hai hàm thoả dụng cho dưới đây tạo ra các hàm cầu tương tự đối với hàng x và y. (a) U(x,y) = log(x) + log (y) (b) U(x,y) = (xy)0,5 Câu 4 (F0506-PS2-1) Hôm nay trời nóng bức và Minh rất khát. Sau đây là giá trị mà anh ta gán cho mỗi chai nước. Giá trị của chai nước thứ nhất: 7 ngàn đồng Giá trị của chai nước thứ hai: 5 ngàn đồng Giá trị của chai nước thứ ba: 3 ngàn đồng Giá trị của chai nước thứ tư: 1 ngàn đồng 2 1. Hãy lập biểu cầu của Minh từ những thông tin này và vẽ đường cầu của anh ta về nước đóng chai. 2. Nếu giá một chai nước là 4 ngàn đồng, Minh sẽ mua bao nhiêu chai? Minh nhận được bao nhiêu thặng dư tiêu dùng? Hãy chỉ ra thặng dư tiêu dùng của Minh trong đồ thị của Anh/Chị. 3. Nếu giá giảm xuống còn 2 ngàn đồng, lượng cầu thay đổi như thế nào? Thặng dư tiêu dùng của Minh thay đổi ra sao? Hãy chỉ ra sự thay đổi này trong đồ thị của Anh/Chị. Câu 5 (F0506-PS2-2) Giả sử với Minh, thịt bò là hàng hoá thông thường, trái lại gạo là mặt hàng cấp thấp. Nếu giá thịt bò giảm, tiêu dùng gạo của Minh thay đổi như thế nào? Tiêu dùng thịt bò của Minh thay đổi như thế nào? Anh/Chị hãy phác thảo một đồ thị thích hợp để minh hoạ. Câu 6 (F0506-PS2-3) Giá một kg táo là 20 ngàn đồng và một kg cam là10 ngàn đồng. Một người tiêu dùng lúc đầu mua 10 kg táo và 5 kg cam. Độ hữu dụng biên của người tiêu dùng khi đó đối với một kg táo là 3 đơn vị và đối với một kg cam là 1 đơn vị. 1. Người tiêu dùng này có đạt tối ưu trong tiêu dùng không? Vì sao? 2. Nếu câu trả lời của Anh/Chị là không thì người tiêu dùng phải điều chỉnh số lượng mua mỗi loại trái cây trên đây như thế nào để đạt tối ưu? Câu 7 (F0506-PS2-4) Một cửa hiệu giặt ủi lớn ở Thành phố Hồ chí Minh mỗi ngày cần đến hàng trăm ký bột giặt. Bà chủ cửa hiệu nói: “ Tôi cho rằng hai loại bột giặt OMO và TIDE đều tốt như nhau, và cửa hiệu tôi chỉ thường dùng hai loại này”. Bà còn nói: “Tuy vậy, có những lúc tôi chỉ mua duy nhất một trong hai loại bột giặt nói trên, và cũng có những lúc tôi mua cả hai loại một cách ngẫu nhiên, miễn sau đủ số lượng tôi cần” 1. Theo Anh/Chị, hai câu nói của bà Chủ cửa hiệu có mâu thuẫn nhau không? Giải thích thật ngắn gọn a. Dựa trên ý kiến của Bà chủ cửa hiệu, Anh /Chị trả lời tiếp những câu dưới đây. 2. Quan hệ giữa hai mặt hàng này trong tiêu dùng là gì? 3. Theo Anh/Chị, tỷ lệ thay thế biên (MRS) giữa hai mặt hàng này có đặc điểm gì? 4. Theo Anh/Chị chúng ta có thể viết được phương trình của đường đẳng ích trong trường hợp này không? Nếu được, phương trình đó là gì? 5. Giả sử Bà chủ cửa hiệu cần 120 kg bột giặt mỗi ngày. Khi nào thì Bà ta chỉ mua bột giặt OMO? Hãy vẽ đường đẳng ích, đường ngân sách và chỉ ra phối hợp tối ưu. 6. Bây giờ, giả sử Bà chủ cửa hiệu cần 140 kg bột giặt mỗi ngày. Khi nào thì Bà ta mua hai loại bột giặt OMO và TIDE một cách ngẫu nhiên? Hãy vẽ đường đẳng ích, đường ngân sách và chỉ ra phối hợp tối ưu. 1 HB. Kinh tế vi mô Bài tập ứng dụng 3 Lý thuyết sản xuất và chi phí sản xuất Câu 1 (F0405-PS4-1) 1) Một doanh nghiệp ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là Q0. Với phương án sử dụng vốn và lao động là k0 và l0 thì doanh nghiệp thực hiện được hợp đồng này với chi phí sản xuất là C0. Tuy nhiên, với phối hợp (k0, l0) thì năng suất biên mỗi đồng chi cho vốn lại cao hơn năng suất biên mỗi đồng chi cho lao động (MPK/r > MPL/w). Theo anh/ chị, có phương án sử dụng vốn và lao động tốt hơn không? Nếu có, thì phương án này có số lượng vốn và lao động sử dụng khác với phương án trên như thế nào? Giải thích. 2) Mỗi hàm sản xuất dưới đây thể hiện hiệu suất tăng dần, không đổi hay giảm dần theo quy mô? a. Q = 1,2 KL b. Q = 3K + 4L 3) Nếu đầu tư thêm một đơn vị vốn thì sản lượng tăng thêm 8 đơn vị, còn đầu tư thêm một đơn vị lao động thì sản lượng chỉ tăng thêm 3 đơn vị (MPK = 8 > MPL = 3). Vậy doanh nghiệp nên đầu tư thêm vốn hay lao động? Hãy giải thích. Câu 2 (F0405-PS4-2) Hàm số sản xuất của một doanh nghiệp có dạng: Q = F(K,L) = 2,5KL. Doanh nghiệp vừa ký được hợp đồng tiêu thụ 31.250 sản phẩm. Đơn giá của vốn là r = 5 đơn vị tiền, đơn giá của lao động là w = 4 đơn vị tiền. 1) Hãy xác định phối hợp tối ưu đối với hai yếu tố sản xuất trên đây. 2) Chi phí thấp nhất để sản xuất mức sản lượng trên là bao nhiêu? 3) Nếu đơn giá sản phẩm ở hợp đồng trên là 0,04 đơn vị tiền thì lợi nhuận doanh nghiệp đạt được là bao nhiêu? 4) Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn và lao động đều tăng thêm 24% thì sản lượng sẽ tăng lên lớn hơn 24%, ít hơn 24%, đúng bằng 24%, hay không thể xác định được? 5) Bây giờ giả định rằng đơn giá của lao động tăng gấp đôi, trong khi đơn giá vốn vẫn không thay đổi thì doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn và lao động như thế nào để thực hiện hợp đồng trên? Tổng chi phí lúc này là bao nhiêu? Câu 3 (F0405-PS4-3) Anh/Chị hãy điền những số thích hợp vào ô trống của bảng chi phí dưới đây Q TFC TVC TC AFC AVC AC MC 0 5 20 10 28 15 240 20 10 24 2 HB. 25 4 14 30 540 35 40 20,25 Câu 4 (F0405-PS4-4) Sản lượng sản xuất của công ty NOVI phụ thuộc vào số lượng vốn và lao động đưa vào sử dụng và được thể hiện dưới dạng một hàm sản xuất Cobb-Douglas như sau: Q = K1/3L1/3. Công ty NOVI thuê vốn và lao động trong thị trường cạnh tranh với đơn giá là r = 18 và w = 2. 1) Hiện tại công ty đang sử dụng vốn với số lượng là k0 = 125 đơn vị. a. Anh/Chị hãy xác định các phương trình chi phí ngắn hạn của công ty NOVI (bao gồm TFC, TVC, TC, AFC, AVC, AC, và MC) b. Anh/Chị hãy tính tổng chi phí của công ty NOVI khi sản xuất các mức sản lượng là 40, 52 và 60 đơn vị. 2) Trong dài hạn, công ty có thể thay đổi đồng thời cả vốn và lao động để có thể đạt chi phí thấp nhất ở mỗi mức sản lượng cho trước. a. Anh/Chị hãy xác định các phương trình chi phí dài hạn của công ty (bao gồm LRTC, LRAC, và LRMC) b. Anh/Chị hãy tính tổng chi phí của công ty NOVI khi sản xuất các mức sản lượng giống như phần trên là 40, 52 và 60 đơn vị c. Anh/Chị hãy so sánh tổng chi phí ngắn hạn và dài hạn và đưa ra nhận xét. Câu 5 (F0405-PS4-5) Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có tổng chi phí ngắn hạn phụ thuộc vào sản lượng sản xuất và được thể hiện bởi phương trình : TC = q3-10q2 +100q +1000. 1) Anh/chị hãy viết các phương trình chi phí trung bình , chi phí biến đổi trung bình và chi phí biên của doanh nghiệp này. 2) Bằng Excel, Anh/chị hãy vẽ ba chỉ tiêu trên lên cùng một đồ thị và nêu nhận xét về mối quan hệ giữa chúng. 3) Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào và lợi nhuận đạt được là bao nhiêu nếu giá thị trường của sản phẩm là 292 đơn vị tiền. 4) Nếu giá sản phẩm hạ xuống chỉ còn 132 đơn vị tiền/sp thì doanh nghiệp có sản xuất không? Tại sao? Nếu sản xuất thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào? Lợi nhuận đạt được là bao nhiêu? Ở những mức giá nào của thị trường thì doanh nghiệp sẽ đóng cửa? 5) Nếu định phí của doanh nghiệp này không phải là 1000 mà là 2500 đơn vị tiền thì doanh nghiệp có sản xuất không? Tại sao? Nếu sản xuất thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào? Lợi nhuận đạt được là bao nhiêu? Ở mức định phí nào thì doanh nghiệp sẽ đóng cửa? 3 HB. 6) Nếu chính phủ buộc doanh nghiệp phải đóng thuế theo sản lượng là 49 đơn vị tiền/sp thì doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào? Lợi nhuận sau thuế là bao nhiêu? 7) Anh/Chị hãy vẽ đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp. Câu 6 (F0506-PS5-4) Hàm số sản xuất của doanh nghiệp X có dạng: Q(K,L) = 2k1/2l1/2 . Đơn giá của vốn là r = 2 và đơn giá của lao động là w = 6 . Hiện tại doanh nghiệp X đầu tư vốn với số lượng k = k0 = 100 đơn vị. a) Anh/Chị hãy viết hàm tổng chi phí và chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp theo biến sản lượng (Q). b) Nếu giá thị trường của sản phẩm là P= 9 và doanh nghiệp X hoạt động trong ngành cạnh tranh hoàn hảo thì doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu đơn vị sản phẩm? Lợi nhuận đạt được là bao nhiêu? c) Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cả số lượng vốn và lao động. Nếu doanh nghiệp X vẫn sản xuất với mức sản lượng như ở câu b thì sẽ sử dụng bao nhiêu vốn và bao nhiêu lao động? Lợi nhuận đạt được bao nhiêu? Lớn hay nhỏ hơn so với câu b trên đây? Câu 7 (F0607-PS3-1) Công ty Cao su Sao Vàng chuyên sản xuất lốp xe đạp. Công ty hiện thời có một nhà máy sản xuất, công nghệ sản xuất được đặc trưng bởi hàm sản xuất KLQ = . Trong đó Q là lượng lốp xe được sản xuất tính bằng nghìn lốp/ tháng, K là số lượng máy móc và L là số lượng lao động được sử dụng cho quá trình sản xuất trong tháng. Giả sử rằng chi phí thuê 1 máy là 100 đô la/tháng và lương công nhân là 400 đô la/tháng. 1) Trong dài hạn công ty có thể thay đổi quy mô sản xuất. Hãy làm một vài tính toán và trả lời các câu hỏi sau đây: a) Công nghệ sản xuất này đặc trưng bởi năng suất tăng, giảm hay không đổi theo quy mô? b) Hãy vẽ đường đẳng lượng ứng với mức sản lượng Q = 6 nghìn lốp/tháng. Hãy tính và nêu ý nghĩa của tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của lao động đối với vốn (MRTSLK) tại A (K=12, L=3)? c) Để xây dựng chiến lược dài hạn, phòng kế hoạch của công ty ước lượng số lượng lốp xe mà công ty cung cấp bình quân tháng trong dài hạn sẽ là 6 nghìn lốp. Giả sử công ty có thể lựa chọn 4 quy mô cho việc sản xuất lốp xe ứng với K = 6, K=12, K=24 và K =36 . Hãy xác định quy mô để đáp ứng lượng cầu trên thị trường là 6 nghìn chiếc lốp/tháng trong tương lai với chi phí thấp nhất? d) Lựa chọn trên có gì thay đổi nếu nhà máy được đặt tại một vùng khác với giả thiết lương công nhân chỉ còn là 100 đô la/tháng và bỏ qua chi phí vận chuyển? e) Hãy vẽ đường tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí biên dài hạn ứng với giả thiết ban đầu với nhiều quy mô khác nhau? 2) Trong ngắn hạn, với lượng máy móc thiết bị đã đầu tư trong dài hạn (K=12) là không thể thay đổi được. Lúc này để tăng sản lượng, công ty chỉ có thể tăng thêm lao động. Hãy làm một vài tính toán và trả lời câu hỏi sau đây: 4 HB. a) Hãy vẽ đường tổng sản phẩm, sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động. Nhận xét về mối quan hệ giữa sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động. b) Hãy vẽ đường tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên trong ngắn hạn? Giả sử rằng lúc này lượng lốp xe mà công ty cung cấp là 24 nghìn lốp mỗi tháng thay vì là 6 nghìn lốp như đã dự kiến. Tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí biên trong ngắn hạn ứng với mức sản lượng này là bao nhiêu? Đường chi phí biên cắt đường chi phí trung bình tại mức sản lượng nào? c) Nếu giả sử rằng giá của mỗi lốp xe trên thị trường là 1 đô la. Hãy cho biết lượng lốp xe mà công ty sẵn sàng cung cấp là bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận? Lợi nhuận công ty lúc này là bao nhiêu? 3) Do lượng lốp xe cung cấp trên thị trường tăng ngoài dự kiến, công ty mua thêm một nhà máy sản xuất lốp xe khác với cùng công nghệ và quy mô (K) lớn gấp bốn lần nhà máy hiện thời. a) Nếu công ty muốn tối thiểu hóa chi phí sản xuất trong ngắn hạn, mức sản lượng nên phân bổ như thế nào giữa hai nhà máy? b) Với giả thiết công ty phẩn bổ sản lượng giữa hai nhà máy để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, hãy xác định tổng chi phí, chi phí trung bình và chi phí biên trong ngắn hạn của công ty ứng với các mức sản lượng là 24 nghìn lốp/tháng? 1 Kinh tế vi mô Bài tập ứng dụng 4 Phân tích thị trường không có đối thủ (cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền thuần tuý) Câu 1 (F0203-PS4- 2) Giả sử những đường cầu và cung của thị trường cạnh tranh hoàn hảo về nhà ở dành cho gia đình đơn nhất được cho tuần tự là: P = 200 – 0,1Qd P = 20 + 0,2Qs Ngoài ra, ATC của một nhà cung cấp tiêu biểu trong ngành này được cho bởi: ATC = 360/q + 20 + 10q Cho biết giá và xuất lượng hiện tại của ngành, xuất lượng và lợi nhuận của mỗi công ty, và số lượng công ty. Câu 2 (F0203-PS1P2- 1) Một nhà độc quyền đối diện trước đường cầu P = 11 – Q, trong đó P được tính bằng đô la trên mỗi đơn vị và Q tính bằng ngàn đơn vị. Nhà độc quyền có chi phí trung bình không đổi là $6 một đơn vị. (a) Hãy vẽ các đường doanh thu trung bình và doanh thu biên, và các đường chi phí trung bình và chi phí biên. Mức giá và sản lượng tối-đa-hóa-lợi-nhuận của nhà độc quyền là bao nhiêu, và lợi nhuận đạt được là bao nhiêu? Hãy tính mức độ quyền lực độc quyền của công ty bằng cách dùng chỉ số Lerner. (b) Một cơ quan quản lý của chính phủ đặt giá trần là $7 một đơn vị. Số lượng sẽ được sản xuất là bao nhiêu, và lợi nhuận của công ty là bao nhiêu? Mức độ quyền lực độc quyền sẽ ra sao? Câu 3 (F0506-PS5-4) Hàm số sản xuất của doanh nghiệp X có dạng: Q(K,L) = 2k1/2l1/2 . Đơn giá của vốn là r = 2 và đơn giá của lao động là w = 6 . Hiện tại doanh nghiệp X đầu tư vốn với số lượng k = k0 = 100 đơn vị. a) Anh/Chị hãy viết hàm tổng chi phí và chi phí biên ngắn hạn của doanh nghiệp theo biến sản lượng (Q). b) Nếu giá thị trường của sản phẩm là P= 9 và doanh nghiệp X hoạt động trong ngành cạnh tranh hoàn hảo thì doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu đơn vị sản phẩm? Lợi nhuận đạt được là bao nhiêu? c) Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cả số lượng vốn và lao động. Nếu doanh nghiệp X vẫn sản xuất với mức sản lượng như ở câu b thì sẽ sử dụng bao nhiêu vốn và bao nhiêu lao động? Lợi nhuận đạt được bao nhiêu? Lớn hay nhỏ hơn so với câu b trên đây? 2 Câu 4 (F0506-PS6 - Lợi nhuận độc quyền) 1. Một công ty độc quyền đối mặt với một đường cầu P = 300 – 4Q, biến phí trung bình không đổi a =100, và chi phí cố định = 50. Tính sản lượng và giá tối đa hoá lợi nhuận. Giải thích 2. Một công ty độc quyền phải xem xét đến đư
Tài liệu liên quan