- Chất đạm (protit): cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu
phần
- Chất béo( lipit): cung cấp khoảng 15-25% năng lượng khẩu
phần
- Chất bột( gluxit): cung cấp 63% năng lượng khẩu phần
Tỉlệcác chất sinh năng lượng nên đảm bảo đạt 100% và trong phạm vi
của từng chất.
77 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài Liệu
Hướng dẫn nuôi dưỡng
và chăm sóc sức khỏe trẻ em
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
PHẦN BA
HƯỚNG DẪN NUÔI DƯỠNG VÀ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE
A. TỔ CHỨC ĂN, NGỦ
I. TỔ CHỨC ĂN
1. Số lượng và chất lượng bữa ăn
Trong thời gian ở nhà trẻ, trẻ được ăn tối thiểu hai bữa chính một bữa
phụ
a. Nhu cầu về năng lượng chiếm 60-70% nhu cầu năng lượng cả ngày
của trẻ, được chia theo lứa tuổi như sau:
Lứa tuổi Chế độ ăn Nhu cầu cả
ngày
Nhu cầu
tại nhà trẻ( chiếm
60-70% nhu cầu
cả ngày)
3-6 tháng Bú mẹ hoàn
toàn
600-
800Kcal
360-
560Kcal
6-12 tháng Bú mẹ + ăn 800- 480-630
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
bột 900Kcal Kcal
12-18 tháng Ăn cháo +
bú mẹ
900-
1100Kcal
540-
770Kcal
18-24 tháng Ăn cơm nát
+ bú mẹ
1100-
1300Kcal
660-
910Kcal
24-36 tháng Ăn cơm
thường
1100-1300
Kcal
660-
910Kcal
Hằng ngày trẻ cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau với đủ các chất dinh
dưỡng: đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng
b. Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng theo cơ cấu như sau
- Chất đạm (protit): cung cấp khoảng 12-15% năng lượng khẩu
phần
- Chất béo( lipit): cung cấp khoảng 15-25% năng lượng khẩu
phần
- Chất bột( gluxit): cung cấp 63% năng lượng khẩu phần
Tỉ lệ các chất sinh năng lượng nên đảm bảo đạt 100% và trong phạm vi
của từng chất.
Đối với trẻ béo phì, năng lượng cho chất béo và chất bột đường cung
cấp nên duy trì ở mức tối thiểu ( tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn
nhiều các lọai rau, củ, quả và tích cực vận động.
c. Lương thực phẩm cần cho trẻ trong một bữa ăn
Đối với trẻ 3-12 tháng
- Có điều kiện cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ( 180 ngày) là
tốt nhất
Nếu vì yếu tố nào đó không thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn được thì thức
ăn thay thế sữa mẹ tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này là các loại sữa.
- Từ 6-12 tháng: Trẻ bú mẹ là chính + mỗi ngày ăn 2 bữa bột và một
bữa phụ
- Cho trẻ làm quen với mùi vị và đặc điểm của thức ăn ngoài sữa mẹ,
khuyến khích cho trẻ tập ăn 2-3 thìa thức ăn mỗi ngày và ăn 2 lần 1 ngày.
- Tăng dần về lượng và sự đa dạng thức ăn.
- Mỗi bữa cho trẻ ăn một bát bột khoảng 200-250g. Khi cho trẻ ăn bổ
sung nên cho trẻ ăn chế độ phù hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để
trẻ quen dần với thức ăn mới.
Lương thực phẩm cần cho trẻ từ 6-12 tháng
1 suất bột Thực
phẩm
bữa Nấu Nấu
Thực
phẩm bữa phụ
Một
suất
Gam
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
chính ngọt
Gam
(g)
mặn
Gam
(g)
(g)
Bột tẻ,
bột dinh dưỡng
35-
40
35-
40
100-
120
Bột sữa,
đậu xanh
10-
15
100-
120
Đường
kính
5-10
Dầu ăn,
mỡ nước
5
Sữa hoặc
nước quả pha
hoặc quả chín
nghiền
50-100
Thịt ( cá,
trứng...)
10-
15
Rau, củ,
quả
10-
15
10-
15
Nước
mắm
5
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đối với trẻ 12-18 tháng
Trẻ 12-18 tháng ăn tại trường 2 bữa chính, 1 bữa phụ và bú mẹ. Mỗi
bữa chính một bát cháo khoảng 300g, bữa phụ có thể là sữa, chè, một số loại
quả, bánh...
Lương thực thực phẩm cần cho một trẻ 12-18 tháng
Thực phẩm
bữa chính
Một suất
cháo
Gam(g)
Thực phẩm
bữa phụ
Một suất
Gam(g)
Gạo tẻ, nếp 50
Thịt, cá,
trứng
15-30
Đậu, lạc 5-10
100-120
Dầu, mỡ
nước
5-10
Rau, củ,
quả
15-20
Nước mắm 5-10
Qủa chín
hoặc nước quả pha
hoặc sữa, chè
120-150
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Đối với trẻ 18-36 tháng
Trẻ 18-24 tháng thường ăn tại trường 2 bữa chính và một bữa phụ. Mỗi
bữa chính khoảng 300-350g cơm nát với thức ăn ( khoảng 1.5 đến 2 bát). Tiếp
tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn
Lương thực phẩm cần cho một trẻ từ 18-24 tháng
Thực phẩm
bữa chính
Một suất
cơm nát
Thực phẩm
bữa phụ
Một suất
Gam (g)
Gạo tẻ, nếp 65-75
Thịt, cá,
trứng
15-30
100-120
Dầu, mỡ
nước
5-10
Rau, củ,
quả
30-50
Nước mắm 5-10
Qủa chín
hoặc nước quả
nghiền hoặc sữa,
chè.
120-150
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Trẻ 24-36 tháng ăn tại trường 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Mỗi bữa chính
trẻ ăn 350-400g kể cả cơm và thức ăn ( khoảng 2 bát)
Lương thực phẩm cần cho một trẻ từ 24- 36 tháng
Thực phẩm
bữa chính
Một suất
cơm
Gam(g)
Thực phẩm
bữa phụ
Một suất
Gam(g)
Gạo tẻ, nếp 65-75
Thịt, cá,
trứng
15-30
100-150
Đậu, lạc 5-10
Dầu, mỡ
nước
5-10
Rau, củ,
quả
30-50
Qủa chín
hoặc nước quả
pha, sữa hoặc chè
150-200
Bữa phụ có thể là sữa, chè, bún, miến, một số loại quả, bánh...
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần
thiết như: đạm, béo, đường, muối khoáng và sinh tố...nên thay đổi thực phẩm
hằng ngày để trẻ ăn ngon miệng. Trong mỗi bữa ăn cần phối hợp nhiều loại
thực phẩm để có thể bổ sung cho nhau và khẩu phần đạt yêu cầu dinh dưỡng.
2. Nước uống
Hằng ngày, trẻ cần được uống nước đầy đủ, nhất là về mùa hè, lượng
nước đưa vào cơ thể trẻ( dưới dạng nước uống, thức ăn) tăng dần theo lứa tuổi:
Từ 3-6 tháng: 0.8-1.1 lit/ngày/trẻ
Từ 6-12 tháng: 1.1 – 1.3 lít/ngày/trẻ
Từ 12-18 tháng: 1.3- 1.5lít/ngày/trẻ
Nước uống cần đun sôi kĩ và đựng trong bình hay ấm có nắp đậy kín.
Mỗi trẻ có một cốc riêng. Mùa đông cần ủ nước cho ấm. Mùa hè nóng nực cần
cho trẻ uống nhiều nước hơn, nếu có điều kiện nên cho trẻ uống nước nấu bằng
các loại lá như sài đất, rau ngô., bông mã đề, kim ngân hoa...hoặc nước quả (
dâu, chanh, cam).
Chú ý: Có nhiều trẻ bị khát nhưng không biết đòi uống nước, cô giáo
cần quan sát, phát hiện và cho trẻ uống kịp thời. Nên cho trẻ uống theo nhu cầu
và chia làm nhiều lần trong ngày, có thể cho trẻ uống sau khi chơi, khi ăn
xong, sau khi ngủ dậy......không để trẻ quá khát mới cho uống một lần quá
nhiều. Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước bữa ăn.
3. Chăm sóc bữa ăn
3.1. Trước khi ăn
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Trước khi cho trẻ bú mẹ: Cô giáo cho trẻ thức và thay tã lót sạch ,
hướng dẫn bà mẹ rửa tay, quần áo sạch và khô, lau sạch đầu vú, vắt đi vài giọt
sữa đầu. Nếu vì điều kiện nào đó trẻ không được bú mẹ thì cho trẻ ăn sữa bằng
bát, thìa, không nên dùng bình bú cao su.
Chúẩn bị cho trẻ ăn:
- Kê bàn và ghế có tay vịn cho trẻ. Lau bàn bằng khăn ẩm
- Chuẩn bị đủ ( nên dư vài cái): Bát thìa, cốc sạch cho trẻ. Khăn mặt
sạch, ẩm đặt vào đĩa để trên bàn. Cốc đựng nước đã đun sôi để nguội ( ấm), đặt
trong khay, để trên bàn.
- Chia dư thêm một suất ăn ( phòng khi ăn hết suất, có trẻ còn muốn ăn
thêm hoặc có bát bị đánh đổ).
- Trẻ phải thức giấc và tỉnh táo trước khi ăn. Cho trẻ đi vệ sinh trước khi
ăn, lau mặt, lau tay và đeo yếm ăn...Nếu trẻ còn ngủ thì trẻ nào dậy trước cho
ăn trước. Không đánh thức đồng loạt.
3.2 Trong khi ăn
a. Cho trẻ ăn sữa
- Thử sữa: Khuấy đều sữa, nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay, sữa vừa ấm
là trẻ ăn đựơc
- Bế trẻ tay trái, đầu hơi cao, trẻ nằm thoải mái trong lòng cô. Tay phải
cô múc sữa bằng thìa cho trẻ ăn, nếu quen tay trái có thể đổi chiều. Không để
trẻ chờ lâu quá 10 phút.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Cô giáo chọn vị trí ngồi để có thể quan sát được các trẻ khác chưa ăn
hoặc đã ăn xong.
b. Cho trẻ ăn bột, cháo
- Cách thử bột, cháo: Dùng một thìa riêng xúc một thìa để nếm thử độ
mặn, nhạt và độ nóng, khi thử thấy hơi ấm cho trẻ ăn là vừa. Đặc biệt về mùa
đông, không cho trẻ ăn nguội, dễ bị lạnh sau khi ăn. Các bát chưa ăn đến cần
đậy cẩn thận tránh ruồi, bụi.
Cách ngồi cho trẻ ăn:
- Trẻ ngồi chưa vững: Cô giáo bế trẻ như cho ăn sữa. Cô ngồi theo
hướng để chân trẻ không đạp vào bát. Xúc cho từng trẻ ăn. Tuyệt đối không để
trẻ nằm ăn hoặc uống.
- Trẻ đã ngồi vững: Cho trẻ ngồi vào ghế có tay vịn. Cô ngồi đối diện để
cho 2 trẻ nhóm bột ăn một lần ( nhóm cháo thì cho 4-5 trẻ ăn một lần).
- Cho trẻ quay lưng lại phía các bạn đang chơi để trẻ tập trung vào bữa
ăn và cô có thể quan sát trẻ khác khi đang chơi. Nếu không có ghế có thể cho
trẻ ngồi ăn trên chiếu, không để trẻ vừa bò, vừa ăn. Chú ý để bát xa tầm với để
trẻ không chạm tay hoặc làm đổ bát.
Cách xúc cho trẻ ăn
- Xúc từng thìa vơi và gọn miếng. Nếu còn nóng, xúc trên mặt bát và
xung quanh trước. Bón xong thìa này thì xúc ngay thìa khác, để trong bát cho
nguội nhanh. Xúc gọn từng phần tránh quấy nhiều làm bột, cháo bị vữa.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Đưa thìa vừa tầm, không đưa sâu vào miệng trẻ. Trong khi ăn, nếu
miệng trẻ bị dính bột hoặc cháo thì chỉ lau bằng khăn ẩm đã chuẩn bị sẵn cho
từng trẻ.
c. Cho trẻ ăn cơm nát, cơm thường
- Xếp trẻ chưa xúc ăn thạo ngồi riêng bàn để tiện chăm sóc, nên sắp xếp
những cháu tự xúc ăn được ngồi một bàn, mỗi bàn 4-6 trẻ, xếp trẻ biếng ăn
ngồi cạnh trẻ ăn ngoan để trẻ động viên lẫn nhau khi ăn. Bàn nào chuẩn bị
xong thì cho ăn trước, không để trẻ ngồi đợi lâu quá 10 phút hoặc bắt trẻ đợi
nhau ăn đồng loạt.
- Giáo viên nên chia món mặn vào bát của trẻ rồi mới xới cơm vào bát
và trộn đều. Cho ăn khô trước, chan canh sau.
3.3 Sau khi ăn
a. Đối với trẻ ăn sữa
- Lau miệng bằng khăn riêng của mỗi trẻ. Cho uống nước chín bằng thìa
- Bế đứng trẻ ( hoặc bế dựng trẻ trên đùi) trong 3 đến 5 phút ( tránh để
nôn trớ) rồi mới đặt trẻ nằm nhẹ nhàng, nằm nghiêng về bên phải nhằm đề
phòng trớ sữa.
b. Đối với trẻ ăn bột, cháo
- Lau miệng và lau tay cho trẻ. Cho uống nước chín bằng chén và thìa
riêng cho mỗi trẻ. Không dùng thìa xúc bột cháo để cho trẻ uống nước.
- Trẻ 8-9 tháng trở lên tập cho trẻ uống nước bằng cốc, chén, dần dần trẻ
tự bưng cốc uống
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Cho trẻ đi vệ sinh nếu trẻ có nhu cầu
c. Đối với trẻ ăn cơm nát, cơm thường
- Cô giáo hướng dẫn hoặc nhắc trẻ lau miệng và lau tay. Tập cho trẻ tự
bưng cốc uống nước sau khi ăn, hướng dẫn trẻ uống từ từ, từng ngụm để không
sặc và đổ ướt áo.
- Ăn xong, không cho trẻ đùa nhiều hoặc chạy nhảy mạnh. Cho trẻ đi vệ
sinh ( nếu cần)
3.4 Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn
- Cho trẻ ăn chuyển dần từ thức ăn nghiền- mềm – ăn thức ăn miếng.
Sau đó cho trẻ ăn chung với gia đình.
- Thời điểm chuyển chế độ ăn từ bột sang chế độ cháo hoặc từ cháo
sang cơm nát, cơm thường tùy thuộc vào từng trẻ. Những trẻ quá yếu hoặc phát
triển chậm so với độ tuổi, có thể chuyển chế độ ăn chậm hơn một vài tháng.
Ngược lại, có những trẻ có thể cho chuyển chế độ ăn sớm hơn so với độ tuổi.
Những ngày trẻ bị mệt hay đầy bụng, nên cho trẻ ăn nhẹ như cháo, mì....và
không nhất thiết phải ép trẻ ăn cơm.
- Cô kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm chế biến ở nhà
trẻ, nhất là trẻ mới đi nhà trẻ hoặc mới tập ăn cháo, cơm.
- Trong khi cho trẻ ăn, giáo viên cần quan tâm đến đặc điểm cá nhân của
từng trẻ như trẻ mới tập ăn, trẻ ăn chậm, trẻ mới đi nhà trẻ, những trẻ yếu hoặc
mới ốm dậy. Giáo viên cần nói năng dịu dàng, nhẹ nhàng, vui vẻ và động viên
trẻ ăn hết suất, tránh dọa nạt, ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc bị nôn trớ. Nếu
bữa nào trẻ kém ăn, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để báo cho nhà bếp hay y tế
hoặc ba mẹ biết để chăm sóc trẻ tốt hơn
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Khi đang ăn, uống mà trẻ ho, khóc hoặc ngủ gật, cô phải dừng cho trẻ
ăn, uống. Khi trẻ hết ho, nín khóc và tỉnh ngủ mới cho ăn, uống tiếp để tránh
hóc và sặc.
- Khi trẻ ăn uống, không được bịt mũi hoặc ngáng mồm, bắt trẻ nuốt
- Khi đang ăn, nếu trẻ đi vệ sinh thì cần thay và rửa sạch ngay cho trẻ
- Lúc trẻ vừa ngủ dậy hoặc chơi xong, cô giáo cần cho trẻ uống nước,
nhất là mùa hè.
II. CHĂM SÓC GIẤC NGỦ
1. Chuẩn bị cho trẻ ngủ
Trong nhóm cần có một nơi dành riêng cho trẻ ngủ, tốt nhất nên có
phòng ngủ riêng. Nơi ngủ phải có không khí trong sạch, thoáng mát về mùa hè,
ấm áp về mùa đông, ánh sáng dịu dàng. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng
cách đóng bớt một số cửa hoặc tắt bớt đèn.
- Không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà. Tốt nhất mỗi trẻ có
giường riêng, giường phải có khung để trẻ không bị ngã. Mùa đông phải có đủ
chiếu, màn, gối, chăn ấm và thường xuyên được phơi, giặt, đảm bảo luôn sạch
sẽ, khô ráo.
- Trước khi ngủ, cô cần cho trẻ đi vệ sinh, trẻ phải được ở trong trạng
thái thoải mái. Mùa đông có thể cởi bớt quần áo, mũ, khăn quàng cổ. Không để
trẻ khóc nhiều, hoặc vận động quá nhiều trước khi ngủ. Tuyệt đối không dọa
nạt trẻ.
- Cần chú ý đến đặc điểm riêng của từng trẻ để chăm sóc chu đáo.
Những trẻ yếu hoặc có nhu cầu ngủ nhiều nên cho ngủ trước. Nhnữg trẻ hay
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
quấy khóc, chưa quen với nề nếp ở nhà trẻ cô nên dỗ trẻ, cho trẻ ngủ riêng và
đặt ngủ cuối cùng để có điều kiện chăm sóc và không ảnh hưởng đến trẻ khác.
- Đối với bé 3-12 tháng
+ Trẻ 3-6 tháng nên đặt trẻ nằm nghiêng về một phía hoặc nằm ngửa.
Tránh để trẻ nắm sấp và ngoẹo đầu dẫn đến ngạt thở và ứ đờm dãi trong khi trẻ
ngủ. Cô nên bế từng trẻ rồi nhẹn nhàng đặt vào giường cho trẻ ngủ
+ Trẻ 6-12 tháng nên để trẻ ngủ trong tư thế thoải mái
- Đối với trẻ 12-24 tháng, cô nên động viên khuyến khích, tập cho trẻ
làm quen với nơi ngủ và tập cho trẻ tự đi vào chỗ ngủ
- Trẻ 24 – 36 tháng đã có những thói quen về nề nếp sinh hoạt, thói
quen tự phục vụ nên đến giờ ngủ, cô hướng dẫn trẻ cùng cô chuẩn bị ngủ ( trẻ
tự bê gối của mình vào chỗ ngủ...), nhắc trẻ đi vệ sinh đến đúng chỗ của mình
để ngủ.
Ngoài cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói êm dịu dỗ trẻ ngủ, cô nên hát những bài
hát ru, dân ca hoặc mở băng nhạc nhẹ để ru trẻ ngủ.
2. Theo dõi trẻ ngủ
- Trong thời gian trẻ ngủ, cô phải thường xuyên có mặt theo dõi, phát
hiện những bất thường có thể xảy ra đối với trẻ ( sửa lại tư thế để trẻ ngủ thoải
mái, không để trẻ úp mặt vào gối hoặc chùm chăn kín mặt)
- Khi trẻ ngủ, về mùa hè, nếu dùng quạt điện, cô chú ý vặn tốc độ vừa
phải và để xa, từ phía chân trẻ. Nếu dùng điều hòa nhiệt độ, không nên để nhiệt
độ quá lạnh. Mùa đông cô nên đắp chăn ấm cho trẻ, không nên để trẻ mặc quá
nhiều quần áo.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Cần giữ yên tĩnh khi trẻ ngủ, tránh cười, nói to và tránh những tiếng
động mạnh làm trẻ giật mình.
- Nếu có trẻ thức dậy sớm và quấy khóc, cô cần dỗ trẻ ngủ tiếp, nếu
không ngủ nữa thì đưa sang chỗ khác dỗ trẻ chơi, không để trẻ khóc làm mất
giấc ngủ của trẻ khác.
- Đối với trẻ bé, kịp thời thay tã lót khi trẻ đái dầm và dỗ cho trẻ ngủ
tiếp.
3. Chăm sóc khi trẻ thức dậy
- Trẻ nào thức giấc trước, cô cho dậy trước, tránh tình trạng dậy đồng
loạt một lúc ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Trẻ yếu
và có nhu cầu ngủ nhiều nên cho thức dậy sau cùng.
- Sau khi trẻ thức dậy, cô lau mặt cho trẻ tỉnh ngủ và dỗ trẻ chơi. Cô cho
trẻ đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ lớn tự đi vệ sinh và hướng dẫn trẻ cùng cô thu dọn
chỗ ngủ. Nếu có trẻ đái dầm, sau khi trẻ đã dậy hết, cô cần làm vệ sinh nơi ngủ.
Mở cửa sổ để thông thoáng phòng.
B. VỆ SINH
I. VỆ SINH CÁ NHÂN
1, Vệ sinh cá nhân trẻ
a. Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng vệ sinh
- Chuẩn bị đầy đủ khăn mặt đảm bảo vệ sinh( một khăn mặt/ trẻ). Chuẩn
bị đủ bô, sô, chậu.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Chuẩn bị đủ dụng cụ cho trẻ rửa tay: Thùng có vòi hoặc vói nước vừa
tầm tay trẻ ( nếu đựng nước vào sô hay chậu thì phải có gáo dội) . xà phòng rửa
tay. Khăn khô sạch để lau tay. Xô hay chậu để hứng nước bẩn ( nếu cần )
- Chuẩn bị đủ quần áo, tã lót dự trữ để thay cho trẻ khi cần thiết nhất là
về mùa đông. Đối với trẻ bé, hằng ngày yêu cầu cha mẹ đem theo một số khăn
mùi xoa hoặc miếng vải mềm, sạch để lsau mũi cho trẻ. Nếu có điều kiện,
chuẩn bị khăn giấy mềm, hợp vệ sinh để lau mũi cho trẻ.
b. Vệ sinh cho trẻ
Vệ sinh da
- Lau mặt:
+ Cô lau mặt cho trẻ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn. Khi lau chú ý
dịch chuyển khăn sao cho da mặt của trẻ luôn luôn được tiếp xúc với phần
khăn sạch. Trong quá trình lau mặt cho trẻ, các thao tác cần phải nhẹ nhàng,
tránh làm trẻ đau và sợ hãi. Vừa lau mặt cho trẻ vừa trò chuyện âu yếm và nói
các động tác cô đang làm để trẻ có cảm giác nhẹ nhàng.
+ Những trẻ bị chàm, mụn nhọt cần lau cho trẻ sau cùng và giặt khăn
riêng để bệnh không lây lan qua trẻ khác. Trường hợp trẻ bị chảy mũi nước (
trẻ bé) cần lau ngay cho trẻ tránh để trẻ liếm mũi hoặc quệt ngang. Nhắc nhở
trẻ lớn tự lấy khăn lau mũi và không bỏ vật lạ vào mũi.
+ Đối với trẻ trên 24 tháng, cho trẻ nhận biết khăn lau mặt thao đúng kí
hiệu khăn của trẻ.
- Lau tay, rửa tay:
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
+ Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cô dùng khăn ẩm, sạch lau tay cho trẻ
trước và sau khi ăn. Khi tay trẻ bẩn thì phải rửa tay. Mùa đông nên dùng khăn
ấm để lau.
+ Trẻ trên 18 tháng : Cô rửa tay cho trẻ dưới lòng nước chảy ( vòi nước
hoặc dùng gáo dội). Cô rửa từng tay cho trẻ theo các bước sau: rửa từ cổ tay,
mu bàn tay, kẽ tay, đầu ngón tay rồi rửa lòng bàn tay và ngón tay, rửa xong
dùng khăn sạch lau tay cho trẻ.
+ trong khi chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cô vừa làm vừa giải thích để trẻ
hiểu tại sao phải rửa tay sạch. Trẻ trên 24 tháng, bước đầu hướng dẫn cho trẻ
làm quen với cách rửa tay và tự lau tay khô.
Vệ sinh răng miệng
- Để giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, hàng ngày cô cần cho trẻ uống vài
thìa nước chín để tráng miệng sau mỗi lần bú hoặc uống sữa ( đối với trẻ chưa
mọc răng)
- Khi trẻ đã mọc răng, hằng ngày sau khi ăn, hướng dẫn cha mẹ lau
răng, miệng cho trẻ bằng khăn sạch, mềm, có thấm nước muối loãng. Với trẻ
lớn hơn có thể tập cho trẻ xúc miệng. Phối hợp với gia đình cho trẻ 3 tuổi tập
đánh răng. Không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. nên cho trẻ
đánh răng định kì để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời. Dạy cho trẻ
có thói quen ngậm miệng khi ngủ, thở bằng mũi để miệng và răng không bị
khô.
Vệ sinh quần áo, giày dép
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
- Không để trẻ mặc quần áo ẩm ướt, khi trẻ bị nôn trớ, đại tiểu tiện ra
quần áo hoặc mồ hôi ra nhiều, cô cần thay ngay cho trẻ. Cởi bớt quần áo cho
trẻ khi trời nóng, mặc thêm khi trời lạnh.
- Để chống nhiễm lạnh đôi chân của trẻ, ngoài đôi dép hay giày trẻ đi
đến lớp, cần có thêm một đôi dép sạch cho trẻ đi trong lớp.
- Cô nhắc cha mẹ của trẻ đưa đủ tất, quần áo, tã lót dự trữ để thay cho
trẻ khi cần thiết. nên cho trẻ mặc quần áo bằng những loại vải mềm, thấm mồ
hôi. Nên dùng loại giày dép hơi rộng hơn so với chân trẻ một chút, dép mềm,
mỏng, nhẹ, dễ cởi, có quai sau cho trẻ dễ đi.
Vệ sinh khi đi bộ
- Khi trẻ ngồi vững mới bắt đầu tập cho trẻ ngồi bô. Trường hợp trẻ bé
mới ngồi bô, cô phải ở cạnh trẻ và dỗ dành trẻ để trẻ làm quen với việc ngồi
bô. Cô cần có động tác nhẹ nhàng, thái độ dịu dàng, không quát mắng trẻ.
- Khi sắp xếp ghế bô cho trẻ ngồi cần dặt ghế bô cách nhau một khoảng
cách thích hợp, không để trẻ ngồi sát nhau quá gây m