Hướng dẫn phân tích phổ

Để thiết kế, chế tạo hoặc sửa chữa/ bảo dưỡng tại hiện trường những thiết bị tần số hoặc hệ thống rf, học viên cần phải có công cụ, thiết bị để giúp cho việc phân tích tín hiệu truyền qua hoặc được truyền đi bởi hệ thống hoặc thiết bị của mình. Với việc phân tích đặc tính của tín hiệu, học viên có thể xác định được đường đặc tính của tín hiệu từ đó phát hiện lỗi và khắc phục sự cố.

docx36 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn phân tích phổ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY PHÂN TÍCH PHỔ Phân tích phổ là gì? Để thiết kế, chế tạo hoặc sửa chữa/ bảo dưỡng tại hiện trường những thiết bị tần số hoặc hệ thống rf, học viên cần phải có công cụ, thiết bị để giúp cho việc phân tích tín hiệu truyền qua hoặc được truyền đi bởi hệ thống hoặc thiết bị của mình. Với việc phân tích đặc tính của tín hiệu, học viên có thể xác định được đường đặc tính của tín hiệu từ đó phát hiện lỗi và khắc phục sự cố. Vậy làm thế nào để có thể đo được những tín hiệu vô tuyến này để xem điều gì sẽ xảy ra khi tín hiệu đi qua một hệ thống hoặc một thiết bị nhằm sẽ xác định đặc tính của tín hiệu? Câu trả lời cho vấn đề này là một thiết bị thu thụ động, một thiết bị sẽ không gây ảnh hưởng tới bất kỳ tham số nào của tín hiệu, mà chỉ hiển thị tín hiệu và có thể phân tích một cách dễ dàng. Thiết bị này được gọi là máy phân tích phổ. Những máy phân tích phổ luôn luôn hiển thị những thông tin tín hiệu chưa được xử lý như: điện áp, công suất, chu kỳ, dạng sóng, dải biên và tần số. Tùy thuộc vào những ứng dụng, tín hiệu có thể có những đặc điểm khác nhau. Điển hình là trong truyền thông, để gửi thông tin như tiếng nói hoặc dữ liệu, tín hiệu cần phải được điều chế trên sóng mang tần số cao. Tín hiệu được điều chế sẽ có những đặc tính kỹ thuật phụ thuộc vào dạng điều chế được sử dụng. Khi tiến hành kiểm nghiệm những thiết bị phi tuyến tính như bộ khuếch đại hoặc bộ trộn, kỹ thuật viên cần hiểu cách tạo những tín hiệu méo và dạng tín hiệu méo như thế nào, từ đó hiểu được đặc tính nhiễu và quan sát những tín hiệu nhiễu; so sánh với những dạng tín hiệu khác như thế nào sẽ giúp học viên trong việc phân tích hệ thống và thiết bị của mình. Nắm được tất cả các dạng tín hiệu sẽ giúp cho học viên thực hiện phép đo chính xác hơn và chắc chắn hơn trong việc giải thích kết quả. Miền tần số và miền thời gian Hình ảnh thể hiện miền tần số và miền thời gian Theo cách thông thường, khi học viên muốn quan sát một tín hiệu điện, thường phải sử dụng một máy hiện sóng để quan sát tín hiệu biến đổi theo thời gian. Biện pháp này đem lại thông tin rất quan trọng, tuy nhiên, nó không hiển thị toàn bộ những thông tin của tín hiệu. Để hiểu hoàn toàn được đặc tính của thiết bị/ hệ thống, học viên cần phải phân tích tín hiệu trong miền tần số. Máy phân tích phổ phân tích tín hiệu theo miền tần số cũng như máy hiện sóng phân tích ở miền thời gian. ( Điều đáng lưu ý ở đây là máy phân tích phổ có thể được sử dụng ở chế độ điều hưởng cố định (dải 0) để thực hiện khả năng đo ở miền thời gian như một máy hiện sóng) Hình miêu tả bên trên biểu diễn tín hiệu ở cả miền thời gian và miền tần số. Trong miền thời gian, tất cả các thành phần tần số của tín hiệu được lấy tổng lại và hiển thị. Trong miền tần sô, những tín hiệu phức tạp được phân chia thành những thành phần tần số của chúng, và mức ở mỗi dải tần sẽ được hiển thị. Những phép đo ở miền tần số có một vài ưu điểm riêng biệt. Chẳng hạn khi quan sát một tín hiệu dạng sin trên máy hiện sóng,hay là tín hiệu dạng sin không có méo dạng sóng hài. Nếu quan sát tín hiệu trên máy phân tích phổ, học viên có thể thấy rằng tín hiệu thực sự được tạo ra bởi nhiều tần số. Những gì không quan sát được trên máy hiện sóng sẽ trở nên rõ ràng hơn trên máy phân tích phổ. Một vài hệ thống vốn đã được định hướng miền tần số. Chẳng hạn như nhiều hệ thống viễn thông sử dụng cái được gọi là FDMA (Frequency Division Multiple Access) hoặc FDM (Frequency Division Multiplexing). Trong những hệ thống này, những người sử dụng khác nhau được gán cho những tần số khác nhau để truyền hoặc nhận tín hiệu, điển hình là mạng điện thoại. Trạm vô tuyến cũng sử dụng FDM, với mỗi trạm ở một vùng địa lý xác định sẽ chiếm một dải tần riêng biệt. Những kiểu phân tích khác nhau Có 2 cách cơ bản để thực hiện phép đo trên miền tần số: biến đổi Fourier và điều chỉnh quét. Bộ phân tích Fourier Bộ phân tích Fourier thực hiện với phép đo tín hiệu trên miền thời gian, rời rạc hóa bằng cách lấy mẫu rời rạc và sau đó thực hiện các phép toán để biến đổi tín hiệu sang miền tần số, sau đó hiển thị phổ kết quả. Với khả năng phân tích tín hiệu thời gian thực, bộ phân tích Fourier có thể lấy mẫu từng chu kỳ một cách ngẫu nhiên và quá trình quá độ. Nó cũng cải thiện tốc độ một cách đáng kể hơn bộ phân tích quét truyền thống và có thể đo pha cũng như độ lớn. Tuy vậy, bất kỳ máy nào cũng có giới hạn của nó, nhất là về dải tần số, độ nhạy và dải động. Bộ phân tích Fourier đang trở nên thông dụng cũng như bộ chuyển đổi tương tự - số (ADC) và công nghệ tiên tiến xử lý tín hiệu số (DSP). Bộ phân tích quét Loại thiết bị phân tích phổ phổ biến nhất hiện nay là máy thu điều chỉnh quét. Nó là thiết bị được sử dụng rộng rãi, và là công cụ với công dụng đầy đủ cho những phép đo trong miền tần số. Công được ứng dụng rộng rãi nhất là máy thu đổi tầng. Máy tạo phách là một máy phối hợp 2 sóng tần số khác biệt tạo thành sóng hiệu tần. Về cơ bản, những máy phân tích này quét qua những dải tần số liên quan và hiển thị tất cả các thành phần tần số hiện tại. Máy phân tích điều chỉnh quét làm việc như máy thu thanh AM, đĩa số sẽ điều chỉnh và thay cho hiển thị thì máy thu sẽ phát ra âm thanh. Phương pháp bộ thu quét có khả năng thực hiện những phép đo trên miền tần số với dải động lớn và dải tần số rộng, do đó tiện lợi cho những phân tích tín hiệu trên miền tần số trong nhiều ứng dụng, bao gồm sản xuất, bảo dưỡng cho những kết nối truyền thông sóng ngắn, ra đa, dụng cụ viễn thông, hệ thống cáp ti vi, và những dụng cụ quảng bá, hệ thống truyền thông di động, kiểm tra chẩn đoán hệ thống nhiễu cảm ứng điện từ, kiểm tra thành phần, và giám sát tín hiệu. Các bài đo thông thường Những phép đo quan trọng chung nhất của máy phân tích phổ là: điều chế, méo và nhiễu tín hiệu. Việc đo chất lượng tín hiệu điều chế là rất quan trọng để đảm bảo chắc rằng hệ thống làm việc đúng và thông tin được truyền đi là chính xác. Hiểu được nội dung của phổ tín hiệu là điều rất quan trọng, đặc biệt là trong truyền thông với băng thông bị giới hạn. Những bài thử nghiệm như mức độ điều chế, biên độ dải biên, chất lượng điều chế, băng thông chiếm dụng là những ví dụ về phép đo điều chế phổ biến nhất. Trong truyền thông, đo biên dạng méo có tính quyết định với cả thiết bị thu và thiết bị nhận. Độ méo sóng hài ở đầu ra của thiết bị truyền có thể gây nhiễu với những dải truyền thông khác. Bộ tiền khuếch đại tổ chức trong một bộ thu phải độc lập với độ tương quan biến điệu để phòng ngừa tín hiệu xuyên âm. Những phép đo méo dạng nói chung bao gồm biến điệu xuyên âm, sóng hài và phát tạp nhiễu. Trong thực tế, nhiễu là thường là tín hiệu mong muốn được đo. Với bất kỳ một mạch tích cực hay một thiết bị nào cũng phát ra nhiễu. Những bài thử nghiệm như hệ số nhiễu âm và tỷ số tín hiệu trên nhiễu âm là rất quan trọng cho hiệu suất vận hành của thiết bị. Đối với tất cả những phép đo phân tích phổ, điều quan trọng là phải hiểu cách vận hành của máy phân tích phổ và những tính năng của máy phân tích phổ đáp ứng cho phép đo riêng của học viên và những bài thử nghiệm quy trình kỹ thuật. Điều này sẽ giúp cho học viên lựa chọn đúng máy phân tích cho những ứng dụng của mình. Các thành phần chính trong máy phân tích phổ Trên đây là sơ đồ cấu tạo của một máy phân tích phổ 4.1. Bộ lọc trung tần (IF Filter) Bộ lọc IF là 1 bộ lọc thông dải, lựa chọn thành phần tín hiệu mong muốn sau bộ mixer và loại bỏ các thành phần khác. RBW điều chỉnh băng thông của bộ lọc trung tần, do đó điều chỉnh độ phân giải của máy phân tích phổ. 4.2. Bộ lọc thông thấp (Low pass filter (Preselector)) Loại bỏ tín hiệu tần số cao, tín hiệu không mong muốn vào bộ mixer. 4.3. Detector – Bộ nhận dạng đường bao Các máy phân tích phổ hiện đại sử dụng công nghệ số ( ADC ) để xử lý tín hiệu do đó loại máy này có thêm nhiều chế độ tách đường bao : Gồm có: 1 đi ốt, 1 điện trở và 1 bộ lọc thông thấp Có tác dụng biến đổi tín hiệu qua bộ lọc IF thành tín hiệu hiển thị hình ảnh. Đi ốt có tác dụng chỉ cho thành phần 1 chiều đi qua. Cần chú ý đặt RBW đủ nhỏ để tách được 2 tín hiệu gần nhau. Độ phân giải của bộ lọc trung tần IF quyết định độ thay đổi max của bộ tách đường bao. Envelop detector bám theo sự thay đổi biên độ đỉnh của tín hiệu qua bộ lọc IF, nhưng ko phải là giá trị tức thời(ko có thông tin về phase) => có thể sử dụng như 1 vôn kế. Chế độ: Positive – peak detector: thu và hiển thị giá trị đỉnh của tín hiệu trong khung thời gian 1 chu kỳ bắt tín hiệu ( trace) Chế độ này rất thích hợp cho tín hiệu sin nhưng quá nhạy với nhiễu khi không có tín hiệu sin trong tín hiệu vào. Chế độ negative – peak detector: tương tự như trên với giá trị nhỏ nhất Chế độ sample detection: chọn và ghi giá trị của một điểm bất kỳ trên tín hiệu vào. Chế độ này thích hợp để đo giá trị rms của nhiễu , hoặc tín hiệu giống nhiễu; tuy nhiên chế độ này sẽ bỏ qua các giá trị đỉnh của tín hiệu dạng xung hoặc tín hiệu giải hẹp khi RBW nhỏ hơn khoảng tần số giữa các điểm lấy mẫu. Chế độ normal detector mode: thích hợp cho cả tín hiệu và nhiễu. Là chế độ kết hợp của chế độ (1) và (2) Chế độ này cho phép hiển thị tốt cả tín hiệu nhiễu và khắc phục nhược điểm bỏ qua giá trị đỉnh của chế độ sample –detection 4.4. Bộ lọc video Có tác dụng làm giảm nền nhiễu, làm mượt tín hiệu hiển thị trên màn hình Là 1 bộ lọc thông thấp nằm ở phía sau bộ lọc IF, quyết đinh băng thông của tín hiệu video sẽ được lượng tử hoá và hiển thị mức biên độ. Băng thông nhỏ hơn của VBW so với IF sẽ làm cho bộ lọc video ko theo kịp sự biến đổi nhanh của tín hiệu lối ra IF, cắt bỏ và làm mượt tín hiệu hiển thị. Khi giảm VBW, biên độ peak-to-peak của nền nhiễu giảm đi, sự giảm đi này là 1 hàm của tỉ số VBW:RBW Ở chế độ tách sóng positive peak, khi: +) VBW>RBW peak-to-peak nền nhiễu gần như ko đổi +) VBW<RBW peak-to-peak nền nhiễu giảm đi nhưng không đáng kể (bởi vì ở chế độ tách sóng này, máy chọn hiển thị mẫu có mức biên độ cao nhất) Ở chế độ tách sóng Average, VBW không làm thay đổi mức peak-to-peak hiển thị nền nhiễu. 4.5. Preamplifier NF cho ta biết công suất nhiễu qua máy thu sẽ bị khuyếch đại thêm bao nhiêu. Một máy thu có chất lượng tốt fải có NF thấp. Sử dụng preamp có thể làm giảm NF, đồng thời tăng độ nhạy của máy thu. -Preamp sẽ khuyếch đại cả tín hiệu nhiễu làm cho nền nhiễu hiển thị cao hơn mức nhiễu lối vào. Các thông số kỹ thuật quan trọng: 4.1. IF Gain Là 1 bộ khuếch đại có thể điều chỉnh được. Có tác dụng điều chỉnh hiển thị biên độ của tín hiệu mà không làm ảnh hưởng đến mức tín hiệu lối vào bộ mixer. IF Gain được đồng bộ với đầu vào của bộ suy hao để giữ nguyên mức tín hiệu của tín hiệu nếu ta điều chỉnh bộ suy hao ở lối vào. 4.3. Độ phân giải băng thông (RBW) RBW càng nhỏ, máy phát tín hiệu có khả năng phân tách tín hiệu càng tốt. Span, RBW có ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian quét - sweep time. Các thành phần điện, điện tử trong máy phân tích phổ cần thời gian để tích và phóng điện đạt đến độ ổn định tin cậy. RBW càng nhỏ, span càng lớn thì thời gian quét càng lâu. 4.4. Băng thông video (VBW) Băng thông video được điều chỉnh để bộ lọc video loại bỏ nhiễu giúp tín hiệu chính được hiển thị tốt hơn. 4.5. Độ nhạy – Sensitivity Thể hiểu đơn giản độ nhạy của 1 máy phân tích thu tại 1 băng thông là khả năng thu được tín hiệu có mức thấp nhất tại băng thông đó. Nền nhiễu nội của máy phân tích phổ: sinh ra bởi chuyển động của các electron trong các thành phần điện của máy, được khuyếch đại qua nhiều tầng của máy và xuất hiện trên màn hình như tín hiệu nhiễu. Ở máy phân tích phổ, nền nhiễu này được xem là DANL – mức nhiễu trung bình được hiển thị (Displayed Average Noise Level) mức nhiễu này ko fải là mức nhiễu của tín hiệu lối vào (một mức nhiễu hư cấu hiển thị trên màn hình) mức nhiễu này còn được gọi là efective noise floor. Để kiểm tra nền nhiễu nội này, sử dụng 1 tải giả 50Ω gắn vào đầu vào của máy, tải giả này sẽ ngăn chặn các tín hiệu bên ngoài vào máy phân tích phổ. Công suất nhiễu là 1 hàm của băng thông dBm/Hz Tầng khuếch đại đầu tiên tác động đáng kể nhất tới nền nhiễu của hệ thống, nó khuyếch đại công suất nhiễu nhiều nhất. -Bộ suy hao đầu vào, mixer, và các thành phần mạch điện giữa lối vào và tần khuyết đại đầu tiên ảnh hưởng rất ít tới nền nhiễu của hệ thống, các thành phần này đều sản sinh công suất nhiễu nhưng rất gần với nền nhiễu phòng (mật độ phổ công suất nhiễu -174dBm/ Hz) tuy nhiên các thành phần này lại ảnh hưởng tới khả năng đo tín hiệu mức yếu, bởi vì các thành phần trên làm suy giảm mức tín hiệu lối vào = > làm giả tỉ số S/N = > giảm độ nhạy của máy. Các máy phân tích phổ cũ thường set att = 0 tại vị trí của DANL. Các máy phân tích mới có bộ vi xử lý có khả năng thay đổi IF gain tương ứng với giá trị đầu vào att, do đó mức tín hiệu hiển thị trên màn hình giữ nguyên giá trị khi ta thay đổi att => điều này dẫn đến, khi ta tăng giá trị att thì nền nhiễu cũng tăng theo (IF gain tăng lên, khuyếch đại mức nhiễu) trong khi đó mức tín hiệu vẫn giữ nguyên => tỉ số S/N bị giảm => để đạt tỉ số S/N tốt nhất ta set att = 0. 4.6. Noise Figure Các thiết bị thu thường xác định đặc tính của máy thông qua Noise Figure (NF). Noise Figure có thể được định nghĩa là độ suy giảm của tỉ số S/N khi tín hiệu được truyền qua 1 thiết bị. Mức nhiễu hiển thị trên máy phân tích phổ thay đổi theo RBW, nếu muốn xác định NF của máy phân tích phổ ta cần đo công suất nhiễu ở băng thông 1Hz và công suất nhiễu thực tế lối vào ở 1Hz (với nhiệt độ phòng, mật độ phổ công suất nhiễu là -174dBm => công suất nhiễu tại BW 1Hz là -174dBm) NF không phụ thuộc vào RBW (tuy mức nhiễu hiển thị trên máy phân tích phổ sẽ thay đổi theo RBW) * Chú ý : NF có ý nghĩa liên quan mật thiết tới sensitivity, do NF độc lập với RBW nên sẽ có ý nghĩa về mặt sử dụng cao hơn độ nhạy. NF còn cho ta biết độ nhạy “thực tế ” của máy phân tính phổ. Cách hoạt động của máy phân tích phổ Sơ đồ nguyên lý cơ bản của máy phân tích phổ Như vậy để điều khiển máy phân tích phổ những giá trị sau cần được cân nhắc: Băng thông phân giải ( RBW) Thời gian quét ( Sweep time) Suy hao đầu vào ( Input attenuator) Băng thông video ( Video BW) PHẦN II: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PSA Quy trình bật máy Kiểm tra Kiểm tra phiên bản của firmware: Nhấn System , More, Show System. Phiên bản của máy và số serial sẽ hiện lên trên màn hình. Alignment Mỗi lần bật máy phân tích phổ ( MPTP) lên, máy sẽ tự động chạy quy trình hiệu chỉnh trong. Mỗi MPTP sẽ được cài đặt chế độ tự động hiểu chỉnh nếu máy chạy liên tục hơn 24 giờ hoặc nhiệt độ bên ngòai thay đổi +/- 3oC Setup printer Máy PSA có thể được nối với máy in. Các chuẩn liên lạc với máy in được hỗ trợ là PCL3 và PCL5. Để nối máy PSA với máy in cần có cáp nối máy in chuẩn IEEE 1284. Phần lớn model máy in HP sẽ được hỗ trợ bởi PSA. Bảng kê chi tiết về các model máy in được hỗ trợ được trình bày ở tài liệu E4440- Getting started guide (trang 19 ) Nối máy in và setup Tắt cả máy in và PSA Nối máy in và PSA sử dụng cáp nối máy in chuẩn IEEE 1284. Cổng nối máy in nằm ở mặt sau của máy PSA Bật cả 2 thiết bị lên Trên mặt trước của máy PSA nhấn PRINT SETUP Chọn ngôn ngữ của máy in (trong trường hợp này là Tiếng Anh) Kiểm tra kết nối với máy in Nhấn phím PRINT trên mặt trước của PSA. Nếu máy in sẵn sàng và kết nối với PSA được thiết lập đúng thì máy in sẽ hoạt động bình thường. Trong trường hợp lỗi “ Printer not responding “ tức là thiết lập máy in không đúng và người sử dụng cần kiểm tra lại. Các quy định an toàn Quy định về vận chuyển và nối cáp Một số quy định giúp bảo vệ máy đối với tĩnh điện : Trước khi nối cáp đồng trục với máy phân tích người sử dụng phải nối lõi đồng và vỏ cáp để khử tĩnh điện. Người sử dụng máy phải đeo vòng tay chống tĩnh điện trước khi chạm vào lõi đồng của cáp hoặc tháo bất cứ đầu cáp nào từ máy PSA Nối đất máy PSA để chống tĩnh điện Khi vận chuyển , cất giữ các phụ kiện trong túi chống tĩnh điện để tránh hỏng hóc do tĩnh điện Quy định về ngưỡng an tòan khi đo Mức công suất vào tối đa: +30 dBm (1W) Mức công suất đỉnh của tín hiệu dạng xung tối đa: +50 dBm ( Độ rộng xung: 30 dB) Điện áp DC: DC coupled < +/- 0.2 Vdc Điên áp AC: AC coupled +/- 100 Vdc Giao diện mặt trước và mặt sau Nút bấm mặt trước: Center Freq: Chọn tần số trung tâm Span: Điều chỉnh dải tần số. Giá trị từ 10.000 Hz tới 10.000 MHz ( độ phân giải 1Hz) , tùy thuộc vào giá trị Res BW. Scale/ Div, Ref Position, Scale Coupling : chỉ có tác dụng trong chế độ hiển thị dạng sóng IQ ( IQ waveform) Menu: MEASURE Spectrum (Miền tần số): đo những giá trị trong miền tần số Giản đồ phổ với lưới semi-log và giản đồ dạng sóng I/Q với lưới tuyến tính Waveform (Miền thời gian): đo những giá trị trong miền thời gian: Giản đồ đường bao tín hiệu với lưới semi – log và dữ liệu về tín hiệu. Giản đồ dạng sóng I/Q và dữ liệu thống kê CCDF: đo dữ liệu thống kê về công suất: Đường CCDF ở bên phải màn hình Công suất trung bình và dữ liệu thống kê về công suất ở bên trái màn hình Menu: Meas Control Restart: lặp lại quá trình đo ( giữ nguyên thiết lập trên máy) Measure: chuyển chế độ giữa Single và Cont Pause: Dừng quy trình đo cho đến khi người sử dụng tiếp tục đo Giải thích các nút bấm mặt trước máy: Nút tắt bật Frequency channel: đặt tần số trung tâm của thiết bị theo đơn vị Hz, kHz, MHz, Ghz. Mode thay đổi tính năng đo của máy phân tích phổ Mode setup thiết lập tất cả các thông số liên quan tới các phép đo trong chế độ đó MEASURE vào menu đo thông số tín hiệu Meas setup vào menu chứa các thông số đo cho bài đo hiện hành Restart : lặp lại bài đo Data entry: Bàn phím dùng để nhập thiết lập , thông số và các giá trị Phím chọn menu mềm Return : thoát ra menu hiện hành và quay lại menu người sử dụng truy cập gần nhất. Cấu trúc Menu: Cấu trúc tòan bộ Menu nằm trong USER GUIDE của thiết bị E4440 ( trang 253 – 264) Thông báo lỗi của máy Trong quá trình sử dụng máy thông báo lỗi được lưu ở cửa số lưu lỗi ( Nhấn System, Show Errors) * Những lỗi thông thường gồm có: 340 Calibration failed Thiết bị yêu cầu được hiểu chỉnh lại. ( Nhấn System, Alignments, Align All Now) 222 Data out of range Một biến hợp lệ được chuyển đến bộ phận trong máy tuy nhiên biến này không thể được xử lý do giá trị của biến nằm ngòai dải giá trị được định nghĩa trong thiết bị. Hậu quả là kết quả đo hiện trên màn hình sẽ bị giới hạn. 129 Meas Uncal Kết quả đo khi máy chưa tự hiệu chuẩn , thường thì lỗi này có nguyên nhân từ việc quét RBW dải hẹp quá nhanh. Kiểm tra thời gian quét, dải đo và thiết lập băng thông hoặc nhần phím Auto Couple. Danh sách lỗi đầy đủ của máy PSA Functional test and message error (trang 33 – 100) Các bài đo thường hay sử dụng Đo độ chiếm dụng phổ tần ( Occupied Bandwidth – OBW) Quy trình đo: Nhấn Meas, Occupied BW Độ chiếm dụng phổ tần lấy tích phân công suất của dải tần được hiển thị và đặt marrker ở vị trí mà giữa 2 marker sẽ chứa một số % công suất của dải tần. Giá trị này được mặc định là 99% công suất của dải tần. Đối với trường hợp mặc định marker sẽ được đặt sao cho 99% công suất của phổ tần sẽ nằm trong 2 marker và 1 % công suất của phổ tần sẽ nằm ngòai marker. Người sử dụng phải thiết lập những giá trị sau: tần số trung tâm, mức tham chiếu và khoảng tách kênh. Hình minh họa giao diện đo mức chiếm dụng phổ tần PHẦN III: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MXA Đặc điểm mặt trước TT Tên phím Miêu tả 1 Menu Nằm ở bên trái bảng nút điều khiển, có chức năng xác định những chức năng hiện hành của từng phím. 2 Analyzer Setup Nhóm nút này sử dụng để cài đặt các thông số để sử dụng cho việc thực hiện các phép đo trong Mode và Measurement hiện hành. 3 Measurement Nhóm nút này chọn Mode, và Measurement bên trong các chế độ. Nhóm nút này cũng được sử dụng để điều khiển việc khởi tạo cũng như tần suất của các phép đo. 4 Marker Markers (Đánh dấu) thường được sử dụng trong các phép đo, dùng để đo các đặc tính điểm/ đoạn của dữ liệu bên trong dải đo dữ liệu hiện hành. 5 Utility Nhóm nút này điều khiển những chức năng
Tài liệu liên quan