Hướng dẫn sử dụng Card Test MainBoard – 2009 Version

Vào năm 2005 khi tham gia một forum mang tên http://vnechip.com tôi có 2 bài viết: “Làm gì khi máy tính không hình không tiếng” và bài “Hướng dẫn sử dụng card test main”. Nhưng 2 bài này tách riêng và chỉ có giới thiệu dưới bài một liên kết là nếu không được thì phải dùng card test mainboard. Vừa qua, lọat bài viết chuyên về “hướng dẫn sửa mainboard” của tôi chú trọng đối tượng là anh em KTV sửa chữa. Yêu cầu phải có kiến thức điện tử cơ bản tối thiểu thì mới “đọc nổi”. Đa phần là anh em đã qua nghề “sửa chữa điện tử” mới theo nổi mà thôi. Nên hôm nay, tôi sẽ bắt đầu lại từ bài “Hướng dẫn sử dụng card test mainboard – 2009 version” này với ý đồ mở rộng đối tượng đến các vọc sĩ không chuyên về

pdf7 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sử dụng Card Test MainBoard – 2009 Version, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn sử dụng Card Test MainBoard – 2009 Version Vào năm 2005 khi tham gia một forum mang tên tôi có 2 bài viết: “Làm gì khi máy tính không hình không tiếng” và bài “Hướng dẫn sử dụng card test main”. Nhưng 2 bài này tách riêng và chỉ có giới thiệu dưới bài một liên kết là nếu không được thì phải dùng card test mainboard. Vừa qua, lọat bài viết chuyên về “hướng dẫn sửa mainboard” của tôi chú trọng đối tượng là anh em KTV sửa chữa. Yêu cầu phải có kiến thức điện tử cơ bản tối thiểu thì mới “đọc nổi”. Đa phần là anh em đã qua nghề “sửa chữa điện tử” mới theo nổi mà thôi. Nên hôm nay, tôi sẽ bắt đầu lại từ bài “Hướng dẫn sử dụng card test mainboard – 2009 version” này với ý đồ mở rộng đối tượng đến các vọc sĩ không chuyên về “điện tử” có thể sử dụng tool này phục vụ cho công việc hoặc nhu cầu “vọc” của mình. Tôi không quảng cáo card test hay giới thiệu dài dòng như phiên bản trước, hãy tự tìm hiểu thêm bài viết cũ nhé. Tôi sẽ đi thẳng vào hướng dẫn cụ thể cách sử dụng. Dĩ nhiên, mọi người phải trang bị 1 card test main rồi, lọai bình thường giá khoảng 50k là có thể mua được. Có bán tại các cửa hàng vi tính hay khu vực Chợ Nhật Tảo Tp. HCM hoặc lên mạng thì thấy quảng cáo tùm lum luôn. Yêu cầu tối thiểu cho card test này: - Có các LED báo nguồn chính 5V, 12V, 3v3 <– Cái này cũng không quan trọng lắm, vì khi thiếu 1 trong các mức nguồn chính này bộ nguồn lập tức cua ngay. Đa phần tôi nhìn các đèn báo nguồn này để xác định card có tiếp xúc tốt với khe cắm PCI không mà thôi. Cho nên nếu card test không có cũng không sao. Về cơ bản nên có. - Có LED báo CLK: <– Báo hiệu xung clock đã họat động tốt. - Có LED RST: <– Đèn này sẽ sáng rồi tắt để báo hiệu đã có xung reset. Xung này rất quang trọng và thường bị mất khi một trong các yếu tố như nguồn cấp hay xung clk… trên main bi mất hoặc thiếu. - 2 hoặc 4 LED 7 đoạn để báo mã POST: <– Cái này là không thể thiếu và nó chính là chức năng cơ bản nhất của Card test. Ngòai ra, một số card test lọai mới có thể sẽ không có hoặc có thêm một số đèn báo khác như: Frame/OSC, BIOS/IRDY, RUN - Do các LED này không thống nhất giữa các nhà sản xuất nên nó sẽ chạy trên một số mainboard và không chạy trên một số mainboard khác. Nên 3 LED này (tên thì đến 5 lọai) thật ra gần như 1, khi main đã chạy thì sẽ sáng hoặc nhấp nháy. - Đối với các bạn mới tập tành sử dụng thì chỉ nên mua lọai 2 LED 7 đoạn và 8 hoặc 9 LED báo nguồn và chức năng là OK rồi. Dạng này là OK giá chỉ khoảng 50k VND thôi. Các hạn chế của lọai card test main thường này: Không hổ trợ cho các dòng main mới chipset từ 9xx trở lên, main ECS, INTEL, GIGABYTE đời mới có thể không nhận luôn hoặc báo mã lung tung và dừng chết ở các mã 26, C0, FF cho dù main có chạy hay không chạy. Để khắc phục thì phải mua card xịn mắc tiền, để sử dụng rành đi rồi tính tiếp. Trở lại với phần “Hướng dẫn sử dụng card test main – 2009 Version” Khi một PC bị không hình không tiếng, dĩ nhiên đối với 1 bạn có kinh nghiệm thì sẽ làm một số thao tác như chùi RAM, chùi card VGA, thay thử CPU… cuối cùng kết luận hư main sau khi đã dùng hết tất cả các phép “lọai trừ”. <– Dạng này rất nhiều, gần như chiếm đa số và có một mẫu số chung là “không biết sử dụng card test main”. Khi một máy tính không lên hình đến chổ tôi. Việc đầu tiên là tôi cũng cắm thử nguồn và bấm power nghe coi có tiếng gì không??? Nếu có tiếng BEEP thì đơn giản rồi đúng không? Nhiều bạn có kinh nghiệm chỉ cần nghe tiếng BEEP này là có thể xử lý được rồi. Một trường hợp có tiếng BEEP nhưng có kinh nghiệm đến đâu cũng xử lý không được đó là: Máy kêu BEEP dài (nghi lỗi RAM), tháo RAM ra thử vẫn BEEP dài, vệ sinh RAM cắm vào lại thì hết BEEP dài nhưng vẫn không lên hình. Lỗi này có các nguyên do sau: - Lỗi VGA (nếu VGA onboard thì chết chắc), nếu VGA rời thì có khả năng lỗi card VGA hoặc mất nguồn VGA trên main. - Lỗi RAM - Lỗi đường nguồn RAM trên main. - Lỗi buss RAM - Lỗi chip Bắc. Bạn sẽ rất khó khăn khi xác định lỗi này nếu không có “card test main“. Có thể bạn sẽ dùng 1 thanh RAM khác và 1 card màn hình khác để “loại trừ”. Nếu dùng card test main: Nếu có tiếng BEEP thì đa phần là main + CPU đã chạy: Lỗi chỉ còn là RAM và VGA mà thôi, lúc này card test main sẽ chạy và hiện số lên rồi. Nếu quan sát thấy card test main nhảy số: C0, C1… D0, D1… EA… 7F… FF thì 100% main + CPU + RAM đã chạy hoàn hảo vấn đề không lên hình là do lỗi VGA mà thôi. Thử vệ sinh khe cắm AGP, thay thử AGP khác. Nếu VGA On Board thì chia buồn luôn. Nếu Card Test Main hảy số: C0, C1.. rồi dừng C5, C6 hay D5, D6, EA thì lỗi là do RAM, buss RAM, chip Bắc. Bỏ qua kiến thức về điện tử thì chỉ còn thay thử thanh RAM. Nếu vẫn không được thì lỗi có thể do buss RAM hoặc chip Bắc. Rỏ ràng trong trường hợp này nếu không có card test main thì rất khó xác định thành phần nào bị lỗi. Vậy nếu máy không có tiếng BEEP? Kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ dùng lại ở các bước: - Thay thử nguồn, RAM, CPU hoặc đem từng món sang máy khác mà thử… cuối cùng sau gần 30 phút đến 1 giờ thì kết luận hư main. Nếu dùng card test main: Trước tiên, tôi sẽ rút hết các dây cáp tín hiệu và cáp nguồn của tất cả thiết bị. Chỉ chừa lại đúng main + CPU + RAM + Card test Main. Bật máy và quan sát “card test main“. Bỏ qua trường hợp hư nguồn ATX, và main không kich được nguồn vì 2 trường hợp này 1 là thay nguồn tốt là lọai trừ được ngay. Bỏ qua luôn trường hợp kích nguồn quạt quay được chút xíu rồi tắt vì lỗi này 100% là do chập nguồn main. Còn lại là kích nguồn, quạt quay nhưng không beep, không lên hình. Quan sát Các led trên card test main: - Các LED báo nguồn 5V, 12V, 3v3 thường là đầy đủ, chỉ thếu khi ta cắm card không tiếp xúc tốt mà thôi. <– Kết luận bộ nguồn ATX đủ. - LED CLK: phải sáng <– Có xung clock. Mất, bị mất xung CLK. Kết luận main hư. - LED RST: khi bật máy sẽ sáng rồi tắt là OK. Nếu không sáng luôn hoặc sáng hòai –> Mất xung reset –> Main hư. Nếu nó sáng rồi tắt thì bấm thử nút reset nếu nó tiếp tục sáng rồi tắt thì xung reset đã OK. Quan sát các LED chức năng xong thì tiếp theo là theo dõi các LED 7 đoạn (LED hiện số): - Nếu không hiện gì: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main. - Nếu hiện ngay FF hoặc C0: vẫn như trên: Main + CPU chưa chạy, hoặc card test đểu không support. CPU tốt thì lỗi main. - Nếu nhảy C0, C1 hoặc D0, D1: Lỗi này cũng do main và CPU chưa chạy, nhưng có thể do nguồn cấp cho CPU không ổn hoặc main không support CPU. - Nếu card test báo lung tung (tắt mở lại thì báo lỗi khác) đa phần do lỗi BIOS hoặc card test đểu xuất code là Rác không có ý nghĩa gì. - Nếu card test báo 26: đa phần là do card test đểu nên hiện lỗi sai. Thường gặp ở main INTEL và GIGABYTE. - Card test báo 05, D6, C5 (tùy lọai BIOS) thì lỗi là do chính BIOS. - Card test báo 7F: main đã chạy, đã lên hình, màn hình đang dừng tại thông báo bấm F1 để tiếp tục. Nếu cắm bàn phím rồi, nhấn phím F1 thì card test sẽ nhảy tiếp và báo FF là coi như main OK. Nếu vẫn chưa lên hình thì lỗi là do VGA mà thôi. Trên đây là những mã lỗi thông dụng nhất, muốn biết cụ thể hơn thì phải xác định BIOS của hãng nào, đời nào rồi tra bảng chính xác tương ứng của nhà sản xuất chip BIOS. CÓ thể tham khảo các bảng tra tại:
Tài liệu liên quan