Hướng dẫn sủ dụng Keil

Cài đặt chương trình Keil: Nhấn vào file cài đặt và cứ nhấn Next là được sau đó là Crack nó để dùng miễn phí. Crack như sau: Chạy File: Keil_lic-v3.2_2.exe

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sủ dụng Keil, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cài đặt chương trình Keil: Nhấn vào file cài đặt và cứ nhấn Next là được sau đó là Crack nó để dùng miễn phí. Crack như sau: Chạy File: Keil_lic-v3.2_2.exe Chọn như trên hình rồi nhấn Generate, sau đó copy hết kí tự trong ô LIC0. Vào Start/Programs/Keil uVision3. Chọn như trên hình ta được : Paste các kí tự lúc nãy vào ô New License ID Code rồi nhấn Add LIC thế là xong. Lập trình với Keil: Đầu tiên tạo 1 Project mới: Project/New Project. Đặt cho nó 1 cái tên: vidu nhấn Enter. Chọn chip cần dùng: Atmel/AT89S52 Nhấn Ok, nhấn Yes. Ta được: Để tạo được File .hex cần làm như sau: Tạo File nguồn mới: File/New. Nhấn Save đặt cho nó 1 cái tên nhớ sau cái tên phải có .c, ví dụ như: bai1.c Sau đó bắt đầu như sau: Rồi nhấn Add xong thì tắt hộp thoại đi. Phần chuẩn bị đã xong. Bắt đầu lập trình. Sau khi lập trình xong nhấn F7 để biên dịch. Nếu có lỗi thì chương trình sẽ thông báo ở dưới: Chương trình báo là đã tạo File hex, 0 lỗi, 0 cảnh báo. Vậy là tốt, đôi khi có 1 vài Warning như ko có lỗi cũng ko sao vẫn ok(warning và có thể khai báo biến mà ko dùng, có chương trình con chưa được gọi… tùy vào từng cảnh báo). Cấu trúc chương trình như sau: #include //đây là dòng thông báo thư viện chip AT89, X là chung cho họ S và C Void ten_chương _trình_con() { Các câu lệnh viết ở đây. } Void ngat() interrupt x { Chương trình phục vụ ngắt viết ở đây. } Main() //chương trình chính. Chữ main là bắt buộc. { Các câu lệnh viết ở đây. } Sau khi viết chương trình có thể chạy từng câu lệnh để tìm lỗi bằng cách nhấn vào biểu tượng sau. Có thể vào đây để xem trạng thái các Port: Nhấn F10 hoặc F11 để bắt đầu chạy các câu lệnh (nhấn 1 cái chạy 1 câu lệnh) Muốn xem các biến thay đổi như thế nào thì: Click chuột vào rồi nhấn F2 sau đó ghi tên biến cần theo dõi vào đây, ô value sẽ hiển thị giá trị của biến. Bảng giá trị các kiểu giá trị: Tên Giá trị Char -128 -> 127 Usigned char 0 -> 255 Int -32768 -> 32767 Unsigned int 0 -> 65535 Long -2147483648 -> 2147483647 Unsigned long 0 -> 4294967295 Float 3.4E-38 -> 3.4E+38 Double 1.7E-308 -> 1.7E+308 Long double 3.4E-4932 -> 1.1E4932 Ví dụ: cho các led sáng dồn nhau: #include void delay(unsigned char loop) //chương trình tạo thời gian trễ loop ms { unsigned char x,y; //khai báo biến x,y thuộc kiểu usigned char for(x=0;x<loop;x++) //lặp lại cho đến khi x=loop { for(y=0;y<33;y++); //nhảy tại chỗ } } main() { unsigned char dem=0; P2=255; while(1) { P2=~(++dem); //đếm tăng lên1, P2 bằng giá trị bù của đếm sau khi tăng. //nếu viết là dem++ thì P2=bù dem rồi dem mới tăng 1. delay(200); //delay 200 ms } } Nhấn vào biểu tượng chạy debug hoặc nhấn Ctrl+F5 để chạy từng câu lệnh và sửa lỗi cho chương trình. Mở Port 2 lên để xem trạng thái của các chân Port 2. Các phép so sánh: Phép toán Ý nghĩa Ví dụ > So sánh lớn hơn a>b == So sánh bằng (2 dấu =) a=b < Bé hơn a<b >= Lớn hơn hoặc bằng a>=b <= Bé hơn hoặc bằng a<=b != So sánh khác a!=b Các phép logic: Phép toán Ý nghĩa && AND || (nhấn Shift với phím \ 2 lần) OR ^ XOR Chú ý: && hoặc || là phép logic tức nó chỉ trả về giá trị 1 hoặ 0, còn khi chỉ &hoặc | lại là phép toán AND hoặc OR trên các bit của biến. Các phép toán đặc biệt: Phép toán Ý nghĩa Ví dụ >> n Dịch trái n lần a>>3( tức là sẽ dịch các bít của a qua trái 3 lần) << n Dịch phải n lần a<<3 a++ Tăng a lên 1 x=a++ tương đương với x=a, rồi a+1 ++a Tăng a lên 1 x=++a tương đương với a+1, rồi x=a a-- Giảm a đi 1 x=a-- --a Giảm a đi 1 x=--a ~ Phép lấy bù a=~3 (a=252) Các phép toán: Phép toán Ý nghĩa + Phép cộng - Phép trừ * Phép nhân / Chia lấy thương % Chia lấy dư Cú pháp các câu lệnh: Phép gán: a=8; //gán cho a giá trị là 8 For(x=giá trị đầu;x<giá trị cuối,x++) { Các câu lệnh } //là vòng lặp từ giá trị đầu đến giá trị cuối( đầu = 0, cuối = 10 thì nó thực hiện các câu lệnh 10 lần) While (điều kiện) { Các câu lệnh } //thực hiện các câu lệnh liên tục cho đến khi “điều kiện” ko còn đúng nữa Ví dụ: While (x<5) { X++; } //như vậy vòng lặp 5 lần và x=5 If (điều kiện) { Các câu lệnh } //nếu điều kiện xảy ra thì thực hiện các câu lệnh Switch (biểu thức) { Case n1: câu lệnh1; Câu lệnh 2; Break; Case n2: câu lệnh1; Câu lệnh 2; Break; ------------------------------------ } //trong đó n1,n2 là các giá trị tham chiếu cho “biểu thức” Ví dụ: Switch (P3) { Case 1: P1=0; //nếu P3=1 thực hiện các câu lệnh cho đến break P2=1; Break; Case 2: P1=1; //nếu P3=2 thì thực hiện các câu lệnh cho đến break P2=2; Break; } Cú pháp chương trình: Chương trình con: Void ten_chươngtrinhcon(các đối số) //nếu chương trình con không cần nhập giá trị bên ngoài vào thì không cần đối số { Unsigned char x=0,y=0; //khai báo biến và gán giá trị ban đầu cho nó Int z=0; Các câu lệnh viết ở đây } Để gọi chương trình con thì chỉ cần ten_chươngtrinhcon(giá trị nếu có) với điều kiện chương trình con phải được khai báo hoặc được viết phía trên câu gọi chương trình con. Ngắt: Void ten_chươngtrinhphucvungat(void) interrupt x { Chương trình phục vụ ngắt } X Ngắt Tên bit đại diện 0 Ngắt ngoài 0 EX0 1 Timer 0 ET0 2 Ngắt ngoài 1 EX1 3 Timer 1 ET1 4 Ngắt Port nối tiếp ES Chương trình phục vụ ngắt thì không cần gọi nó. Nó sẽ được thực hiện khi xảy ra ngắt. Nhưng cần phải cho phép ngắt ở chương trình chính như sau: Main() { Bit đại diện=1; ITx=1; //cho phép ngắt xảy ra ở cạnh xuống khi dùng ngắt ngoài (x=0 hoặc 1 tùy vào sử dụng ngắt ngoài nào) EA=1; //bit cho phép ngắt toàn cục While(1) { } } Xem thêm các ví dụ trong đĩa để hiểu rõ hơn. Ví dụ: viết chương trình giải mã ma trận phím: /* kết nối P0.0 -> P0.3 với chân cắm BCD-7SEG Khi dùng ic giải mã 74247 thì khi gán cho P0, 1 giá trị bất kì từ 0->9 thì ic tự chuyển sang mã của 7 đoạn để hiển thị Nối P2 với chân cắm 7SEG_CONTROL */ #include unsigned char di_num[5]={0,0,0,0,0}; //mãng chứa 5 chữ số đã nhập vào chương trình disp //chương trình tạo thời gian trễ “time” us để hiển thị void delay(unsigned char time) { unsigned char x,y; for(x=0;x<time;x++) { for(y=0;y<13;y++); } } //chương trình hiển thị với số cần hiển thị < 65535 do khai báo kiểu unsigned int void disp(unsigned int so) { unsigned char temp=0; unsigned int so1=0; // do mỗi led chỉ hiển thị được 1 số cho nên cần tách số cần hiển thị thành các chữ số (17 thì tách ra 1 và 7.) //lưu các chữ số đã tách vào mãng “di_num” //đoạn chương trình tách số so1=so; //"so1" được gán giá trị của "so" để trong quá trình tách số không làm thay đổi giá trị "so" ban đầu for(temp=0;temp<5;temp++) //lặp 5 lần { di_num[temp]=so1%10; //giá trị thứ “temp” của mảng “di_num” bằng số dư của phép chia //“so1” đi 10 so1=so1/10; //"so1" được gán giá trị là thương của phép chia } //vòng lặp quét led //do chỉ cần hiển thị 5 led -> chỉ cần lặp 5 vòng for(temp=0;temp<5;temp++) { P0=di_num[temp]; //P0 chứ giá trị của chữ số thứ nhất P2=~(1<<temp); //P2 bằng bù của 1 dịch trái "temp" lần delay(10); //cho sáng 10us P2=255; //tắt } } //chương trình chính main() { while(1) //vòng lặp vô tận { disp(65520); //hiển thị số 65520 } }
Tài liệu liên quan