TINA 7 là 1 trong những gói phầnmềmmạnh nhất hiện nay để phân
tí ch, thi ếtkế, mô phỏng tí n hiệusố,tươngtự, VHDL vàkếthợp cácmạch
đi ệntử hay cácmạch incủa chúng.Bạncũng có thể phân tí ch RF, cácmạch
quang đi ện, kiểm tra vàgỡl ỗi các ứngdụng vi điều khiển và vi xử lý.Một
tí nhnăng đặc biệtcủa phầnmềm là cho phépbạn đưamạch ra thựctế
thông quacổng USB được đi ều khiểnbởi phầncứng TINAlabII. Cáckỹsư
đi ệntử nhận thấyrằng phầnmềm TINA có nhiều ưu điểm như:dễsử
dụng, đây l à 1 côngcụ hiệu quả cao, trong khi các giảng vi ên thì đáng gi á
cao những tí nhnăngcủa phầnmềm trong môi trường đàotạo
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 1
TINA Pro 7
Bộ Công Cụ Thiết Kế Mạch Điện Tử Hiệu Quả
Phiên bản : Tina™ 7.0.20
Nhà Sản Xuất: DesignSoft
Website:
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 2
Lời Nói Đầu
Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công
nghệ đã thúc đẩy các ngành khác phát triển. Hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời
sống đều ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công việc một cách hiệu quả,
nhanh chóng và chính xác hơn.
Đối với ngành điện tử, trong 10 năm gần đây, trên thị trường thế giới cũng
đã xuất hiện rất nhiều phần mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử và các phần
mềm Vẽ mạch in. Có thể kể ra các phần mềm tên tuổi như : Circuit Marker 2000,
OrCard, Multisim, Proteus, Tina… Các phần mềm này chính là công cụ để giúp
các kỹ sư, các nhà sản xuất tối ưu hóa công việc của mình, từ đó tạo ra những sản
phẩm điện tử chính xác, đáng tin cậy và giá thành thấp.
Nhóm sinh viên chúng tôi xin được phép giới thiệu cùng các bạn một trong số
các phầm mềm Thiết kế - Mô phỏng mạch điện tử và Vẽ mạch in nổi tiếng nhất hiện
nay, đó là phần mềm TINA 7 do nhà sản xuất DesignSoft phát hành năm 2006.
TINA 7 là một trong những gói phần mềm mạnh nhất hiện nay để phân tích,
thiết kế, mô phỏng tín hiệu số, tương tự, VHDL và kết hợp các mạch điện tử hay
các mạch in của chúng.
Quyển sách này được chúng tôi thực hiện trong thời gian rất ngắn và trình
độ chuyên môn chưa cao nên có thể còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong các bạn độc
giả đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.
Mọi chi tiết xin vui lòng gởi về địa chỉ e-mail: hero36vn@gmail.com
Đà Nẵng, ngày 17 tháng 11 năm 2006
Nhóm sinh viên lớp 03ĐT3
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 3
Mục Lục
Nội dung Trang
Chương 1: Giới thiệu Phần mềm ................................................................05
1. Giới thiệu tổng quan phần mềm....................................................05
2. Các đối tượng của phần mềm........................................................05
3. Cấu hình Máy tính yêu cầu............................................................06
Chương 2: Hướng dẫn cơ bản sử dụng Phần mềm:..................................07
1. Giới thiệu cách sử dụng Chuột – Phím nóng ...............................07
2. Các đơn vị đo...................................................................................12
3. Giao diện Phần mềm.......................................................................14
4. Cách nối dây – đặt các linh kiện ....................................................14
Chương 3: Giới thiệu các Máy ảo và các loại Nguồn mô phỏng..............16
1. Nguồn tương tự và nguồn số.........................................................16
2. Giới thiệu các loại máy ảo ..............................................................29
Chương 4: Mô phỏng Tương tự (Analog) ..................................................45
1. Mạch khuếch đại dùng Transistor.................................................45
2. Mạch chỉnh lưu toàn sóng dùng diode .........................................48
Chương 5: Mô phỏng Mạch Số (Digital) ....................................................49
1. Cách nối bus.....................................................................................49
2. Các máy dùng cho việc đo số ........................................................49
3. Các linh kiện về số chứa trong các thẻ ..........................................50
4. Cách mô phỏng số...........................................................................50
5. Hiển thị dạng sóng..........................................................................50
6. Thiết kế mạch số..............................................................................52
7. Mô phỏng CHIP ..............................................................................54
8. Ví dụ minh hoạ................................................................................56
9. Cách sử dụng máy LOGIC ANALYZER ......................................59
Chương 6: Thiết kế Mạch In ........................................................................60
1. Khởi tạo Mạch in .............................................................................60
2. Thiết lập và kiểm tra Footprint ......................................................60
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 4
3. Chuyển Sơ đồ nguyên lý sang Mạch in ........................................64
Chương 7: Khởi tạo những ký hiệu nguyên lý và các footprint riêng.....71
1. Soạn thảo ký hiệu nguyên lý..........................................................71
2. Thuật sĩ IC trong bộ soạn thảo ký hiệu nguyên lý.......................74
3. Bộ soạn thảo Footprint....................................................................76
4. Thuật sĩ IC trong bộ soạn thảo Footprint......................................81
Chương 8: Trích xuất thông số ....................................................................83
Chương 9: Các ứng dụng mở rộng của TINA 7 ........................................87
1. Phân tích FOURIER.........................................................................87
2. Thiết kế mạch lọc.............................................................................89
3. Lập trình Vi điều khiển 8051..........................................................92
4. Tạo linh kiện dựa vào những linh kiện đã có sẵn........................93
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 5
Chương 1: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TINA 7
1.1. Giới thiệu tổng quan phần mềm:
TINA 7 là 1 trong những gói phần mềm mạnh nhất hiện nay để phân
tích, thiết kế, mô phỏng tín hiệu số, tương tự, VHDL và kết hợp các mạch
điện tử hay các mạch in của chúng. Bạn cũng có thể phân tích RF, các mạch
quang điện, kiểm tra và gỡ lỗi các ứng dụng vi điều khiển và vi xử lý. Một
tính năng đặc biệt của phần mềm là cho phép bạn đưa mạch ra thực tế
thông qua cổng USB được điều khiển bởi phần cứng TINAlabII. Các kỹ sư
điện tử nhận thấy rằng phần mềm TINA có nhiều ưu điểm như: dễ sử
dụng, đây là 1 công cụ hiệu quả cao, trong khi các giảng viên thì đáng giá
cao những tính năng của phần mềm trong môi trường đào tạo.
Phần mềm được xây dựng với nhiều Phần tương tác với nhau, người
thiết kế có thể vẽ mạch bằng sơ đồ nguyên lý và chuyển sang dạng mạch in,
quan sát mạch in dưới dạng 3D và xuất ra tập tin hình ảnh để gởi đến nhà
sản xuất…
Sự tương tác cao, đầy đủ tính năng và dễ sử dụng đã làm cho phần
mềm TINA chiếm ưu thế hơn các phần mềm Thiết kế mạch khác hiện nay…
1.2. Các đối tượng của phần mềm:
Với những ưu điểm trên, phần mềm TINA là một công cụ vô cùng
đắc lực hỗ trợ cho các kỹ sư thiết kế mạch điện tử, và các nhà sản
xuất mạch in.
Phần mềm hỗ trợ mô phỏng tương tự và mô phỏng số nên được các
giảng viên đánh giá cao trong môi trường nghiên cứu ở các trường
đại học.
Bên cạnh đó, phần mềm cũng là công cụ giúp cho sinh viên, nghiên
cứu sinh ngành điện tử viễn thông tiếp cận với việc mô phỏng mạch
điện tử, thiết kế mạch in một cách trực quan và dễ dàng.
Hiện nay, nhà sản xuất DesignSoft cũng đã thương mại hoá nhiều
phiên bản TINA khác nhau với giá thành khác nhau để phục vụ cho
các đối tượng khác nhau…
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 6
1.3. Cấu hình Máy tính yêu cầu:
Để sử dụng được phần mềm TINA, bạn phải có cấu hình máy tính tối
thiểu như sau:
ü CPU Pentium II hoặc cao hơn.
ü 64 MB bộ nhớ (RAM).
ü Ổ cứng còn trống ít nhất 100 MB.
ü Ổ CD-ROM.
ü Màn hình màu SVGA.
ü Hệ điều hành: Windows 9x, Windows NT/ME/XP, Windows 2000.
Để bắt đầu chương trình TINA, bạn có thể làm theo các cách sau:
Ø Từ thanh Start lần lượt chọn: Start -> Programs -> Tina -> Tina.exe.
Ø Bấm vào Biểu tượng trên Desktop:
Lưu ý: Sử dụng phím F1 để có thể xem Hướng dẫn theo các chủ đề.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 7
Chương 2: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN SỬ DỤNG PHẦN MỀM
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu các Giao diện và Cấu trúc Tổ
chức phần mềm. Từng bước làm quen với việc sử dụng phần mềm.
2.1. Giao diện chính của phần mềm:
Sau khi khởi động, giao diện chính của chương trình sẽ xuất hiện:
Hình 2.1 – Giao diện chính của chương trình
1. Menu Bar: Trình đơn hiển thị danh sách các lệnh.
2. The Cursor or Pointer: Con trỏ - được sử dụng để lựa chọn các
lệnh và chỉnh sửa sơ đồ nguyên lý. Bạn chỉ có thể di chuyển con
trỏ bằng con chuột máy tính. Phụ thuộc và các chế độ hoạt động
mà con trỏ có các dạng sau:
hình mũi tên trong cửa sổ chính của chương trình.
hình cây bút khi bạn thực hiện nối dây.
1
2
3
4 5 6
7
8 9
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 8
hình bàn tay khi bạn trỏ vào linh kiện hoặc đang đưa linh
kiện vào cửa sổ chính.
3. The Schematic window: cửa sổ làm việc chính của chương trình,
cho phép chỉnh sửa, mô phỏng sơ đồ nguyên lý của mạch trực
tiếp. Cửa sổ này thực tế là một bản vẽ lớn. Bạn có thể di chuyển
thanh cuộn nếu vùng soạn thảo vượt quá màn hình chính.
4. The Toolbar: Thanh công cụ.
Bạn có thể chọn hầu hết các lệnh để chỉnh sửa mạch trên Thanh
công cụ này. Lưu ý rằng các lệnh trên Thanh công cụ cũng nằm trong
Trình đơn hoặc có thể sử dụng bằng các phím tắt. Chúng ta sẽ cùng
đi vào chi tiết các lệnh trên Thanh công cụ.
Mở một tập tin sơ đồ nguyên lý sẵn có trong máy tính (.TSC
hoặc .SCH), mở một Marco (.TSM)
Lưu sơ đồ nguyên lý đang sử dụng. Bạn sẽ thuận lợi hơn
nếu thường xuyên lưu trữ lại mạch đang làm nhằm tránh
tình trạng mất dữ liệu khi máy tính tắt đột xuất.
Đóng sơ đồ nguyên lý đang sử dụng.
Sao chép các linh kiện hoặc các chữ được lựa chọn.
Dán các linh kiện hoặc chữ đã sao chép vào nơi cần dùng.
Khi nút này được nhấn vào, bạn có thể sử dụng con trỏ để di
chuyển các linh kiện, dây nối hoặc các chữ, thuận lợi trong
việc sắp xếp lại sơ đồ nguyên lý theo ý muốn.
Lấy thêm 1 bản sao của linh kiện trước đó mà bạn đã chọn
với cùng các tham số.
Sử dụng nút lệnh này để vẽ dây nối cho sơ đồ nguyên lý
Thêm các chú thích vào sơ đồ nguyên lý hay kết quả phân
tích.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 9
Cho phép cắt 2 dây dẫn chéo qua hoặc nối với nhau.
Đảo chiều một góc 900 các linh kiện được lựa chọn.
Lấy đối xứng các linh kiện được lựa chọn. Phím tắt: [CTRL-
L] hoặc [*].
Hiển thị cửa sổ chính ở dạng lưới hoặc không.
Phóng to sơ đồ nguyên lý để có thể nhìn rõ các linh kiện.
Bạn có thể thay đổi tỷ lệ phóng to theo ý muốn từ 10%
đến 200%.
Lựa chọn danh sách các Chế độ Mô phỏng:
Chế độ DC.
Chế độ AC.
Chế độ mô phỏng tức thời lặp lại liên tục.
Chế độ mô phỏng tức thời không lặp lại. Bạn có thể điều
chỉnh thời gian mô phỏng trong phần Analysis Transient.
Chế độ Số.
Chế độ VHDL
Nếu nút lệnh này được chọn, chương trình sẽ cho phép hiển
thị trình trạng lỗi của linh kiện, ta có thể thay đổi tình trạng
lỗi của từng linh kiện trong bản Thuộc tính (Properties
Editor).
Chuyển đổi sơ đồ nguyên lý sang dạng 3 chiều hoặc 2 chiều.
Phím nóng: [F6]. Đây là một đặc điểm nổi bật ở phần mềm
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 10
TINA phiên bản 7 mà các phiên bản cũ hay các phần mềm
khác không thể thực hiện được. Ở chế độ này, các linh kiện
được hiển thị một cách sống động, giúp người sử dụng quan
sát mạch trực quan hơn.
Hình 2.2 – Chuyển đổi giữa dạng 2D hoặc 3D
Chuyển sơ đồ nguyên lý trực tiếp sang mạch in.
Tìm kiếm các linh kiện. Một hộp thoại Tìm kiếm sẽ hiện lên
cho phép bạn tìm các linh kiện theo tên như mong muốn.
Tuy nhiên chương trình có hạn chế là không thể hiện trước
hình dạng linh kiện mà ta lựa chọn nên gây rất nhiều khó
khăn cho người sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 11
Hình 2.3 – Cửa sổ tìm kiếm các linh kiện
Bạn cũng có thể lựa chọn các linh kiện
trong danh sách này. Đây là danh sách các linh kiện đầy đủ nhất
của chương trình.
5. The Component Bar: Thanh Linh kiện. Các linh kiện được sắp xếp
thành các nhóm. Mỗi khi bạn lựa chọn 1 nhóm, các linh kiện trong
nhóm đó sẽ xuất hiện trên thanh công cụ. Khi nhấn chuột trái vào
linh kiện mong muốn, con trỏ đổi sang hình bàn tay và bạn có thể
bỏ linh kiện đó vào mạch. Bạn có thể quay hoặc đảo chiều các linh
kiện trước khi đưa vào mạch bằng cách sử dụng các phím [+/-] :
quay 90o và phím [*]: lấy đối xứng. Khi đã hiệu chỉnh xong vị trí
cũng như hướng của linh kiện, bạn nhấn chuột trái 1 lần nữa để
đặt linh kiện vào mạch.
6. Find component Tool: Công cụ giúp bạn tìm kiếm nhanh các linh
kiện bằng tên có trong cơ sở dữ liệu của phần mềm.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 12
7. Open files tab: Thẻ mở các tập tin. Bạn có thể mở nhiều mạch hoặc
nhiều phần của một mạch điện (Macro) cùng một lúc, và công cụ
này dùng để chuyển đổi giữa các tập tin đã được mở. Chỉ cần
nhấn chuột vào Thẻ để chuyển đến mạch bạn cần.
8. The TINA Task bar: Thanh tác vụ nằm ở phía dưới của màn hình,
có chức năng cung cấp nút tắt cho các dụng cụ đo khác nhau hay
các máy ảo sử dụng trong chương trình. Khi các máy ảo được
nhấn hoạt (trong phần T&M) thì sẽ xuất hiện 1 cửa sổ mới tương
ứng với mỗi loại. Bạn chọn nút LOCK (Khóa) để đặt cửa sổ chính
của chương trình luôn nằm phía dưới các cửa sổ của máy ảo khác.
Điều này thuận lợi cho việc quan sát mô phỏng. Tuy nhiên bạn
cũng có thể làm ngược lại bằng các chọn UNLOCK (Không khóa).
9. The Help line: Dòng trợ giúp nằm ở phía dưới cùng của cửa sổ có
chức năng cung cấp những dòng giải thích ngắn gọn hoặc các
phím tắt khi bạn di chuyển con trỏ qua các nút lệnh.
2.2. Sử dụng Chuột:
Đây là một số phương pháp sử dụng chuột cơ bản để chỉnh sửa sơ đồ.
Hình 2.4 – Các lệnh khi nhấn chuột phải vào cửa sổ soạn thảo
7
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 13
2.2.1. Sử dụng Chuột Phải:
Khi bạn bấm chuột phải vào chương trình thì sẽ xuất hiện 1 menu gồm
các chức năng sau:
Cancel Mode: Hủy bỏ linh kiện (hoặc dây nối) đang lựa chọn.
Last Component: Lấy lại linh kiện cuối cùng đã sử dụng.
Wire: Chuyển sang chế độ Nối dây. Trong chế độ này, con trỏ có
hình dạng cây viết và bạn có thể vẽ dây nối.
Delete: Xóa linh kiện được lựa chọn.
Rotate Left, Rotate Right, Mirror: Quay hoặc đảo chiều linh kiện
đang được lựa chọn. Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím [CTRL-L]
hoặc [CTRL-R] để quay các linh kiện.
Properties: Sử dụng lệnh này bạn có thể hiệu chỉnh các thuộc tính
của linh kiện như giá trị, nhãn… bạn có thể thiết lập các tham số
cho linh kiện. Khi hộp thoại Properties xuất hiện bạn có thể dùng
phím F9 để sao chép các giá trị đặt làm Tên của linh kiện.
2.2.1. Sử dụng Chuột Trái:
Selection (Lựa chọn): khi nhấn chuội phải vào linh kiện, bạn sẽ lựa
chọn linh kiện mong muốn và bỏ lựa chọn các linh kiện không
mong muốn.
Multiple selection (Lựa chọn nhiều linh kiện): để lựa chọn 1 lúc
nhiều linh kiện, bạn giữ phím SHIFT trong khi bấm chuột và các
linh kiện mong muốn. Nếu linh kiện đã được lựa chọn, khi bạn bấm
chuột vào nó 1 lần nữa thì nó sẽ không lựa chọn linh kiện đó nữa.
Việc lựa chọn nhiều linh kiện 1 lúc sẽ thuận lợi trong việc Nhóm các
linh kiện và di chuyển chúng…
Selection of all objects: Dùng tổ hợp phím CTRL-A để lựa chọn tất
cả các linh kiện trong mạch.
Moving objects: Bạn có thể di chuyển các linh kiện bằng cách nhấn
chuột trái vào linh kiện đó và kéo thả đến nơi mong muốn.
Parameter modification: Khi bấm 2 lần vào linh kiện hộp thoại thay
đổi thông số của linh kiện sẽ xuất hiện. Bạn có thể thay đổi các
thông số mong muốn.
Crossing wires: Nối các dây chéo nhau.
Block : Đặt linh kiện vào mạch.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 14
2.3. Các đơn vị đo:
Khi thay đổi các tham số hay các giá trị cho một linh kiện, bạn có thể sử
dụng các chữ viết tắt có định dạng như sau:
Ví dụ bạn có thể nhập giá trị 1 điện trở là: 1M (ohm) thay vì phải nhập
1.000.000 (ohm).
Lưu ý: khi nhập giá trị sử dụng các chữ viết tắt bạn phải phân biệt chữ hoa
và chữ thường, đồng thời không có khoảng trống giữa chữ và số trước đó.
2.4. Cách nối dây – Đặt các linh kiện:
2.4.1. Cách đặt các linh kiện vào mạch:
Các linh kiện được lấy ra từ Thanh Linh kiện và biểu tượng của chúng
được di chuyển bởi con trỏ đến nơi cần đặt. Khi bạn nhấn chuột trái,
chương trình sẽ tự động đặt linh kiện vào bản mạch chính.
Các linh kiện có thể được định vị thẳng đứng hoặc nằm nganh hoặc có thể
quay một góc 900 theo chiều kim đồng hồ bằng cách bấm phím [+] hoặc tổ
hợp phím [Ctrl-R], hay quay ngược chiều kim đồng hồ bằng cách bấm phím
[-] hoặc tổ hợp phím [Ctrl-L]. Hơn nữa, một số linh kiện (như Transitor) có
thể đảo chiều bằng cách sử dụng phím [*]. Bạn cũng có thể sử dụng các nút
hoặc nhấn chuột phải vào linh kiện và chọn Rotate Left/Rotate
Right/Mirror.
Sau khi các linh kiện đã được định vị và đặt vào mạch, bạn có thể nhấn
đôi chuột trái vào linh kiện, một hộp thoại hiện lên cho phép bạn thay đổi
các tham số, các giá trị của linh kiện.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 15
Hình 2.5 – Bảng thiết lập các thuộc tính cho linh kiện
2.4.2. Cách nối dây:
Để vẽ một dây nối, bạn di chuyển chuột vào điểm cuối cùng của linh kiện,
nơi sẽ bắt đầu 1 dây nối. Con trỏ sẽ biến đổi thành hình cây viết. Tùy thuộc
vào việc tùy chọn của chương trình mà bạn có thể nối dây theo 2 cách sau:
Từ điểm bắt đầu nối dây, bạn nhấn chuột trái, sau đó di chuyển cây
bút và chương trình sẽ tự động vẽ dây theo hướng đi. Trong khi vẽ
dây, bạn có thể di chuyển bất cứ hướng nào và dây nối cũng sẽ tự
động đi theo. Để kết thúc việc nối dây, bạn bấm chuột trái một lần
nữa. Đây là chế độ nối dây mặc định trong các phiên bản TINA từ
trước tới nay và nó có ưu điểm là tương đối dễ sử dụng, tạo ra
đường nối dây đẹp.
Chọn chế độ nối dây: hoặc bấm phím tắt [SHIFT]. Sau đó bạn
nhấn chuột trái vào điểm cần nối và di chuyển cây bút. Để kết thúc
việc nối dây, bạn bấm chuột trái một lần nữa.
Nếu bạn muốn hủy bỏ dây nối khi đang di chuyển cây bút, bạn chỉ cần
bấm nút [ESC].
Khi đang nối dây, nếu bạn nhấn và giữ phím [CTRL] thì con trỏ di
chuyển đến đâu, dây nối sẽ tự động vẽ trực tiếp vào mạch đến vị trí của con
trỏ.
Đoạn dây nối được tạo ra luôn nằm ngang hoặc thẳng đứng. Tuy nhiên
bạn cũng có thể có được những đoạn dây nối nằm nghiêng bằng việc sử
dụng các linh kiện tạo ra mạch cầu trong Thanh linh kiện đặc biệt.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 16
Chương 3: GIỚI THIỆU CÁC MÁY ẢO
VÀ CÁC LOẠI NGUỒN MÔ PHỎNG
3.1. Nguồn tương tự và nguồn số :
Trên thanh công cụ sẽ hiển thị ra khi ta nhấn chuột trực tiếp trên thẻ
Sources:
Hình 3.1 – Thanh Linh kiện gồm các Nguồn mô phỏng
3.1.1. Nguồn tương tự:
Được sử dụng để mô phỏng trong các mạch tương tự.
voltage source : là nguồn điện áp một chiều.
Sau khi lấy linh kiện ra ta nhấn dúp vào linh kiện sẽ hiện ra bảng như
sau:
Hình 3.2 – Bảng thiết lập thuộc tính cho nguồn điện áp 1 chiều
· Label: là tên kí hiệu của linh kiện sẽ hiện ra trên giao diện
· Footprint name: là tên của linh kiện khi ta vẽ mạch in
· Voltage[V] ta chỉnh mức điện áp một chiều nếu không ghi đơn
vị thì đơn vị mặc định là vol. Ngoài ra còn có các bội số khác: m
(mili vol),k(kilo vol)… muốn cho hiển thị ra ngoài thì ta dánh
dấu vào ô vuông bên cạnh.
· Internal resistange:là điện trở trong của nguồn
Hướng dẫn sử dụng phần mềm TINA 7
Nhãm 5 – Líp 03§T3 Trang 17
· IO state :cho phép ta xác định
Sau khi chọn xong ta nhấn OK
current source: là nguồn dòng một chiều.
Sau khi lấy linh kiện ra ta