Hãy đọc kỹ những chỉ dẫn về lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng trong tài liệu này.
Không cho người lạ (không có kỹ năng chuyên môn) sử dụng thiết bị để tránh tai nạn và làm hư hỏng.
Nơi làm việc phải khô ráo, đủ ánh sáng và thoáng khí.
Đặc biệt, hoạt động chẩn đoán ô-tô (do có liên quan đến sự bắt lửa và cháy của động cơ) phải được thực hiện trong phòng có trang bị quạt khí thải.
Cũng cần nhắc thêm là nếu hít phải nhiều ô-xít các-bon (chất khí không mùi) vào phổi sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ.
25 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3199 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thiết bị đo khí xả động cơ điêzen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
THIẾT BỊ ĐO KHÍ XẢ ĐỘNH CƠ ĐIÊ-ZEN SMOKE ANALYSIS CHAMBER
MODEL 495/01
HÃNG TECNOTEST CÔNG TY TÂN PHÁT
HÀ NỘI 4-2004
MỤC LỤC
CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG THIẾT BỊ. 3
Khi làm việc gần động cơ hoặc các phần khác của xe ô-tô. 3
Khi làm việc với acquy cần chú ý 3
Khi dùng thiết bị trong mạng điện công nghiệp cần chú ý. 4
CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG THIẾT BỊ.
Hãy đọc kỹ những chỉ dẫn về lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng trong tài liệu này.
Không cho người lạ (không có kỹ năng chuyên môn) sử dụng thiết bị để tránh tai nạn và làm hư hỏng.
Nơi làm việc phải khô ráo, đủ ánh sáng và thoáng khí.
Đặc biệt, hoạt động chẩn đoán ô-tô (do có liên quan đến sự bắt lửa và cháy của động cơ) phải được thực hiện trong phòng có trang bị quạt khí thải.
Cũng cần nhắc thêm là nếu hít phải nhiều ô-xít các-bon (chất khí không mùi) vào phổi sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ.
Khi làm việc gần động cơ hoặc các phần khác của xe ô-tô, cần phải:
mặc quần áo bảo hộ, tư thế làm việc phải thích hợp để tránh tai nạn.
trước khi đo khí thải phải đảm bảo cần số ở vị trí trung gian N (hoặc vị trí đỗ xe nếu là hộp số tự động), hãm xe bằng phanh tay và xem các bánh xe đã được khoá chặt chưa.
bảo vệ mặt, tay và chân; tránh chạm vào các chi tiết nóng như buzi, ống khí thải, két toả nhiệt, ống nối của hệ thống làm mát.
kiểm tra cách điện và sự chắc chắn của các đầu nối điện.
không nhìn gần vào ống hút của chế hoà khí khi động cơ đang hoạt động.
không đổ xăng trực tiếp vào chế hoà khí để cho động cơ dễ khởi động.
để bàn tay và tóc tránh xa các phần chuyển động; không đeo cà-vạt, vòng tay, vòng cổ, đồng hồ và mặc quần áo quá rộng khi làm việc trên xe ô-tô- đặc biệt là khi động cơ đang hoạt động.
tắt quạt gió của két mát; quạt này được bật bằng công tắc nhiệt (theo nhiệt độ nước làm mát): việc tháo dây nối quạt khi động cơ vẫn nóng để tránh quạt bất ngờ quay ngay cả khi đã dừng động cơ.
không mở nắp két mát trước khi nhiệt độ động cơ (và cũng là áp suất trong hệ thống làm mát) được hạ thấp.
không chạm vào dây cao áp khi động cơ đang hoạt động.
giữ cẩn thận các đèn chiếu sáng; chỉ dùng đèn có vỏ kim loại.
đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi bị xăng, bụi bẩn và các mạt kim loại bắn vào.
bầu lọc xúc tác-giảm âm có nhiệt độ rất cao nên phải hết sức chú ý phòng cháy; không để dầu bẩn, giẻ lau, giấy hoặc các vật liệu dễ cháy gần đó.
Khi làm việc với acquy cần chú ý:
Acquy chứa a-xít sun-phua-ríc và tạo ra các khí dễ gây nổ; vì vậy phải tuân theo các chỉ dẫn sau:
luôn mang găng tay bảo hộ.
không để dụng cụ trên acquy vì có thể làm chập cực acquy.
trước khi kiểm tra hoặc nạp điện, phủ giẻ ẩm lên mặt acquy đã mở nút để ngăn các khí gây nổ.
không để xảy ra đánh lửa khi nối dây cáp vào cực acquy.
không để bắn dung dịch vào tay, mắt và quần áo vì dung dịch là chất ăn mòn và rất độc.
Khi dùng thiết bị trong mạng điện công nghiệp cần chú ý:
kiểm tra dây nối mát (đất) của thiết bị.
tháo dây nguồn điện trước khi thực hiện nối hoặc tháo dây của thiết bị.
nếu tay bị ướt thì không được chạm vào thiết bị.
làm việc khi được cách ly với đất.
ĐỂ SỬ DỤNG ĐÚNG THIẾT BỊ ĐO KHÓI.
Để sử dụng đúng thiết bị đo khói, cần phải tuân theo các quy định an toàn sau:
Thiết bị phải được đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió để không phải làm mát bổ xung.
Không để ánh nắng chiếu vào thiết bị, không để gần nguồn nhiệt.
Khối phân tích không bị rung động mạnh.
Không để các ống thông gió của khối đo khói bị tắc.
Không để nước hoặc chất lỏng khác làm ướt khối đo khói.
Nếu tay bị ướt thì không được chạm vào thiết bị.
Đảm bảo đầu hút khói mẫu và đường ống làm việc tốt.
Đảm bảo cửa thoát khí thải của khối đo khói không bị cản trở.
NÊN GIỮ LẠI VỎ HỘP CHỨA KHỐI ĐO KHÓI ĐỂ SỬ DỤNG KHI MANG THIẾT BỊ ĐI XA.
MÔ TẢ MẶT NGOÀI KHỐI ĐO KHÓI
Mặt phía trước.
1. Quai hộp: dùng để sách khối đo khói.
2. ổ cắm 12-0-12 V~: để lắp đầu nối của dây điện nguồn cung cấp cho khối đo khói.
3. ổ cắm RS-232: để lắp đầu nối của dây tín hiệu RS-232.
4. ổ cắm DIESEL: để lắp đầu nối của dây tín hiệu diesel.
5. ổ cắm TEMP oC: để lắp đầu nối của dây có đầu đo nhiệt độ.
6. đầu nối ống dẫn khói vào: để nối với ống dẫn khói vào trong khối đo khói.
7. cửa thông gió: cho phép khí hút vào trong khối đo khói.
Mặt phía trên.
8. Bu-lông: để bắt chặt nắp của khối đo khói.
9. nắp khối đo khói.
10. ống thoát khói: dùng để xả khói sau khi phân tích.
CÁCH NỐI ỐNG VÀ DÂY VỚI KHỐI ĐO KHÓI.
Lắp đầu nối của dây (12) vào ổ cắm SMOKEMETER của khối STARGAS, dầu còn lại nối với dây (11). Một đầu của dây (11) nối với ổ cắm RS-232 (3) của khối đo khói.
Nối một đầu ống (21) hoặc (22) vào đầu nối (6) của khối đo khói, đầu kia nối với đoạn ống có đầu kẹp (14) để lắp ống (24) hoặc (25).
Nối dây của cảm biến nhiệt độ (13) với ổ cắm TEMP oC (5) trên khối đo khói.
Nối đầu dây diesel (15) vào ổ cắm DIESEL (4) trên khối đo khói.
Cảm biến nhiệt độ (15) phải được lắp vào vị trí của que đo dầu nhờn, nút khoá cao su đùng để chỉnh sao cho cảm biến phải được nhúng trong dầu (chiều dài từ cảm biến đến nút khoá cao su phải bằng chiều dài que đo dầu nhờn).
CHÚ Ý:
Khi chưa bật thiết bị thì không được để khói lọt vào buồng đo vì kính trượt có thể bị bẩn khi các quạt trong khối chưa chạy.
Sử dụng bộ đếm áp điện.
Nối dây diesel (15) với cảm biến (17).
Cảm biến (17) được lắp vào ống cao áp của một vòi phun trên đoạn thẳng dài tối thiểu 3 cm, vít khoá phải được vặn chặt.
Đầu kẹp nối mát (16) cũng phải được lắp trên cùng đoạn ống.
BẮT ĐẦU LÀM VIỆC VỚI KHỐI ĐO KHÓI.
Sau khi dây và ống đã được nối, chúng ta có thể thực hiện các phép đo như trong chương trình phân tích khói.
Các số liệu được đo.
Khối đo khói có thể thực hiện đo các số liệu sau:
Độ mờ (biểu thị bằng giá trị phần trăm ở khoảng cách 1km).
Số vòng quay của động cơ.
Nhiệt độ dầu bôi trơn động cơ.
Nhiệt độ khí thải.
Sự biến đổi của áp suất khí thải (trong buồng đo).
Để thực hiện phép đo theo chương trình phân tích khói, người vận hành phải thực hiện theo các thủ tục dưới đây.
Khởi động thiết bị.
Bật khối nguồn 4032 và khối STARGAS bằng công tắc ON/OFF (xem hướng dẫn sử dụng khối STARGAS).
ấn phím ENTER để hiện màn hình chọn các chức năng chính của khối STARGAS.
Màn hình chọn các chức năng chính (APPLICATION MANAGER) gồm các chương trình ứng dụng, đặt các tham số ban đầu và sử dụng khối điều khiển.
Sử dụng chương trình.
Trong màn hình APPLICATION MANAGER, ta chọn chức năng SMOKE ANALYSER.
Màn hình WARMING UP xuất hiện và có thông báo REMOVE PROBE FROM SILENCER.
Nếu đầu hút khói đã được lắp vào ống thải từ trước, ta cần tháo nó ra khỏi ống thải để tránh làm bẩn kính trượt trong buồng đo.
Giai đoạn sấy thiết bị thường không quá 5 phút (phụ thuộc nhiệt độ phòng làm việc), sau đó sẽ hiện màn hình TEST SELECTION gồm có các chức năng:
EEC TEST: thực hiện đo độ mờ theo quy định của EEC.
CUNA TEST: thực hiện đo độ mờ theo quy định của CUNA.
CONTINUE TEST: thực hiện phép đo không theo tiêu chuẩn bắt buộc.
GRAPHIC TEST: để hiện đồ thị kết quả đo 5 giây trước đó.
ấn phím ESC và khi trên màn hình có thông báo CONFIRM EXIT? hãy ấn phím ENTER để trở về màn hình APPLICATION MANAGER.
Cổng nối tiếp.
Phương pháp đo số vòng quay.
Sau khi chọn một trong 4 chức năng đo khói (EEC TEST, CUNA TEST, CONTINUE TEST hoặc GRAPHIC TEST) sẽ hiện màn hình để thực hiện phép đo.
ấn phím MENU để hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR và chọn biểu tượng RPM để mở màn hình RPM MEASURING METHOD.
Các phương pháp đo số vòng quay động cơ gồm có:
A INJECTOR: dùng cảm biến áp điện (được cung cấp cùng với khối đo khói)
OPTIC (CAMME SHAFT): dùng cảm biến quang học để đo tốc độ trục cam.
OPTIC (DRIVING SHAFT): dùng cảm biến quang học để đo tốc độ trục khuỷu.
CUSTOM DIVISION FACTOR: phương pháp đo dựa theo tỷ số truyền. Trong trường hợp các phương pháp trên khó thực hiện thì có thể sử dụng phương pháp này.
SYSTEM: dùng phương pháp được hệ thống chọn trước. Tốc độ được đo bằng dây nối với acquy (khi các phương pháp truyền thống khó thực hiện).
Ghi chú:
Số vòng quay đo được của trục khuỷu bằng 2 lần số vòng quay của trục cam.
Thiết bị tự động chia đôi số vòng quay được đo của trục khuỷu.
Khi sử dụng các phương pháp đo nói trên, dây nối của cảm biến quang học phải được nối vào ổ cắm DIESEL của khối đo khói.
Chọn phương pháp đo số vòng quay và ấn phím ENTER, dấu x sẽ hiện trong ô vuông bên cạnh để xác nhận phương pháp được sử dụng.
Trong màn hình RPM MEASURING METHOD ta chọn biểu tượng RPM để hiện màn hình SETTINGS nếu phương pháp đo SYSTEM được lựa chọn.
Ghi chú:
Trong màn hình SETTINGS chỉ có thể lựa chọn dây đo nối với acquy và số lượng xi-lanh. Ta cần hiệu chỉnh chuẩn số vòng quay đo được bằng dây nối acquy của khối STARGAS sau khi nối dây với acquy của xe ô-tô (xem hướng dẫn sử dụng khối STARGAS).
Chọn biểu tượng CONFIRMATION để ghi lại và thoát khỏi màn hình SETTINGS.
ấn phím ENTER ESC để quay trở lại màn hình thực hiện phép đo.
Trước khi thực hiện phép đo.
Trước khi đo, ta phải kiểm tra lại các điều kiện dưới đây:
Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng từ +5oC đến +40oC.
Đường ống thải của ô-tô đã được lắp chặt, kín. Cách kiểm tra: cho động cơ chạy không tải và nút kín ống thải; ở các chỗ ghép nối ống, khí thải không bị lọt ra ngoài.
Tốc độ không tải của động cơ đã được điều chỉnh đúng theo số liệu của hãng chế tạo.
Nhiệt độ động cơ và dầu bôi trơn động cơ phải đúng với số liệu của hãng chế tạo, thường vào khoảng 80oC.
Chưa được lắp đầu lấy mẫu khói vào ống thải của ô tô.
CHÚ Ý:
Khối đo khói có hai loại đầu lấy mẫu khói:
Loại thứ nhất: đường kính 10mm dùng cho ống thải có đường kính 70mm hoặc nhỏ hơn.
Loại thứ hai: đường kính 27mm dùng cho ống thải có đường kính lớn hơn 70mm.
PHÉP ĐO EEC.
Trong màn hình TEST SELECTION, ta chọn EEC TEST.
Màn hình EEC TEST xuất hiện cùng với thông báo AUTOZERO IN PROGRESS.
Trong giai đoạn này thiết bị tự động thực hiện hiệu chỉnh chuẩn.
ấn phím MENU để hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR.
35.Print: hiện màn hình lựa chọn để in kết quả
36.Settings: hiện màn hình để chọn kiểu bộ đếm số vòng quay và kiểu cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn.
37.Repeat the test: để lặp lại phép đo từ lúc có thông báo AUTOZERO IN PROGRESS và giữ nguyên các số liệu của ô-tô
38.Application manager: để quay lại màn hình chọn các chương trình ứng dụng.
39.Help: để hiện nội dung hướng dẫn, giải thích cần thiết.
Chọn SETTINGS (36) sẽ hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR sau:
40.Rpm: hiện màn hình để chọn và đặt các tham số tốc độ động cơ (xem phần 3.5).
41.Oil temp. probe: hiện màn hình để chọn cảm biến nhiệt độ dầu bôi trơn (của khối đo khói hoặc khối STARGAS)
ấn phím ESC để ẩn hộp các chức năng FUNCTION BAR.
Sau đó chương trình sẽ hiện màn hình EEC TEST như sau:
EEC TEST thực hiện 4 lần tăng tốc liên tiếp, mỗi lần tăng tốc được bắt đầu khi thông báo ACCELERATE hiện ra và kết thúc khi có thông báo STOP trên màn hình.
Bốn giá trị độ mờ đo được khi tăng tốc sẽ ghi lại trong ô tương ứng, đơn vị đo là m-1.
Nếu các giá trị này vượt quá ngưỡng đặt trước, phép đo được tự động làm lại (cần tăng tốc nhiều hơn hai lần) từ giá trị cuối cùng được hiện trong ô.
Khi cả 4 giá trị của bảng đều nằm trong giới hạn, giá trị độ mờ trung bình tính theo phương pháp bình phương tối thiểu sẽ được ghi lại trong ô OPACITY.
Giá trị có thể được coi là phù hợp khi bốn giá trị liên tiếp không thay đổi theo chiều giảm và nằm trong khoảng <=0,25 m-1.
CHÚ Ý:
áp suất tính bằng mBar trong màn hình EEC TEST là giá trị ở trong khối đo khói.
Giá trị này phải nằm trong khoảng 0 ±7mBar. Chỉ với giá trị đó ta mới có thể đo được chính xác độ mờ.
Khi áp suất thay đổi ngoài khoảng trên, màn hình sẽ có thông báo ACQUISITION ERROR.
In kết quả.
ấn phím MENU và chọn tiếp biểu tượng PRINT, sau đó chọn cách in 24 cột hoặc 80 cột.
Màn hình LCD hiện ra bảng mẫu để chúng ta nhập số liệu về xe ô tô đã được đo.
Dùng bàn phím để nhập số liệu maker (hãng xe), model (nhãn hiệu xe), lic. Nr, chassis (số khung xe), km và tên người thực hiện. Để chuyển qua các ô số liệu ta dùng phím ENTER.
Khi biểu tượng print-out sáng rõ, hãy ấn phím ENTER hoặc F5 để bắt đầu in.
ấn phím ESC để quay trở lại và không thực hiện in.
Lặp lại phép đo.
ấn phím MENU và chọn biểu tượng REPEAT THE TEST để thực hiện lại phép đo.
PHÉP ĐO CUNA.
Trong màn hình TEST SELECTION ta chọn CUNA TEST để bắt đầu thực hiện phép đo.
Màn hình CUNA TEST hiện ra cùng với thông báo AUTOZERO IN PROGRESS.
Trong giai đoạn này thiết bị tự động thực hiện hiệu chỉnh chuẩn.
ấn phím MENU để hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR tương tự phần trước (xem phần 4.0).
Sau đó chương trình sẽ hiện thông báo FOLLOW THE INSTRUCTIONS TO EXECUTE THREE PRELIMINARY ACCELERATIONS (theo các chỉ dẫn sau để thực hiện ba lần tăng tốc sơ bộ), mỗi lần tăng tốc được bắt đầu khi có thông báo ACCELERATE trên màn hình và kết thúc khi có thông báo STOP.
Sau ba lần tăng tốc, phép đo CUNA tự động được thực hiện.
CUNA TEST phải thực hiện 5 lần tăng tốc liên tiếp, mỗi lần tăng tốc được bắt đầu khi thông báo ACCELERATE hiện ra và kết thúc khi có thông báo STOP trên màn hình.
Năm giá trị độ mờ đo được khi tăng tốc sẽ được ghi lại trong ô tương ứng, tính bằng %.
Ba giá trị gần bằng nhau sẽ được chọn, giá trị trung bình của chúng được tự động tính toán và hiện trong ô MEAN.
Đây là giá trị thường dùng để đánh giá độ mờ của khói xe được kiểm tra.
CHÚ Ý:
áp suất tính bằng mBar trong màn hình EEC TEST là giá trị trong khối đo khói.
Giá trị này phải nằm trong khoảng 0 ±7mBar. Chỉ với giá trị đó ta mới có thể đo được chính xác độ mờ.
Khi áp suất thay đổi ngoài khoảng trên, màn hình sẽ có thông báo ACQUISITION ERROR.
In kết quả.
Theo các bước như đã trình bày trong phần phép đo EEC (xem phần 4.1)
Lặp lại phép đo.
Theo các bước như đã trình bày trong phần phép đo EEC (xem phần 4.1)
PHÉP ĐO LIÊN TIẾP CONTINUE TEST.
Trong màn hình TEST SELECTION ta chọn CONTINUE TEST để bắt đầu thực hiện phép đo.
Màn hình CONTINUE TEST hiện ra cùng với thông báo AUTOZERO IN PROGRESS.
Khối đo khói tự động thực hiện hiệu chỉnh chuẩn lại để giảm sai số đo do khí thải làm bẩn kính trượt của khối đo khói trong các lần đo trước.
ấn phím MENU để hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR.
43. Autozero: để bắt đầu tự động chỉnh 0.
Chọn chức năng SETTINGS (42) để hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR mới.
44.Peaks: chọn chức năng này để thực hiện phép đo và chỉ hiện giá trị lớn nhất của kết quả.
45.Unit of measure: để thay đổi đơn vị đo độ mờ (m-1 hoặc %).
ấn phím ESC để không hiện hộp FUNCTION BAR nữa.
Thực hiện vài lần tăng tốc để động cơ đạt đến giới hạn sai lệch của thiết bị. Sau đó thả tay ga ngay lập tức.
Hình trên là ví dụ minh hoạ một lần đo tăng tốc, các giá trị kết quả hiện trong các ô tương ứng (OPACITY m-1, RPM, ENGINE TEMP. oC, PRESSURE mBar).
Giá trị lớn nhất.
Chọn biểu tượng PEAKS để hiện giá trị lớn nhất.
Tăng tốc nhanh nhất khi thông báo ACCELERATE xuất hiện, sau đó thả tay ga khi có thông báo STOP.
Giá trị độ mờ đo được sẽ hiển thị trong 5 giây khi thực hiện lần tăng tốc và thả tay ga kế tiếp.
Người thực hiện có thể xử lý theo cách này cho đến khi đạt được yêu cầu.
CHÚ Ý:
áp suất tính bằng mBar trong màn hình EEC TEST là giá trị trong khối đo khói.
Giá trị này phải nằm trong khoảng 0 ±7mBar. Chỉ với giá trị đó ta mới có thể đo được chính xác độ mờ.
Khi áp suất thay đổi ngoài khoảng trên, màn hình sẽ có thông báo ACQUISITION ERROR.
In kết quả.
Theo các bước như đã trình bày trong phần phép đo EEC (xem phần 4.1)
Tự chỉnh 0.
Chức năng AUTOZERO cho phép thiết bị tự động chỉnh giá trị 0 của các thông số cần đo. Thông báo AUTOZERO tự động hiện ra theo các thông số cần chỉnh trước hoặc mỗi khi người sử dụng chọn chức năng này.
ấn phím MENU và sau đó chọn biểu tượng AUTOZERO để xuất hiện thông báo AUTOZERO IN PROGRESS.
Kết thúc bước này, màn hình CONTINUE TEST sẽ hiện lên.
PHÉP ĐO GRAPHIC TEST.
Chức năng GRAPHIC TEST dùng để hiện kết quả bằng đồ thị cùng với giá trị lớn nhất trong quá trình đo. Các giá trị đo được gồm có: độ mờ (tính bằng km-1 hoặc %), tốc độ động cơ, nhiệt độ động cơ, áp suất (trong khối đo khói) và nhiệt độ khí thải.
Trong màn hình TEST SELECTION ta chọn GRAPHIC TEST để bắt đầu phép đo.
Màn hình GRAPHIC TEST hiện ra cùng với thông báo AUTOZERO IN PROGRESS.
ấn phím MENU để hiện hộp các chức năng FUNCTION BAR, các biểu tượng trong hộp giống như đã trình bày trong phần trước (xem phần 4.0 và 6.0).
Tăng tốc nhanh nhất khi thông báo ACCELERATE xuất hiện, sau đó thả tay ga khi có thông báo STOP.
Trên màn hình là đồ thị của các số liệu nhận được: độ mờ, tốc độ động cơ, nhiệt độ động cơ, áp suất (trong khối đo khói) và nhiệt độ khí thải.
Đồng thời, giá trị lớn nhất của các thông số đo sẽ được ghi lại và hiện trong ô bên phải màn hình.
ấn phím F1 hoặc ENTER để lặp lại phép đo.
ấn phím MENU và chọn tiếp biểu tượng PRINT, sau đó chọn cách in 24 cột hoặc 80 cột.
Màn hình LCD hiện ra bảng mẫu để chúng ta nhập số liệu về xe ô tô đã được đo.
Dùng bàn phím để nhập số liệu maker (hãng xe), model (nhãn hiệu xe), lic. Nr, chassis (số khung xe), km và tên người thực hiện. Để chuyển qua các ô số liệu ta dùng phím ENTER.
Khi biểu tượng print-out sáng rõ, hãy ấn phím ENTER hoặc F5 để bắt đầu in.
ĐỒ THỊ ĐỘ MỜ.
CÁC CÔNG CỤ KHÁC.
Các công cụ hỗ trợ dùng để hiệu chỉnh chuẩn, kiểm tra và đặt các thông số cho thiết bị.
Những thao tác này chủ yếu do phụ trách kỹ thuật thực hiện.
Trong màn hình TEST SELECTION, ta ấn phím MENU để hiện hộp công cụ FUNCTION BAR.
46.Calibration control: để tự động chỉnh các giá trị chuẩn.
47.Calibration print-out: để chỉnh máy in.
48.Calibrations: dành riêng cho phụ trách kỹ thuật.
Trong hộp công cụ, ta chọn nút CALIBRATION CONTROL (46), màn hình CALIBRATION CONTROL xuất hiện cùng với thông báo AUTOZERO IN PROGRESS.
Trong khoảng thời gian đó, thiết bị tự động thực hiện thao tác chỉnh lại các giá trị chuẩn.
Tiếp theo, thông báo AUTOSPAN IN PROGRESS INSERTING REFERENCE FILTER hiện ra trên màn hình.
Sau khi lắp tấm lọc so sánh, ta ấn phím ENTER. Giá trị của tấm lọc so sánh và tấm lọc cần đo được hiện trên màn hình.
ấn phím ESC để thoát khỏi màn hình trên và hiện thông báo AUTOSPAN IN PROGRESS REMOVE REFERENCE FILTER.
Sau khi tháo tấm lọc so sánh, ta ấn phím ENTER để thoát khỏi màn hình CALIBRATION CONTROL.
ấn phím MENU hoặc ESC để ẩn hộp công cụ FUNCTION BAR.
LƯU Ý:
Các thao tác trên có thể thay đổi theo chỉ thị của tấm lọc mờ có tác dụng đọc toàn khoảng giá trị.
Hiệu chỉnh máy in.
Trong màn hình TEST SELECTION, ta chọn biểu tượng CALIBRATIONS PRINT-OUT (47) và chọn tiếp biểu tượng để khởi động máy in 24 cột hoặc 80 cột.
CÁC THÔNG BÁO LỖI.
Hãy tìm trong danh sách dưới đây các thông báo lỗi có thể hiện ra trong quá trình đo:
LOW MAINS VOLTAGE
HIGH MAINS VOLTAGE.
Điện áp nguồn lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức giới hạn đã đặt trước (mức cao và mức thấp)
BLOCKED FANS
Quạt của hệ thống làm sạck kính trượt bị bó kẹt (trường hợp này phép đo sẽ bị dừng).
COMMUNICATION ERROR
Lỗi nối dây của khối điều khiển(STARGAS) và khối đo khói.
DIRTY GLASSES.
Cần phải lau kính trượt (dùng để bảo vệ chi tiết cảm quang).
APPLY TO THE TECHNICAL SERVICE FAILURE IN THE HEATING SYSTEM.
Báo hiệu có lỗi trong hệ thống sấy nên thiết bị không hoạt động ở nhiệt độ quy định.
Ta vẫn có thể tiếp tục đo (trường hợp thực hiện phép đo theo yêu cầu riêng OFFICIAL TEST). Với thông báo lỗi này, sau khi hoàn thành phép đo ta cần thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật cho thiết bị.
AUTOZERO ERROR.
Thông báo thao tác tự chỉnh 0 (AUTOZERO) chưa hoàn thành.
BẢO DƯỠNG BUỒNG ĐO KHÓI.
Lau kính trượt.
Kính trượt (dùng để bảo vệ chi tiết cảm quang) cần phải được làm sạch sau khi có thông báo DIRTY GLASSES trên màn hình.
Để lau kính trượt ta cần thao tác như sau:
Tháo hai ốc (8) và nhấc nắp đậy (30) của khối đo khói ra ngoài.
Tháo tấm kính trượt (18).
Rửa sạch bằng xà-phòng và để cho tấm kính khô ráo.
Thay thế núm chất dẻo màu lam.
Núm chất dẻo màu lam (23) được đặt trong van điện từ (32).
Nới lỏng hai ốc (8) và nhấc nắp đậy (30) của khối đo khói ra ngoài.
Nới lỏng hai vít (31) và nhấc vỏ (9) của khối đo kh