Tham vấn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề
quốc kế, dân sinh và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu. Bên cạnh ý
nghĩa giữmối liên hệvới cửtri, tham vấn là công cụquan trọng giúp cơquan dân cửthu thập
đầy đủhơn những thông tin cần thiết, tăng cường cơsởkhoa học và thực tiễn phục vụcho
việc quyết định các chính sách và giám sát việc thực thi chính sách.
Ở địa phương, hoạt động tham vấn công chúng đã được quy định trực tiếp trong Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hoạt động
này cũng hiện diện ởmức độkhác nhau trong các công việc thường xuyên của Hội đồng nhân
dân các cấp nhưgặp gỡ, tiếp xúc cửtri; tiếp công dân; khảo sát; hội nghị, hội thảo
Trong các năm 2008, 2009 và 2010 Dựán Tăng cường năng lực cho các cơquan dân
cử ởViệt Nam (giai đoạn III) đã hỗtrợmột sốHội đồng nhân dân tiến thành đổi mới tham
vấn, qua đó đã đúc rút một sốkinh nghiệm. Qua các hoạt động này có thểnhận thấy ý nghĩa,
tầm quan trọng, tác dụng to lớn của tham vấn đối với hiệu quảhoạt động của Hội đồng nhân
dân. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất được các đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ
ra là mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã tạo cơsởpháp lý, nhưng vẫn thiếu
những quy định cụthể, chi tiết, rõ ràng vềquy trình, hình thức tham vấn, kinh phí, trách
nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụcủa các cơquan, tổchức trong tham vấn
48 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn thể chế hóa tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V¨n phßng quèc héi ch−¬ng tr×nh ph¸t triÓn liªn hîp quèc
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CỦA CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở
VIỆT NAM
Hướng dẫn thể chế hóa tham vấn
công chúng của Hội đồng nhân dân
Lưu hành nội bộ
Hà Nội, 2012
Nhóm tác giả
Nguyễn Đức Lam
Nguyễn Ngọc Thành
Ấn phẩm này được hoàn thành và xuất bản với sự hỗ trợ kỹ thuật của
Dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam”
(giai đoạn III), Văn phòng Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. Những
quan điểm thể hiện trong ấn phẩm này là của tác giả, và không nhất
thiết đại diện cho quan điểm của Liên Hợp Quốc bao gồm UNDP cũng
như các thành viên Liên Hợp Quốc.
MỤC LỤC
PHẦN MỘT: TỔNG QUAN
1. Tham vấn và thể chế hóa tham vấn là gì?
2. Tại sao cần thể chế hóa tham vấn?
3. Căn cứ pháp lý để thể chế hóa tham vấn
4. Một số nguyên tắc chung
PHẦN HAI: QUY TRÌNH BAN HÀNH
1. Thông qua chủ trương và đưa vào chương trình
2. Lựa chọn hình thức văn bản
3. Xây dựng kế hoạch thể chế hoá tham vấn
4. Xây dựng đề cương, dự thảo văn bản
5. Tham vấn và chỉnh lý dự thảo văn bản
6. Thông qua văn bản thể chế hóa
PHẦN BA: XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ THAM VẤN
1. Các nội dung lớn của văn bản
2. Kỹ thuật soạn thảo
PHỤ LỤC
1. Các quy định pháp luật liên quan
2. Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản
3. Mẫu Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
4. Văn bản thể chế hóa tham vấn của Hội đồng nhân dân một số tỉnh
5. Đề xuất nội dung của Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về tham vấn
6. Đánh giá chất lượng một điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật
LỜI GIỚI THIỆU
Tham vấn tạo điều kiện cho người dân phát biểu ý kiến của mình vào những vấn đề
quốc kế, dân sinh và được chính quyền trực tiếp lắng nghe, chắt lọc, tiếp thu. Bên cạnh ý
nghĩa giữ mối liên hệ với cử tri, tham vấn là công cụ quan trọng giúp cơ quan dân cử thu thập
đầy đủ hơn những thông tin cần thiết, tăng cường cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho
việc quyết định các chính sách và giám sát việc thực thi chính sách.
Ở địa phương, hoạt động tham vấn công chúng đã được quy định trực tiếp trong Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hoạt động
này cũng hiện diện ở mức độ khác nhau trong các công việc thường xuyên của Hội đồng nhân
dân các cấp như gặp gỡ, tiếp xúc cử tri; tiếp công dân; khảo sát; hội nghị, hội thảo
Trong các năm 2008, 2009 và 2010 Dự án Tăng cường năng lực cho các cơ quan dân
cử ở Việt Nam (giai đoạn III) đã hỗ trợ một số Hội đồng nhân dân tiến thành đổi mới tham
vấn, qua đó đã đúc rút một số kinh nghiệm. Qua các hoạt động này có thể nhận thấy ý nghĩa,
tầm quan trọng, tác dụng to lớn của tham vấn đối với hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân
dân. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất được các đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ
ra là mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý, nhưng vẫn thiếu
những quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng về quy trình, hình thức tham vấn, kinh phí, trách
nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong tham vấn.
Trong khuôn khổ Dự án, Hội đồng nhân dân một số tỉnh đã ra Nghị quyết chuyên đề
hoặc Quy chế phối hợp nhiều bên nhằm cụ thể hóa khuôn khổ pháp lý về hoạt động tham vấn
của Hội đồng nhân dân. Để nhân rộng việc thể chế hóa tham vấn công chúng của Hội đồng
nhân dân, cần có hướng dẫn chung thống nhất trên toàn quốc dưới dạng một bộ tài liệu hướng
dẫn nhằm hỗ trợ Hội đồng nhân dân thể chế hóa tham vấn, đồng thời có thể dùng làm tài liệu
trong các khóa tập huấn.
Xuất phát từ bối cảnh nói trên, Dự án tổ chức biên soạn tài liệu “Hướng dẫn thể chế
hóa tham vấn công chúng của Hội đồng nhân dân”. Tài liệu nhằm phục vụ đại biểu Hội đồng
nhân dân, cán bộ phục vụ Hội đồng nhân dân về chuyên đề này. Ngoài ra, tài liệu có thể phục
vụ người nghiên cứu, học tập trong các khoa học chính trị, luật học, hành chính, xây dựng thể
chế và những bạn đọc khác có nhu cầu.
Tài liệu mang tính chất hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm, bài học, sử dụng những tình
huống thực tiễn có thể được cập nhật. Người đọc không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối,
mà có thể chọn từ mục lục để đọc phần quan tâm. Đại biểu Hội đồng nhân dân và cán bộ phục
vụ có thể sử dụng tài liệu để thế chế hóa tham vấn ở địa phương của mình.
4
Tài liệu gồm các nội dung cơ bản sau: Khái niệm tham vấn và thể chế hóa tham
vấn; tại sao cần thể chế hóa tham vấn; các nguyên tắc trong thể chế hóa tham vấn; quy
trình thể chế hóa tham vấn; các nội dung lớn cần quy định trong văn bản của Hội đồng
nhân dân về tham vấn; cũng như trong việc áp dụng kỹ thuật soạn thảo văn bản. Tài liệu
cũng kèm theo phần Phụ lục với một số thông tin liên quan đến thể chế hóa tham vấn.
Là ấn phẩm được biên soạn với mục đích, yêu cầu cung cấp các thông tin chọn lọc tới
các đại biểu dân cử với thực tiễn hoạt động rất đa dạng, chắc chắn tài liệu không thể tránh khỏi
thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được sự phản hồi, góp ý từ các vị đại biểu và bạn đọc gần
xa để tiếp tục hoàn thiện cho các lần tái bản sau này.
PHẦN MỘT: TỔNG QUAN
Mục đích: Phần này nhằm trình bày những khái niệm cơ bản
về tham vấn và thể chế hóa tham vấn, giúp Hội đồng nhân dân
và đại biểu Hội đồng nhân dân có cái nhìn tổng quan trước khi
trực tiếp tiến hành thể chế hóa tham vấn.
Các nội dung chính
Tham vấn và thể chế hóa tham vấn là gì?
Tại sao cần thể chế hóa tham vấn?
Căn cứ pháp lý để thể chế hóa tham vấn
Một số nguyên tắc chung
1. Khái niệm tham vấn và thể chế hóa tham vấn
1.1.Tham vấn công chúng là gì?
Quyền của người dân được tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và hoạch định
chính sách đã được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Theo quy định pháp luật,
trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, các cơ quan dân cử và cơ quan
chính quyền cần phải tham vấn ý kiến công chúng nhằm làm cho các chính sách, pháp luật đáp
ứng được yêu cầu của cuộc sống. Hoạt động mang tính chất tham vấn công chúng cũng đã thể
hiện ở những mức độ khác nhau trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
như: tiếp xúc cử tri; tiếp công dân; khảo sát; hội nghị, hội thảo
Tham vấn ý kiến công chúng có thể hiểu là hành động có chủ đích của chính quyền
nhằm thông báo, hỏi và lắng nghe, thảo luận với những người chịu ảnh hưởng bởi một quyết
định, một giải pháp nào đó hoặc những người có liên quan, có quan tâm đến chính sách, giải
pháp sắp được ban hành hoặc đã được ban hành. Thông qua đó, người dân có cơ hội để bày tỏ
quan điểm, ý kiến của mình, tạo điều kiện để người ra quyết định có cơ hội xem xét và cân
nhắc trước khi quyết định ban hành hoặc sửa đổi pháp luật và chính sách.
Trong thuật ngữ “Tham vấn công chúng”, công chúng được hiểu là bất kỳ bên nào có
quyền lợi bị ảnh hưởng hoặc liên quan đến quyết định sẽ được đưa ra và không phải là bên ra
quyết định. Đó là những người chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ quyết sách đã hoặc có
thể sẽ được đưa ra; những người hưởng lợi trực tiếp và những người có quyền, lợi ích liên
quan; những người bảo vệ quyền lợi; những người am hiểu vấn đề; những người cung cấp dịch
vụ liên quan; những người chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chính sách.
1.2. Thể chể hóa tham vấn là gì?
Hiến pháp, các đạo luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân đã quy định về
quyền tham gia, góp ý của người dân vào quá trình ban hành chính sách, pháp luật ở địa
phương và trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền này.
Tuy nhiên, các quy định đó còn ở mức chung chung, khó thực hiện. Chính vì vậy, thế chế hóa
tham vấn ở cấp độ địa phương là hoạt động ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân hoặc
Hội đồng nhân dân là một bên tham gia nhằm cụ thể hóa các quy định nói trên của Hiến pháp
và pháp luật, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc hơn, điều kiện thuận lợi hơn cho Hội đồng
nhân dân tiến hành tham vấn nhân dân.
Việc thể chế hóa tham vấn có thể được thể hiện trong Nghị quyết của Hội đồng nhân
dân; đó cũng có thể là Quy chế phối hợp riêng trong hoạt động tham vấn giữa Thường trực
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc tỉnh; cũng có thể là một Chương về
7
tham vấn trong Quy chế phối hợp bốn bên giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Đoàn đại
biểu Quốc hội, Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc tỉnh.
Dù lựa chọn hình thức văn bản nào, việc thể chế hóa tham vấn đều đáp ứng những yêu
cầu về quy trình, thủ tục ban hành, về nội dung và kỹ thuật soạn thảo văn bản sẽ được trình
bày trong các Phần Hai và Phần Ba của tài liệu này.
2. Tại sao cần thể chế hóa tham vấn?
Thứ nhất, thực tiễn hoạt động thí điểm của Hội đồng nhân dân các địa phương vừa
qua chứng minh rằng, các hình thức tham vấn được áp dụng đa dạng hơn nhiều so với quy
định của pháp luật. Để cái mới về hoạt động tham vấn được bắt rễ bền lâu trên mảnh đất của
từng địa phương, cần có những điều kiện như quy trình, thủ tục chi tiết, rõ ràng; quy định về
thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan trong mỗi hoạt động; sự ủng hộ,
đồng tình của các bên v.vChính vì vậy, thể chế hóa hoạt động tham vấn là công việc thực sự
cần thiết ở các địa phương.
Thứ hai, hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương
hiện vẫn đang được xác định trong phạm vi hẹp, chỉ mới bao gồm các hoạt động soạn thảo và
ban hành văn bản, mà chưa được xác định ở phạm vi rộng hơn, bao gồm toàn bộ quá trình xây
dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân với các khâu khác nhau, từ giai đoạn hình thành, xây dựng, phân tích, đánh giá chính
sách pháp luật, soạn thảo, ban hành văn bản, đến giai đoạn đánh giá tác động và theo dõi, đánh
giá việc thi hành sau khi ban hành. Trong bối cảnh đó, trong khi chờ đợi sửa đổi, bổ sung khuôn
khổ pháp lý cấp quốc gia, việc thể chế hóa tham vấn ở cấp địa phương sẽ góp phần đáng kế khắc
phục các nhược điểm nói trên.
Thứ ba, thể chế hóa tham vấn cũng nhằm tạo cơ sở pháp lý cụ thể hơn cho người dân
thực thi quyền hiến định tham gia vào công việc của nhà nước. Người dân dễ dàng hơn trong
việc bày tỏ ý kiến và quan điểm, được lắng nghe và phản hồi về những vấn đề có liên quan
trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện.
3. Căn cứ pháp lý để thể chế hóa tham vấn
Hội đồng nhân dân có đủ cơ sở pháp lý để ban hành một nghị quyết chuyên đề hoặc
văn bản khác về tham vấn nhân dân, không trái với những quy định của pháp luật về chức
năng, quyền hạn của mình trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (năm
2003); Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
(năm 2004) và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật này; Nghị quyết của Ủy
8
banTVQH ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Thứ nhất, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân quy định, Hội đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết
định những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Theo Đ iều 12 của Luậ t này , nghị quyết của Hội
đồng nhân dân tỉnh được ban hành để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp trong các
lĩnh vực thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh quy định tại điều 16 Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân. Điều 16 (Khoản 1) quy định, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định biện
pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và nghị quyết của
mình ở địa phương.
Trong khi đó, như đã nói, thể chế hóa tham vấn là để cụ thể hóa các quy định liên quan
của Hiến pháp, của các Luật do Quốc hội ban hành, làm cho các quy định đó được thực thi
một cách sống động, hiệu quả. Thể chế hóa tham vấn cũng tạo khuôn khổ pháp lý để nhân dân
đóng góp vào các nghị quyết đã và sẽ ban hành của Hội đồng nhân dân, làm cho các nghị
quyết đó sát thực, khả thi, tức là bảo đảm thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân như
Điều 16 quy định.
Thứ hai , theo Đ iều 21, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, Chương trình xây dựng nghị quyết hằng năm của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh nhằm bảo đảm thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, bảo
đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương. Như vậy, bên cạnh mục đích “bảo
đảm thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên” như các quy định đã phân tích ở
trên, Điều 21 còn nhấn mạnh, Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết còn nhằm “bảo đảm các
quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương”. Việc thể chế hóa tham vấn chính là tạo khuôn
khổ pháp lý để bảo đảm tốt hơn quyền tham gia của nhân dân vào việc ban hành chính sách.
Thứ ba, theo quy định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm
theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp có quyền ban
hành Quy chế hoạt động của mình phù hợp với tình hình ở địa phương. Như vậy, việc bổ sung
một chương mới về tham vấn trong Quy chế phối hợp nhiều bên hiện hành hoặc ban hành mới
Quy chế riêng về phối hợp nhiều bên trong tham vấn chính là dựa trên căn cứ pháp lý này.
4. Một số nguyên tắc thể chế hóa tham vấn
Việc thể chế hóa tham vấn của Hội đồng nhân dân cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
Tính hợp hiến; hợp pháp; tính thống nhất; tính minh bạch; khả thi; sự tham gia góp ý kiến; sự
phối hợp.
9
4.1. Tính hợp hiến
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân về tham vấn phải phù hợp với các
quy định của Hiến pháp. Ví dụ, không được hạn chế quyền tham gia, đóng góp ý kiến đối với
bất kỳ nhóm dân cư nào với bất kỳ lý do nào .
4.2.Tính hợp pháp, tính thống nhất
Văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo đúng thẩm quyền, đúng hình
thức, tuân thủ thủ tục, trình tự quy định; nội dung không được trái với văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên. Cụ thể, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thể chế hóa tham vấn
phải phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ
(xem thêm cơ sở pháp lý nói trên và Phụ lục 1 cuối tài liệu này).
4.3. Sự tham gia góp ý kiến
Để bảo đảm tính dân chủ, công khai, dự thảo văn bản thể chế hóa tham vấn cũng phải
được tham vấn ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân về tham
vấn. Cơ quan chủ trì soạn thảo trong trường hợp này là Thường trực Hội đồng nhân dân cần
phải tạo điều kiện để các đối tượng trên tham gia ý kiến, như: Đăng các dự thảo lên báo, tổ
chức hội thảo, hội nghị, đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng của địa phương.
4.4. Tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật
a) Đăng báo cấp tỉnh: văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân quy định về
tham vấn phải được đăng trên báo địa phương chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân
dân thông qua hoặc ký kết giữa các bên.
b) Đăng công báo địa phương (Công báo cấp tỉnh): văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải đăng công báo; Văn bản đăng Công báo có giá trị như bản
gốc.
c) Đưa tin: văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân phải được đưa tin trên
các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (đài phát thanh, truyền hình địa phương...).
4.5. Tính khả thi
Nội dung được thể chế hóa cần phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực
tiễn phối hợp tổ chức hoạt động ở địa phương giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn đại biểu Quốc hội
tỉnh; tạo cơ sở pháp lý để Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện các hoạt động tham vấn ý kiến
10
nhân dân. Quy định chặt chẽ, cụ thể về chủ thể, đối tượng, trách nhiệm và quy trình tổ chức
các hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân trong việc ban hành và thực hiện nghị quyết Hội đồng
nhân dân tỉnh để có tính khả thi cao, dễ thực hiện.
4.6. Sự đồng thuận, phối hợp
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cần thống nhất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh xây
dựng Kế hoạch triển khai công tác thể chế hóa hoạt động tham vấn ý kiến nhân dân. Từ đó
phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan và xác định các khâu, các bước cụ
thể, hợp lý và khoa học để từng đơn vị tích cực, chủ động triển khai, đảm bảo đúng yêu cầu về
quy trình, chất lượng công việc.
PHẦN HAI: QUY TRÌNH THỂ CHẾ HÓA THAM VẤN
Mục đích: Phần Hai nhằm trình bày các kiến thức, kinh nghiệm cần
thiết nhất về các công việc để tiến hành các bước của quy trình thể
chế hóa tham vấn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Các nội dung chính: Các bước thể chế hóa tham vấn của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh gồm có:
Thông qua chủ trương và đưa vào chương trình
Lựa chọn hình thức văn bản
Xây dựng kế hoạch thể chế hoá tham vấn
Xây dựng đề cương, dự thảo văn bản
Tham vấn và chỉnh lý dự thảo văn bản
Thông qua văn bản thể chế hóa
Các bước thể chế hóa tham vấn trong Phần này là theo quy trình xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân chủ
trì soạn thảo.
1. Thông qua chủ trương và đưa vào chương trình
Để có thể ban hành văn bản thể chế hóa tham vấn ở cấp tỉnh, trước hết cần đưa vấn đề
này vào chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm của Hội đồng nhân dân hoặc chương
trình hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân (nếu chọn ban hành Quy chế phối hợp
nhiều bên). Cần lựa chọn, thực hiện thể chế hóa hoạt động tham vấn nhân dân bằng hình thức
văn bản nào: Nghị quyết về tham vấn nhân dân hay là Quy chế phối hợp.
Sự cần thiết phải đưa thể chế hóa tham vấn vào chương trình, căn cứ pháp lý đã được
đề cập ở Phần Một. Ngoài ra, theo quy định của Điều 21, Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các căn cứ để cân nhắc, quyế t
định đưa v iệc thể chế hóa tham vấn vào Chương trình xây dựng nghị quyết hằng
năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm có:
Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng (về tăng cường dân chủ, sự tham
gia của nhân dân);
Yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương (biện pháp thực hiện Hiến pháp, pháp
luật; bảo đảm thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên);
Thực tiễn về tổ chức sự phối hợp ở địa phương trong tham vấn.
Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương.
Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được trình Hội
đồng nhân dân quyết định tại kỳ họp cuối năm. Như vậy, để có thể ban hành Nghị quyết riêng
về tham vấn, cần phải đưa vấn đề này ra từ cuối năm trước theo quy trình, thủ tục được quy
định tại Điều 13 của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết vẫn
có thể bổ sung đưa nội dung này vào chương trình theo quy trình, thủ tục được quy định tại
Điều 14 của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP.
Nếu lựa chọn ban hành Quy chế phối hợp nhiều bên trong tham vấn, không cần phải
đưa vào chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, nhưng cũng cần phải thống
nhất sớm để đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Thường trực Hội đồng nhân dân.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có thể tổ chức cuộc họp với các Ban Hội đồng
nhân dân tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh để bàn, phổ
13
biến chủ trương và thảo luận, định hướng công tác chuẩn bị để chủ động trao đổi với lãnh đạo
các đơn vị liên quan nhằm tạo sự đồng thuận về chủ trương ngay từ đầu.
2. Lựa chọn hình thức văn bản
Nói chung, lựa chọn hình thức văn bản để thể chế hóa hoạt động tham vấn nhân dân
phải đúng quy định thẩm quyền ban hành văn bản. Đồng thời, việc lựa chọn này vừa phải phù
hợp thực tế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt phục vụ tổ
chức các hoạt động tham vấn vốn còn mới mẻ để qua kinh nghiệm thực tiễn sẽ điều chỉnh, bổ
sung hoàn thiện nội