Hướng dẫn trồng rừng bạch đàn mô (eucaleptus urophylla)

Bạch đàn là cây gỗ lớn, đường kính có thể đạt 100 cm và chiều cao 80 mét, cây ưa sáng, mọc nhanh thích nghi với nhiều loại đất và nhiều vùng khí hậu. Bạch đàn có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng mọc ở các đầm lầy, các khu vực đất phèn ven biển đến những khu vực có độ cao 2500 mét. Đây là loài có khả năng thích ứng cao với nhiều loại lập địa, vùng khí hậu. Chính vì vậy người ta đã gây trồng nó với diện tích hàng triệu ha ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

pdf9 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn trồng rừng bạch đàn mô (eucaleptus urophylla), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 49 HƯỚNG DẪN TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN MÔ (Eucaleptus Urophylla) Mục tiêu trồng rừng: Nguyên liệu giấy, ván ép. Áp dụng cho Dự án “ Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên ở các tỉnh Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk (Đông Trường Sơn) – Dự án FLITCH” ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, GIÁ TRỊ KINH TẾ Bạch đàn là cây gỗ lớn, đường kính có thể đạt 100 cm và chiều cao 80 mét, cây ưa sáng, mọc nhanh thích nghi với nhiều loại đất và nhiều vùng khí hậu. Bạch đàn có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới. Chúng mọc ở các đầm lầy, các khu vực đất phèn ven biển đến những khu vực có độ cao 2500 mét. Đây là loài có khả năng thích ứng cao với nhiều loại lập địa, vùng khí hậu. Chính vì vậy người ta đã gây trồng nó với diện tích hàng triệu ha ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam bạch đàn được nhập vào khoảng những năm 40 của thế kỷ trước do người Pháp đưa vào. Sau này nhiều loài và xuất xứ được nhập vào và được gây trồng ở cả ba miền. Trong đó có 2 loại chính là E.camaldulesis và E. Urophylla. Một số xuất xứ của loài E. Urophylla được bộ NN và PTNT cho phép đưa vào trồng tại Tây Nguyên như xuất Lewotobi và xuất xứ Egon. Qua nhiều năm nghiên cứu chúng ta đã có nhiều dòng được công nhận là giống quốc gia, như PN2,PN14,PN47,PN10,PN 46, PN3d và U6 là giống quốc gia. Cho đến nay bạch đàn mô đã được khẳng định là loài cây có khả năng chịu đựng được tốt với thời tiết khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn cây từ hạt, kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Việc đẩy mạnh trồng rừng kinh tế bằng cây mô nhằm thay thế dần cây hạt để tạo ra các quần thể rừng trồng có sản lượng và chất cao. Cây mô sinh trưởng nhanh, thân thẳng, độ thon nhỏ, cành nhỏ tán hẹp, khả năng tỉa cành tự nhiên rất cao nên tỷ lệ lợi dụng gỗ cao nhất trong các cây trồng làm nguyên liệu giấy ở nước ta hiện nay. Tỷ lệ sợi cao hơn các loài keo và bồ đề, mỡ nên rất được ưa chuộng khi trồng làm nguyên liệu giấy, ván ép. Ngoài ra còn làm gỗ xây dựng, cây chống lò.v.v.. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 50 A. KỸ THUẬT TẠO CÂY CON 1. Nguồn giống Cây con phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có lý lịch và chứng chỉ theo quy định về quy chế quản lý giống của Bộ ban hành theo quyết định số 4108/QĐ/BNN – KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của bộ NN –PTNT về việc ban hành tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp. 2. Chọn và lập vườn ươm * Ưu tiên phát triển vườn ươm nhỏ, phân tán gần nơi trồng rừng (không xa quá 4km). * Mặt bằng vườn phải tương đối bằng phẳng (độ dốc không quá 5o), cao ráo, thoát nước, nơi rọi nắng. Có diện tích đủ lớn để giãn bầu và phân loại cây con. * Gần nguồn nước sạch và có đủ nước tưới quanh năm, không được dùng nước ao tù, nước đọng. Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp, thiếu ánh sáng hay đỉnh đồi gió lùa. * Vườn phải đặt xa nguồn bệnh và tách rời khu canh tác nông nghiệp. An toàn, dễ bảo vệ, không bị gia súc phá hoại. * Đất vườn ươm có thành phần cơ giới trung bình, không dùng đất đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc màu hoặc đã nhiễm bệnh. 3. Tạo bầu * Kích cỡ túi bầu: Bầu được dùng là loại bầu PE có kích thước 8 x 16 cm, có đáy, cắt 2 góc để tạo điều kiện cho bầu thoát nước được tốt. * Thành phần ruột bầu: Dùng đất tầng B sàng nhỏ, không lẫn rễ cây, tạp chất. * Đất được tưới hơi ẩm trước khi đóng, đóng bầu vừa chặt để thoát nước tốt và rễ không bị bó chặt. Bầu được xếp theo ô, mỗi ô 100 – 120 cây, các ô cách nhau 5 – 10 cm. * Luống đóng bầu có chiều rộng 1,0 mét. Chiều dài, độ dài kích thước và theo chiều dốc của vườn. Rãnh luống rộng 0,5 mét. * Xử lý bầu: Dùng dung dịch thuốc tím 0,1% tưới vào bầu cho thấm sâu 4 - 5 cm trước khi cấy cây 3 - 5 ngày, hoặc dùng benlate nồng độ 0,3%. 4. Thời vụ gieo ươm Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 51 Trước thời vụ trồng rừng 2,5 – 3 tháng 5. Cấy cây * Hồ rễ cấy cây: Cây được huấn luyện khoảng 1 tuần trước khi đem cấy để cây quen dần với môi trường tự nhiên. Cây được lấy từ phòng nuôi cấy mô vẫn để trong bình thuỷ tinh và để trong nhà có mái che, bình được mở nút để cây quen dần với độ ẩm ngoài môi trường. Hàng ngày cây trong bình sẽ nhận được ánh sáng trực tiếp vào đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều. * Cây đạt tiêu chuẩn là cây cao từ 2 – 4cm, có 3 cặp lá trở lên, lá có màu xanh, tím hoặc nâu đỏ, lá xòe đều. Thân mập, có đầy đủ đỉnh, ngọn, khi bẻ thấy có độ dẻo, rễ có từ 2 rễ trở lên, màu trắng, chiều dài trên 2 cm. Không có mô sẹo trên lá, thân, ngọn. * Tạo dung dịch hồ rễ: Trộn đất bột tầng B với dung dịch thuốc tím 0,1 % hoặc benlat tỷ lệ 0,5%. Trộn tỷ lệ 1 đất, 1 nước trước khi hồ rễ 12 giờ, khi hồ pha thêm nước cho đất thành dạng hồ loãng để hồ rễ cây. * Thao tác cấy: Lấy cây từ lọ ra, rửa sạch môi trường nuôi cấy còn dính trên cây mầm bằng nước sạch rồi hồ rễ bằng đất đã khử trùng. Có thể hồ vài chục cây một lần. * Cấy cây đã hồ rễ vào bầu như kỹ thuật cấy cây mầm từ hạt. 6. Chăm sóc cây sau khi cấy: * Giàn che: Giàn che nắng được làm trước khi cấy cây, Giàn che nắng được làm bằng lưới che độ kín 50%, chiều cao khoảng 2 mét, xung quanh vườn có che bạt chắn gió. Giàn che giữ ẩm làm bằng ni lon trắng, khung bằng tre hình vòm cao khoảng 0,8m phủ kín toàn bộ luống cây để tránh thoát hơi nước. Tưới nước ngày khoảng 2 lần, tưới xong lại phủ kín ni lon, đảm bảo độ ẩm 85 - 90%. Sau khi cấy khoảng 12 ngày tiến hành mở ni lon ở một đầu luống, sau khoảng 14 ngày mở ni lon ở đầu còn lại, sau 16 ngày dỡ toàn bộ ni lon và sau 20 ngày dỡ toàn bộ giàn che. * Bón thúc: Sau 3 tuần tưới phân NPK 16:16:8 nồng độ 0,3%, trước khi tưới phải ngâm phân với nước 1 ngày cho phân tan hết. Sau 1 tuần lại tưới một lần, sau khi tưới phải rửa lại bằng nước lã, nên tưới phân vào cuối buổi chiều. Khi cây có chiều cao khoảng 20 cm cần giảm tưới phân. Trước khi xuất vườn 3 tuần ngưng tưới phân. 7. Phòng trừ sâu bệnh Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 52 a) Phòng nấm bệnh * Phun dung dịch benlat nồng độ 3 gam/10 lít nước, một lít tưới 10 m2 thời gian 5 ngày một lần. Nếu phát hiện nấm bệnh phải phun thuốc nấm nồng độ cao hơn, phun thật kỹ vào gốc và lá cây và giảm lượng nước tưới. b) Các côn trùng gây hại khác * Thường xuyên theo dõi, phòng trừ các loài sâu, dế, kiến phá hại cây con. Cách phòng trừ: Phát dọn các lùm cây, bụi rậm xung quang vườn, bẫy, bắt giết hoặc phun Penitrothion, Malathion, Padan 4H vào buổi chiều tối. 8. Phân loại cây con * Sau 40 - 50 ngày cần đảo bầu và phân loại cây để có chế độ chăm sóc hợp lý, tạo ra những luống cây đồng nhất để đảm bảo tiêu chuẩn trồng rừng. * Hãm cây: Ngừng tưới phân trước 3 tuần trước khi xuất vườn, hạn chế tối đa việc tưới nước để cây cứng cáp. 9. Tiêu chuẩn cây con * Tuổi cây con: 2,5 - 3 tháng. * Túi bầu PE, kích cỡ : 8 x 16 cm có đáy, cắt 2 góc. * Ruột bầu: Bầu chắc, không gãy, vỡ bầu. Đất trong bầu tuyệt đối không phải là đất cát, đất cát pha. * Chiều cao : 25 – 35 cm. * Đường kính cổ rễ: 3 – 5 mm. * Thân cây: 1 thân, thân thẳng không cụt ngọn, đã hoá gỗ hoàn toàn. * Sinh lực: Cây xanh tốt hoặc nâu đỏ, tím, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. * Hệ rễ : Phát triển mạnh, cân đối, rễ không thò ra ngoài bầu. B. TRỒNG RỪNG 1. Điều kiện gây trồng Chỉ tiêu Nơi thích hợp Nơi mở rộng Nhiệt độ trung bình hàng năm (oC) 18 - 25 15 < Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 53 Lượng mưa hàng năm (mm/năm) 1500 - 1600 1300 -1500, 1700 -2000 Số tháng có lượng mưa trên 100 mm (tháng) 5 > 5 tháng Số tháng có lượng mưa nhỏ hơn 50 (tháng) 3 > 3 Độ cao trên mặt biển (m): ≤ 500 > 500 - 700 Độ dốc (độ) ≤ 15 16 - 25 Loại đất Đất Feralit,đất bazan, đất dốc tụ, phù sa Đất xám bạc màu, đất cát ven sông. Thành phần cơ giới Thịt nhẹ đến thịt trung bình sét nhẹ đến sét trung bình Độ dày tầng đất (cm) ≥ 100 40 - 100 Độ pHKcl 4,5 - 6,5 4,0- 4,5; 6,5-7,0 Thực bì Đất trống Ia,Ib Ic 2. Phương thức và mật độ trồng * Trồng thuần loài. Tuỳ từng địa phương mà có thể lựa chọn một trong các loại mật độ sau: + 1667 cây/ha. Cự ly 3 x 2 mét + 2000 cây/ha cự ly 2,5 x 2 mét + 2200 cây/ha cự ly 3 x 1,5 mét. 3. Thời vụ trồng * Từ tháng 9 – tháng 11. * Thời tiết lúc trồng có mưa hoặc trời râm mát. Tránh trồng trời nắng vì bạch đàn mô trồng lúc nắng nóng sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho bệnh u bưới thân phát triển mạnh. 4. Xử lý thực bì * Đất thảm cỏ không cần xử lý thực bì, nơi có thực bì rậm rạp thì phát toàn diện, gốc phát cách mặt đất nhỏ hơn 10 cm. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 54 * Thực bì sau khi phát từ 1 tháng thì tiến hành đốt dọn. Phải làm đường băng cản lửa xung quanh lô rộng từ 3 - 5 mét. Diện tích lớn 1 ha phải làm đường băng chia cắt thành từng miếng nhỏ, diện tích nhỏ hơn 1 ha và phải đốt tuần tự từng miếng một. Thời gian đốt vào chiều tối. Trước khi đốt phải báo cho thôn trưởng, phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy và lực lượng. Đốt đúng quy trình kỹ thuật, khi lửa tắt hoàn toàn mới được ra về. * Đốt, dọn thực bì phải hoàn thành trước lúc trồng 1 - 1,5 tháng 5. Làm đất, bón phân, lấp hố * Hố được cuốc chính giữa kích thước 30 x 30 x 30 cm hoặc 40 x 40 x 40 cm. Hố bố trí so le theo nanh sấu giữa các hàng. Khi cuốc, để phần đất trên mặt một bên và phần đất phía dưới một bên. * Sau khi cuốc hố khoảng 1 tháng thì tiến hành lấp hố. Khi lấp hố, đưa phần đất trên mặt xuống trước , lấp đến 2/3 miệng hố thì tiến hành bỏ phân và trộn đều, và sau đó lấp phần đất cuốc sau lên trên. Lấp đất đầy hố theo hình mui rùa, ở giữa hố cao hơn miệng từ 3 – 5 cm, lấp hố trước khi trồng 10 ngày. Không được lấp cỏ, rác, rễ cây vào hố. * Bón lót phân NPK tỷ lệ 5:10:3, liều lượng từ 50 – 100 gam/hố. 6. Bốc xếp và vận chuyển cây đi trồng * Cây chuyển từ nơi xa về phải dưỡng cây, xếp cây theo luống như ở vườn ươm và chăm sóc từ 7 đến 10 ngày trước khi đem trồng. * Sau khi tập kết cây 1 - 2 ngày cần phun thuốc phòng bệnh bằng thuốc Benlat (hoặc Viben-C) nồng độ 0,3%, phun 10 lít/100 m2. * Tưới nước đủ ẩm 1 đêm trước khi bứng cây đi trồng. Chú ý không làm vở bầu, gãy ngọn trong quá trình bốc xếp và vận chuyển cây. * Cây chuyển đến hiện trường cần trồng ngay, nếu trồng chưa kịp phải để nơi râm mát, tránh gió và tưới nước đủ ẩm cho bầu. 7. Trồng cây * Nơi có nhiều mối nhất thiết phải xử lý thuốc chống mối trước khi trồng: Dùng thuốc Lentrik 40 EC, mỗi lần pha 30 ml/10 lít nước, nhúng khoảng 300 - 350 bầu. Nhúng ngập trên bầu khoảng 3 – 5cm. Phần còn lại tưới đều lên luống, tưới xong phải rửa lá ngay. Mật độ 1667cây/ha sử dụng 0,2 lít thuốc/ha. Mật độ 2000 cây/ha sử dụng 0,25 lít/ha. Nếu sau khi trồng mối cắn nhiều phải phun thuốc xung Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 55 quanh gốc cây, nồng độ như trên, liều lượng phun 10 lít cho 300 cây. Mỗi ha sử dụng hết 0,4 – 0,5 lít ( cho cả nhúng bầu và phun thuốc). * Rải cây đến từng hố trước khi trồng, trồng từ trên đỉnh xuống dưới chân, tránh bỏ sót hố, cây đã rải đến các hố phải trồng hết trong ngày. * Dùng cuốc hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn bầu 2-3 cm ở vị trí giữa hố. Xé bỏ vỏ bầu, đặt cây đứng thẳng giữa hố đã đào, chú ý không làm vở bầu. * Lấp lớp đất tơi xung quanh bầu ngang đến cổ rễ, dùng hai tay ém chặt đất xung quanh bầu, sau đó vun thêm đất quanh gốc cây. Mặt đất quanh cổ rễ thấp hơn nền đất xung quanh 1-2cm để giữ ẩm. Những nơi ở nơi có mối phá hoại không được lấp cỏ, rác, rễ cây xuống hố. C. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ BẢO VỆ, PCCCR 1. Trồng dặm: * Sau khi trồng 10 -15 ngày phải kiểm tra tỷ lệ sống để trồng dặm. Cây trồng dặm lần đầu phải sử dụng cây cùng tuổi với cây đã trồng. * Bón thêm phân cho cây trồng dặm để cây dặm lớn kịp cây trồng chính, phải nhúng thuốc mối trước khi trồng ở nơi có mối phá hoại. * Nơi có mối phá hoại nhiều phải kiểm tra lần 2 -3 lần để dặm những cây bị mối ăn. * Cây trồng dặm phải đạt tiêu chuẩn của dự án quy định. * Tỷ lệ trồng dặm, dự án cho phép 10%. 2. Chăm sóc rừng trồng Sau khi trồng phải chăm sóc rừng liên tục trong 3 năm a) Năm thứ nhất: Chăm sóc 1 lần * Thời gian chăm sóc: Tháng 11- 12. * Phát toàn diện thực bì. * Xạc cỏ, xới xung quang gốc và vun gốc đường kính rộng 0,8 mét. * Yêu cầu kỹ thuật : Phải phát hết thực bì trong lô, chiều cao gốc phát nhỏ hơn 10 cm. Xạc sạch cỏ xung quanh gốc cây, xới quanh gốc sâu 3- 5cm, vun gốc cho cây đường kính rộng 60 cm. chỉ vun gốc khi hiện trường không có mối phá hoại. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 56 * Riêng tỉnh Phú Yên năm thứ nhất chỉ chăm sóc sơ khởi. Nội dung chăm sóc là xạc cỏ, xới vun gốc. b) Năm thứ hai: Chăm sóc 2 lần - Lần 1: * Thời gian từ tháng 2 - 4 * Phát thực bì toàn diện. * Xạc cỏ, xới xung quanh gốc cây sâu 3 -5 cm đường kính rộng 80 cm. Vun gốc cho cây nơi không có mối phá hoại. - Lần 2: * Thời gian tháng 7- 9. * Phát thực bì toàn diện trên lô. * Xạc cỏ, xới xung quanh gốc cây sâu 3 -5 cm đường kính rộng 80 cm. * Vun gốc cho cây nơi không có mối phá hoại. * Bón thúc: Phân NPK loại 5:10:3 từ 50 - 100 gam /hố c) Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần - Lần 1: * Thời gian tháng 2 - tháng 4. * Phát thực bì toàn diện trên lô. - Lần 2: * Thời gian tháng 7 - tháng 9. * Phát thực bì toàn diện trên lô 3. Phòng cháy chữa cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, bảo vệ rừng a) Phòng cháy chữa cháy rừng * Hàng năm khi chăm sóc lần đầu ( tháng 2 đến tháng 4) phải kết hợp tiến hành làm đường băng cản lửa thủ công để PCCCR, chiều rộng đường băng từ 3 - 5 mét tuỳ thuộc vào độ dốc và lượng thực bì xung quanh lô ( nếu thực bì càng dày, độ dốc càng cao thì đường băng làm càng rộng). Yêu cầu: Đường băng phải liên tục, khép kín và không còn vật liệu cháy trên đường băng. Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bạch đàn mô – Dự án FLITCH (Tháng 6/2010) 57 * Cách tiến hành: Phát toàn bộ thực bì trên đường băng, để khô rồi dùng cào gom thực bì vào giữa đường băng, xạc sạch cỏ phia trên và phía dưới đường băng rộng mỗi bên 1 mét. * Tiến hành đốt từ đỉnh xuống, trong quá trình đốt phải ngắt quãng đường băng thành từng đoạn ngắn, chiều dài không quá 20 mét. Tiến hành châm lửa theo mép trên của đường băng, lửa châm phải kéo rê từ từ trên toàn bộ mép đường băng để tránh lửa cháy thốc từ dưới lên, châm từng đoạn một khoảng 2 – 3 mét, khi lửa cháy được 1 nửa đường thì mới châm tiếp. Nên đốt thực bì vào chiều tối, không được đốt khi có gió lớn. * Khi đốt phải chuẩn bị 1 cào, 2 bình xịt nước, 1 dao phát, quẹt châm lửa, đèn pin. Tối thiểu nhóm đi đốt đường băng phải có 4 người, một người châm lửa, một người cào lại thực bì, 2 người trực để xịt nước tránh cháy lan. * Trên đường băng có cây mục, cây khô cần chặt đổ đưa ra ngoài đường băng, nếu cây, cành quá lớn cần cào xạc sạch thực bì xung quanh để tránh lửa cháy vào cây khô, cây mục. * Sau khi đốt xong dập tắt toàn bộ tàn lửa trước khi ra về. b) Phòng chống sâu bệnh hại * Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh. Khi sâu bệnh xuất hiện phải kịp thời bắt giết hoặc phun thuốc diệt tận gốc, không để sâu bệnh phát sinh thành dịch. * Khi cây bị bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phải kịp thời chặt bỏ những cây bị bệnh, đưa ra khỏi khu rừng và đốt cả cây. * Khi có triệu chứng thành dịch phải kịp thời báo cho cơ quan chuyên môn. c) Quản lý bảo vệ * Không chăn thả gia súc vào phá hoại rừng. * Không để người vào rừng lấy củi, đốt ong.