Với một số công cụ và hướng dẫn cài đặt loa bằng tay,
bạn có thể tạo ra chất lượng âm thanh hoàn hảo nhất
cho receiver cũng như hệ thống rạp hát gia đình của
mình.
Ngày nay, hầu hết các receiver đều có hệ thống cài đặt tự
động giúp việc sử dụng trở nên tiện lợi. Tuy vậy, không
phải lúc nào hệ thống này cũng cài đặt đo lường và cài đặt
chéo chính xác. Ngoài ra, các hệ thống cài đặt tự động
thường tạo ra những hiệu chỉnh EQ (Equalizer - bộ cân
bằng) nên không phải luôn luôn cho hiệu quả cải thiện chất
lượng âm thanh.
13 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn tự cài đặt hệ thống âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn tự cài đặt hệ thống âm thanh
Với một số công cụ và hướng dẫn cài đặt loa bằng tay,
bạn có thể tạo ra chất lượng âm thanh hoàn hảo nhất
cho receiver cũng như hệ thống rạp hát gia đình của
mình.
Ngày nay, hầu hết các receiver đều có hệ thống cài đặt tự
động giúp việc sử dụng trở nên tiện lợi. Tuy vậy, không
phải lúc nào hệ thống này cũng cài đặt đo lường và cài đặt
chéo chính xác. Ngoài ra, các hệ thống cài đặt tự động
thường tạo ra những hiệu chỉnh EQ (Equalizer - bộ cân
bằng) nên không phải luôn luôn cho hiệu quả cải thiện chất
lượng âm thanh.
Thực tế, đối với những loa chất lượng cao, sử dụng cài đặt
tự động làm cho loa của bạn chưa đạt đến chất lượng âm
thanh tốt nhất. Sau đây là các bước hướng dẫn để người
dùng có thể tự cài đặt loa cho hệ thống âm thanh của mình.
Bước 1: Đảm bảo rằng bạn có thể nhìn thấy màn hình
hiển thị (OSD) của receiver trên TV
Màn hình hiển thị của Onkyo
Việc cài đặt receiver sử dụng màn hình LCD tí hon khiến
bạn thấy phiền toái. Thay vì điều đó, hãy đảm bảo rằng bạn
có thể nhìn thấy màn hình của receiver trên TV. Nhiều
receiver hiện đại có đầu ra cho OSD qua kết nối HDMI kỹ
thuật số, nhưng một số receiver cũ hơn đòi hỏi kiểu kết nối
video cũ hơn.
Nếu bạn không thấy menu xuất hiện trên TV khi bạn nhấn
nút “menu” hoặc “setup” trên bộ điều khiển từ xa của
receiver, hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất một cáp RCA
dễ dùng để kết nối đầu ra video phức hợp (jack RCA màu
vàng) của receiver với một trong các đầu vào video phức
hợp của TV.
Bước 2: Hiểu menu của receiver
Bạn có thể dành thời gian đọc sổ tay hướng dẫn, tuy nhiên
kinh nghiệm thực hành tìm duyệt menu của receiver bằng
điều khiển từ xa sẽ rất có lợi.
Sau khi duyệt một lúc, bạn sẽ thấy rằng bạn nhớ chỗ có
nhiều lựa chọn. Đừng lo nếu bạn không hiểu nghĩa của một
số thuật ngữ. Chúng tôi sẽ giải thích những thuật ngữ này
khi chúng ta cài đặt.
Bước 3: Đặt loa
Đôi khi diện tích và thiết kế căn phòng quyết định vị trí đặt
loa. Tuy nhiên, việc thiết lập một dàn âm thanh cũng phải
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản.
Minh họa vị trí đặt loa cơ bản:
Sơ đồ bố trí loa trong phòng
Chú ý rằng cần đặt kênh trung tâm ngay phía dưới hoặc
phía trên TV của bạn. Vì hầu hết các cuộc đàm thoại phát
ra từ loa này nên nó càng gần TV càng tốt để duy trì ảo
giác rằng âm thanh đến từ chính hình ảnh.
Đặt loa trái và loa phải sao cho khoảng cách giữa chúng
bằng khoảng cách từ bạn đến TV, tạo thành tam giác đều
với 3 đỉnh là đầu của bạn và 2 loa, và khoảng cách từ đỉnh
của 2 loa đến sàn bằng khoảng cách từ tai bạn đến sàn,
trung bình khoảng 41 inch (≈ 1m).
Tiếp theo, đặt loa surround cao hơn tai bạn, tầm 48 inch (≈
1,2m) đến 72 inch (≈ 1,8m) so với mặt đất, và về phía sau
vị ví bạn ngồi một chút. Nếu bạn có loa surround sau (kênh
thứ 6 hoặc thứ 7), hãy đặt chúng vào cùng vị trí như những
loa trước ở trên tường phía sau bạn.
Đối với loa siêu trầm, tránh đặt ngang bằng với một góc
của phòng hoặc trong tủ đặt các phương tiện giải trí cho gia
đình bạn. Loa siêu trầm thường tạo ra âm thanh tốt nhất khi
đặt ở vị trí cách tường bên và tường phía trước (hoặc sau)
1/3 đường đi vào phòng. Bạn có thể đặt loa siêu trầm ở phía
sau phòng cũng được nhưng phải đảm bảo nó cách đầu bạn
3 feet (≈ 0,9m). Nếu không tìm thấy chỗ đặt phù hợp như
gợi ý của chúng tôi, bạn có thể đặt loa ở vị trí đảm bảo
khoảng cách giữa loa siêu trầm và tường phải là ít nhất 1
foot (≈ 3,3m).
Sau khi đặt loa và kết nối loa với receiver, bây giờ là lúc
bạn cài đặt receiver để điều khiển các loa. Trên menu của
receiver, chọn “speaker setup”. Hầu hết các receiver có
cùng các thông số điều chỉnh cơ bản, gồm: khoảng cách
loa, kích cỡ loa và cài đặt giao cắt (crossover), cường độ tín
hiệu của loa.
Bước 4: Khoảng cách loa
Khoảng cách loa là khoảng cách giữa từng loa đến vị trị trí
bạn ngồi nghe. Việc cài đặt này nhằm đảm bảo âm thanh từ
mỗi loa đến tai bạn cùng một thời điểm. Hãy đo và ghi lại
các khoảng cách loa để nhập vào receiver. Receiver sẽ yêu
cầu bạn điền thông tin về khoảng cách với gia số theo feet,
nửa feet hoặc 1/12 foot. Bạn có thể làm tròn lên hoặc
xuống nếu cần.
Bước 5: Sự giao cắt giữa các loa
Menu cài đặt loa trên receiver
Có lẽ việc cài đặt A/V receiver đối với loa quan trọng và dễ
gây hiểu lầm nhất là cài đặt giao cắt. Trong trường hợp này,
“giao cắt” chỉ điểm mà receiver kết thúc truyền bass (âm
trầm) đến mỗi loa và bắt đầu truyền đến loa siêu trầm. Cài
đặt giao cắt chính xác phụ thuộc vào khả năng tạo bass.
Hầu hết các nhà sản xuất loa đều đưa ra thông số kỹ thuật
cho biết điểm mà loa ngừng tạo bass. Ví dụ: Có thể bạn
nhìn thấy thông tin “Frequency Response: 60Hz-20kHz”. Ở
đây, nhà sản xuất cho biết các loa có thể hoạt động được
đến tần số 60hz, nhưng bass ở điểm thấp nhất và thường
yếu hơn nhiều so với phạm vi hoạt động còn lại của nó. Vì
vậy, để an toàn bạn cần tăng chỉ số trên thêm 20hz.
Thông thường loa trái và phải phía trước lớn hơn loa kênh
surround và trung tâm. Trong trường hợp này, bạn thiết lập
cài đặt giao cắt khác nhau cho mỗi loa. Nếu các hệ thống sử
dụng các loa giống nhau cho tất cả các kênh thì thiết lập
cùng tần số giao cắt cho mỗi loa.
Các receiver cũ không cho phép thiết lập tần số giao cắt đối
cho từng loa. Thay vào đó, các receiver này thường đưa ra
các lựa chọn đơn giản “large” (lớn) hay “small” (nhỏ) với
một điểm giao cắt duy nhất cho tất cả các loa “small”.
Để loa lớn có thể tạo ra nhiều bass thấp, trước hết bạn thiết
lập cho các loa là large hay small, sau đó chọn tần số bass
thấp nhất của loa nhỏ nhất làm điểm giao cắt cho tất cả các
loa “small”. Ví dụ: Nếu bạn có các loa trước có thể hoạt
động đến 80hz nhưng các loa surround nhỏ hơn và chỉ hoạt
động đến 100hz, bạn cần thiết lập điểm giao cắt là 100hz.
Điều này sẽ đảm bảo sự hoạt động đồng bộ nhất giữa các
loa.
Bạn cũng sẽ thấy cài đặt loa siêu trầm riêng biệt ở phần
“speaker size” hoặc “crossover” trên menu. Tất cả các nhà
sản xuất gọi cài đặt với tên khác nhau, nhưng chức năng
của nó tương tự. Nếu loa được thiết lập là large, receiver sẽ
đưa ra lựa chọn cho bạn quyết định xem loa siêu trầm được
sử dụng như thế nào.
Bạn có thể chọn cho loa siêu trầm (.1 trong 5.1 hoặc 7.1) sử
dụng cho hiệu ứng phim tần số thấp hoặc tạo ra bass được
truyền tói loa trái và phải phía trước ngoài tín hiệu FFE.
Bằng cách chọn “Double Bass: On” hoặc “LFE + Main”,
bạn đang chỉ dẫn cho receiver gửi tín hiệu đến cả loa siêu
trầm và các loa chính do đó tăng sự đáp tuyến (response)
bass của hệ thống của bạn.
Những người có loa hiệu suất lớn thích nghe một mình hơn
khi bật nhạc, vì vậy họ thường không chọn tùy chọn này
hoặc thiết lập là “LFE only”.
Bước 6: Hiệu chuẩn cường độ tín hiệu loa
Máy đo cường độ âm thanh
Khi hoàn thành việc cài đặt khoảng cách, kích thước và
giao cắt, bây giờ là lúc cân bằng âm lượng của mỗi loa đối
với vị trí ngồi để đảm bảo bạn nghe từng loa với cường độ
phù hợp. Trước khi nghe, sử dụng máy đo cường độ âm
thanh sẽ cho bạn kết quả chính xác hơn.
Việc cài đặt cường độ loa sẽ cho phép bạn bật âm thanh thử
nhiệm (test tone) để đo âm thanh phát ra của loa. Bạn có
thể điều chỉnh cường độ âm phát ra tăng hay giảm nếu cần.
Nếu bạn nghe bằng tai, hãy cố gắng đảm bảo rằng mỗi loa
phát ra âm thanh với cường độ bằng với loa trước đó. Bạn
có thể nghe đi nghe lại để so sánh. Khi bạn nghe xong lần
thứ nhất, hãy nghe lại toàn bộ để chắc chắn rằng mỗi loa có
cường độ bằng với loa trước và loa sau.
Nếu sử dụng máy đo cường độ âm thanh thì bạn ngồi ở vị
trí nghe trung tâm, bật máy đo lên, chọn cường độ âm là
70db, cường độ áp suất âm thanh là “C” và phản ứng
(response) là “slow” (chậm). Giữ máy đo ở trước mặt bạn
với với đầu microphone chĩa thằng lên trần nhà. Không
chĩa máy đo về phía mỗi loa.
Bạn có thể chọn bất kỳ cường độ nào để hiệu chỉnh loa. 70,
75, 80 là những cường độ phổ biến để sử dụng. Cho dù bạn
chọn cường độ nào, hãy điều chỉnh âm thanh thử nghiệm
của từng loa sao cho nó làm cho kim của máy đo chỉ cùng
một cường độ âm thanh.
Đo chính xác âm thanh từ loa để hiệu chỉnh tốt hơn
Khi đo đến loa siêu trầm, bạn sẽ phát hiện thấy máy đo
cường độ âm thanh không đọc âm thanh tần số siêu thấp
của loa siêu trầm. Có những sơ đồ chuyển đổi trực tuyến sẽ
hướng dẫn bạn sử dụng máy đo cường độ âm thanh với loa
siêu trầm, nhưng bạn có thể thu được kết quả tốt qua việc
cài đặt loa siêu trầm bằng tai.
Đầu tiên, phải đảm bảo việc thiết lập bộ điều chỉnh (dial)
âm lượng của loa siêu trầm theo khuyến nghị của nhà sản
xuất hoặc ở điểm nửa chừng (half-way point). Sau đó, tiếp
tục tiến hành với âm thanh thử nghiệm và điều chỉnh cường
độ âm thanh phát ra của loa siêu trầm sao cho loa siêu trầm
bắt đầu làm rung căn phòng.
Để kiểm tra các cài đặt của loa siêu trầm, chúng tôi khuyến
nghị sử dụng một đoạn nhạc hoặc phim mà bạn đã quen.
Nếu trong khi nghe nhạc hoặc phim trên mà bạn muốn
giảm hoặc tăng bass, hãy quay lại phần cường độ loa trên
menu và điều chỉnh theo ý bạn.
Bước 7: Thưởng thức
Khi mọi cài đặt đã xong, bạn có thưởng thức hiệu quả âm
thanh mềm mại, cân bằng và tự nhiên của hệ thống loa và
receiver từ một bộ phim hay một bản nhạc yêu thích bằng
chính thành quả lao động của mình.
Tiến Nam