Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ)

Các khu DTSQ không trực tiếp quản lý về mặt lãnh thổ. Công việc quản lý các khu DTSQ là điều phối các hoạt động với sự tham gia của cộng đồng người dân, là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và sinh quyển. Các khu DTSQ được thếgiới công nhận cũng có nghĩa là việc quản lý phải tuân thủhướng dẫn thực hiện của các công ước quốc tếnhư đã cam kết. Tất cảcác vùng lõi của khu DTSQ đều là các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn nên nó phải tuân theo các qui định của Chính phủ về quản lý các khu này. Vùng đệm và vùng chuyển tiếp nắm dưới sựquản lý trực tiếp của chinh quyển địa phương, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi qui hoạch, kế hoach phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với phát triển bền vững do cơ quan địa phương có thẩm quyền quyết định. Công việc điều phối các khu DTSQ là dựa trên các mối quan hệ hành chính và ngoài hệ thống hành chính tạo mối liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá, phát triển bền vững, kêu gọi đầu tư và trợ giúp các hoạt động nghiên cứu, giám sát nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hôị, du lịch sinh thái, giáo dục và đào tạo. Các hoạt động này sẽ được triển khai dựa trên sự phân vùng chức năng của các khu DTSQ.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý các khu dự trữ sinh quyển (DTSQ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 UỶ BAN QUỐC GIA CHƯƠNG TRÌNH ‘ CON NGƯỜI VÀ SINH QUYỂN’ Dự thảo HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN (DTSQ) Phần 1: Giới thiệu chung Khái niệm về ‘quản lý’ khu DTSQ Các khu DTSQ không trực tiếp quản lý về mặt lãnh thổ. Công việc quản lý các khu DTSQ là điều phối các hoạt động với sự tham gia của cộng đồng người dân, là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người và sinh quyển. Các khu DTSQ được thế giới công nhận cũng có nghĩa là việc quản lý phải tuân thủ hướng dẫn thực hiện của các công ước quốc tế như đã cam kết. Tất cả các vùng lõi của khu DTSQ đều là các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn nên nó phải tuân theo các qui định của Chính phủ về quản lý các khu này. Vùng đệm và vùng chuyển tiếp nắm dưới sự quản lý trực tiếp của chinh quyển địa phương, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi qui hoạch, kế hoach phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với phát triển bền vững do cơ quan địa phương có thẩm quyền quyết định. Công việc điều phối các khu DTSQ là dựa trên các mối quan hệ hành chính và ngoài hệ thống hành chính tạo mối liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng văn hoá, phát triển bền vững, kêu gọi đầu tư và trợ giúp các hoạt động nghiên cứu, giám sát nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hôị, du lịch sinh thái, giáo dục và đào tạo... Các hoạt động này sẽ được triển khai dựa trên sự phân vùng chức năng của các khu DTSQ. Vùng lõi: Là khu vực dành riêng cho bảo tồn đa dạng học, giám sát các hệ sinh thái, cho phép các hoạt động nghiên cứu, giáo dục có thể triển khai không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của khu vực. Vùng đệm: Thường bao quanh các vùng lõi, các vùng đệm góp phần hạn chế tác động của con người giúp cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng lõi. Các hoạt động phát triển kinh tế, khai thác hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo.. được triển khai. Nâng cao mức sống người dân vùng đệm là yếu tố quan trọng đảm bảo cho bảo tồn thành công ở vùng lõi. Vùng chuyển tiếp: Các mô hình phát triển kinh tế, hợp tác để phát triển được cổ vũ với sự tham gia của cán bộ quản lý, các cơ sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, văn hoá, xã hội, các nhà khoa học, tuyên truyền, giáo dục.. 2 Mạng lưới các khu DTSQ quốc gia và quốc tế Ban Thư ký Chương trình Con người và Sinh quyển Quốc tế thuộc UNESCO trực tiếp điều phối các hoạt động của mạng lưới các khu DTSQ trên toàn thế giới. Việc thông tin, thông báo và trao đổi kinh nghiệm giữa các khu DTSQ trên thế giới được thực hiện qua các tờ tin, tạp chí, mạng internet, các hội thảo khoa học. Một số châu lục và khu vực địa lý còn thành lập mạng lưới điều phối các hoạt động của các khu DTSQ trong khu vực, ví dụ: EUROMAB - mạng lưới các khu DTSQ ở Châu Au và Bắc Mỹ, SEABRNet - mạng lưới các khu DTSQ vùng Đông Nam Á. Các mạng lưới này trợ giúp công tác quản lý của mỗi khu DTSQ thông qua việc trao đổi thông tin, tài liệu, tập huấn, cung cấp cơ sở dữ liệu cho công viêc giám sát nguồn lợi. Ngoài ra, một đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trên thế giới có kinh nghiệm sẵn sàng trợ giúp các khu DTSQ khi có yêu cầu. Uỷ ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển trực tiếp điều phối các hoạt động của mạng lưới quốc gia các khu DTSQ. Uỷ ban có trách nhiệm liên hệ với các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các hoạt động của các khu DTSQ. Một trong những nhiệm vụ chính của Uỷ ban Quốc gia là cung cấp tư vấn các vấn đề kỹ thuật, các chuyên gia, các nhà khoa học trên các lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục đào tạo và quản lý. Bộ máy quản lý khu DTSQ Hiệu quả của các hoạt động của khu DTSQ kể cả xây dựng và điều hành kế hoạch quản lý phụ thuộc phần lớn vào bộ máy quản lý. Thông thường mỗi khu DTSQ đều có một Ban quản lý và một Hội đồng tư vấn cả về nghiên cứu bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế và các vấn đề văn hoá, xã hội, giáo dục... Thành phần và cách thực hiện khác nhau tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của địa phương. − Ban quản lý: Mặc dù tên gọi là ban quản lý nhưng thực chất là trợ giúp cho công tác quản lý. Các thành viên thường là lãnh đạo vườn quốc gia, khu bảo tồn, các đại diện lãnh đạo địa phương, hiệp hội quần chúng và các nhà khoa học. Ban quản lý sẽ họp bàn ra quyết định những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý trước mắt cũng như lâu dài. Khi nột trong những thành viên có những ý tưởng mới, vấn đề mới đặt ra có thể đề nghị triệu tập thảo luận tuỳ thuộc thời gian và địa điểm thích hợp. − Hội đồng tư vấn: Một trong những kế hoạch quản lý chính của khu DTSQ là làm sao động viên được cộng đồng các nhà khoa học, các chuyên gia triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, quản lý nguồn lợi, phát triển bền vững, các dự án nghiên cứu liên ngành, dài hạn đáp ứng mục tiêu bảo tồn và những đề tài đáp ứng nhu cầu quản lý. Những kết quả nghiên được áp dụng ngay tại khu DTSQ sẽ chứng minh cho tính hiệu quả của công tác quản lý. Khu DTSQ có thể tài trợ tài chính cho các hoạt động nghiên cứu theo đơn đặt hàng của mình. 3 Phần 2: Hướng dẫn quản lý các khu DTSQ 1. Hướng dẫn quản lý các vùng lõi Mục tiêu: Mục tiêu quản lý vùng lõi là bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế các hoạt động của con người. Một số vùng lõi bảo tồn các loài động vật di cư hoặc kiếm ăn trong phạm vi rộng lớn (chim di cư, bò biển, rùa biển ...) thì việc bảo tồn không chỉ thực hiện ở vùng lõi mà cần phối hợp chặt chẽ với vùng đệm và chuyển tiếp. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, quản lý hệ sinh thái có thể tiến hành ở múc độ nhất định. Các hoạt động cụ thể Bước 1: Điều tra, lập danh mục và xây dựng cơ sở dữ liệu − Danh mục các loài cần bảo vệ và hình thức bảo tồn − Danh mục tất cả các loài thực vật, động vật và môi trường sống của chúng − Danh mục các loài theo hệ thống phát sinh cho mục đích bảo tồn di sản thiên nhiên − Danh mục các địa danh, các hoạt động văn hoá, truyền thống cho mục đích bảo tồn di sản văn hoá và cảnh quan − Lịch sử, truyền thống, địa lý nhân văn của điạ phương − Nhứng tác động trong quá khứ và hiện tại của con người Bước 2: Đánh giá, điều chỉnh và bổ sung − Đánh giá cơ sở dữ liệu hiện có: tài liệu, báo cáo, bản đồ, ảnh...cần được bổ sung, hoàn thiện − Đánh giá di sản: xác định thứ tự ưu tiên trong bảo tồn Di sản thiên nhiên: điều tra số lượng các loài, các hệ sinh thái và cảnh quan Danh mục các loài cần bảo vệ ở mức địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế Danh mục và tài liệu liên quan tới các loài trong sách đỏ Việt Nam Danh mục các hệ sinh thái, vùng cho bảo tồn tự nhiên, bảo tồn loài.. Di sản văn hoá, cảnh quan và lịch sử: di tích lịch sử và văn hoá (Bộ Văn hoá và Thông tin), di sản quốc tế (UNESCO), các lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng, những nét văn hoá đặc trưng − Đánh giá các biện pháp và giải pháp bảo tồn: Đánh giá hiệu quả của các giải pháp hiện tại và dự kiến những giải pháp đối với những tác động của tham quan, du lịch (số lượng và số lần). Trong một số trường hợp phải lập kế hoạch di chuyển hoặc hạn chế một số hoạt động du lịch do tác động xấu và lâu dài tới di sản. Bước 3: Xác định mục tiêu − Các mục tiêu nâng cao hiểu biết, kiến thức bảo tồn đa dạng sinh học và tác động của các hoạt động do con người gây ra bao gồm các chương trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu, giám sát nhằm bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện thông tin hiện có − Các mục tiêu quản lý: Xác định mục tiêu cần đạt tới Phân loại các nhân tố cơ bản để đạt mục tiêu Phân loại các khó khăn và tồn tại cần vượt qua 4 Phân loại các loại tranh chấp (nguồn lợi, quyền lợi kinh tế, lãnh thổ...) Xác định mục tiêu quản lý cụ thể cho từng khu vực, lĩnh vực trong quản lý − Các mục tiêu liên quan với giải pháp thực hiện: các ý tưởng mới, quá trình mới, cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn Bước 4: Kế hoạch hành động Kế hoạch hành động gồm các bước cụ thể thực hiện từng mục tiêu ở trên theo trình tự thời gian và mức độ đạt được cùng với kế họach tài chính đảm bảo cho các hoạt động thực hiện đúng tiến độ. Bước 5: Đánh giá kế hoạch Đánh giá các hoạt động có phù hợp với mục tiêu đã đặt ra hay không, tình hình thực hiện và hiệu quả công việc, phân tích nguyên nhân thành công và thất bại. Đánh giá kinh tế cần làm rõ giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài, hệ sinh thái trong thời gian thực hiện và trong tương lai, nguồn nhân lực và tài chính sử dụng. Đánh giá tác động về mặt xã hội của các hoạt động. Đánh giá các giải pháp công cụ và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý... 2. Hướng dẫn quản lý các vùng đệm Mục đích: Tạo nên một hành lang an toàn cho bảo tồn vùng lõi, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế xã hội không làm ảnh hưởng mà trợ giúp cho hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học vùng lõi. Các hoạt động phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền, du lịch và giải trí phát triển dựa trên cơ sở sinh thái học trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Các hoạt động cụ thể Bước 1: Phân loại − Trình độ nhận thức và hiểu biết của người dân về các hoạt động kinh tế xã hội liên quan với sử dụng nguồn lợi và tác động của chúng lên đa dạng sinh học (nghiên cứu khoa học, kinh tế xã hội), kế hoạch quản lý (qui hoạch sử dụng đất, xây dựng các khu dân cư và đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội...) − Thực tế khai thác và sử dụng nguồn lợi và hoạt động quản lý đang triển khai: nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, săn bắn, đặt bẫy... − Phân loại các ban ngành có liên quan trong quản lý: quản lý thực tế về đất đai, khai thác nguồn lợi, các cơ sở kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân), các tổ chức quần chúng, hiệp hội, nghiên cứu khoa học, giáo dục, tuyên truyền Bước 2: Đánh giá − Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường, sinh thái: Các nhu cầu chất lượng môi trường (xanh, sach, đẹp, quản lý chất thải, ô nhiễm), duy trì đa dạng sinh học và sự bền vững nguồn lợi − Sử dụng các chỉ tiêu xã hội: sức khoẻ, giáo dục, anh ninh, dân chủ.. − Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế: thu nhập, hiệu quả sử dụng nguồn lợi, tạo nghề nghiệp mới, nguồn thu nhập mới, tiếp thị, thị trường mới và chất lượng sản phẩm 5 − Sử dụng các chỉ tiêu công bằng và giới: Công bằng xã hội ( giữa các giới, người thiểu số, giảm nghèo đói..), công bằng trong cùng thế hệ và giữa các thế hệ. Bước 3: Phân tích tình hình tranh chấp và khả năng giải quyết − Phân tích lợi ích và tranh chấp trong sử dụng nguồn lợi: giữa những người sử dụng nguồn lợi, cơ quan có thẩm quyền quản lý thực sự, mục tiêu bảo tồn − Phân tích mức độ nghiêm trọng của các tranh chấp, những nhân tố chính cần tác động − Đánh giá tác động về mặt sinh thái, kinh tế xã hội và văn hoá của các hoạt động này − Ban điều phối, hội đồng tư vấn khu DTSQ đóng vai trò hoà giải trong giải quyết các tranh chấp Bước 4: Kế hoạch hành động − Xác định mục tiêu của vùng đệm là phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn, bảo đảm an toàn cho vùng lõi − Cách quản lý là sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm truyền thống, xây dựng mô hình phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển mạng lưới thị trường, hình thành trang trại có hiệu quả kinh tế 3. Hướng dẫn quản lý vùng chuyển tiếp Mục tiêu: Vùng chuyển tiếp còn được gọi là vùng phát triển bền vững, nơi cộng tác của các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi và đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi với tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. Các hoạt động cụ thể Bước 1: Phân loại − Các hoạt động liên quan với sử dụng và quản lý nguồn lợi: phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp.. − Thực trạng sử dụng bền vững nguồn lợi, tác động về sinh thái và kinh tế xã hội − Thực trạng môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ − Phân loại các đối tác: quản lý thực sự nguồn lợi, các tổ chức nhà nước và tư nhân, các tổ chức nghề nghiệp, hiệp hội... − Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục và đào tạo cho các tầng lớp người lớn tuổi, thanh niên và các tầng lớp xã hội − Các hoạt động văn hoá và truyền thống Bước 2: Đánh giá Phân tích các nhu cầu trong phát triển bền vững và đánh gía tác động của chúng Bước 3: Kế hoạch hành động Phân tích chiều hướng tác động môi trường của các hoạt động phát triển kinh tế vùng chuyển tiếp (thường rất lớn và phức tạp) đến vùng đệm và vùng lõi, có kế hoạch tuyên truyền và giáo dục quản lý không gian trong phát triển bền vững. 6 − Hành động phát triển bền vững: Khu DTSQ được người dân chấp nhận rộng rãi do quan điểm tổ chức, phân vùng hợp lý thúc đẩy hợp tác các thành phần kinh tế địa phương làm cơ sở cho bảo tồn. • Phát triển kinh tế địa phương: quảng cáo chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu khu DTSQ • Xây dựng quĩ tình thương • Cải thiện môi trường xí nghiệp • Phát triển các hình thức kinh doanh (nhà nước, tập thể, tư nhân), tìm kiếm các giải pháp công nghệ, tài chính giảm thiểu ô nhiễm môi trường • Tạo môi trường hưởng thụ thông tin bền vững trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và giáo dục. − Cải thiện không gian bảo tồn trong mối liên quan với không gian văn hoá, không gian kinh tế và cuộc sống 4. Điều phối tổng thể khu DTSQ a) Xây dựng sự hiểu biết cộng đồng Tất cả mọi người dân, mọi tầng lớp lứa tuổi cần được thông tin về khu DTSQ. Hoạt động quan trọng nhất là giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ, mọi người dân được hiểu biết về môi trường sống của mình, bảo tồn thiên nhiên, nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch bền vững... Đa dạng các hình thức tuyên truyền giáo dục thông qua các ấn phẩm đễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hiện, các hoạt động tổ chức như các cuộc thi tìm hiểu, ứng xử.. thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức không chính qui sẽ đóng góp rất lớn vào hiệu quả quản lý. b) Nội dung tuyên truyền và hình thức tuyên truyền − Sự hiểu biết chung về khu vực, di sản thiên nhiên và di sản văn hoá được tuyên truyền và giáo dục dưới mọi hình thức khác nhau − Cảnh báo về điều kiện môi trường, ô nhiễm, chất thải, chất lượng không khí, đất, nước... − Xây dựng các mô hình quản lý sử dụng nguồn lợi hợp lý, nghiên cứu và ứng dụng nguồn năng lượng mới, quản lý và truyền tải thông tin tới vùng sâu vùng xa − Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về khái niệm, cấu trúc và chức năng khu DTSQ. Các thông tin này không chỉ được truyền đạt trong các trường phổ thông, viện nghiên cứu, các trường đại học mà cả các tổ chức nghề nghiệp, đoàn thể xã hội, đặc biệt là khách du lịch trong vùng. − Cần thiết kế và áp dụng các môđun giáo dục môi trường trong đào tạo giáo viên, trao đổi thông tin giữa các trường phổ thông, đại học thông qua mạng internet, hội nghị, hội thảo − Xây dựng danh mục các đối tác cho tất cả các loại hoạt động nêu trên theo từng chủ đề mà họ quan tâm nhất như: thế nào là kinh tế bền vững, xác định những hoạt động cho phát triển bền vững ở địa phương, thực hành nghề nghiệp liên quan đến phát triển bền vững ở các mức độ khác nhau. 7 c) Nghiên cứu khoa học Các hoạt động nghiên cứu đóng vai trò chính trong các hoạt động của khu DTSQ. Các nhà khoa học của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cùng làm việc để xây dựng kế hoạch quản lý khu DTSQ, đặc biệt là nghiên cứu và làm rõ chức năng của từng vùng. Các kết quả nghiên cứu về sự thay đổi, chuyển đổi sử dụng đất, tác động môi trường của các hoạt động kinh tế, du lịch, đề xuất các giải pháp... tạo điều kiện cho các nhà quản lý ra những quyết sách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương. d) Xây dựng đội ngũ và trợ giúp kỹ thuật − Danh mục các nhà khoa học, những đề tài nghiên cứu (đã, đang và sẽ triển khai), đội ngũ chuyên gia cần được hoàn thiện trong kế hoạch quản lý khu DTSQ. Nhu cầu giải quyết những vấn đề thực tế quản lý và khả năng đáp ứng của các nhà nghiên cứu, chuyên gia cần được thống nhất tuỳ hoàn cảnh địa phương. − Khu DTSQ phải là cơ sở dữ liệu sống và được cập nhật hàng ngày thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Các thông tin này cần được xuất bản cho từng loại đối tượng từ người dân đến nhà quản lý. e) Xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật (đường xá, cầu cống, các cơ sở dịch vụ, bố trí khu dân cư..) cần được phát triển hài hoà trong khung cảnh thiên nhiên khu DTSQ, cần được nghiên cứu đánh giá tác động môi trường khi phát triển các hoạt động này. Cần coi trọng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng văn hoá, thông tin, tuyên truyền, bảo tồn đa dạng văn hoá và truyền thống. f) Đánh giá kế hoạch quản lý Kế hoạch và các hoạt động quản lý cần được tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm hàng năm. Các vấn đề định hướng trong thời gian dài cần được tổng kết và bổ sung sau 5 hoặc 10 năm. Việc đánh giá hàng năm cho phép tổng kết và rút ra bài học thực tiến thành công cũng như thất bại, điều chỉnh thích hợp nếu thấy cần thiết. Những tổng kết dài hạn có tính định hướng, có thể bổ sung những ý tưởng, khái niệm mới phù hợp với hoàn cảnh địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế. g) Hợp tác quốc tế, tạo nguồn tài chính và kêu gọi đầu tư Xây dựng kế hoạch hợp tác với các tổ chức bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn văn hoá trên cơ sở trao đổi và tư vấn của Uỷ ban Quốc gia UNESCO và Uỷ ban MAB Quốc gia. Nguồn tài chính ban đầu có thể trích từ các hoạt động kinh tế địa phương, xây dựng thương hiệu và uy tín với các sản phẩm mang nhãn hiệu ‘khu DTSQ’ tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi đầu tư cả về bảo tồn thiên nhiên và sản phẩm sạch, có chất lượng cao từ các khu DTSQ. Kết luận Chức năng khu DTSQ rất nhiều và đa dạng, các hoạt động quản lý là phối hợp cả về kỹ thuật, hành chính và chính sách. Khu DTSQ cần được bảo tồn thích ứng với hệ thống hành chính, điều kiện kinh tế xã hội và văn hoá vốn rất khác nhau ở từng địa phương. Bản ‘Hưóng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý’ nhấn mạnh quản lý cho từng phân vùng theo cấu trúc và chức năng, trình tự các vấn đề được đề cập bao gồm: hiện trạng, đánh giá và sắp xếp vấn đề ưu tiên, xác định mục tiêu, biện pháp thực hiện. Bản hướng dẫn cần được xây dựng 8 Phái đoàn thường trực UNESCO Quốc tế Paris Ban Khoa học tự nhiên Phân ban Sinh thái UNESCO Văn phòng khu vực ĐNA/Jakarta UNESCO Văn phòng Hà Nội Tiểu ban Khoa học Tự nhiên Tiểu ban Sinh thái Uỷ ban Quốc gia UNESCO VN Ban Khoa học tự nhiên Uỷ ban MAB Quốc gia Các khu DTSQ Mạng lưới Khu vực các khu DTSQ Mạng lưới các khu DTSQ Ban Thý ký và Hội đồng Quốc tế cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh cụ thể từng khu DTSQ nhằm thực hiện hiệu quả ý tưởng ‘khu DTSQ là nơi gặp gỡ giữa Con người và Thiên nhiên’. Phụ lục: Sơ đồ cấu trúc hệ thống MAB và các khu DTSQ của Việt Nam Các ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Ban thư ký Chương trình MAB Quốc gia Và Trung tâm Nghiên cứu & Giáo dục Môi trường 136 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam ĐT/Fax: 04 768 3502 E-mail: CERE@hn.vnn.vn
Tài liệu liên quan