Mục tiêu:
Kiến thức:
- trình bày được hình thành và phát triển của internet;
- nêu được các lớp địa chỉ ip và các dịch vụ mạng;
Kỹ năng:
- thực hiện cấu hình địa chỉ ip;
- thao tác thành thạo các dịch vụ của internet;
Thái độ:
- nghiêm túc, tỉ mỉ trong giờ học.
46 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Internet - Bài mở đầu: Tổng quan về Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô đun: INTERNETTổng giờ: 45Lý thuyết: 15Thực hành: 30Giáo viên: Nguyễn Hữu HợpEmail: nguyenhuuhopcntt@gmail.comPhone: 01659135106Bài mở đầuTổng quan về InternetMục tiêu:Kiến thức:- trình bày được hình thành và phát triển của internet;- nêu được các lớp địa chỉ ip và các dịch vụ mạng;Kỹ năng:- thực hiện cấu hình địa chỉ ip;- thao tác thành thạo các dịch vụ của internet;Thái độ:- nghiêm túc, tỉ mỉ trong giờ học.Nội dung1. Giới thiệu về Internet 2. Giới thiệu địa chỉ Internet 3. Các dịch vụ trên Internet1. Giới thiệu về Internet1.1 Lịch sử hình thành và phát triển1.2 Các thành phần của Internet: Mạng máy tính, cấu trúc mạng, giao thức kết nối mạng.1.3 Các nhà cung cấp dịch vụ: ISP, IAP, ISP, ICP, OSP1.1 Lịch sử hình thành và phát triển- Vào cuối những năm 60, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tài trợ cho một nhóm sinh viên từ nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu của Mỹ để tham gia chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency - tên của tổ chức tài trợ chi phí nghiên cứu cho chương trình này). Sau đó, mạng này được các trường Đại học cùng nhau phát triển để trở thành một mạng chung cho các trường Đại học, gọi là ARPAnet - ông tổ của Internet ngày nay. Ban đầu, mạng này được các trường Đại học sử dụng, sau đó Quân đội cũng bắt đầu tận dụng, và cuối cùng Chính phủ Mỹ quyết định mở rộng việc sử dụng mạng cho mục đích thương mại và cộng đồng. Mạng Internet ngày nay đã trở thành một mạng liên kết các mạng máy tính nội bộ và các máy tính cá nhân trên khắp toàn cầu.1.1 Lịch sử hình thành và phát triểnCho đến ngày nay, mọi người đều công nhận rằng sự phát minh ra Internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại trong thế kỷ XX và sự phát minh này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế toàn cầu. Sự ảnh hưởng của Internet lên nền kinh tế thế giới, lên cuộc sống của mỗi người trên thế giới sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới, đặc biệt là ở các nước đang và chưa phát triển.1.2. Các thành phần của Internet: Mạng máy tính, cấu trúc mạng, giao thức kết nối mạng.Mạng máy tính:Khái niệm: Gồm 3 thành phầnThiết bị đầu-cuối: Máy tính điện tử / Thiết bị mạngĐường truyền vật lýGiao thức truyền thôngMục đíchTrao đổi thông tin giữa các máy tínhChia sẻ tài nguyênThiết bịCard mạng Card mạng không dâyBộ chuyển mạch Bộ định tuyếnĐường truyền vật lýLà môi trường truyền thông tin giữa các máy tính.Có thể hữu tuyến (cáp truyền) hoặc vô tuyến (ăng-ten thu/phát)Cáp đồng cáp quang Ăng-tenCấu trúc mạngInternet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN (Local Area Network), MAN (Metropolitan Area Network) và WAN (Wide Area Network) trên thế giới kết nối với nhau. Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một router.Giao thức kết nối mạngNetBEUI- Bộ giao thức nhỏ, nhanh và hiệu quả được cung cấp theo các sản phẩm của hãng IBM, cũng như sự hỗ trợ của Microsoft.- Bất lợi chính của bộ giao thức này là không hỗ trợ định tuyến và sử dụng giới hạn ở mạng dựa vào Microsoft. IPX/SPX- Đây là bộ giao thức sử dụng trong mạng Novell.- Ưu thế: nhỏ, nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ đồng thời hỗ trợ khả năng định tuyến. DECnet- Đây là bộ giao thức độc quyền của hãng Digtal Equipment Corpration.- DECnet định nghĩa mô tả truyền thông qua mạng cục bộ LAN, mạng MAN (mạng đô thị), WAN (mạng diện rộng). Giao thức này có khả năng hỗ trợ định tuyến. TCP/IP- Ưu thế chính của bộ giao thức này là khả năng liên kết hoạt động của nhiều loại máy tính khác nhau.- TCP/IP đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho kết nối liên mạng cũng như kết nối Internet toàn cầu.Hiện nay, TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ cũng như trên mạngInternet. Vì vậy chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về bộ giao thức TCP/IP.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ: ISP, IAP, ISP, ICP, OSP• ISP (Internet Service Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ Internet.- Nhà cung cấp dịch vụ Internet cấp quyền truy cập Internet qua mạng viễn thông và các dịch vụ như: Email, Web, FTP, Telnet, Chat. ISP được cấp cổng truy cập vào Internet bởi IAP.- Hiện tại ở Việt Nam có 16 ISP đăng ký cung cấp dịch vụ, trong đó có các ISP đã chính thức cung cấp dịch vụ là: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty Netnam - Viện công nghệ thông tin, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty cổ phần dịch vụ Internet (OCI), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM).1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ: ISP, IAP, ISP, ICP, OSP• IAP (Internet Access Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ đường truyền để kết nối với Internet (còn gọi là IXP-Internet Exchange Provider).- Nếu hiểu Internet như một siêu xa lộ thông tin thì IAP là nhà cung cấp phương tiện để đưa người dùng vào xa lộ. Nói cách khác IAP là kết nối người dùng trực tiếp với Internet. IAP có thể thực hiện cả chức năng của ISP nhưng ngược lại thì không. Một IAP thường phục vụ cho nhiều ISP khác nhau.- Các IXP (IAP) tại Việt nam bao gồm: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty đầu tư phát triển công nghệ FPT, Công ty điện tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễn thông điện lực (ETC), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HANOITELECOM).1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ: ISP, IAP, ISP, ICP, OSP• ISP dùng riêng- ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ dịch vụ Internet. Điều khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP dùng riêng là ISP dùng riêng không cung cấp dịch vụ Internet với mục đích kinh doanh. Đây là loại hình dịch vụ Internet của các cơ quan hành chính, các trường đại học hay viện nghiên cứu.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ: ISP, IAP, ISP, ICP, OSP• ICP (Internet Content Provider) - Nhà cung cấp dịch vụ nội dung thông tin Internet.- ICP cung cấp các thông tin về: kinh tế, giáo dục, thể thao, chính trị, quân sự (thường xuyên cập nhật thông tin mới theo định kỳ) đưa lên mạng.1.3. Các nhà cung cấp dịch vụ: ISP, IAP, ISP, ICP, OSP• OSP (Online Service Provider) - Nhà cung dịch vụ ứng dụng Internet.- OSP cung cấp các dịch vụ trên cơ sở ứng dụng Internet (OSP) như: mua bán qua mạng, giao dịch ngân hàng, tư vấn, đào tạo,.2. Giới thiệu địa chỉ Internet2.1. Giao thức: TCP/IP và các giao thức con2.2. Địa chỉ IP: Giới thiệu về IP, phân lớp A, B, C2.3. Tên miền DNS: Giới thiệu hệ thống quản lý tên miền (DNS), cấu tạo tên miền2.4. Định vị tài nguyên mạng2.1. Giao thức: TCP/IP và các giao thức conLà một tập hợp các giao thức kết nối sử dụng cho việc truyền thông tin từ máy tính này sang máy tính khác và từ mạng máy tính này sang mạng máy tính khác.* TCP/IP bao gồm bốn tầng như sau :- Tầng truy cập mạng (Network Access Layer)- Là tầng thấp nhất trong mô hình+ TCP/IP, bao gồm các thiết bị giao tiếp mạng và chương trình cung cấp các thông tin cần thiết để có thể hoạt động, truy cập đường truyền vật lý qua thiết bị giao tiếp mạng đó2.1. Giao thức: TCP/IP và các giao thức con- Tầng liên mạng (Internet Layer)- Cung cấp địa chỉ logic, độc lập với phần cứng, để dữ liệu có thể lướt qua các mạng con có cấu trúc vật lý khác nhau. Cung cấp chức năng định tuyến để giảm lưu lượng giao thông và hỗ trợ việc vận chuyển liên mạng. Thuật ngữ liên mạng được dùng để đề cập đến các mạng rộng lớn hơn, kết nối từ nhiều LAN. Tạo sự gắn kết giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic. Các giao thức của tầng này bao gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Coltrol Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol).2.1. Giao thức: TCP/IP và các giao thức con- Tầng giao vận (Transport Layer) - Giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Tầng này đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. Tầng này có hai giao thức chính: TCP (Transmisson Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). - Tầng ứng dụng (Application Layer) - Là tầng trên cùng của mô hình TCP/IP. Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa, và các hoạt động Internet, đồng thời hỗ trợ Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) mạng, cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng.2.2 Địa chỉ IP: Giới thiệu về IP, phân lớp A, B, CCác máy tính trên Internet phải làm việc với nhau theo giao thức chuẩn TCP/IP nên đòi hỏi phải có địa chỉ IP và địa chỉ này tồn tại duy nhất trong mạng. Cấu trúc của địa chỉ IP bao gồm 32bit và được chia thành 4 nhóm; các nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.), mỗi nhóm gồm 3 chữ số có giá trị 0 đến 255:xxx.xxx.xxx.xxx. Ví dụ: 206.25.128.1232.2 Địa chỉ IP: Giới thiệu về IP, phân lớp A, B, C- Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit. Hiện nay một số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và những ứng dụng mới, Ipv6 bao gồm 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2128 địa chỉ.- Hiện nay địa chỉ IP được một tổ chức phi chính phủ - InterNIC ( Internet Network Center) cung cấp để đảm bảo không có máy tính kết nối Internet nào bị trùng địa chỉ.2.2 Địa chỉ IP: Giới thiệu về IP, phân lớp A, B, CLớp A: 255.0.0.0 → (11111111 00000000 00000000 00000000)Vùng địa chỉ: Từ 0.0.0.0 đến 127.0.0.0, có netID là 126 địa chỉ và hostID là 16777214 địa chỉ2.2 Địa chỉ IP: Giới thiệu về IP, phân lớp A, B, CLớp B: 255.255.0.0 → (11111111 11111111 00000000 00000000)Vùng địa chỉ: Từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0 có netID là 16382 địa chỉ và có hostID là 65534 địa chỉ2.2 Địa chỉ IP: Giới thiệu về IP, phân lớp A, B, CLớp C: 255.255.255.0 → (11111111 11111111 11111111 00000000)Vùng địa chỉ: Từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0 có netID là 2.097.150 địa chỉ và hostID là 254 địa chỉ2.3. Tên miền DNS: Giới thiệu hệ thống quản lý tên miền (DNS), cấu tạo tên miền- Người sử dụng sẽ khó nhớ được địa chỉ IP dẫn đến việc sử dụng dịch vụ từ một máy tính nào đó là rất khó khǎn vì thế hệ thống DNS (Domain Name System - DNS) được giới thiệu ở phần tiếp theo) sẽ gán cho mỗi địa chỉ IP một cái tên tương ứng mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng mà thuật ngữ Internet gọi là tên miền.Dưới đây là các tên miền thông dụng :DomainMô tảcomCác tổ chức thương mại, doanh nghiệp (Commercial)eduCác tổ chức giáo dục ( Education)govCác tổ chức chính phủ (Government)intCác tổ chức Quốc tế (International Organisations)milCác tổ chức quân sự (Military)netMột mạng không thuộc các loại phân vùng khác (Network)orgCác tổ chức không thuộc một trong các loại trên (Other orgnizations)Bảng sau là các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giớiDomainQuốc gia tương ứngatÁobeBỉcaCanadafiPhần LanfrPhápdeCHLB ĐứcilIsraelitItaliajpNhậtvnViệt Nam3. Các dịch vụ trên Internet3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại3.2 Gopher, Telnet, FTP 3.3 Các dịch vụ phổ biến khác3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW): là mạng lưới nguồn thông tin cho phép khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng.- WWW là công cụ, phương tiện, hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet.- Một tài liệu siêu văn bản - được gọi phổ biến hơn là một trang web -, là một tập tin được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản -HTML (HyperText Markup Languages).- Ngôn ngữ này cho phép tác giả của một tài liệu nhúng các liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết -hyperlink) vào trong tài liệu. Các liên kết siêu văn bản là nền móng của World Wide Web.3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ. Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và phố biến của nó. Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếp thị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương mại, chứng từ,... tất cả đều được trao đổi thông qua thư điện tử.3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- Hệ thống thư điện tử được chia làm hai phần: MUA (Mail User Agent) và MTA (Message Transfer Agent). MUA thực chất là một hệ thống làm nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận bản tin, soạn thảo bản tin, lưu các bản tin và gửi bản tin. Nhiệm vụ của MTA là định tuyến bản tin và xử lý các bản tin đến từ hệ thống của người dùng sao cho các bản tin đó đến được đúng hệ thống đích3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- Địa chỉ tên miền có khuôn dạng như sau: Thông_tin_người_dùng@thông_tin_tên_miền Phần “thông_tin_tên_miền” gồm một xâu các nhãn cách nhau bởi một dấu chấm (.). Ví dụ : nguyen_van_An@yahoo.comptit@hn.vnn.vnlevanminh@vnpt.com.vn3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- IRC là hình thức hội thoại trực tiếp trên Internet. Với dịch vụ này hai hay nhiều người có thể cùng trao đổi thông tin trực tiếp qua bàn phím máy tính. Nghĩa là bất kỳ câu đánh trên máy của người này đều hiển thị trên màn hình của người đang cùng hội thoại.- Có nhiều chương trình hỗ trợ cho phép chat trực tiếp (những người chat đang Online) hoặc gián tiếp (những người chat đang Offline) với đối phương. Người sử dụng có thể chat bằng chữ (text), chat bằng âm thanh (voice) hoặc bằng hình ảnh (web-cam)... Ngoài chat trên Internet người sử dụng còn có thể chat với nhau trên mạng LAN3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- Text chat là gõ phím trên một chương trình chat nào đó một lời nhắn, sau đó gõ Enter. Lời nhắn lập tức được gửi tới máy của người được gửi và sau đó người gửi có thể nhận ngược lại các lời nhắn từ người bạn chat đó.3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại- Voice chat cho phép các bạn nói chuyện với nhau (giống như nói chuyện điện thoại) mà chỉ phải trả một lượng tiền rất ít so với bạn gọi điện thoại trực tiếp, nhưng đòi hỏi cấu hình máy tính rất mạnh và đường truyền lớn và ổn định. Ở Việt Nam hiện nay, text chat được sử dụng phổ biến. - Để truyền hình ảnh trên Internet người ta dùng một thiết bị camera gọi là Webcam. Tuy nhiên, chỉ có một số trang web bạn có thể thấy được webcam hoặc chỉ một số chương trình chat client hỗ trợ webcam thì bạn mới làm được điều này. Các chương trình hỗ trợ webcam như: Yahoo! messenger, MNS messenger...3.1 Web, E-Mail, FTP, hội thoại3.2 Gopher, Telnet, FTP- Trước khi Web ra đời, Gopher là dịch vụ rất được ưa chuộng. Gopher là một dịch vụ truyền tệp tương tự như FTP, nhưng nó hỗ trợ người dùng trong việc cung cấp thông tin về tài nguyên. Client Gopher hiển thị một thực đơn, người dùng chỉ việc lựa chọn cái mà mình cần. Kết quả của việc lựa chọn được thể hiện ở một thực đơn khác.- Gopher bị giới hạn trong kiểu các dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu dưới dạng mã ASCII mặc dù có thể chuyển dữ liệu dạng nhị phân và hiển thị nó bằng một phần mềm khác3.2 Gopher, Telnet, FTPDịch vụ đăng nhập từ xa TelnetTelnet cho phép người sử dụng đăng nhập từ xa vào hệ thống từ một thiết bị đầu cuối nào đó trên mạng. Với Telnet người sử dụng hoàn toàn có thể làm việc với hệ thống từ xa như thể họ đang ngồi làm việc ngay trước màn hình của hệ thống. Kết nối Telnet là một kết nối TCP dùng để truyền dữ liệu với các thông tin điều khiển3.2 Gopher, Telnet, FTPDịch vụ truyền tệp (FTP)Dịch vụ truyền tệp (FTP) là một dịch vụ cơ bản và phổ biến cho phép chuyển các tệp dữ liệu giữa các máy tính khác nhau trên mạng. FTP hỗ trợ tất cả các dạng tệp, trên thực tế nó không quan tâm tới dạng tệp cho dù đó là tệp văn bản mã ASCII hay các tệp dữ liệu dạng nhị phân. Với cấu hình của máy phục vụ FTP, có thể qui định quyền truy nhập của người sử dụng với từng thư mục dữ liệu, tệp dữ liệu cũng như giới hạn số lượng người sử dụng có khả năng cùng một lúc có thể truy nhập vào cùng một nơi lưu trữ dữ liệu.3.3 Các dịch vụ phổ biến khácCác dịch vụ cao cấp trên Internet có thể liệt kê như: Internet Telephony, Internet Fax,.Chi tiết hơn về các dịch vụ này, có thể tham khảo tại các Website của các nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc các sách, giáo trình về mạng và Internet.