K ỹ thuật trồng cây gió bầu tạo trầm kỳ (Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte)

Đặc điểm thực vật học: cây dó bầu còn gọi là cây trầm hương, cây tóc, cây kỳ nam. Cây dó bầu cao từ 30-40m, có vỏ xám nhiều xơ, lá mọc cách, phiến lá mỏng thuôn dài hoặc bầu dục, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông tơ. Hoa tự hình tán, mọc chùm ở kẻ lá, màu trắng tro, quả nang, khi khô tách thành 2 mảnh, quả hình lê, mỗi quả chứa 1 – 2 hạt màu đen. Cây có tác động tạo tuyến nhựa màu đen, có mùi thơm gọi là trầm hương.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu K ỹ thuật trồng cây gió bầu tạo trầm kỳ (Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng cây gió bầu tạo trầm kỳ (Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte) 1. Đặc điểm thực vật học: cây dó bầu còn gọi là cây trầm hương, cây tóc, cây kỳ nam. Cây dó bầu cao từ 30-40m, có vỏ xám nhiều xơ, lá mọc cách, phiến lá mỏng thuôn dài hoặc bầu dục, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt có lông tơ. Hoa tự hình tán, mọc chùm ở kẻ lá, màu trắng tro, quả nang, khi khô tách thành 2 mảnh, quả hình lê, mỗi quả chứa 1 – 2 hạt màu đen. Cây có tác động tạo tuyến nhựa màu đen, có mùi thơm gọi là trầm hương. 2. Điều kiện trồng cây: Khí hậu: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25OC, lượng mưa từ >1500mm/năm, ẩm độ>80%. Đất ẩm, tơi xốp, độ dày tầng đất trên 40cm,nhiều mùn. Không nên trồng trên các loại đất đá vôi, cát hoặc ngập úng. 3. Giống cây con : do quá trình khai thác bừa bãi tìm trầm, đã làm nguồn giống cây dó bầu (loại giống tỷ lệ tạo trầm kỳ cao trong tự nhiên) cạn kiệt, kéo theo một số giống dó tạo trầm khác như dó me.. cũng ít dần. Nhưng trên 10 năm qua (từ năm 1990), nguồn giống được p[hục hồi từ vườn nhà từ việc thu hạt giống, cây con tại rừng về trồng, do đó tỷ lệ lai tạp giữa các giống dó rất cao, phần lớn giữa 2 giống dó bầu và dó me. Nhưng qua khảo sát thực tế cho thấy khi cấy tạo trầm nhân tạo giữa 2 giống dó bầu và dó me (phần lớn cây thường bị lai tạp giữa 2 giống) đều cho tỷ lệ tạo trầm khác biệt không cao. Hiện nay nguồn giống cây dó thường lấy hạt từ những cây dó trưởng thành (>7 năm) tại các tỉnh hà Tĩnh, Quảng Nam, An Giang, Kiên Giang (chưa qua khâu tuyển chọn). Nên việc chọn cây dó bầu thuần chuẩn cần có thời gian cho các nhà chọn giống. 4. Kỹ thuật sản xuất cây con: Chọn hạt giống có chất lượng tốt, hạt đen bóng, tỷ lệ nảy mầm cao(>80%). Gieo hạt trên luống có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha có pH5-6, giàn che tốt, chủ động điều chỉnh ánh sáng. Sau 30-35 ngày, cây mạ sẽ cất vào các bầu đất (hỗn hợp xơ dừa, tro trấu..)kích thước 12x16 cm. Bầu cây đặt trong vườn ươm có dàn che tránh bớt nắng và hạt mưa trực tiếp lên cây con sau khi cấy. Trong thời gian 30-45 ngày đầu sau khi cấy thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, ngày tưới 2 lần, lượng nước tưới 2-4l/m2. Sau 45 ngày đến khi cây xuất vườn lượng nước tưới giảm dần 3-5 ngày/ lần. Cây trong vườn ươm cần chú trọng đảo bầu cây khi cây ra rễ khỏi bầu thường 1lần /tháng. Giai đoạn này bón phân vào lúc chiều mát, bón xong phải tưới nước ngay để rửa sạch cây, lá. Phân bón DAP với nồng độ 1- 1,5% với 2lít/m2, chỉ tưới cây từ 2 tháng tuổi trở lên, 15 ngày/ lần. Phòng trừ sâu bệnh : bệnh thường là lở cổ rễ, thối thân, phấn trắng, cháy lá.., các thuốc sử dụng trị bệnh là Brocdeau, Basudin hoặc Baylidin theo hướng dẫn ở bao bì. Các loại sâu ăn lá, sâu đục thân có thể dùng thuốc nội hấp hoặc thuốc tiếp xúc để phòng trừ. Cây xuất vườn xanh tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, cây cao >50cm, đường kính cổ rễ >0,4cm và bầu cây không bị mục nát đứt rễ. 5. Kỹ thuật trồng cây: đất trồng cây nên chủ động nước tưới, tránh mưa lụt úng (>1giờ). a. Đào hố trồng: Kích thước: 40x40x30cm. Khi đào hố phải để lớp đất mặt sang 1 bên. Đào hố trước khi trồng 1 tháng sau đó lấp hố theo quy định lớp đất mặt trộn phân lắp xuống trước. Lượng phân NPK từ 0,3-0,5 kg/ hố, nên trộn với phân hữu cơ 1kg/ hố. b. Mật độ cây trồng: tuỳ loại đất có thể chọn các loại mật độ sau: 625 cây/ha: với cự ly 4x4 m; 800 cây/ha: 2,5x5 m; 1160 cây/ha: 3x3 m. Nếu trồng xen trong vườn cà phê, điều, nhãn, tiêu mật độ từ 250 -500 cây. c. Kỹ thuật trồng: cây đủ tiêu chuẩn trồng, tiến hành trồng sau những trận mưa đầu mùa mưa. Trồng vào những ngày mưa nhỏ, thời tiết mát dịu, ẩm là tốt. Bố trí cây trồng hình nanh sấu, chống xói mòn. Bóc vỏ bầu nylon, đặt bầu sâu hơn lớp đất tự nhiên 1-2cm. Đặt cây ngay ngắn giữa hố, lấp đất và nén chặt, vun gốc cao hơn mặt đất thường 2-3cm là vừa. Sau khi trồng xem xét dẫy cỏ quanh gốc, vun xới nhẹ nhàng chung quanh gốc cây đường kính 1-1,2m. Bón phân 2 lần vào năm 1 và năm 2 hai lần/năm với lượng phân NPK 100gr/cây. Các năm sau chỉ làm cỏ, xới đất quanh cây, tỉa bớt cành tạo dáng cho cây vươn cao, không cần bón phân vô cơ, nên tạo độ ẩm xung quanh gốc bằng phân hữu cơ. 6. Bảo vệ cây trồng: cây dó có độ tuổi trên 4 năm (đường kính>15cm) có thể cấy tạo trầm. Nên việc bảo vệ cây đến tuổi thu hoạch cần nên: Chú ý trâu bò chăn thả ăn cây con. Phòng chống cháy nhất l2 trong mùa khô hạn.
Tài liệu liên quan