- Học sinh có khái niệm về chu kì tế bào, phân biệt được nguyên phân và giảm phân, hiểu được các ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
- Học sinh hiểu và trình bầy được khái niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng và ứng dụng của vi sinh vật vào trong đời sống
- Trình bầy được tính quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Học sinh nắm kiến thức cơ bản về virut, phương thức sinh sản của virut, ứng dụng của virut trong thực tiễn. Nắm được khái niệm miễn dịch và bệnh truyền nhiễm
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3586 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn học: sinh học lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn học: Sinh học
Lớp 10
Chương trình cơ bản
Học kỳ: II Năm học: 2010 - 2011
Môn học: Sinh học
Chương trình
Cơ bản R
Nâng cao *
Học kỳ: Học kì 1 Năm học: 2010 - 2011
Họ và tên giáo viên xây dựng kế hoạch: Ngô Quốc Ngọc
Địa chỉ liên lạc
Sở GD – ĐT Tỉnh Điện Biên
Trường THPT Mường Nhà – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên
Các chuẩn của môn học ( theo chuẩn do Bộ GD - ĐT ban hành)
Kiến thức:
- Học sinh có khái niệm về chu kì tế bào, phân biệt được nguyên phân và giảm phân, hiểu được các ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân.
- Học sinh hiểu và trình bầy được khái niệm vi sinh vật, các kiểu dinh dưỡng và ứng dụng của vi sinh vật vào trong đời sống
- Trình bầy được tính quy luật sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục và không liên tục.
- Học sinh nắm kiến thức cơ bản về virut, phương thức sinh sản của virut, ứng dụng của virut trong thực tiễn. Nắm được khái niệm miễn dịch và bệnh truyền nhiễm
Kỹ năng:
- Kĩ năng quan sát, mô tả: HS biết quan sát và mô tả được
- Kĩ năng thực hành: HS thành thạo
Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát, thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập và xử lý mẫu vật, biết bố trí và thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học.
- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn ở địa phương: Bước đầu học sinh có thể vận dụng được
- Kĩ năng tư duy
Phát triển kỹ năng tư duy thực nghiệm - quy nạp, chú trọng phát triển kỹ năng tư duy lý luận. (phân tích, tổng hợp, khái quát hoá… đặc biệt là kỹ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).
- Kỹ năng học tập
Phát triển kỹ năng học tập, đặc biệt là kỹ năng tự học: Biết thu thập và xử lý thông tin; lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp…
- Hình thành kỹ năng rèn luyện sức khoẻ
Biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh, tật, thể dục, thể thao…nhằm nâng cao năng suất học tập và lao động.
Yêu cầu về thái độ
Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học.
Có ý thức vận dụng các tri thức và kỹ năng học được vào cuộc sống lao động học tập.
Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống ma tuý, HIV/ AIDS.
Mục tiêu chi tiết
Mục tiêu
Nội dung
Mục tiêu chi tiết
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Chương IV: Phân bào
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
Mô tả được chu kì tế bào
Nêu được diễn biến cơ bản của nguyên phân
Phân biệt được chu kì tế bào ở các loại mô là khác nhau
Giải thích được hiện tượng co xoắn cực đại của NST
Làm bài tập về nguyên phân
Bài 19: Giảm phân
Nêu được diễn biến cơ bản của giảm phân
Hiểu được ý nghia của tiếp hợp trao đổi chéo
Biết lập bảng so sánh nguyên phân và giảm phân.
Làm bài tập về giảm phân
Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
Quan sát tiêu bản phân bào
Vẽ được các kì phân bào
Làm tiêu bản tạm thời về phân chia tế bào
Phần ba: Sinh học vi sinh vật học
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Nêu được khái niệm vi sinh vật
Nêu được các kiểu dinh dưỡng
Nêu được hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí,
Trình bầy được các kiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng, cacbon.
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
Nêu được đặc điểm chung của quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh vật
Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy
Lấy các ví dụ và phân tích những ứng dụng của quá trình này trong thực tế cuộc sống
Học sinh giải được bài tập về trao đổi chất ở vi sinh vật
Bài 24: Thực hành: Lên men etilic và lactic
Biết cách làm thí nghiệm
Giải thích các hiện tượng trong thi nghiêm
Biết làm một số sản phẩm lên men
Chương II:
Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Bài 25:
Sinh trưởng của vi sinh vật
Trình bầy được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật
Giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục
Làm bài tập về sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
Bài 26:
Sinh sản của vi sinh vật
Nêu được các hình thức sinh sản ở vi sinh vật
Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật
Làm bài tập về sinh sản của vi sinh vật
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
Trình bầy được những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật và úng dụng của chúng
Giải thích được những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Bài 28:
Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
Quan sát được một số vi khuẩn
Vẽ sơ đồ hình dạng tế bào vi khuẩn
Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm
Bài 29: Cấu trúc các loại virút
Trình bầy khái niệm và cấu tạo của virut
Mô tả cấu tạo chi tiết của một số virut
Bài 30: Sự nhân lên của virút trong tế bào vật chủ.
Tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ
Tìm hiểu về HIV, bệnh AIDS
Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh
Một số ứng dụng của virut
Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Trình bầy được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh
Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người và động vật ở địa phương báo cáo.
8. Khung phân phối chương trình.
Nội dung bắt buộc / Số tiết
ND tự chọn
Tổng số tiết
Ghi chú
Lý thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
9
1
3
1
2
16
16
Lịch trình chi tiết
Bài học
Tiết
Hoạt động DH chính
Hình thức dạy học
PP, PT dạy học
KT - ĐG
Ghi chú
Chương IV: Phân bào
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
20
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Nêu vấn đề
Trên lớp:
- Phiếu học tập Diễn biến cơ bản của các pha trong kì trung gian.
- Phiếu học tập: Diễn biến cơ bản các kì nguyên phân
- Tranh hình 18.1; 18.2 sgk phóng to, mô hình nguyên phân.
- Máy chiếu
Ở nhà:
- Học sinh tìm hiểu ý nghĩa nguyên phân trên lí thuyết và thực tiễn.
Đối với học sinh khá giỏi:
- Tại sao NST lại co xoắn tối đa khi bước vào kì sau?
- Điều gì xẩy ra nếu ở kì giữa thoi phân bào bị phá hủy?
Bài 19: Giảm phân
21
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Trên lớp:
- Phiếu học tập: Diễn biến cơ bản các kì giảm phân
- Tranh hình 19.1; 19.2 sgk phóng to, mô hình nguyên phân.
- Máy chiếu
Ở nhà:
- Phiếu học tập: Điểm khác biệt nguyên phân giảm phân
Đối với học sinh khá giỏi:
- Hiểu ý nghĩa của trao đổi chéo với sinh học
- Phiếu học tập: Điểm khác biệt nguyên phân giảm phân
Bài 20: Thực hành: Quan sát các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
22
Thực hành
PPDH: Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp
Trên lớp:
- Kính hiển vi quang học, tiêu bản cố định, tạm thời rễ hành.
- Tài liệu hình ảnh động về nguyên phân.
- Máy chiếu
Ở nhà:
- Viết bài thu hoach và giải thích các câu hỏi trong bài
Đối với học sinh khá giỏi: Làm tiêu bản tạm thời, giải thich tại sao cùng một kì có những hình khác nhau?
Phần ba: Sinh học vi sinh vật
Chương I: Chuyển hóa vật chât và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
23
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Nêu vấn đề
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
- Bảng: Kiểu dinh dưỡng
Ở nhà:
- Bài tập 1, 2, 3 sgk
Đối với học sinh khá giỏi: Bảng Phân biệt các hình thức hô hấp và lên men
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
24
- Lý thuyết
- PPDH:
Vấn đáp
Giảng giải
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
Ở nhà:
- Bảng: Sự sai khác giữa hai quá trình lên men
Đối với học sinh khá giỏi: Giải thích tại sao khi để quả vải chín qua 3 - 4 ngày thì có mùa chua?
Bài 24: Thực hành: Lên men etilic và lactic
25
Thực hành
PPDH: Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp
Ở nhà:
- Học sinh muối dưa chua, cà.
Trên lớp:
- Thực hành trưc quan.
Ở nhà:
- Viết bài thu hoach và giải thích các câu hỏi trong bài
Đối với học sinh khá giỏi: Giải thích các câu hỏi trong bài
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Bài 25:
Sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
26
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Nêu vấn đề
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Tìm hiểu các ứng dụng của vi sinh vật.
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
- Bảng: Sự phân chia tế bào ecoli.
-Hình 25 sgk
- Phiếu học tập: Đặc điểm các pha sinh trưởng
- Bảng các chất ức chê sinh trưởng
Đối với học sinh khá giỏi: Làm bài tập vê sinh trưởng của vi sinh vật
Bài 26:
Sinh sản của vi sinh vật
27
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Nêu vấn đề
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
- Hình 26.1, 26.2, 26.3 sgk
- Máy chiếu
Đối với học sinh khá giỏi: Giải thích câu 3 sgk trang 105
Bài 28:
Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật
28
Thực hành
PPDH: Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp
Trên lớp:
- Kính hiển vi, lam kính, la men, que cấy, pipet, giá ống nghiệm, giấy lọc.
- Thuốc nhuộm
- Mẫu vật : nấm mốc, nấm men.
- Hình 28 sgk
- Máy chiếu
Ở nhà:
- Viết bài thu hoạch và giải thích các câu hỏi trong bài
Học sinh khá giỏi:
Tiết
29
Kiểm tra một tiết
Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm
Bài 29: Cấu trúc các loại virút
Bài 31: Virut gây bệnh
30
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Nêu vấn đề
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
- Hình 29.1, 29.2, 29.3 sgk phóng to
Ở nhà:
- Bảng: sự khác biệt giữa vi khuẩn và virut.
Học sinh khá giỏi:
- Bài tập 3 sgk trang 118
Bài 30: Sự nhân lên của virút trong tế bào vật chủ.
31
Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
- Tranh hình 30 sgk
- Máy chiếu
Học sinh khá giỏi:
- Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào?
Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Bài 31: Ứng dụng của virut trong thực tiễn
32
- Lý thuyết
- PPDH: Trực quan
Vấn đáp
Nêu vấn đề
Ở nhà:
- Học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp
- Học sinh sưu tầm tài liệu về bệnh do virut.
Trên lớp:
- GV: Phát vấn
- HS: Trả lời
- Tranh hình 31,
- Phiếu học tập: Phân biệt miễn dich dịch thể và miễn dịch tế bào.
Học sinh khá giỏi:
- Xung quanh ta có nhiều vi sinh vật gây bênh nhưng ta vẫn khỏe mạnh?
Tiết
33
Bài tập
Tiết
34
Ôn tập học kì II
Tiết
35
Kiểm tra học kì II
- Kiểm tra thường xuyên ( cho điểm / không cho điểm): Kiểm tra bài cũ, kiểm tra trong quá trình dạy trên lớp, làm bài test ngắn…
- Kiểm tra định kỳ: KT 15 phút, KT 45 phút.
Hình thức KTĐG
Số lần
Trọng số
Thời điểm/ nội dung
KT miệng
1
1
Kiểm tra thường xuyên
KT 15 phút
2
1
Lần 1: Sau khi học xong Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật.
Lần 2: Sau khi học xong Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào vật chủ
KT 45 phút
1
2
Sau khi học xong Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Phân bào
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
- Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Thi HK
1
3
- Chương IV: Phân bào
- Phần ba: Sinh học vi sinh vật
11. Danh mục tài liệu tham khảo, học liệu bổ sung cho môn học.
Vũ Văn Vụ (2001), Sinh lý học thực vật, NXBGD.
Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1989), Phương pháp dạy học sinh học, NXBGD.
Phạm Đình Hổ (1993), Di truyền học, NXB Giáo dục.
12. Một số phần mềm sử dụng trong dạy học
- Phần mềm Powerpoint
- Phần mềm Excel vẽ đồ thị, biểu đồ.
- 13. Một số công cụ, phương tiện dạy học.
- Tranh vẽ dùng cho dạy học Sinh học 10
- Máy tính
- Projector.
- Đĩa CD
TỔ TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN HIỆU TRƯỞNG