Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn
tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi
đúng và quan trọng là làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời
mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
ngân hàng thương mại (NHTM) – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng
tốt cơ hội đòi hỏi các NHTMVN phải phân tích những điểm mạnh nh ững điểm yếu của
mình để đưa ra chiến lược, những sản phẩm phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của
sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh
nghiệp.
29 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch marketing cho sản phẩm thẻ lập nghiệp của ngân hàng Agribank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA QUẢN LÝ – BỘ MÔN KINH TẾ
Marketing ngân hàng
Đề tài: Kế hoạch Marketing cho sản phẩm Thẻ lập nghiệp của
ngân hàng Agribank
Sinh viên thực hiện: Bùi Nguyên Sáng và Nguyễn Tuấn Dũng
Mã sinh viên: A11116 – A11072
Lớp: QB20d2
Giảng viên: Ths.Vũ Thị Tuyết
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 1
Mục Lục
Mục Lục ....................................................................................................................................1
Lời mở đầu………………………………………………………………………………...2
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK ............................................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam ......................................................................................3
2. Các hoạt động chính .....................................................................................................4
PHẦN 2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING ..............................................................5
1. Tóm tắt nội dung ...........................................................................................................5
2. Tình hình marketing hiện tại ........................................................................................5
2.1 Thực trạng các hoạt động marketing tại các NHTMVN.....................................5
2.2 Hoạt động marketing tại Agribank .......................................................................9
2.3 Hiệu quả của chiến lược marketing hỗn hợp .....................................................13
3 Phân tích SWOT của Agribank ..................................................................................19
3.1 Điểm mạnh ...........................................................................................................19
3.2 Điểm yếu ..............................................................................................................19
3.3 Cơ hội ...................................................................................................................20
3.4 Thách thức ...........................................................................................................20
4 Mục tiêu Marketing ....................................................................................................21
5 Chiến lược marketing cho sản phẩm Thẻ Lập nghiệp ..............................................22
5.1 Thẻ Lập nghiệp ....................................................................................................22
5.2 Chiến lược marketing ..........................................................................................24
Kết luận ...................................................................................................................................28
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 2
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nước kinh tế đang phát triển muốn
tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hướng đi
đúng và quan trọng là làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trường quốc tế, đồng thời
mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các
ngân hàng thương mại (NHTM) – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền
tệ - tín dụng đứng trước những thách thức lớn. Để vượt qua những thách thức và tận dụng
tốt cơ hội đòi hỏi các NHTMVN phải phân tích những điểm mạnh những điểm yếu của
mình để đưa ra chiến lược, những sản phẩm phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của
sự phát triển phù hợp với xu thế trên nguyên tắc đảm bảo lợi ích quốc gia và doanh
nghiệp.
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 3
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK
1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh Láng Hạ Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
(Agribank)
Loại hình
Thành lập 26/3/1988
Trụ sở
02 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, Việt
Nam
Khu vực hoạt động Nông nghiệp, nông thôn
Ngành nghề Ngân hàng
Sản phẩm Dịch vụ tài chính
Tài sản 267.000 tỷ đồng (2007)
Nhân viên 30.000 (2007)
Chi nhánh 2.200 (2007)
Website
Năm 1996, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển
mới, cùng với các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho nền kinh tế mọi miền đất
nước mà đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 4
Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền đổi tiên Ngân hàng Nông nghiệp
Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động
theo mô hình Tổng công ty 90.
Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời cả một số chi nhanh Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT) tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế
mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996 – 1997. Ngày 1/8/1996 tại Quyết định số 334/QĐ-
NHNo-02 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo & PTNT Láng
Hạ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 17/3/1997 có trụ sở đặt tại 44 Láng Hạ
(nay là 24 Láng Hạ - Quận Đống Đa – Hà Nội).
Đây là Ngân hàng cấp I, loại 2 trực thuộc trung tâm điều hành NHNo & PTNT Việt
Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo & PTNT
Việt Nam cũng như trong mạng lưới ngân hàng trên địa bàn Hà Nội.
2. Các hoạt động chính
- Huy động vốn
- Cho vay
- Kinh doanh ngoại hối
- Kinh doanh dịch vụ
- Đầu tư dưới các hình thức
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 5
PHẦN 2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING
1. Tóm tắt nội dung
Bản kế hoạch marketing sau đây nêu lên những hoạt động thanh toán bằng thẻ tại
các NH trong cả nước.Từ đó, đặt ra một kế hoạch marketing cho sản phẩm Thẻ lập
nghiệp do Agribank hợp tác với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam phát hành theo
chủ trương của Chính phủ nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội.
2. Tình hình marketing hiện tại
2.1 Thực trạng các hoạt động marketing tại các NHTMVN
2.1.1 Tình hình hoạt động marketing tại các NHTMVN
Trong những năm gần đây, hoạt động của các NHTMVN rất sôi động và đa dạng
với nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ mới được đưa vào thị trường. Cũng do Việt Nam đang
trong thời kỳ hội nhập, rất cần những nguồn vốn rót cho các dự án đầu tư mở rộng sản
xuất của các doanh nghiệp, hoặc những dự án của cá nhân. Dòng vốn luân chuyển mạnh
mẽ, mức sống của người dân tăng cao cũng là một tiền đề cho sự phát triển của các NH.
Công nghệ kỹ thuật phát triển, cùng với đó, những hình thức thanh toán mới cũng được
hình thành trong các NH. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các NH là không thể tránh khỏi,
bắt buộc mỗi NH phải có những chiến lược phát triển đúng đắn và hợp thời, để có thể
nắm bắt được những cơ hội đó, cần phải có những thông tin nhanh nhạy, chính xác. Và
hoạt động marketing trong các NH được chú trọng và đầu tư mạnh mẽ nhằm có được
những thông tin kịp thời và chính xác, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển kịp thời. Có
thể thấy rằng trong thời gian qua, các NHTM đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt
động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động
vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng liên
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 6
tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các NHTM đạt được những kết quả nhất định
và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế.
Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt
khuyến mãi, các NHTM đã dưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích
thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm
giao dịch, áp dụng lãi suất bạc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai
trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới… Cùng với đó, để thu hút thêm
khách hàng, NHTM cũng đã cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu
sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt
máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ…
2.1.2 Hoạt động thanh toán sử dụng thẻ thanh toán
Một vài năm trở lại đây, khi nói tới hình thức thanh toán bằng thẻ điện tử, chắc hẳn
không ít người nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ mình dùng đến hình thức thanh toán đó, bởi
thói quen người dân Việt Nam thích dùng tiền mặt, cũng vì họ có thói quen mua hàng hóa
ngoài đường, ngoài chợ. Thêm nữa, những máy móc cho phép thanh toán bằng thẻ cũng
không phổ biến. Nhưng dần dần, chúng ta có thể thấy được sự cần thiết và tiện lợi của
hình thức thanh toán này, nhanh gọn, không mất quá nhiều thời gian, kiểm soát được số
dư tài khoản, an toàn, có thể gửi tiền vào tài khoản thẻ khác ở một khoảng cách xa,... Sau
đây là một số thống kê về hình thức mới này:
- Máy ATM: 1.107 máy, đến tháng 12/2005 dự kiến lắp thêm: 1.830 máy và đến
2006-2010 lắp thêm khoảng 6.325 máy. Khách hàng sử dụng máy ATM tăng đáng kể, do
vậy việc lắp đặt thêm máy ATM đang được thực hiện tích cực. Đi đôi với tăng cường số
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 7
lượng máy ATM việc xây dựng trung tâm chuyển mạch để kết nối các máy ATM và các
thiết bị đầu cuối của các ngân hàng lại với nhau cũng đang khẩn trương triển khai.
- Tài khoản cá nhân đã mở tại các ngân hàng là 6.201 nghìn tài khoản. Trong đó:
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh có: 5.399 nghìn tài khoản
+ Ngân hàng thương mại cổ phần có: 742 nghìn tài khoản
+ Các ngân hàng còn lại: 59 nghìn tài khoản. Đi đôi với việc sử dụng các dịch vụ
ngân hàng khách hàng tư nhân của các ngân hàng thương mại cũng đã quan tâm tới việc
mở và sử dụng tài khoản tư nhân, trước hết là cho dịch vụ ATM.
- Số lượng thẻ thanh toán: Thẻ phát hành nội địa tính đến 30.5.2005 có 1.103 nghìn
chiếc; dự kiến đến tháng 12.2005 phát hành thêm 1.576 nghìn chiếc; ước tính từ 2006 đến
2010 sẽ phát hành thêm 12.117 chiếc. Thẻ quốc tế đã phát hành 122 nghìn thẻ; dự tính
đến tháng 12.2005 phát hành thêm 62 nghìn thẻ; ước tính từ 2006 đến 2010 phát hành
thêm 2.197 thẻ. Qua số liệu thống kê cho thấy mức độ tăng trưởng thẻ trong nước nhanh
hơn thẻ quốc tế. Từ cuối năm 2004 đến đầu năm 2005 số lượng phát hành thẻ trong nước
tăng đột biến. Đối tượng dùng thẻ chủ yếu là sinh viên và công nhân làm việc tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất. Hiện tại thì đã dần chuyển sang trả lương cho cán bộ công
nhân viên qua tài khoản thanh toán, rất nhanh và chính xác. Có lẽ đối với hình thức này,
người ta có thể nhận thấy ngay nhu cầu của khách hàng, đó là sự tiện lợi, chỉ với một
chiếc thẻ, có thể gửi tiền ở một nơi, rút tiền ở một nơi, trong một thời gian ngắn, đó cũng
là tác dụng của chiếc thẻ thanh toán.
- Dự báo về tốc độ tăng trưởng: ATM 6,5 triệu-7 triệu chiếc . Thẻ thanh toán 13-15
triệu, số tiền thanh toán 21-25 ngàn tỷ đồng.
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 8
2.1.3 Đối thủ cạnh tranh
Càng ngày, hình thức thanh toán bằng thẻ càng chứng tỏ sự quan trọng trong các
hoạt động thanh toán và trong nhu cầu sinh hoạt của xã hội. Sự xuất hiện của hàng loạt
máy ATM và hàng loạt loại thẻ thanh toán khác nhau, mỗi NH lại có những hình thức
quảng cáo riêng, và những hoạt động nhằm thu hút lượng khách hàng về mình. Nhìn trên
thị trường thẻ thanh toán, mỗi một NH lại là một đối thủ cạnh tranh của NH khác, và NH
nào có chiến lược tốt, áp dụng tốt chiến lược marketing cho sản phẩm của mình, được
đông đảo người dân biết đến, sẽ có một lượng khách hàng tiềm năng lớn lao.
Trong thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành của nhiều thương hiệu
gắn liền với sự lớn mạnh của nhiều ngân hàng. Trước tiên phải kể đến đó là Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành,
Vietcombank đã được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times và tạp chí Euro
Money bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Dòng chữ Vietcombank màu xanh
dương đã trở nên quen thuộc không chỉ với người dân Việt Nam mà còn với bạn bè quốc
tế. Bên cạnh Vietcombank, chúng ta cũng thấy xuất hiện rất nhiều thương hiệu gắn với
các logo quen thuộc như: BIDV, Incombank, Techcombank, Habubank, SHB... Những
logo này có thể nói là khá ấn tượng, là nét riêng của từng ngân hàng, có tính đồ họa và
nghệ thuật, đã gây được ấn tượng tốt cho đông đảo khách hàng.
Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của các khối NH
Các yếu tố NHTMQD NHTMCP NHNNg
& NHLD
Năng lực quản lý 2,1 1,9 1,7
Tổ chức quản trị và cơ cấu tổ chức 2 2,2 1,6
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 9
Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin 2,4 2 1,6
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ 2,6 2,1 1,6
Các quy trình, chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro 2,8 2,1 1,7
Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động tín
dụng
2,2 1,9 1,7
Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động
quản lý tài sản Nợ-Có
3 2 1,5
Các quy trình, chính sách quản lý nhân lực 2,4 1,5 1,2
(Nguồn: Điều tra của chuyên viên tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống NH,2008)
Trong đó: 1 là năng lực cạnh tranh rất mạnh; 2 là năng lực cạnh tranh cao và 3 là năng
lực cạnh tranh kém.
2.2 Hoạt động marketing tại Agribank
2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh
Năm 2004, Chi nhánh đạt 4469 tỷ đồng về tổng nguồn vốn, tổng dư nợ đạt 2200 tỷ
đồng, nợ xấu ở mức 0.27% và lợi nhuận trước thuế trong năm đó là 86 tỷ đồng.
Trong năm 2005, tổng nguồn vốn của Chi nhánh giảm xuống còn 4023 tỷ đồng;
đồng thời, tổng dư nợ của Chi nhánh giảm xuống còn 1876 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu lại tăng
lên 0.36% và lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh giảm còn 67 tỷ đồng. Các chỉ tiêu cho
thấy năm 2005, NHNo & PTNT Láng Hạ kinh doanh giảm sút so với năm 2004.
Năm 2006 là năm vực dậy của Chi nhánh sau một năm có kết quả kinh doanh
không tốt như năm 2005. Tổng nguồn vốn năm này của Chi nhánh đạt 5905 tỷ đồng, tổng
dư nợ đạt 2057 tỷ đồng và mặc dù tỷ lệ nợ xấu là 0.48% nhưng lợi nhuận trước thuế của
Chi nhánh đạt 78 tỷ đồng. Các chỉ tiêu trên cho thấy năm 2006, Chi nhánh có tình hình
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 10
kinh doanh khả quan hơn năm trước.
Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của Chi nhánh với tổng nguồn vốn đạt 7275 tỷ
đồng, tổng dư nợ đạt 2841 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục tăng lên (0.76%) nhưng vẫn nằm
trong chỉ tiêu cho phép và lợi nhuận trước thuế đạt 79 tỷ đồng.
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và biến động, nhưng NHNo & PTNT Láng Hạ
vẫn giữ được kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt: Tổng nguồn vốn đạt 9094 tỷ đồng,
Tổng dư nợ đạt 2172 tỷ đồng, Nợ xấu nằm trong chỉ tiêu cho phép của NHNo & PTNT
Việt Nam 1.9%, Lợi nhuận trước thuế đạt 109 tỷ đồng. Điều này thể hiện nguồn lực dồi
dào của NHNo & PTNT Láng Hạ.
Qua các kết quả hoạt động tài chính của Chi nhánh Láng Hạ, ta có thể thấy được tiềm
lực tài chính vững mạnh của một chi nhánh cấp 1 của NHNo & PTNT Việt Nam.
Biểu đồ sau sẽ cho ta biết sơ lược về tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT
Láng Hạ.
Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh
4469
4023
5905
7275
9094
0
2000
4000
6000
8000
10000
2004 2005 2006 2007 2008
Năm
Tổng nguồn vốn
Đơn vị: Tỷ đồng
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 11
2.2.1 Kết quả các hoạt động marketing
Kết quả hoạt động marketing của Chi nhánh được đánh giá theo từng loại công tác:
2.2.1.1 Công tác tiếp cận thị trường, phát triển nguồn vốn và dư nợ
Trong thời gian qua, tập thể cán bộ Phòng Dịch vụ và Marketing đã tích cực tìm
hiểu và chủ động tiếp cận với các ban ngành nhằm tìm kiếm các đơn vị lớn, các tổ chức
tài chính mạnh, có tiềm năng nhằm thu hút nguồn tiền gửi như Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn, Cục y tế dự phòng, Công ty Mua bán nợ…
Số liệu nguồn vốn đạt được trong các năm: 85 tỷ đồng (2006), 249 tỷ đồng
(2007), 500 tỷ đồng (2008).
Số liệu dư nợ đạt được trong các năm: 20 tỷ đồng (2007), 21 tỷ đồng (2008).
2.2.1.2 Công tác khuếch trương, quảng cáo, tiếp thị
Năm 2007 là một năm đáng ghi nhớ của NHNo & PTNT Láng Hạ vì đó là dịp kỷ
niệm 10 năm thành lập Chi nhánh. Phòng Dịch vụ và Marketing đã thực hiện tốt các công
tác:
Thứ nhất, đầu mối triển khai các chương trình tiếp thị, thông tin, tuyên truyền nhằm
xây dựng hình ảnh thương hiệu Agribank một cách hiệu quả: Chương trình dự thưởng
Xuân Đinh Hợi, Dự thưởng mừng Sinh nhật Chi nhánh tròn 10 năm, Kỳ phiếu ngắn hạn
ngoại tệ USD.
Thứ hai, lập maket các loại tờ rơi, banner, áp phích, bảng chỉ dẫn, phiếu dự thưởng,
chương trình huy động vốn mới, các chương trình tiếp thị thẻ ATM.
Thứ ba, làm việc với các siêu thị để cung cấp thẻ mua hàng làm quà tặng cho khách
hàng khi gửi tài khoản dự thưởng Mừng sinh nhật Chi nhánh và liên hệ với các siêu thị
làm nhà cung cấp các giải thưởng cho khách hàng trúng thưởng
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 12
Thứ tư, làm việc trực tiếp với cơ quan báo chí (trên 26 đầu báo mang tính thời sự
như: Báo Nhân Dân, Báo Hà Nội mới, Báo Lao động…), cơ quan truyền hình dựng các
POP – UP 10 giây quảng cáo chương trình Mừng sinh nhật 10 năm của Chi nhánh, kết
hợp với Công ty Xổ số Kiến thiết Thủ đô ký hợp đồng và tổ chức lễ quay thưởng chương
trình tiết kiệm Mừng Sinh nhật Chi nhánh.
Thứ năm, làm thủ tục xin cấp phép hoạt động trang web NHNo Láng Hạ
Thứ sáu, xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan báo chí truyền thông để thực
hiện việc quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh, thông tin về địa điểm giao dịch mới, thay
đổi về lãi suất huy động tiết kiệm… thông qua quảng cáo trên báo, phát thanh trên hệ
thống loa đài phường…
2.2.1.3 Công tác khách hàng
Phòng Dịch vụ và Marketing đã thực hiện tốt các công tác khách hàng sau:
Thứ nhất, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng truyền thống và khách
hàng có số dư nợ lớn như tặng hoa, quà và gặp mặt chúc mừng vào các dịp lễ (8/3,
20/10…)
Thứ hai, hỗ trợ phí xăng xe cho cán bộ giao dịch của 7 công ty lớn (Công ty xây lắp
và phát triển nhà thành phố Hà Nội, Công ty Dược Trung Ương, Công ty Dịch vụ Viễn
thông…), tổng cộng chi phí 27.600.000/năm.
Thứ ba, quan tâm tới khách hàng ở những chương trình khác như Hội nghị, Đại hội,
các giải thi đấu thể thao giao hữu, cầu lông, tennis, bóng bàn và các mùa giải Agribank
Cup.
Thứ tư, phối hợp với Phòng Hành chính trong công tác lễ tân khánh tiết, tổ chức thành
công buổi họp, buổi gặp mặt như Hội nghị tổng kết kinh doanh, tổ chức lễ quay thưởng và trao
Marketing ngân hàng
A11116-A11072 P a g e | 13
thưởng cho khách hàng trúng thưởng đợt Mừng Sinh nhật Chi nhánh.
2.2.1.4 Công tác phát triển dịch vụ
Các thành tích đạt được trong công tác phát triển dịch vụ của Chi nhánh là:
Thứ nhất, thực hiện chiến lược phát triển thẻ ATM kết hợp với công tác tiếp thị
dịch vụ sản phẩm, quảng cáo hình ảnh của Chi nhánh qua các chương trình tài trợ cho các
trường Đại học.
Thứ hai, kết hợp với trường Học viện Ngân hàng tổ chức lớp “Đầu tư chứng khoán:
Dễ hay khó?”, qua đó thu hút, giới thiệu cho sinh viên về các tính năng ưu việt, các địa
điểm rút tiền của NHNo Láng Hạ, cách sử dụng thẻ ATM và các biểu phí dịch vụ của Chi
nhánh
Thứ ba, mở rộng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng thông qua việc thực hiện
mời mở tài khoản trả lương cho các cán bộ viên chức, cán bộ hưu trí, kết quả thu về được
hơn 550 thẻ ATM của các đơn vị như: Tòa án Quận Thanh Xuân, Bộ y tế, Sinh viên Đại
học Ngân hàng…
Thứ tư, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ áp dụng từ tháng 1/2008 về việc
trả lương hưu, bảo h