Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền vị

Ăn chay ngày nay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở nư ớc ta, tuy chưa có số li ệu chính thức, nhưng sự có mặt c ủa các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gầ n đây. Danh từ “ăn chay” đối với người Vi ệt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm th ứ nhất là ovo -lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sữa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách c ủa người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.

pdf34 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền vị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THÀNH LẬP QUÁN CƠM CHAY THIỀN VỊ Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 1 1. Phân tích thị trƣờng Ăn chay ngày nay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây. Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sữa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng. Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa. 1.1. Phân tích nhu cầu thị trường. Hiện nay ở Việt Nam thì viêc ăn chay không còn là một trào lưu nữa mà ăn chay đã trở thành một xu hướng. Xu hướng ăn chay hiện đại bao gồm: 1) Ăn chay theo tín ngưỡng Chưa ai làm một thống kê để xem trong tổng thể thực đơn các món ăn Việt Nam, những món lấy nguyên liệu từ thực vật chiếm tỷ trọng bao nhiêu. Nhưng chắc chắn là người dân Việt có truyền thống làm các món ăn chay cũng lâu dài như văn hiến Việt Nam. Cùng với chiều dài lịch sử Phật giáo gắn liền với đời sống người dân, việc ăn chay trở thành một thành tố trong văn hóa ẩm thực nước nhà. Những người quy y cửa Phật, Phật tử, hay người dân mộ đạo bắt đầu từ việc ăn chay kỳ, dành một số ngày trong tháng cho món chay. Khi ăn chay như vâỵ chúng ta tránh đươc̣ nghiêp̣ sát sanh , giữ đươc̣ giới luâṭ của người Phâṭ tử , nuôi dưỡng lòng từ bi, rải lòng từ thương yêu tất cả muôn vật , khi ta yêu thương muôn vâṭ cũng chính là thương yêu bản thân mình. 2) Ăn chay để phòng và trị bệnh Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến “hiện đại hóa” như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư. Trong một nghiên cứu Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 2 trên 47.000 người Mĩ, nhóm ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn khoảng 20%. Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não đến 22%. Trong một nghiên cứu lâm sàng trên 652 bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ cho bệnh nhân ăn uống có rất thấp hàm lượng chất béo (dưới 10% năng lượng, tức như ăn chay), và họ ghi nhận rằng ở những bệnh nhân được điều trị bằng insulin, 40% không cần đến insulin nữa; trong số bệnh nhân điều trị do chỉ số glycemic thấp, 71% không cần tiếp tục điều trị. Trong cùng thời gian, nồng độ đường trong máu giảm 24%, cholesterol giảm 30%. (GS. Nguyễn Văn Tuấn, bài đăng trên ykhoanet.com và báo Tuổi Trẻ). Đây là những lý do khiến cho việc ăn chay trở nên quan trọng. 3) Ăn chay để có vóc dáng thon gọn, đẹp Trong vài năm gần đây, tỉ lệ béo phì trong dân số nước ta càng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người tuổi trên 40 thì có 1 người béo phì. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Mĩ và các nước Âu châu. ( Báo sức khỏe và đời sống) Chính vì vậy, ở Việt Nam và ở phương Tây đang xuất hiện “làn sóng ăn chay mới” không liên quan gì tới những người ăn chay truyền thống vì tôn giáo. Những người ăn chay mới chỉ có mục tiêu duy nhất: giữ sức khỏe và giữ vóc dáng nên họ thích ăn hoa quả và ăn chay là những thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, không chứa dầu mỡ, các chất béo, chất gây lão hoá... 4) Ăn chay để cầu an, tu thân, tích đức. Theo triết lý “Tứ diệu đế” của nhà Phật thì 4 chân lý diệu kỳ: khổ – tập – diệt – đạo hướng con người ta đến giá trị sống hướng thiện và nhân bản. Muốn thoát khổ phải từ bỏ mọi ham muốn thái quá trong cuộc sống, muốn vậy phải thực hành đạo. Một trong nhiều phương cách giúp con người đạt tới chân lý trên là ăn chay. Ở góc độ tâm linh, không chỉ bậc tu hành ăn chay trường mà phật tử cùng những người có tâm hướng về Phật cũng thường thực hành ăn chay theo nhiều mức độ thời gian: tuần, tháng, năm. Có người ăn chay 3 tháng/năm, có người ăn chay 1 tháng vào dịp rằm tháng 7, lại có người ăn tháng đôi ngày mồng 1 và rằm … tùy điều kiện và tâm nguyện của mình. Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 3 Bên cạnh đó, có những phái sinh từ đời sống tâm linh người Việt gắn việc ăn chay với một hành vi thệ nguyện. “Có người tự nguyện với thần Phật trước khi làm một công việc gì đó, nếu chu toàn sẽ ăn chay như một cách thể hiện sự thành tâm”. Bên cạnh đó việc thể hiện sự thành tâm bằng cách “hứa ăn chay”, cũng là một nét văn hóa. Việc ăn chay đơn thuần chỉ để giữ “giữ lời hứa” đã thúc đẩy làm phát sinh các món ăn với chất liệu chay, nhưng cách thể hiện thì hoàn toàn “như mặn”, kể cả hình ảnh và tên gọi: đùi gà, thịt quay, cá mòi, thậm chí nước mắm chay cũng được chế tác như nước mắm mặn. Không chỉ ăn chay trong ngày rằm Phật đản, nhiều người TP HCM quyết định không ăn thịt cá, không sát sinh trong cả tháng 4 âm lịch với mong muốn tâm thức được trong sáng an bình. Điều này thực tế chứng minh một xu hướng ăn chay cầu an đang được dư luận, xã hội ủng hộ. 5) Ăn chay vì lo sợ thịt động vật không an toàn - Ăn chay để tiết kiệm Gần đây các khoa học gia đã tìm thấy rất nhiều chất hóa học độc hại tiềm ẩn trong thịt các loài thú mà khách hàng tiêu thụ không hề hay biết. Trong quyển Poisons in Your Body (Chất độc trong cơ thể của bạn), Gary và Steven Null đã nói về những mánh khóe của một số cơ xưởng sản xuất thực phẩm: Người ta đã dùng nhiều loại thuốc kích thích tố, thuốc an thần, thuốc trụ sinh và hơn 2700 loại dược chất khác dể cho súc vật tăng trưởng một cách nhanh chóng bất thường và làm cho chúng béo mập nặng cân cũng như không bị chết chóc vì các loại bệnh tật. Trên thế giới và tại Việt Nam, trong những giai đoạn cao điểm dịch bệnh gia súc, gia cầm, việc trao đổi mua bán thịt, trứng không an toàn gây nên những kinh hoàng và bất an cho sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy dành một phần cuộc sống cho các bữa ăn chay, cũng là một phương thức bảo đảm an toàn thực phẩm trong bối cảnh toàn cầu đang có nhiều dịch bệnh đến từ gia súc, gia cầm. Sự đồng hành của món chay theo đời sống người dân còn linh hoạt đến mức hiện nay, bữa ăn của những gia đình thu nhập thấp cũng đang có xu hướng “chay hóa” vì vật giá đang tăng nhanh. 6) Ăn chay để bảo vệ môi trường và động vật Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 4 Theo các nhà khoa học, để sản xuất đạm động vật, ta phải tiêu tốn từ 3-15 lần lượng nước so với sản xuất đạm thực vật, để sản xuất 1 calorie thịt bò thì mất khoảng 78 calorie năng lượng nhiên liệu hóa thạch; 1 calorie thịt heo mất 35 calorrie năng lượng nhiên liệu hóa thạch… nhưng 1 calorie đậu nành thì chỉ bằng 1 calorie năng lượng nhiên liệu. Việc ăn chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước, động vật …do đó xu hướng ăn chay để bảo vệ môi trường đang ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là đối với giới trẻ. 1.2. Xác định cơ hội kinh doanh từ nhu cầu thị trường Rõ ràng hiện nay thì xu hướng ăn chay ở Việt Nam nói chung và người dân TPHCM nói riêng đang biểu hiện rõ hơn bao giờ hết. Ngày nay, món chay Việt Nam đã vượt khỏi biên độ tôn giáo trong tâm thức như vừa đề cập. Món chay hiện diện trong các tiệc chiêu đãi thực khách sang trọng của giới doanh nhân không hoàn toàn mang tính tôn giáo. Không còn gói gọn ở những bữa ăn chay kỳ của những bà mẹ quê nơi thôn dã, món chay Việt Nam ngày càng được thực khách quốc tế biết đến nhờ những tiệc buffet chay trang trọng giữa lòng Sài Gòn. Ăn chay đang trở thành một xu hướng mới của lối sống hiện đại. 1.2.1. Thu nhập và mức sống Tính đến ngày 1/4/2010 theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số thành phố HCM là 7.382.287 người, chiếm 8,34% dân số của Việt Nam. Hàng năm, thành phố đóng góp khoảng 20% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước, là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Nền kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các lĩnh vực khác nhau, từ chế biến thủy sản, nông nghiệp, xây dựng đến du lịch, tài chính, công nghiệp và kinh doanh. Nếu tính cả lao động nhập cư và những người cư trú không đăng ký thì dân số đô thị có thể sấp xỉ 10 triệu người, bình quân 3,93 người/hộ. Tỷ lệ nam chiếm 48%, tỷ lệ nữ 52%. Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Thu nhập của người dân TP tăng lên rõ rệt thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP trong các năm qua. GDP bình quân đầu người đạt đến 2.800 USD trong năm 2010. Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 5 Năm 2011 Thành phố đặt chỉ tiêu tổng GDP bình quân đầu người khoảng 3.130 USD/người (tương đương mức 5 triệu rưỡi/tháng). 2. (Theo báo cáo của UBND TPHCM) Tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống có xu hướng giảm trong khoảng 15 năm đổ lại đây, tuy nhiên vẫn giữ phần lớn trong cơ cấu chi tiêu của người dân, điều này là hợp lý vì mức thu nhập và đời sống của người dân đã được nâng lên rất nhiều. 1995 2000 2010 Cơ cấu chi tiêu bình quân người/tháng (%) 100,0 100,0 100,0 - Chi cho ăn uống 67,0 56,0 41,0 - Chi cho may mặc 6,5 9,0 11,0 - Chi cho việc đi lại 7,5 8,0 9,0 - Chi cho việc học hành 4,0 6,0 9,0 - Chi cho y tế, bảo vệ sức khỏe 9,0 10,0 12,0 - Chi cho vui chơi, giải trí 3,5 6,0 8,0 - Chi khác 2,5 5,0 10,0 (Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM) 1.2.2. Tỷ lệ người ăn chay Căn cứ theo số liệu điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, có đến 1.983.048 người (27,68% tổng số dân thành phố) kê khai có tôn giáo. Trong đó những tôn giáo có nhiều tín đồ là:  Phật giáo 1.164.930 người chiếm 16,26%  Công giáo 745.283 người chiếm 10,4%  Cao đài 31.633 người chiếm 0,44%  Tin lành 27.016 người chiếm 0,37%  Hồi giáo 6.580 người chiếm 0,09% So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nổi tiếng về ăn chay như Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, thì tỷ lệ này thuộc nhóm cao. Tuy chưa có một thống kê đầy đủ cho biết tỷ lệ người ăn chay phân theo các mức độ và tần số ăn chay nhưng có thể ước chừng tỷ lệ này chiếm khoảng 15-20% dân số thành Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 6 phố. Mọi người ăn chay theo các hình thức khác nhau, và rõ ràng với một tỷ lệ như vậy thì có thể thấy kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ là một tiềm năng, khi mà xu hướng ăn chay vì sức khỏe, thẩm mỹ hay vì môi trường cũng đang đặc biệt được giới tri thức và văn nghệ sĩ ủng hộ, tiên phong đi đầu. 1.2.3. Tiềm năng thị trường Trong Top 10 quốc gia tốt nhất cho người ăn chay được trang web Expatify bình chọn thì Việt Nam được xếp hạng thứ 3, sau Ấn Độ và Malaysia, cao hơn các quốc gia châu Á khác như Hồng Kông, Thái Lan hay Đài Loan, như vậy có thể thấy món chay của Việt Nam không chỉ đang thu hút nhóm đối tượng người dân “trong nhà” mà còn hấp dẫn các du khách nước ngoài. Khi mà lượng khách du lịch đến với Việt Nam ngày một đông thì cơ hội giới thiệu với các du khách về một nét ẩm thực chay nhiều màu sắc, phong vị mới lạ từ dân dã đến hiện tại có thể xem như một sự độc đáo khẳng định sự thu hút và gây ấn tượng đẹp trong mắt bạn bè du khách quốc tế. Điểm qua các nhà hàng, quán chay trên địa bàn thành phố, khác với suy nghĩ thông thường là người ta chỉ ăn chay vào ngày rằm, ngày lễ, hay mùng 1 và cuối tháng thì các quán chay lại đang chứng tỏ một điều trái ngược. Các quán chay vẫn có một lượng khách nhất định ra vào thường xuyên, không kể quán cơm chay thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Đậu vốn đông khách do có tiếng lâu đời tại TP.HCM, các quán chay khác như cơm chay Thanh Lương, Phật Hữu Duyên, nhà hàng Liên Hoa Chay, nhà hàng chay Âu Lạc. Việt Chay...vẫn thu hút khách nhờ sự thơm ngon của các món ăn được chế biến rất đa dạng đem lại cho thực khách cảm nhận sự mới lạ, mùi vị rất đặc biệt và ngon miệng. Ngay cả quán cơm chay Việt trên đường Nguyễn Thái Sơn (Quận Gò Vấp) ngày thường cũng rất thu hút lượng khách rất đông, trong đó phần lớn là sinh viên trường Đại học Công Nghiệp, khách đến ăn chia sẻ rằng tuy là món chay nhưng các món ăn vẫn có mùi vị thơm ngon và hấp dẫn nên nhận được sự ủng hộ và lui tới thường xuyên. Tuy nhiên quán chay nổi tiếng và đông khách trong số này là Thuyền Viên thì theo đánh giá có phong cách phục vụ kém, vấn đề vệ sinh không chú trọng (sắp xếp không gọn gàng, không lau chùi mạng nhện) gây mất cảm tình, lượng khách đến chủ yếu mua về còn khách ăn tại quán giờ chủ yếu là bộ phận khách quen, người thu nhập thấp và các tăng ni phật tử. Theo ước tính thì số lượt khách trung bình của 1 quán chay bình thường dao động từ 100 đến 120 lượt khách một ngày. Với những quán có tên tuổi thì dao động từ 200 đến 250. Vào đợt cao điểm như ngày rằm, đầu tháng hay ngày lễ, tết thì số lượng có thể tăng lên gấp 3, 4 lần. Sở dĩ như vậy vì số lượng quán cơm chay ngon, sạch sẽ, phục vụ tốt trên địa bàn thành phố chưa nhiều so với lượng người ăn chay ngày một tăng lên hiện nay. Chính vì vậy, tiềm năng cho việc mở một quán cơm chay phục vụ cho nhu cầu này và đem lại lợi nhuận còn rất lớn. Đó cũng chính là lý do dẫn đến quyết định quán cơm chay Thiền Vị ra đời. Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 7 Những lý do trên cho thấy rằng việc kinh doanh đồ ăn chay đang có tiềm năng rất lớn. Do đó chúng tôi quyết định đưa ra kế hoach kinh doanh quán cơm chay. 2. Mô tả kế hoạch kinh doanh 2.1. Ý tưởng kinh doanh Ý tưởng kinh doanh của chúng tôi xuất phát từ việc phát triển xu hướng ăn chay của người Việt Nam nói chung và người dân TPHCM nói riêng. Chúng tôi sẽ thành lập một quán cơm chay mang đậm nét văn hóa Việt Nam cũng như nét văn hóa và ý nghĩa tích cực của việc ăn chay. 2.2. Đối tượng khách hàng Đối tượng mà khách hàng mà chúng tôi hướng đến là những khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, sống trong khu vực quận Phú Nhuận và các quận lân cận như Bình Thạnh, Gò Vấp, Quận 3, Quận 5, Quận 1. Ngoài ra những khách hàng ở những nơi khác cũng sẽ được chúng tôi phục vụ một cách tận tình và chu đáo nhất. 3. Mô tả quán cơm 3.1. Mô tả tên, slogan 3.1.1. Tên gọi của quán Trong xã hội hiện đại, ăn chay không chỉ dành cho các nhà tu hành mà đã trở thành một xu hướng, nhất là trong giới trí thức và doanh nhân. Bên cạnh khái niệm tâm linh, người ta còn ăn chay để tâm hồn nhẹ nhàng hơn, để tìm kiếm một điều gì quen thuộc nhưng đang còn thiếu vắng. Nếu như là trước đây, ăn chay tại một quán chỉ đơn thuần dừng lại ở việc dùng bữa, bao gồm các tiêu chí như thức ăn chay phải ngon, lạ và quan trọng hơn phải đầy đủ dinh dưỡng thì trong nhịp sống ngày nay, nhu cầu của thực khách ngày càng nâng cao, đòi hỏi không gian quán phải trang trí tao nhã, không quá ồn ào, náo nhiệt, đảm bảo cho thực khách vừa được thưởng thức các món chay, vừa tận hưởng một không gian thanh tịnh để tạo sự thư giãn cho tâm hồn và một góc bình yên cho suy nghĩ. Tổng hợp tất cả những điều đó, chúng tôi đã chọn tên quán là “Thiền vị”. Trong Hán Việt: Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 8  Thiền: nghĩa là lặng nghĩ, suy sét.  Vị: mùi, hương vị và còn có nghĩa là vị trí. Những người ăn chay thường thích tĩnh tâm, nhẹ nhàng, có cảm giác muốn được thư giãn tâm hồn, và đồng thời thức ăn phải ngon. Chính vì vậy, đến với “Thiền vị quán”, thực khách không chỉ được phục vụ những món ăn chay mang hương vị thơm ngon dưới tay nghề của những đầu bếp được tuyển lựa kĩ càng, mà thực khách còn đắm chìm trong một không gian tĩnh lặng – nơi thích hợp để tịnh tâm suy nghĩ, là khoảnh khắc giải thoát những phiền muộn của cuộc sống xô bồ thời hiện đại. Xem phụ lục 3 3.1.2. Slogan và Logo Khẩu hiệu của quán là “Vị tại tâm”. Khẩu hiệu này như muốn nhắn nhủ với thực khách rằng: ăn chay là để tâm hồn thanh tịnh, do đó thưởng thức các món ăn chay không chỉ bằng giác quan, cảm nhận thông thường mà người ăn phải đặt cả tấm lòng vào thưởng thức các món ăn chay. Thông qua đó, cũng phần nào giới thiệu được với thực khách không gian lý tưởng của “Thiền vị quán” – nơi yên tĩnh để cảm nhận hương vị các món chay. Logo của quán được kết hợp giữa hai chữ TV và hình chiếc lá với tông màu chủ đạo là màu xanh lá. TV: biểu thị cho “Thiền vị” được thiết kế bằng kiểu chữ thư pháp, tạo nên một nét truyền thống. Chiếc lá: tượng trưng cho thực vật với ý nghĩa người ăn chay chỉ dùng các món có nguồn gốc thực vật Tông màu chủ yếu của logo là màu xanh lá, vừa tượng trưng cho màu xanh của thực vật, vừa có ý nghĩa việc ăn chay giúp bảo vệ môi trường. ( Xem phụ lục 3) 3.2. Mô tả địa điểm và ngoại thất quán “THIỀN VỊ QUÁN” được đặt tại địa chỉ 02-C7 Phan Xích Long, phường 7, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa nhà nằm ngay góc ngã tư giữa con đường Phan Xích Long và Hoa sữa nên có hướng nhìn ra khung cảnh bên ngoài rất đẹp. Đường lớn qui hoạch nối với khu chung cư ra Phan Đăng Lưu, Hai Bà Trưng và cả đường Đinh Tiên Hoàng nên có lưu lượng xe lưu thông ổn định, đặc biệt là đường có lộ giới lớn nên không bao giờ gặp tình trạng kẹt xe. Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 9 Tòa nhà của quán nằm ở gần cuối con đường nên khá yên tĩnh, phù hợp với không gian chay tịnh. (xem hình 1-2 ở phụ lục 1) Bên cạnh đó, do có lợi thế là hai mặt tiền đường, mặt bên giáp với đường Hoa Sữa với lề đường chạy dài theo căn nhà nên dễ dàng cho việc khách hàng đến gửi xe. Nếu vào những ngày rằm, lượng khách tăng đột biến có thể tận dụng thêm khoảng đất trống sau nhà để tránh tình trạng lấn chiếm lòng đường, gây ra tình trạng kẹt xe. (xem hình 3 ở phụ lục 1) Tòa nhà có 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, 1 tầng thượng với bề ngang là 5m và bề dài là 15m, được xây dựng theo lối kiến trúc mở vì chủ yếu là kính nhằm tạo không gian tối đa cho thực khách. Ngoài ra, những chiếc ô cửa kính này có thể mở ra, đóng vào linh hoạt nhằm đem lại cho quán khung cảnh và không gian thiên nhiên nhất. (xem hình 4 phụ lục 1) Xung quanh khu vực quán có nhiều chùa chiền như chùa Kim Sơm, chùa Thiên Hưng… cùng với các cao ốc văn phòng công ty nên dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng của quán. 3.3. Mô tả nội thất, trang thiết bị  Tầng trệt: 3 bàn ăn, khu vực nhà bếp, quầy nước và quầy tiếp tân để hướng dẫn khách hàng đến các bàn ăn, đồng thời đảm trách nhiệm vụ bán hàng cho khách mua về.  Tầng 1: 7-8 bàn ăn. Ngoài ra, quán đặt 1 góc phong thủy gồm chậu sen cảnh, các loại đá, tranh thư pháp cùng dãy trúc cảnh. Bên cạnh góc phong thủy là các sản phẩm được làm bởi Hội người khuyết tật nhằm ủng hộ và xoa dịu phần nào nỗi đau của những người thiếu may mắn.  Tầng 2: 9-10 bàn ăn. Tầng này được sử dụng khi các bàn ăn ở tầng trệt và 1 được sử dụng hết. Quán tránh sử dụng tầng 2 khi lượng khách ít nhằm tiết kiệm chi phí điện.  Tầng 3: phòng hành chính.  Tầng thượng dùng làm nhà kho. Chi tiết về trang thiết bị của quán được mô tả trong Phụ lục 2 4. Phân tích kinh doanh 4.1. Phân tích khách hàng. Kế hoạch thành lập quán cơm chay Thiền Vị Nhóm LOF Page 10 Trên cơ sở phân tích xu hướng ăn chay của người dân TPHCM chúng tôi chia các khách hàng tiềm năng thành 5 nhóm sau:  Nhóm ăn chay trường  Nhóm ăn chay theo tín ngưỡng  Nhóm ăn
Tài liệu liên quan