Kế toán giao dịch cổ tức nội bộ tập đoàn khi lập báo cáo tài chính hợp nhất

Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006, là kết quả tất yếu sau nhiều nỗ lực cải cách hành chính, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ và sự phát triển của thị trường chứng khoán của Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này cũng kéo theo những thay đổi đáng kể về quan hệ sở hữu vốn, quan hệ đầu tư, tài chính, hạch toán, kiểm soát chi phối trong đơn vị hoạt động theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ – công ty con

pdf16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán giao dịch cổ tức nội bộ tập đoàn khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế toán giao dịch cổ tức nội bộ tập đoàn khi lập báo cáo tài chính hợp nhất Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006, là kết quả tất yếu sau nhiều nỗ lực cải cách hành chính, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ và sự phát triển của thị trường chứng khoán của Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này cũng kéo theo những thay đổi đáng kể về quan hệ sở hữu vốn, quan hệ đầu tư, tài chính, hạch toán, kiểm soát chi phối trong đơn vị hoạt động theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ – công ty con Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) ngày 7/11/2006, là kết quả tất yếu sau nhiều nỗ lực cải cách hành chính, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ và sự phát triển của thị trường chứng khoán của Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này cũng kéo theo những thay đổi đáng kể về quan hệ sở hữu vốn, quan hệ đầu tư, tài chính, hạch toán, kiểm soát chi phối trong đơn vị hoạt động theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ – công ty con. Đối với các đơn vị này, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất như một điều tất yếu khi tham gia vào quá trình hội nhập của nền kinh tế quốc tế, trong đó các giao dịch nội bộ tập đoàn phải được xử lý toàn bộ. Tuy nhiên, vấn đề này ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều mới mẻ và cần được quan tâm. Các giao dịch cổ tức nội bộ tập đoàn phải được loại trừ Về nguyên tắc, BCTC hợp nhất được lập phản ánh thông tin kinh tế tài chính của cả một tập đoàn nên những ảnh hưởng của những giao dịch nội bộ tập đoàn phải được loại trừ hoàn toàn, vì thực chất các giao dịch này chỉ là việc di chuyển từ đơn vị này đến đơn vị khác trong cùng một thực thể kinh tế (tập đoàn). Do vậy, tất cả các giao dịch về cổ tức nội bộ tập đoàn đã thu được và đã được trả hoặc cổ tức phải thu và phải trả phải được đối trừ toàn bộ. Cổ tức nội bộ tập đoàn là loại cổ tức phát sinh trong nội bộ tập đoàn. Thực chất là khoản phân chia hay trích từ lợi nhuận của một công ty (hoặc một đơn vị) nội bộ tập đoàn cho cổ đông trong cùng tập đoàn. Như vậy, nếu công ty trả cổ tức là công ty con thì cổ tức nội bộ tập đoàn công ty mẹ nhận được là một khoản tiền trên cơ sở số cổ phiếu của công ty con mà công ty mẹ nắm giữ. Cổ tức nội bộ tập đoàn bao gồm: Cổ tức mà công ty con trả công ty mẹ là một khoản phân chia số dư lợi nhuận của công ty con tại ngày mua lại và được gọi là cổ tức trước khi mua lại; Cổ tức được chia từ lợi nhuận hoạt động của công ty con sau này mua lại thì nó được gọi là cổ tức sau khi mua lại. Theo quy định hiện hành, tại các công ty đầu tư, công ty mẹ trong tập đoàn, khi phát sinh các khoản cổ tức do đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết (VAS 07, VAS 08) đang được ghi nhận trên TK 515 – doanh thu hoạt động tài chính. Khi hợp nhất báo cáo của các đơn vị trong cùng tập đoàn thì tiến hành điều chỉnh hoặc loại trừ phù hợp theo các bút toán tăng, giảm (tăng khoản mục này, giảm khoản mục kia) Tuy nhiên, để người làm công tác kế toán thuận lợi trong việc hạch toán các khoản cổ tức nội bộ tập đoàn khi hợp nhất báo cáo tài chính, cần thống nhất các TK cấp 2 của TK 515- DOANH THU hoạt động tài chính ngay từ khi các đơn vị riêng rẽ trong tập đoàn ghi nhận khoản cổ tức này. Khi đó, TK 515 có thể mở thành nhiều TK chi tiết như: TK 5151- Doanh thu hoạt động đầu tư vào công ty con TK 5152 – Doanh thu hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh TK 5153 – Doanh thu hoạt động đầu tư vào công ty liên kết TK 5158 – Doanh thu hoạt động đầu tư khác Đồng thời việc hướng dẫn kế toán của các tập đoàn nên cụ thể thành các bút toán Nợ, Có. Loại trừ cổ tức trước khi mua lại Việc công ty mẹ mua cổ phần của công ty con tạo ra một giao dịch vốn mà nhờ đó, công ty mẹ thu được lợi ích từ lợi nhuận trước khi mua lại công ty con rõ ràng là giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con không phải là giao dịch bên ngoài và không có đặc điểm của một khoản doanh thu công ty mẹ, công ty mẹ không được hạch toán là thu nhập cổ tức. Cổ tức trước khi mua lại phải được công ty mẹ hạch toán như một phần của số lợi ích mà khoản đầu tư trên sổ của công ty con mang lại. Điều này được thực hiện bằng cách ghi giảm giá trị đầu tư trên sổ của công ty mẹ, theo các bút toán tại thời điểm mua: (1) Phản ánh giá trị đầu tư Nợ TK 221: Giá trị đầu tư ban đầu Có TK 111: Giá trị đầu tư ban đầu (2) Phản ánh lợi ích từ lợi nhuận trước khi mua lại của công ty con Nợ TK 111: Phần lợi ích của công ty mẹ từ lợi nhuận trước khi mua lại cả công ty con Có TK 221: Phần lợi ích của công ty mẹ từ lợi nhuận trước khi mua lại của công ty con Chẳng hạn, ngày 1/1/2000, một công ty mẹ mua 80% cổ phiếu phát hành của một công ty con bằng tiền mặt: 80.000 triệu đồng. Tại ngày mua lại, giá trị hợp lí của tài sản ròng có thể xác định của công ty con được thể hiện bằng các số dư vốn như sau: (đơn vị 1.000.000 đồng) Vốn cổ phần: 75.000 Lợi nhuận giữ lại tại ngày 1.1.2000: 25.000 Tổng: 100.000 Ngay sau ngày mua lại, công ty con phân phối cổ tức: 1.000 triệu đồng tiền mặt từ lợi nhuận giữ lại tại ngày mua Các bút toán về việc mua công ty con và cổ tức trước khi mua lại trong sổ kế toán của công ty mẹ và công ty con: Tại công ty mẹ: (1) Nợ TK 221: 80.000 Có TK 111: 80.000 (2) Nợ TK 111: 800 Có TK 221: 800 Tại công ty con kỳ hiện tại: Nợ TK 421 (2) – giá trị cổ tức chi trả 1.000 Có TK 111- Tiền mặt: 1000 Việc hạch toán như trên chỉ ra rằng cổ tức trước khi mua lại được ghi sổ, giá trị của khoản đầu tư vào công ty con là 79.200 triệu đồng (= 100.000 triệu đồng x 801% – 800 triệu đồng). Việc chi trả cổ tức cũng làm giảm lợi nhuận giữ lại trước khi mua lại xuống còn 19.200 triệu đồng (=25.000 triệu đồng x 802% – 800 triệu đồng) Khi hợp nhất, cần thiết phải loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch về cổ tức: Cách 1: Ghi đảo cổ tức chi trả với tài sản đầu tư. Việc này sẽ khôi phục lại giá trị tài sản đầu tư về nguyên giá tại ngày mua lại. Tài sản đầu tư sau đó được đối trừ theo cách bình thường như sau: (đơn vị tính 1.000.000 đồng) (1) Nợ TK 221: 800 Có TK 421(2)- Giá trị cổ tức chi trả: 800 (2) Nợ TK 411- Vốn cổ phần: 60.000 Nợ TK 421(2) – Lợi nhuận giữ lại: 20.000 Có TK 221: 80.000 Cách 2: Ghi bút toán đối trừ tài sản đầu tư dựa trên giá hiện tại trên sổ kế toán của công ty mẹ là 79.200 triệu đồng như sau: Nợ TK 411- Vốn cổ phần: 60.000 Nợ TK 421(2) – Lợi nhuận giữ lại: 20.000 Có TK 421(2) – Giá trị cổ tức chi trả: 800 Có TK 221: 79.200 Trong các năm tài chính tiếp theo, cổ tức trước khi mua lại phải tiếp tục được loại trừ khi hợp nhất. Tuy nhiên, cổ tức đã trả sẽ không còn được coi là một khoản phân chia lợi nhuận trong kỳ hiện tại của công ty con nữa mà được phản ánh trong số dư lợi nhuận giữ lại đầu kỳ ngày 1/1/2000. Do đó, bút toán hợp nhất gồm: (1) Nợ TK 221: 800 Có TK 421(2) – Lợi nhuận giữ lại: 800 (2) Nợ TK 411 – Vốn cổ phần: 60.000 Nợ TK 421(1) – Lợi nhuận giữ lại: 20.000 Có TK 221: 80.000 Loại trừ cổ tức sau khi mua lại được trả và được ghi nhận là doanh thu trong kỳ hiện tại khi lập BCTC hợp nhất. Khi công ty mẹ sở hữu 80% cổ phần của công ty con, nếu công ty con đề xuất và trả cổ tức trong kỳ hiện tại là 600 triệu đồng thì công ty mẹ sẽ nhận được 600 triệu đồng x 80% = 480 triệu đồng cổ tức. Khi đó, tại thời điểm cổ tức được trả, giao dịch về phía cổ tức đã hạch toán Trên sổ công ty mẹ (đơn vị 1.000 đồng) Nợ TK 111: 480.000 Có TK 515(1): 480.000 Trên sổ công ty con (đơn vị 1.000 đồng) Nợ TK 421(2): 600.000 Có TK 111: 600.000 Khi hợp nhất các số liệu phát sinh từ giao dịch bội bộ về thu nhập cổ tức và phân chia cổ tức đã trả phải được đối trừ. Giả thiết trong trường hợp này, tập đoàn chỉ có một công ty mẹ và một công ty con thì khoản đối trừ được hạch toán là: Nợ TK 515(1) – Doanh thu cổ tức: 480.000 Có TK 421(2): 480.000 Loại trừ cổ tức sau khi mua lại được đề xuất và ghi nhận trước là doanh thu khi lập BCTC hợp nhất Trường hợp công ty con có cổ tức cuối cùng được đề xuất là 500 triệu đồng từ lợi nhuận sau khi mua lại tại thời điểm cuối năm và một công ty mẹ ghi nhận doanh thu khoản cổ tức đó là doanh thu trong cùng kỳ kế toán (giả sử tỷ lệ sở hữu vốn của công ty mẹ vẫn là 80%) thì giao dịch về cổ tức nội bộ này đã được ghi sổ như sau: Tại công ty mẹ (đơn vị 1.000 đồng) Nợ TK 136- Phải thu cổ tức: 400.000 Có TK 515(1) – Doanh thu cổ tức: 400.000 Tại công ty con (đơn vị 1.000 đồng) Nợ TK 421(2)- gía trị cổ tức cuối cùng được đề xuất: 500.000 Có TK 111: 500.000 Khi đó những gì đã được công ty mẹ và công ty con hạch toán phải được loại trừ khi hợp nhất phản ánh, bao gồm các bút toán: (1) Nợ TK 515(1)- Doanh thu cổ tức: 400.000 Có TK 136 – Phải thu cổ tức: 400.000 (2) Nợ TK 136- phải thu cổ tức: 400.000 Có TK 421(2) – Giá trị cổ tức cuối cùng được đề xuất: 400.000 Loại trừ cổ tức sau khi mua lại được đề xuất nhưng không được ghi nhận là doanh thu kỳ hiện tại. Trường hợp một công ty con có cổ tức cuối cùng được đề xuất là 300 triệu đồng từ lợi nhuận sau khi mua lại tại thời điểm cuối năm và một công ty mẹ ghi nhận cổ tức đó là doanh thu của kỳ kế toán tiếp theo, thì giao dịch về cổ tức nội bộ này đã được ghi sổ như sau: Tại công ty mẹ (đơn vị 1.000 đồng) Nợ TK 111: 240.000 Có TK 515(1) – Doanh thu cổ tức: 240.000 Tại công ty con (đơn vị 1.000 đồng) Nợ TK 421(2)- Giá trị cổ tức cuối cùng được đề xuất: 300.000 Có TK 336- Phải trả cổ tức: 300.000 Những đối trừ khi hợp nhất phải được thực hiện trong kỳ báo cáo hiện tại khi có cổ tức được công ty con công bố và trong kỳ báo cáo tiếp theo khi cổ tức được công ty mẹ ghi nhận là doanh thu. Trong kỳ báo cáo hiện tại, cổ tức công bố trả và khoản nợ về cổ tức của công ty con được đối trừ như sau: Nợ TK 336 – Phải trả cổ tức: 240.000 Có TK 421(2) – Giá trị cổ tức cuối cùng được đề xuất: 240.000 Trong kỳ báo cáo tiếp theo, thu nhập cổ tức được công ty mẹ ghi nhận, được đối trừ với cổ tức được công ty con công bố (đã ghi nhận trong kỳ trước). Tại ngày hợp nhất, cổ tức công bố lại kỳ trước được phản ánh trong lợi nhuận giữ lại đầu kỳ của công ty con, bút toán hợp nhất là Nợ TK 515(1)- Doanh thu cổ tức: 240.000 Có TK 421 – Lợi nhuận giữ lại: 240.000 Bút toán này đảm bảo rằng lợi nhuận giữ lại đầu kỳ hợp nhất sẽ thống nhất với lợi nhuận giữ lại cuối kỳ hợp nhất của năm trước.
Tài liệu liên quan