Kế toán kiểm toán - Chương 3: Chuyển giá quốc tế và cạnh tranh thuế của các hệ thống thuế

Khái niệm Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu. • Nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng Giao dịch độc lập

pdf27 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 3: Chuyển giá quốc tế và cạnh tranh thuế của các hệ thống thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH THUẾ CỦA CÁC HỆ THỐNG THUẾ Chương 3 NỘI DUNG • Khái quát chung về chuyển giá quốc tế • Cạnh tranh thuế và thách thức đối với hệ thống thuế Chuyển giá quốc tế • Khái niệm Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu. • Nguyên tắc xác định giá chuyển nhượng Giao dịch độc lập Ví dụ Doanh nghiệp A sản xuất chip bán dẫn Công suất 10tr chip/ năm Giá thành 1 chip 42,5$ Chi phí vận hành, quản lý doanh nghiệp 15tr $/năm Doanh nghiệp xuất khẩu, bán cho doanh nghiệp liên kết trong cùng tập đoàn với giá 44$/sp  Có thể nói, hiện tượng chuyển giá được đưa ra không hoàn toàn chuẩn mực, trong từng trường hợp cụ thể, ta mới có thể chỉ ra hiện tượng chuyển giá năm ở đâu trong một chuỗi các giao dịch liên kết và được thực hiện tại khâu nào Nguyên nhân hình thành chuyển giá • Cần: Sự hình thành các công ty (tập đoàn) đa quốc gia (Mutinational Company - MNC) • Đủ: Khác nhau về thuế suất và cấu trúc thuế suất giữa các quốc gia trên thế giới • Sự ưu đãi về thuế suất khác nhau giữa các nước • Do hạn chế của kiểm soát việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài • Thông qua hình thức chuyển giá để thôn tính và chi phối toàn bộ doanh nghiệp khi tham gia liên doanh Các phương thức chuyển giá • Khâu đầu tư • Khâu sản xuất • Khâu thương mại Ví dụ Một công ty MNC, có 2 công ty con A và B đặt tại 2 nước khác nhau Trường hợp 1: Cty con A sản xuất và bán cho cty con B 100 sp, 16USD/sp. Cty con B bán ra thị trường 22USD/sp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước của công ty con A: 25%, tại công ty con B: 40%. Chi phí sản xuất của công ty con A: 10USD/sp Trường hợp 2: Cty A bán cho cty B với giá chuyển nhượng cao hơn là 20USD/sp, các điều kiện khác không đổi Cty A CTy B Toàn MNC TH1 TH2 TH1 TH2 TH1 TH2 Doanh thu 1600 2000 2200 2200 3600 4200 Chi phí 1000 1000 1600 2000 2600 3000 Lợi nhuận trước thuế 600 1000 600 200 1200 1200 Thuế thu nhập phải nộp (A: 25%, B: 40%) 150 250 240 80 390 330 Lợi nhuận sau thuế 450 750 360 120 810 870 Thiên đường thuế • Thiên đường thuế là gì? Quốc gia có thuế suất thấp hơn đáng kể so với các nước khác hoặc không đánh thuế đối với các công ty, cá nhân nước ngoài  Ví dụ: Liechtenstein là trung tâm tài chính toàn cầu, số dân khoảng 35.000 người nhưng có gần 74.000 doanh nghiệp đến từ khắp nơi trên thế giới • Chuyển giá thông qua “thiên đường thuế” Chuyển giá quốc tế tại Việt Nam • Nguyên nhân - Mặt bằng chung về thuế suất vẫn còn cao - Công tác quản lý chưa hiệu quả • Thực trạng - Ví dụ: chuyển giá trong ngành ô tô Biện pháp chống chuyển giá • Định giá chuyển giao (5 phương pháp) • Thắt chặt công tác quản lý thuế • Nghiên cứu và đưa ra mức thuế suất hợp lý • Tăng cường hợp tác với cơ quan thuế của các nước khác Phương pháp xác định giá chuyển giao - Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập - Phương pháp giá bán lại (dùng giá bán ra để xác định giá mua vào) - Phương pháp giá vốn cộng lãi: dựa vào giá vốn (giá thành) của sản phẩm để xác định giá bán của sản phẩm đó cho bên liên kết - Phương pháp so sánh lợi nhuận - Phương pháp tách lợi nhuận Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập Cty mẹ A có công ty con B tại Việt Nam sản xuất dược. Có công ty dược C độc lập với A, B •Công ty A bán cho cty B 1 tấn dược liệu với giá 1.200$, thanh toán sau 6 tháng •Cty A bán cho cty C 2 tấn dược liệu với giá 2.100$, yêu cầu thanh toán ngay, biết lãi suất tín dụng thương mại là 12%/năm  Như vậy, số tiền cty C phải trả cho 1 tấn dược liệu sau 6 tháng nữa là ( 2100/2)*1.06=1.113$ <1200$ Phương pháp giá bán lại - Giá mua vào được xác định trên cở sở giá bán ra trong các giao dịch độc lập trừ đi lợi nhuận gộp, trừ các chi phí khác được tính trong giá mua vào (nếu có như: thuế NK, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển ... ) - Phương pháp này áp dụng trong trường hợp không có giao dịch mua tương đương do thị trường không có sản phẩm cùng loại, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến Ví dụ • Giá mua vào (Pm)=Giá bán ra cho đơn vị độc lập (trừ chi phí khác nếu có) (Pb đl)-Giá bán ra cho đơn vị độc lập (trừ chi phí khác nếu có) x Tỷ lệ lãi gộp bình quân ngành • Tỷ lệ lãi gộp=Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán x100%Doanh thu thuầnVí dụ: Cty nước ngoài F liên doanh VN hình thành công ty A • A nhập khẩu 20.000 chai rượu với thuế nhập khẩu 100.000$. A tiêu thụ hết rượu với doanh thu 300.000$. Giả sử tỷ lệ lãi gộp ngành là 10%  Doanh thu thuần= 300.000 – 100.000 = 200.000$ Giá vốn hàng bán = 200.000 – 200.000*10% = 180.000$ Giá mua 1 chai rượu là 180.000/20.000 = 9$/chai  giá tính thuế 9$/c Phương pháp giá vốn cộng lãi • Giá bán ra của sản phẩm cho biên liên kết xác định trên cơ sở lấy giá vốn của sản phẩm cộng lợi nhuận gộp • Phương pháp này được áp dụng khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản xuất khép kín để bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên kết. • Thu nhập ấn định=Tổng giá thành toàn bộ sản phẩmxTỷ lệ thu nhập ròng bình quân ngành sản xuất • Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm giao trong kỳ=Giá vốn hàng giao trong kỳ+Chi phí giao hàng trong kỳ+Chi phí quản lý chung trong kỳ Ví dụ • Doanh nghiệp A tại Việt Nam là liên doanh giữa cty B ở nước ngoài và 1 cty của VN. A sản xuất và giao toàn bộ cho B. Giả sử năm N, A sản xuất được 10.000 sản phẩm giao cho B với giá ấn định là 10$/sp. Sổ sách kế toán của A như sau: ₋ Giá vốn hàng bán: 80.000$ ₋ Chi phí giao hàng: 6.000$ ₋ Chi phí quản lý chung: 12.000$  Tổng giá thành toàn bộ: 98.000$ • Giả sử tính được tỷ lệ thu nhập ròng bình quân ngành là 10%  Thu nhập ấn định = 98.000 * 10% Thu nhập tính thuế mặc dù giá ấn định là 10$ Phương pháp so sánh lợi nhuận • Dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau • Phương pháp so sánh lợi nhuận được coi là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi. Ví dụ • Doanh nghiệp L hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô 4 chỗ nhãn hiệu N và S, trong đó: - Nhãn hiệu N được giao bán cho các bên độc lập. - Nhãn hiệu S được giao bán toàn bộ cho doanh nghiệp L1 là công ty 100% vốn của doanh nghiệp L. • Tất cả các giao dịch mua vào cho việc sản xuất, lắp ráp 2 loại ô tô trên đều là giao dịch độc lập. Ví dụ (tiếp) • Trong năm 200x, số liệu sổ kế toán của doanh nghiệp L như sau: - Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 18.000 USD - Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu N: 2.000 USD - Doanh thu thuần từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 25.000 USD - Lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán xe ô tô hiệu S: 1.800 USD. • Công ty L1 cho công ty L vay và giá trị lãi tiền vay tính theo lãi suất thị trường là 100 USD. Ví dụ (tiếp) • Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với ô tô hiệu N: 2.000/18.000 x 100% = 11,1% • Tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với ô tô hiệu S: 1.800/25.000 x 100% = 7,2% • Giả sử các sự khác biệt có ảnh hưởng trọng yếu giữa 2 giao dịch bán xe N và xe S đã được điều chỉnh để kết quả giao dịch với công ty L1 phải đạt tỷ suất lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp và trước khi chi trả lãi tiền vay trên doanh thu thuần là 11,1%. Ví dụ (tiếp) • Trường hợp này, số liệu về giao dịch bán xe ô tô hiệu S đuợc xác định lại như sau: • Tổng giá thành toàn bộ: 25.000 – 1.800 - 100 = 23.100 USD. • Doanh thu thuần: 23.100 / (1 – 0, 111) = 25.984 USD. • Lợi nhuận thuần trước thuế, trước lãi vay: 25.984 – 23.100 = 2.884 USD • Lợi nhuận thuần trước thuế: 2.884 – 100 = 2.784 USD • Công ty L phải kê khai lợi nhuận thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với giao dịch bán ô tô S là 2.784 USD thay cho số liệu cũ trong sổ kế toán là 1.800 USD Phương pháp tách lợi nhuận • TN chịu thuế toàn cầu của các đối tượng liên kết được xác định, sau đó TN chịu thuế được phân bổ theo các đối tượng theo tỷ lệ đóng góp mà họ được coi là đã có tham gia trong việc tạo ra lợi nhuận. • Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết thực hiện Phương pháp tách lợi nhuận- ví dụ cách 1 • Doanh nghiệp A tại Việt Nam và doanh nghiệp B tại nước ngoài có một số thông tin sau: - Cả hai công ty đều là các công ty thành viên của tập đoàn T sản xuất sản phẩm điện tử. - Cả hai công ty tham gia vào sản xuất sản phẩm mới là ti vi màn hình tinh thể lỏng. - A chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất vỏ máy và đèn hình để chuyển cho B lắp ráp với các bộ phận khác (cài đặt các mạch vòng, chíp điện tử ...) do B sáng chế và sản xuất. Ti vi màn hình tinh thể lỏng thành phẩm được bán cho C là nhà phân phối độc lập với giá là 550 USD. - Tổng giá thành sản phẩm do A giao cho B là 300 USD. B bỏ ra chi phí để sản xuất tiếp theo là 150 USD. • Lợi nhuận được phân bổ cho A được tính như sau: [(550 - (300 + 150)) : 450] x 300 = 66,66 USD Vấn đề xác định giá chuyển nhượng và hiệp định thuế • Về mặt lý thuyết, các quy định tại Hiệp định thuế không liên quan đến việc xác định giá chuyển nhượng một cách chi tiết. • Giá chuyển nhượng ảnh hưởng đến lợi nhuận. • ủng hộ một cách mạnh mẽ nguyên tắc giao dịch độc lập. • tán thành việc sử dụng các phương pháp giá bán lại và cộng chi phí chỉ trong các hoàn cảnh nhất định • chỉ ủng hộ hạn chế việc sử dụng các phương pháp chia lợi nhuận và lợi nhuận so sánh trong trường hợp các cơ sở dữ liệu để áp dụng phương pháp nêu trên là không thể xác định được. Cạnh tranh thuế • Khái niệm: Là việc một nước ban hành chính sách thuế có lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn lực, lao động và các yếu tố kinh tế khác từ bên ngoài, hoặc (đồng thời) để hạn chế sự di chuyển các nguồn lực ra nước ngoài • Hình thức: - Thiết lập các chính sách nhằm thu hút việc đặt địa điểm thực tế diễn ra các hoạt động kinh tế của các công ty nước ngoài - Thiết lập các chính sách nhằm thu hút địa điểm cư trú của công ty Thách thức đối với hệ thống thuế các quốc gia • Cải cách hệ thống thuế • Vai trò của nguồn thu ngân sách • Phát triển kinh tế và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh
Tài liệu liên quan