Tài khoản
3.2 Ghi sổ kép
3.3 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
3.4 Quan hệ giữa Báo cáo tài chính và TK
kế toán
3.5 Đối chiếu, kiểm tra số liệu trên tài
khoản kế toán
3.6 Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất
73 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3
TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
MỤC TIÊU HỌC TẬP
3.1 Tài khoản
3.2 Ghi sổ kép
3.3 Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
3.4 Quan hệ giữa Báo cáo tài chính và TK
kế toán
3.5 Đối chiếu, kiểm tra số liệu trên tài
khoản kế toán
3.6 Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất
3.1 TÀI KHOẢN
3.1.1 Khái niệm về tài khoản
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ
thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
theo nội dung kinh tế (Luật Kế toán).
Đặc điểm của tài khoản
Phản ánh từng đối
tượng theo nội dung
kinh tế
Phản ánh đối
tượng kế toán ở
trạng thái vận
động
Phản ánh ở mọi
thời điểm
3.1.2 Nội dung, kết cấu và phân loại tài khoản
a. Nội dung:
Tài khoản được chia làm hai bên để phản ánh
hai mặt đối lập sự biến động của từng đối
tượng kế toán.
Một bên: Phản ánh số tiền của NVKT làm tăng giá
trị của đối tượng kế toán trong kỳ (Số phát sinh
tăng).
Một bên: Phản ánh số tiền của NVKT làm giảm
giá trị của đối tượng kế toán trong kỳ (Số phát sinh
giảm).
Số dư đầu kỳ và Số dư cuối kỳ: Phản ánh giá trị
đối tượng kế toán hiện có lúc đầu kỳ và cuối kỳ.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số PS tăng − Số PS giảm
b. Kết cấu tài khoản
Hình thức đơn giản của tài khoản
Nợ TK
Có
Tên tài khoản phải mô tả được nội dung ghi chép
trong tài khoản đó. Tên tài khoản giúp tìm hiểu xem
liệu nó có thể được xếp loại là tài sản, nợ phải trả,
vốn chủ sở hữu, doanh thu hoặc chi phí trong các
báo cáo tài chính.
Mỗi tài khoản có một số hiệu riêng do nhà nước quy
định thống nhất.
c. Phân loại tài khoản
(1). Phân loại TK theo mối quan hệ với báo cáo tài
chính, các TK bao gồm 4 loại:
TK Tài sản
TK Nguồn vốn
TK Doanh thu
TK Chi phí
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
(2). Phân loại tài khoản theo mối liên hệ với kỳ kế
toán, có 2 loại TK cơ bản:
TK Thường xuyên (Permanent Accounts):
Là những TK luôn có số dư, số dư từ cuối kỳ kế
toán này chuyển sang đầu kỳ kế toán sau. Bao
gồm: TK Tài sản và TK nguồn vốn.
TK Tạm thời (Temporary Accounts):
Là những TK chỉ phản ánh số phát sinh trong kỳ.
Đến cuối kỳ, chúng được kết chuyển hết. Bắt đầu
mỗi kỳ kế toán mới, những TK này luôn có số dư
bằng không. Bao gồm: TK Doanh thu và TK Chi
phí.
d. Cách ghi chép vào tài khoản
Tài khoản tài sản
Nợ TK Tài sản Có
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số PS tăng – Số PS giảm
Số dư đầu kỳ:
Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm
Cộng số phát sinh tăng Cộng số phát sinh giảm
Số dư cuối kỳ:
Ví dụ 1
Vào cuối kỳ trước, khoản mục hàng hóa thể hiện
trên bảng cân đối kế toán là 10.000.000 đ – nằm bên
tài sản ( bên trái ). Nó cũng là số dư đầu kỳ của tài
khoản hàng hóa kỳ này, tức là bên nợ của tài khoản
hàng hóa.
Trong kỳ này có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
như sau :
NV1: Mua hàng hóa nhập kho 25.000.000 đ đã trả
bằng tiền mặt.
NV2: Xuất kho hàng hóa đem bán, trị giá xuất
kho 20.000.000 đ.
Nợ TK Hàng hóa Có
Số dư cuối kỳ = 10.000.000 đ + 25.000.000 đ – 20.000.000 đ
= 15.000.000 đ
Số dư đầu kỳ: 10.000.000
(1) 25.000.000 20.000.000 (2)
Cộng: 25.000.000 Cộng: 20.000.000
Số dư cuối kỳ: 15.000.000
Tài khoản nguồn vốn
Nợ TK Nguồn vốn Có
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số PS tăng – Số PS giảm
Số dư đầu kỳ:
Số phát sinh tăngSố phát sinh giảm
Cộng số phát sinh tăngCộng số phát sinh giảm
Số dư cuối kỳ:
Ví dụ 2
Vào cuối kỳ trước, khoản mục Phải trả cho người
bán thể hiện trên bảng cân đối kế toán là 16.000.000
đ – nằm bên nguồn vốn ( bên phải ). Nó là số dư đầu
kỳ của tài khoản Phải trả cho người bán kỳ này, tức
là bên có của tài khoản Phải trả cho người bán.
Trong kỳ này phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như
sau :
NV1: Mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người
bán 24.000.000 đ.
NV2: Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán
38.000.000 đ.
Nợ TK Phải trả cho người bán Có
Số dư cuối kỳ = 16.000.000 đ + 24.000.000 đ – 38.000.000 đ
= 2.000.000 đ
SDĐK: 16.000.000
(2) 38.000.000 24.000.000 (1)
Cộng: 38.000.000 Cộng: 24.000.000
Số dư cuối kỳ: 2.000.000
Nhận xét
Có thể thấy rằng, nếu một khoản ghi bên nợ
làm tăng tài sản thì phải sử dụng một khoản
ghi có để làm tăng nợ phải trả hay vốn chủ sở
hữu. Mặt khác, nếu một khoản ghi có làm
giảm tài sản thì phải có một khoản ghi nợ để
chỉ sự giảm nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu.
Các nguyên tắc này đối nghịch nhau bởi vì tài
sản nằm ở vế đối nghịch với nợ phải trả và
vốn chủ sở hữu.
Các nguyên tắc này có thể được trình bày như
sau :
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tăng ( + ) Giảm ( – ) Giảm ( – ) Tăng ( + ) Giảm (– ) Tăng ( + )
Ghi nợ Ghi có Ghi nợ Ghi có Ghi nợ Ghi có
Tài khoản Doanh thu và TK Chi phí
Doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu, chi phí làm giảm
vốn chủ sở hữu.
Một NVKT phát sinh làm tăng doanh thu bằng phát sinh
có cũng làm tăng vốn chủ sở hữu bằng phát sinh có.
Ngược lại, phát sinh nợ làm giảm doanh thu dẫn đến làm
giảm vốn chủ sở hữu.
Các phát sinh nợ làm tăng chi phí lại làm giảm vốn chủ
sở hữu bằng phát sinh nợ. Ngược lại, phát sinh có làm
giảm chi phí sẽ dẫn đến làm tăng vốn chủ sở hữu bấy
nhiêu.
Lý do được đến kết quả này là do các khoản doanh thu và
chi phí là các thành phần của vốn chủ sở hữu, nằm bên cột
phải của phương trình kế toán.
Nợ Vốn chủ sở hữu Có
Giảm Tăng
(Các phát sinh nợ) (Các phát sinh có)
Chi phí Doanh thu
Tăng Giảm Giảm Tăng
(PS nợ) (PS có) (PS nợ) (PS có)
Ví dụ 3 (Bài tập 11):
Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp Có
(1) 2.000.000 22.000.000 (cuối kỳ kc)
(2) 1.000.000
(3) 14.000.000
(4) 3.000.000
(5) 2.000.000
3.2 GHI SỔ KÉP
1/ Khái niệm:
Ghi sổ kép là phương pháp được sử dụng để ghi
các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản kế toán có
liên quan theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ
và mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế
toán.
Đặc điểm của ghi sổ kép:
Phản ánh mối quan hệ về sự biến động của các
đối tượng kế toán.
Phải có ít nhất 2 tài khoản có liên quan.
Ví dụ 4
Nhập kho nguyên vật liệu, giá mua 20.000.000đ
chưa trả tiền cho người bán.
Nợ TK Phải trả cho người bán Có Nợ TK Nguyên vật liệu Có
20.000.000 20.000.000
2. Định khoản kế toán (Bút toán)
Tùy thuộc vào số lượng TK tham gia trong mối quan
hệ đối ứng, hiện nay có 2 loại định khoản:
- Định khoản giản đơn
- Định khoản phức tạp
a. Định khoản giản đơn
Định khoản giản đơn là định khoản chỉ có liên
quan đến 2 tài khoản kế toán.
Theo ví dụ 4:
Nợ TK Nguyên vật liệu 20.000.000
Có TK Phải trả cho người bán 20.000.000
b. Định khoản phức tạp
Định khoản phức tạp là định khoản có liên
quan từ 3 TK kế toán trở lên. Biểu hiện:
Ghi Nợ 1 TK, Ghi Có một hoặc nhiều TK;
Ghi Có 1 TK, Ghi Nợ một hoặc nhiều TK;
Cá biệt: Ghi Nợ một số TK, số TK còn lại
ghi Có.
Ví dụ 5
Đến hạn thanh toán, doanh nghiệp dùng tiền
mặt 5.000.000 đ và chuyển tiền gửi ngân hàng
15.000.000 đ để trả nợ người bán .
Phân tích: Nợ phải trả giảm, 2 loại tài sản giảm.
Nguyên tắc: Nợ phải trả giảm ghi bên nợ.
Tài sản giảm ghi bên có.
Tài sản giảm ghi bên có.
Bút toán:
Nợ TK Phải trả cho người bán 20.000.000
Có TK Tiền mặt 5.000.000
Có TK TGNH 15.000.000
3. Nguyên tắc ghi sổ kép
Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều có ảnh
hưởng đến ít nhất 2 tài khoản có liên quan.
Mỗi định khoản phải ghi bên Nợ đối ứng với ghi
bên Có. Số tiền ghi Nợ luôn bằng số tiền ghi Có
của các tài khoản đối ứng. Do đó:
Tổng số phát sinh Nợ = Tổng số phát sinh Có
các tài khoản các tài khoản
Áp dụng trình tự định khoản các NVKT phát sinh
sau đây:
1. Số vốn góp ban đầu của các thành viên là
500.000.000 đ bằng tiền mặt để thành lập công
ty TNHH X.
2. Chi tiền mặt mua dụng cụ văn phòng 40.000.000.
3. Mua 01 TSCĐ hữu hình chưa trả tiền cho người
bán 60.000.000 đ.
4. Vay ngắn hạn để trả nợ người bán 50.000.000 đ.
5. Thu bằng tiền gửi ngân hàng về dịch vụ đã cung
cấp cho khách hàng 70.000.000 đ.
6. Chi tiền mặt 38.000.000 đ cho các khoản chi phí
phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ (Chi
phí bán hàng).
Ghi sổ đơn là gì ?
Ghi sổ đơn là cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào từng tài khoản riêng độc lập nhau,
không phản ánh mối quan hệ khách quan giữa các
đối tượng kế toán.
Ghi sổ đơn áp dụng đối với những hộ buôn bán nhỏ
cá thể hoặc để theo dõi những tài sản không thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp và một số chỉ tiêu
cần thiết khác. Bao gồm : Tài sản thuê ngoài; Vật tư
hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công; Hàng hóa
nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược; Nợ khó đòi đã
xử lý; Ngoại tệ các loại; Dự toán chi sự nghiệp, dự
án.
Ví dụ 6
Tài sản thuê ngoài (TK 001)
Doanh nghiệp thuê 01 TSCĐ hữu hình bên ngoài
dùng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, giá trị
TSCĐ là 300 triệu đồng, thời hạn thuê 3 tháng.
Tiền thuê trả hàng tháng 20 triệu đồng.
Khi thuê
300 triệu
(Ghi đơn)
Khi hết hạn HĐ
300 triệu
(Ghi đơn)
3.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾ TOÁN CHI
TIẾT
1. Kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản cấp 1
để phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán ở
dạng tổng quát nhằm cung cấp những chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp.
Thông tin do kế toán tổng hợp cung cấp sẽ cho
biết tình hình hiện có và biến động của đối
tượng kế toán ở dạng tổng quát nhất.
Số liệu của kế toán tổng hợp dùng để lập các báo
cáo tài chính.
2. Kế toán chi tiết
Kế toán chi tiết là việc phản ánh và giám đốc
một cách chi tiết, tỉ mĩ từng loại tài sản và
nguồn vốn và các đối tượng kế toán khác đã
được kế toán trên tài khoản cấp 1 nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp.
Trong công tác kế toán hiện nay có 2 hình
thức kế toán chi tiết:
- Tài khoản cấp 2, và
- Sổ chi tiết.
a. Tài khoản cấp 2
Tài khoản cấp 2 là hình thức kế toán chi tiết số liệu
đã phản ánh trên tài khoản cấp 1 nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý của nhà nước.
Ví dụ: để đảm bảo tính thống nhất, ngoài TK cấp 1 –
TSCĐ hữu hình (211), nhà nước còn quy định các
TK cấp 2 tương ứng như :
+ TK 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc
+ TK 2112 - Máy móc, thiết bị
+ TK 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ TK 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ TK 2115 - Cây lâu năm, súc vật sinh sản và
làm việc
+ TK 2118 - TSCĐ khác
Lưu ý:
TK cấp 1 và TK cấp 2 do nhà nước quy định
thống nhất.
Doanh nghiệp được quyền mở các TK từ cấp 3,
cấp 4,cấp n.
Quy định ký hiệu từ cấp 3 trở đi, có thể dùng con
số hoặc ký tự chữ.
Ví dụ:
TK cấp 1: TK333 – Thuế và các khoản phải nộp
nhà nước.
TK cấp 2: TK3331- Thuế GTGT phải nộp
TK cấp 3: - TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
- TK 33312 – Thuế GTGT của hàng
nhập khẩu
TK cấp 1: TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK cấp 2: TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK cấp 3: - TK 2111 – Nhà văn phòng
- TK 2111 – Kho
- TK 2111 – Phân xưởng
- TK 2111 – Cửa hàng
Tất cả các TK cấp 3 trở đi vẫn giữ được
gốc của TK cấp 1 và TK cấp 2
Về kết cấu của tài khoản cấp 2
TK cấp 2 là chi tiết của TK cấp 1. Do đó, kết
cấu của TK cấp 2 phù hợp với kết cấu của TK
cấp 1 chứa đựng nó.
Về thước đo sử dụng:
TK cấp 2 chỉ sử dụng duy nhất thước đo giá
trị.
b. Sổ chi tiết
* Sổ chi tiết là hình thức kế toán chi tiết số liệu đã
phản ánh trên TK cấp 1 hoặc TK cấp 2 nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý cụ thể của Dn.
* Thước đo: Sổ chi tiết sử dụng thước đo giá trị,
hiện vật, thời gian lao động và các chỉ tiêu cần
thiết khác.
* Kết cấu: Sổ chi tiết của các đối tượng khác nhau
thường không giống nhau. Tùy theo đặc điểm của
từng đối tượng cần kế toán chi tiết và yêu cầu
quản lý cụ thể đối với đối tượng đó.
Ví dụ
Sổ chi tiết Nguyên liệu và vật liệu:
Phản ánh các thông tin về số lượng, qui
cách, giá cả của từng thứ nguyên vật liệu.
Sổ chi tiết Phải trả cho người bán:
Phản ánh tên người bán, số và ngày của hóa
đơn bán hàng, nội dung thanh toán, số tiền
phải trả, đã trả cho từng người bán... Không
có chỉ tiêu hiện vật.
3. Mối quan hệ giữa TK cấp 1, TK cấp 2 và
sổ chi tiết
Kế toán chi tiết là chi tiết của TK cấp 1. Do
đó, nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi tiết
của đối tượng kế toán nào, đồng thời vừa
ghi trên TK cấp 1 và các TK cấp 2 cũng như
sổ chi tiết tương ứng.
Cuối kỳ, tính ra số dư của từng TK chi tiết,
kiểm tra và đối chiếu với TK cấp 1.
Mối quan hệ cân đối
• =
• =
Tổng số dư ( Nợ hoặc có )
trên TK cấp 2
(hoặc sổ chi tiết)
Tổng số dư (Nợ hoặc có)
trên TK cấp 1
Tổng số phát sinh
( Nợ và Có )
trên TK cấp 2 hoặc sổ chi tiết
Tổng số phát sinh
( Nợ và Có )
trên TK cấp 1
3.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
a. Về nội dung
Báo cáo tài chính và tài khoản cùng phản tình hình
tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nhưng ở phạm vi và mức độ phản ánh
khác nhau.
Về phạm vi:
Báo cáo tài chính phản ánh tổng quát các đối
tượng kế toán
{Tài sản & nguồn vốn, doanh thu & chi phí}.
Tài khoản phản ánh cụ thể, chi tiết cấu thành từng
đối tượng kế toán.
Cách phản ánh:
Báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính ở
một thời điểm nhất định (BCĐKT), hoặc kết quả
hoạt động kinh doanh sau một quá trình hoạt
động (Báo cáo kết quả HĐKD).
Tài khoản phản ánh một cách thường xuyên, liên
tục sự biến động của từng đối tượng kế toán (Tài
sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí).
b. Về quan hệ cung cấp thông tin
Đầu kỳ căn cứ vào BCĐKT hoặc các sổ kế
toán cuối kỳ trước để ghi số dư đầu kỳ trên
các tài khoản tương ứng của kỳ này.
Số dư cuối kỳ này của các tài khoản (TK
thường xuyên) dùng để lập BCĐKT của
cuối kỳ.
Tổng hợp số phát sinh trên các TK tạm thời
để lập các khoản mục trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
3.5 ĐỐI CHIẾU – KIỂM TRA SỐ LIỆU GHI
CHÉP TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
3.5.1 BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH (BẢNG CÂN ĐỐI
TK)
a. Nguyên tắc kiểm tra đối chiếu:
Tổng số dư đầu kỳ bên Nợ = Tổng số dư đầu kỳ bên Có
các tài khoản các tài khoản
Tổng số phát sinh bên Nợ = Tổng số phát sinh bên Có
các tài khoản các tài khoản
Tổng số dư cuối kỳ bên Nợ = Tổng số dư cuối kỳ bên Có
các tài khoản các tài khoản
b. Nguồn số liệu để lập bảng:
Lấy số dư đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ bên nợ
và bên có và số dư cuối kỳ của các tài khoản sau khi
đã kiểm tra và khóa sổ vào lúc cuối kỳ.
c. Tác dụng:
Bảng này có tác dụng kiểm tra tính chính xác của số
liệu trên các tài khoản trước khi lập báo cáo kế toán.
d. Nhược điểm:
Nếu ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản, ghi trùng bút
toán, ghi sai cả trên hai tài khoản với cùng một con
số thì bảng này không phát hiện được.
3.5.2 Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết là bảng kê số liệu đã
phản ánh ở các tài khoản cấp 2 hoặc các sổ chi
tiết nhằm đối chiếu với số liệu ghi chép trên tài
khoản cấp 1.
Cơ sở lập:
Căn cứ vào số dư đầu kỳ, số phát sinh trong
kỳ và số dư cuối kỳ (hiện vật & bằng tiền ở
các tài khoản cấp 2 hoặc các sổ chi tiết để ghi
vào bảng.
Tác dụng:
- Đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và
kế toán chi tiết.
- Cung cấp số liệu một cách cụ thể, chi tiết
sự biến động của từng loại, từng thứ tài
sản, nguồn vốn thuộc đối tượng kế toán
tổng hợp cho nhu cầu quản lý.
Dòng cộng bằng tiền của bảng khớp đúng
với số liệu trên TK cấp 1.
3.6 HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN THỐNG
NHẤT
Hệ thống tài khoản kế toán là một bộ phận
trong chế độ kế toán, có ý nghĩa quan trọng
trong việc tổ chức và quản lý tập trung thống
nhất của nhà nước đối với công tác kế toán cho
mọi loại hình Dn trong cả nước.
Mỗi một đơn vị kế toán phải sử dụng một hệ
thống tài khoản kế toán.
3.6.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống TK kế toán
a. Khi xây dựng hệ thống TK phải bảo đảm phản
ánh toàn diện và đầy đủ các mặt hoạt động kinh
tế của các Dn thuộc mọi loại hình khác nhau.
b. Xây dựng hệ thống TK phải gắn với cơ chế kinh
tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay hệ thống TK
kế toán phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thị trường.
c. Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải đảm
bảo phù hợp với các chuẩn mực kế toán của thế
giới cùng với chuẩn mực kế toán nước ta để từng
bước hòa nhập với kế toán các nước trên thế giới ,
đảm bảo tính pháp lý để kiểm soát các hoạt động
của các Dn.
d. Xây dựng hệ thống tài khoản cần đảm bảo
tính thống nhất lẫn nguyên tắc linh hoạt.
e. Khi xây dựng hệ thống tài khoản cần đảm
bảo tính cân đối giữa tài sản và nguồn
vốn, tính cân đối giữa doanh thu và chi phí
trong hoạt động kinh doanh, cùng với đặc
điểm tuần hoàn vốn nhằm sắp xếp các tài
khoản một cách khoa học, dễ nhớ, dễ xứ lý
thông tin.
3.6.2 Nguyên tắc sắp xếp, phân loại hệ thống TK
a. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất quy định
các nội dung cơ bản sau :
+ Số lượng, tên gọi, và số hiệu tài khoản
+ Nội dung kinh tế, công dụng, kết cấu của từng
tài khoản cấp1 và cấp 2.
+ Mối quan hệ đối ứng của các tài khoản.
b. Hệ thống tài khoản kế toán bao gồm 9 loại tài
khoản trong Bảng cân đối kế toán (86 TK cấp 1)
– Ghi kép, và 01 loại tài khoản ngoài Bảng cân
đối kế toán ( 6 TK ) – Ghi đơn.
Cách quy định số hiệu tài khoản :
* * * *
- Loại TK
- Nhóm TK
- TK cấp 1
- TK cấp 2
Ví dụ:
Loại 1 – Tài sản ngắn hạn
Nhóm 11 : Tiền
Nhóm 12 : Đầu tư ngắn hạn
Nhóm 13 : Các khoản phải thu
Nhóm 14 : Ứng trước ngắn hạn
Nhóm 15 : Hàng tồn kho
Nhóm 16 : Chi sự nghiệp
Nhóm 1 : Tiền bao gồm
TK cấp 1 :
TK 111, 112,113
TK cấp 2:
TK 111 : - TK 1111 – Tiền Việt Nam
- TK 1112 - Ngoại tệ
- TK 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
3.6.3 Đặc điểm của hệ thống tài khoản kế toán
thống nhất
a. Các tài khoản từ loại 1 đến 4 dùng để lập bảng
cân đối kế toán.
b. Các tài khoản từ loại 5 đến 9 dùng để lập báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
c. Số tận cùng của số hiệu TK là số 8: “Khác”; số
9: “Dự phòng”.
d. Trong hệ thống có một số các tài khoản mang
tính chất điều chỉnh.
Các tài khoản điều chỉnh dùng để điều chỉnh cho số
liệu đã phản ánh ở tài khoản tài sản hoặc tài khoản
nguồn vốn cho biết chính xác giá trị của tài sản hoặc
nguồn vốn mà nó điều chỉnh. Bao gồm :
Nhóm TK điều chỉnh giảm giá trị của tài sản
(Gồm các TK 129, 139, 159, 229, 214)
Các tài khoản này dùng để điều chỉnh
giảm giá trị của tài sản trong trường hợp
giá thị trường thường xuyên bị giảm so
với giá gốc hoặc nợ khó đòi. Sau khi điều
chỉnh, tài sản sẽ thể hiện theo giá trị hiện
còn (giá trị có thể thực hiện thuần).
Kết cấu:
Các tài khoản điều chỉnh giảm có kết cấu ngược lại với kết
cấu của tài khoản mà nó điều chỉnh.
TK điều chỉnh giảm tài sản
Số dư đầu kỳ
Số PS giảm Số PS tăng
Số dư cuối kỳ
TK 214 dùng để điều chỉnh giảm cho các TK 211, 212, 213,
217 cho biết giá trị còn lại của tài sản cố định và bất động sản
đầu tư.
Khi lập BCĐKT: Chỉ tiêu hao mòn TSCĐ ghi âm – Tài sản
Ví dụ
Chỉ tiêu phải thu của khách hàng vào ngày lập
BCĐKT là 100.000.000 đ (số dư nợ TK 131). Doanh
nghiệp ước tính trong số khoản phải thu của khách
hàng có 10.000.000 đ là không thể thu được. Do đó,
Dn đã lập dự phòng phải thu khó đòi 10.000.000 đ
tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 139 – Dự
phòng phải thu khó đòi sẽ có số dư có là 10.000.000.
Trên BCĐKT, chỉ tiêu phải thu của khách hàng
phản ánh 100.000.000, còn chỉ tiêu dự phòng phải
thu khó đòi 10.000.000 được ghi âm.
TK Dự phòng phải thu khó đòi TK Chi phí quản lý DN
10.000.000 10.000.000
Nhóm TK điều chỉnh tăng, giảm cho nguồn vốn
(Gồm các TK 421, 412, 413)
Kết cấu TK điều chỉnh tăng cho TK nguồn vốn có số dư
bên Có.
Kết cấu TK điều chỉnh giảm cho TK nguồn vốn có số dư
bên Nợ.
Ví dụ:
TK 421 : có số dư có – phản ánh số lãi hiện còn chưa
phân phối, làm tăng vốn chủ sở hữu. Khi lập BCĐKT –
ghi bình thường.
TK 421 : có số dư nợ – Phản ánh khoản lỗ chưa xử lý, làm
giảm vốn chủ sở hữu. Khi ghi vào BCĐKT – ghi âm hoặc
( ).
Như vậy TK 421 : là tài khoản điều chỉnh tăng
hoặc giảm cho nguồn vốn nói chung. Tương tự
còn bao gồm các tài khoản 412, 413.
Nhóm TK điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng
(Gồm các TK 521, 531, 532)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà DN thực hiện
trong kỳ có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
ghi nhận ban đầu do các n