Kế toán kiểm toán - Chương 4: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp

Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu • Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước

pdf15 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 4: Thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP Chương 4 Thuế chống bán phá giá • Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu • Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước Tại sao bán phá giá • Tối đa hóa lợi nhuận (trong 80% trường hợp thì đây là lý do chính) • Loại bỏ đối thủ cạnh tranh • Chiếm lĩnh thị trường • Ngăn cản sự xâm nhập thị trường của đối tượng mới • Được chính phủ tài trợ Tại sao đánh thuế chống phá giá • Bảo hộ hàng sản xuất trong nước (chủ yếu) • Đảm bảo bình đẳng, tránh thiệt hại cho nước xuất khẩu (gánh nặng quá mức) • Trả đũa (trong một số trường hợp) • Luật pháp chung của WTO: Cho phép đánh thuế để tránh sự “phân biệt đối xử qua giá” Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá (quy định của WTO – GATT 1947) • Có điều tra và xác định được hàng xuất khẩu gây thiệt hại cho nền sản xuất nội địa của nước nhập khẩu • Có đơn khiếu kiện của Công ty (hoặc nhóm Công ty) đại diện cho 25% thị phần bị ảnh hưởng (có bằng chứng chứng minh) • Biên độ phá giá > 2% và sản phẩm nhập khẩu > 7% thị phần • Thuế chống phá giá = < Biên độ phá giá Điều tra bán phá giá • Cơ quan điều tra: Là các cơ quan chức năng (Bộ Thương mại, Uỷ ban thương mại quốc tế) • Đối tượng bị điều tra: Nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nước xuất khẩu (được sự đồng ý) Nội dung điều tra và biện pháp áp dụng • Biên độ phá giá (giá nước xuất khẩu: giá trị trường, giá suy định) • Thiệt hại với ngành sản xuất trong nước • Biện pháp tạm thời • Thuế chống phá giá tạm thời • Đặt cọc một khoản tiền • Đình chỉ việc định giá hải quan Nội dung điều tra và biện pháp áp dụng • (Thuế tạm thu và đặt cọc không quá 60 ngày trước ngày điều tra, Biện pháp tạm thời : bình thường không quá 4 tháng, một số trường hợp đặc biệt không quá 9 tháng) • Quyết định đánh thuế: Nếu có kết luận bán phá giá • Thời gian áp dụng: 5 năm sau đó xem xét lại • Hồi tố: áp dụng đối với thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời Thuế chống trợ cấp • Trợ cấp là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (TW hoặc địa phương) mang lại lợi ích cho đối tượng hưởng hỗ trợ Trong WTO, trợ cấp là hình thức được phép nhưng trong các giới hạn và điều kiện nhất định • Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp • Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp với biên độ trợ cấp không thấp hơn 1% • Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe họa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước • Có mối quan hệ nhân quả giữa việ hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại THUẾ MỘT SỐ NƯỚC THUỘC ASEAN VÀ THUẾ TRONG KHUÔN KHỔ AFTA - CEFT Chương 5 AFTA và hiệp định CEPT • ASEAN Free Trade Area (AFTA)– Khu vực thương mại tự do ASEAN được thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 (1992) tại Singapore với mục đích cơ bản là tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới • Common Effective Preferential Tariff (CEPT) – Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung là một thỏa thuận giữa các thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0- 5%, đồng thời tiến hành xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan khác trong vòng 10 năm Quá trình cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ CEPT • Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List – IL) • Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (Temporary Exclusion List – TEL) • Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (Sensitive List – SL) • Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (General Exception List – GEL) Cam kết thuế của Việt Nam trong WTO • Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu gồm 10.600 dòng thuế. • Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. • Cắt giảm khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải . Thách thức của hệ thống thuế Việt Nam • Hệ thống văn bản luật • Hệ thống tổ chức quản lý • Hiện tượng phá giá của hàng nhập khẩu và vấn đề chuyển giá
Tài liệu liên quan