Khái niệm chung về tổ chức
Khái niệm: Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ
thống theo một trật tự nhất định.
=> Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ
thống theo một trật tự xác định.
Mức độ của mối liên hệ: Trong biên độ giao động từ 0 → 1
+ Ở mức độ 0: các yếu tố không có bất kỳ mối liên hệ nào
=> hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức
20 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 8: Tổ chức công tác kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8:
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN
I. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác K’T
II. Chuẩn bị kiểm toán
III. Thực hành kiểm toán
IV. Kết thúc kiểm toán
I. MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN
1. Khái niệm chung về tổ chức
Khái niệm: Tổ chức nói chung là mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ
thống theo một trật tự nhất định.
=> Mục tiêu của tổ chức: tạo ra mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ
thống theo một trật tự xác định.
Mức độ của mối liên hệ: Trong biên độ giao động từ 0 → 1
+ Ở mức độ 0: các yếu tố không có bất kỳ mối liên hệ nào
=> hệ thống rơi vào tình trạng tan rã hay vô tổ chức
+ Ở mức độ 1: các yếu tố quan hệ chặt chẽ, khoa học
=> hệ thống hoạt động ở mức độ tối ưu
2. Tổ chức công tác kiểm toán
Khái niệm: Tổ chức công tác kiểm toán là mối liên hệ giữa các yếu tố của
kiểm toán theo một trật tự xác định.
=> Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán: là hướng tới việc tạo ra mối
liên hệ khoa học và nghệ thuật giữa các phương pháp kỹ thuật kiểm toán
dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán.
Quy trình tổ chức công tác kiểm toán:
- Chuẩn bị kiểm toán
- Thực hành kiểm toán
- Kết thúc kiểm toán
II. CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán
Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn
bị các điều kiện vật chất cơ bản
Thu thập thông tin
Lập kế hoạch kiểm toán
Xây dựng chương trình kiểm toán
1. Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán: Là đích cần đạt tới đồng thời là thước đo kết quả
kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán cụ thể.
Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn với mục tiêu, yêu cầu của quản lý.
=> Mục tiêu cụ thể cho từng loại hình kiểm toán cũng khác nhau:
+ Kiểm toán thông tin:
+ Kiểm toán tính quy tắc:
+ Kiểm toán hiệu quả:
+ Kiểm toán hiệu năng:
Mục tiêu là hướng vào việc đánh giá tính trung thực và
hợp pháp của các tài liệu (thông tin) và tạo niềm tin cho
những người quan tâm đến tài liệu kế toán.
Mục tiêu là hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện
các chế độ, thể lệ, luật pháp của Nhà nước và các quy
định của đơn vị.
Hướng tới việc đánh giá sức sinh lời của vốn.
Hướng vào việc đánh giá các lợi ích xã hội, lợi ích kinh
tế của các chương trình, dự án cụ thể.
Phạm vi kiểm toán:
Là giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán.
2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện
vật chất cơ bản
- Yêu cầu chung của việc lựa chọn: người được chỉ định phải là người có
trình độ tương xứng với mục tiêu, phạm vi kiểm toán nói riêng và tương
xứng với vị trí, yêu cầu, nội dung của cuộc kiểm toán nói chung.
- Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản cho cuộc kiểm toán như: phương
tiện tính toán, phương tiện kiểm kê
3. Thu thập thông tin
* Nội dung thông tin:
- Các thông tin liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách
thể kiểm toán
- Tìm hiểu về hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ
- Tìm hiểu về các bên hữu quan
* Nguồn tài liệu:
- Tham khảo hồ sơ kiểm toán năm trước
- Tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin
chung về ngành, lĩnh vực kinh doanh.
- Thu thập các tài liệu có liên quan của khách thể.
4. Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán là quá trình cân đối tích cực giữa nhu cầu và
nguồn lực đã có nhằm cụ thể hoá mục tiêu và phạm vi kiểm toán đã được
dự kiến trên cơ sở các nguồn lực đã có.
Việc cụ thể hoá này được thực hiện bằng cách: xác định các công việc
cụ thể phải làm và xác định thời gian kiểm toán tương ứng.
Trong bước này sẽ bao gồm các công việc chủ yếu:
- Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Cần xem xét cả về mặt số lượng
và cơ cấu.
- Xác định thời hạn kiểm toán: gồm thời hạn chung và thời hạn riêng cho
từng người phụ trách từng công việc như đã phân công.
- Kiểm tra lại các phương tiện cần thiết để tính toán, kiểm kê và cân đối
cả về số lượng và chủng loại.
- Xác định mức kinh phí cần thiết cho cuộc kiểm toán.
+ Số người phải phù hợp với quy mô kiểm toán.
+ Cơ cấu nhân sự phải phù hợp với tính chất phức tạp của công việc
và phân công từng người phụ trách từng công việc cụ thể một cách
khoa học và phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của KTV.
5. Xây dựng chương trình kiểm toán
Xây dựng chương trình kiểm toán chính là
cụ thể hoá các kế hoạch trên về nhân sự,
thời gian, xác định số lượng và các bước
thủ tục cần phải thực hiện cho từng phần
hành kiểm toán cụ thể.
III. THỰC HÀNH KIỂM TOÁN
* Thực hành kiểm toán là quá trình thực hiện đồng bộ các công việc đã ấn định
trong kế hoạch, chương trình kiểm toán.
* Kiểm toán viên cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau:
1. KTV phải tuân thủ chương trình kiểm toán đã được xây dựng. Trong mọi
trường hợp, KTV không được tự ý thay đổi chương trình.
3. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép kết
quả kiểm toán vào sổ tay hay vào giấy tờ làm việc để làm bằng chứng cho kết
luận kiểm toán.
2. Mọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi, trình tự kiểm toán đều phải có ý kiến
thống nhất của người phụ trách chung công việc kiểm toán (chủ thể) và khách
thể kiểm toán - nếu cần.
4. Định kỳ kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán trên các bảng tổng
hợp để nhận rõ mức độ thực hiện so với khối lượng công việc chung.
Thường sử dụng: Bảng kê chênh lệch và Bảng kê xác minh.
- Mẫu Bảng kê chênh lệch:
Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú
mức độ sai
phạm
Số Ngày Sổ sách Thực tế Chênh lệch
Trường hợp sử dụng: KTV có đầy đủ các bằng chứng chắc chắn về các sai
phạm trong hoạt động tài chính kế toán của DN.
- Mẫu Bảng kê xác minh:
Trường hợp sử dụng: KTV chưa có những bằng chứng cụ thể về các sai
phạm trong hoạt động tài chính kế toán của DN như: thiếu chữ ký của người
phê duyệt, thiếu chữ ký của người nhận tiền, thiếu các chứng từ gốc
Chứng từ Diễn giải Số tiền Đối tượng xác minh Ghi chú
mức độ sai
phạm
Số Ngày Trực tiếp Gián tiếp
IV. KẾT THÚC KIỂM TOÁN
Các công việc chủ yếu trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán:
- Rà soát toàn bộ công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán và dự kiến
ý kiến kiểm toán sẽ được sử dụng.
- Đánh giá kết quả đạt được và mức độ phù hợp của ý kiến dự kiến đưa ra
với các bằng chứng thu được
- Xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng tới kết luận kiểm toán dự kiến
đưa ra.
- Đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán.
Là sự khái quát kết quả thực hiện các chức năng kiểm
toán trong từng cuộc kiểm toán cụ thể.
Yêu cầu đối với kết luận kiểm toán:
+ Về nội dung: kết luận kiểm toán phải phù hợp và đầy đủ.
+ Về tính pháp lý: tính pháp lý thể hiện kết luận đưa ra phải dựa trên
những bằng chứng đã thu thập và từ ngữ, văn phạm sử dụng phải chuẩn
xác.
- Tuỳ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và loại hình kiểm toán mà kết luận kiểm
toán có thể được đưa ra dưới các dạng khác nhau.
Kết luận kiểm toán:
Các dạng ý kiến kiểm toán (đối với kiểm toán tài chính):
- Ý kiến chấp nhận toàn phần: sử dụng trong trường hợp các bảng khai tài
chính phản ánh trung thực, rõ ràng và lập theo đúng chuẩn mực kế toán.
- Ý kiến chấp nhận từng phần (Ý kiến loại trừ): được sử dụng trong
trường hợp có những điểm chưa xác minh được rõ ràng hoặc còn có những
sự kiện, hiện tượng chưa thể giải quyết xong trước khi kết thúc kiểm toán.
- Ý kiến bác bỏ (Ý kiến trái ngược): được sử dụng khi không chấp nhận
toàn bộ bảng khai tài chính.
- Ý kiến từ chối: được sử dụng khi không thực hiện được kế hoạch hay hợp
đồng kiểm toán do điều kiện khách quan mang lại.
Lưu ý: Mỗi khi KTV đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần thì phải mô tả rõ ràng trong báo cáo kiểm toán tất cả những lý do
chủ yếu dẫn đến ý kiến đó.
- Được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng phần hành kiểm
toán báo cáo tài chính
1. Nêu lý do (mục tiêu) kiểm toán
2. Thành phần, chức trách của những người tham gia
3. Khái quát quá trình kiểm toán, đặc biệt những diễn biến không
bình thường
4. Tổng hợp kết quả kiểm toán
5. Kết luận kiểm toán (có kèm theo các bằng chứng)
6. Nêu kiến nghị
7. Các yếu tố về thủ tục: thời gian, nơi lập, tên và chữ ký của những
người phụ trách.
- Các yếu tố cơ bản của biên bản kiểm toán
Biên bản kiểm toán:
Là hình thức biểu hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về báo cáo
tài chính được kiểm toán phục vụ yêu cầu của những người quan tâm cụ thể.
1. Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán
2. Số hiệu báo cáo kiểm toán
3. Tiêu đề của báo cáo kiểm toán
4. Nơi gửi
5. Đối tượng kiểm toán
6. Cơ sở thực hiện kiểm toán
7. Kết luận kiểm toán
8. Nơi lập và ngày lập báo cáo
9. Chữ ký của kiểm toán viên
Nội dung cơ bản của Báo cáo kiểm toán:
Báo cáo kiểm toán:
Đề cập đến các phát hiện quan trọng trong quá trình kiểm toán nhằm
giúp đơn vị hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và
công tác quản lý tài chính.
Thư quản lý