Kế toán kiểm toán - Nguyên lý kế toán

Định nghĩa Kế toán và phân loại kế toán 2. Đối tượng của kế toán 3. Các phương pháp kế toán 4. Môi trường kế toán 5. Môi trường pháp lý 6. Nguyên tắc và yêu cầu kế toán

pdf45 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán kiểm toán - Nguyên lý kế toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN PGS.TS: MAI THỊ HOÀNG MINH 2ĐỐI TƯỢNG , PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Chương 1 3Các nội dung trình bày 1. Định nghĩa Kế toán và phân loại kế toán 2. Đối tượng của kế toán 3. Các phương pháp kế toán 4. Môi trường kế toán 5. Môi trường pháp lý 6. Nguyên tắc và yêu cầu kế toán 4Định nghĩa kế toán  Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. (Luật kế toán 1.1.2004 )  Kế toán là 1 hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin tài chính về 1 chủ thể kinh tế nhằm giúp chủ thể sử dụng hiệu quả tài sản của tổ chức. 5Chức năng kế toán Thiết lập, phân tích và cung cấp thông tin  Hoaït ñoäng doanh nghieäp Ngöôøi ra quyeát ñònh  Thoâng tin Ngöôøi caàn thoâng tin Laäp keá hoaïch Thöïc hieän Ñaùnh giaù  Ño löôøng Heä thoáng  Xöû lyù Thoâng tin  Cung caáp Keá toaùn 6Heä thoáng thoâng tin keá toaùn Người ra quyết định Quyết định Hoạt động Kinh tế Tác động Kết nối Hoạt động kinh tế và người ra quyết định 7Phân loại kế toán Kế toán tài chínhl Kế toán quản trị 8Phân loại kế toán  Kế toán tài chính  Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán  Kế toán quản trị  Thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. 9Đối tượng sử dụng thông tin kế toán  Nội bộ  Chủ doanh nghiệp  Ban giám đốc  Phòng ban điều hành  Giám đốc bộ phận  Quản lý bộ phận, nhóm  Bên ngoài  Có lợi ích trực tiếp  Nhà đầu tư  Các chủ nợ  Có lợi ích gián tiếp  Cơ quan thuế vụ  Cơ quan chức năng  Các nhà hoạch định kinh tế  Các nhóm khác 10 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN TÀI SẢN NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN 11 Phân loại tài sản theo kết cấu : TÀI SẢN THEO KẾT CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN 12 Phân loại tài sản theo kết cấu : (1) Tài sản ngắn hạn : Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có thời gian sử dụng và luân chuyển thu hồi vốn trong 1 năm gồm * Vốn bằng tiền * Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn * Các khoản phải thu * Hàng tồn kho * Các tài sản lưu động khác 13 (2) Tài sản dài hạn • Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp , có thời gian sử dụng trên 1 năm, có giá trị sử dụng trên 10 triệu đồng luân chuyển thu hồi vốn trên 1 năm gồm : - Tài sản cố định hữu hình - Tài sản cố định vô hình - Tài sản cố định thuê tài chính - các khoản đầu tư tài chính dài hạn 14 PHÂN LOẠI TÀI SẢN THEO NGUỒN HÌNH THÀNH  TAØI SAÛN THEO NGUOÀN HÌNH THAØNH NỢ PHẢI TRẢ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 15 Phân loại tài sản theo nguồn hình thành (1) NỢ PHẢI TRẢ những khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả phải thanh toán cho chủ nợ gồm : - Nợ ngắn hạn : Dưới 1 năm - Nợ dài hạn : Trên 1 năm 16 (2) Vốn chủ sở hữu  Là số vốn mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán gồm :  - Vốn đóng góp của các chủ đầu tư  - Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động  - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản , chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ được hình thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh 17 18 Phương pháp kế toán  Chứng từ: thể hiện sự hình thành của nghiệp vụ kinh tế.  Đối ứng tài khoản: xử lý nghiệp vụ kinh tế theo loại nghiệp vụ  Tính giá: công cụ xác định yếu tố đầu vào và giá trị đầu ra của 1 doanh nghiệp.  Tổng hợp-cân đối kế toán: cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin. 19 MÔI TRƯỜNG KẾ TOÁN Môi trường kinh tế : - Nền kinh tế - Cơ chế quản lý kinh tế - các loại hình doanh nghiệp - Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh - Giá cả, thuế, thị trường chứng khoán, lạm phát, giải thể, phá sản.v.v Môi trường pháp lý :  - Luật kế toán và chuẩn mực kế toán 20 NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN  Cơ sở dồn tích  Hoạt động liên tục  Giá gốc  Phù hợp  Nhất quán  Thận trọng  Trọng yếu 21 Nguyên tắc 1. Cơ sở dồn tích Nội dung: Mọi nghiệp vụ kinh tế phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền. 22 Nguyên tắc 1. Cơ sở dồn tích Ví dụ minh họa: 27/12/02: Nhận đơn đặt hàng 28/12/02: Gưỉ báo giá và điều kiện giao hàng 29/12/02: Khách hàng yêu cầu gưỉ hàng 30/12/02: Gưỉ hàng 31/12/02: Khách hàng nhận hàng 01/01/03: Khách hàng chuyển tiền 02/01/03: Nhận giấy báo của ngân hàng 23 Nguyên tắc 2. Hoạt động liên tục Nội dung Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, 24 Nguyên tắc 3. Giá gốc Nội dung Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, hay phải trả vào thời điểm tài sản được ghi nhận. 25 Nguyên tắc 4. Phù hợp Nội dung Doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu. 26 Nguyên tắc 5. Nhất quán Nội dung Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm. 27 Nguyên tắc 6. Thận trọng Nội dung Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. 28 Nguyên tắc 7. Trọng yếu Nội dung Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 29 Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán 1. Trung thực 2. Khách quan 3. Đầy đủ 4. Kịp thời 5. Dễ hiểu 6. Có thể so sánh được 30 Yêu cầu 1. Trung thực Nội dung Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế. 31 Yêu cầu 2. Khách quan Nội dung Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. 32 Yêu cầu 3. Đầy đủ Nội dung Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót 33 Yêu cầu 4. Kịp thời Nội dung Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trể. 34 Yêu cầu 5. Dễ hiểu Nội dung Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. 35 Yêu cầu 6. Có thể so sánh Nội dung Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong 1 doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. 36 37  Xử lý thông tin  Báo cáo tài chính  Nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối tượng của kế toán 38 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN TÀI SẢN ĐỊNH NGHĨA: •Do đơn vị kiểm soát •Có thể thu đuợc lợi ích kinh tế trong tương lai ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN Có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai Giátrị được xác định một cách đáng tin cậy. 39 Phân loại TS theo kết cấu TS bao gồm 2 loại  TS lưu động là những TS thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trong vòng 1 năm.  Vốn bằng tiền  Đầu tư tài chính ngắn hạn  Các khoản phải thu  Hàng tồn kho  Các tài sản lưu động khác  TS cố định là những TS thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi hơn 1 năm ĐK nhận biết: TGSD>1năm, GT>10.000.000đ TSCĐ: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,TSCĐ thuê tài chính  Đầu tư tài chính dài hạn  Xây dựng cơ bản dở dang 40 ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 41 NỢ PHẢI TRẢ ĐỊNH NGHĨA Nghĩa vụ hiện tại của đơn vị Phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ. Được thanh toán từ các nguồn lực kinh tế ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN • Có khả năng đơn vị phải bỏ ra một lượng tiền để thanh toán • Số tiền có thể xác định một cách đáng tin cậy 42 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐỊNH NGHĨA Là giá trị vốn của doanh nghiệp ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN • Chênh lệch giữa giá trị •= Tài sản – Nợ phải trả 43 Phân loại TS theo nguồn hình thành  TS hình thành từ 2 nguồn lực tài chính  Nợ phải trả:  Nợ ngắn hạn: thời gian đáo hạn trong vòng 1 năm.  Nợ dài hạn: thời hạn thanh toán trên 1 năm.  Nguồn vốn chủ sở hữu: là số vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp không cam kết thanh toán.  Nguồn vốn kinh doanh  Các quỹ chuyên dùng  Quỹ đầu tư phát triển  Quỹ dự phòng tài chính  Quỹ khen thương phúc lợi  Nguồn vốn đầu tư XDCB  Lợi nhuận chưa phân phối 44 Mối quan hệ giữa kết cấu TS và nguồn hình thành TS  Tài sản (kết cấu tài sản) là những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế tương lai.  Nguồn vốn là nguồn hình thành TS và phạm vi sử dụng TS. TÀI SẢN = NGUỒN VỐN TSLĐ+ TSCĐ = Nợï phải trả+ Nguồn vốn CSH 45 Phương pháp kế toán  Chứng từ: thể hiện sự hình thành của nghiệp vụ kinh tế.  Đối ứng tài khoản: xử lý nghiệp vụ kinh tế theo loại nghiệp vụ  Tính giá: công cụ xác định yếu tố đầu vào và giá trị đầu ra của 1 doanh nghiệp.  Tổng hợp-cân đối kế toán: cung cấp các thông tin cần thiết theo yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin.
Tài liệu liên quan