Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1986 - 2016)

Xu thế chung cho sự phát triển của lịch sử xã hội loài người luôn luôn theo hướng đi lên, ngày một tiến bộ hơn, văn minh hơn.Thật vậy, chưa bao giờ thế giới phát triển như ngày nay. Năng suất lao động tăng nhanh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật với công nghệ cao trở nên phổ biến, quá trình khu vực hóa, nhất thể hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc, và tác động tới hầu hết tất cả các đối tượng như con người, hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tư tưởng, văn hóa, một mặt nó tạo điều kiện cho sự hội nhập và vươn lên của tất cả các nước, nhưng mặt khác, nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo giữa các nước với nhau, tạo ra thế siêu độc quyền của các trung tâm công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật công nghệ cao, sự đe dọa an ninh chủ quyền của nhiều quốc gia, .Vì thế, vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, vấn đề kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại luôn luôn được Đảng ta chú trọng, quan tâm và là mục tiêu hàng đầu, cần phải thực hiện song song với quá trình đổi mới. Với bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới như hiện nay, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần phải biết và nhận thức rõ về đặc điểm, tính chất, nội dung cũng như xu thế phát triển của thời đại mà mình đang sống, nhằm giúp chúng ta có tầm nhìn sâu rộng, nắm bắt được khuynh hướng phát triển và quy luật vận động của xã hội thời hậu công nghiệp, từ đó có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với nội lực của từng quốc gia, từng dân tộc; đồng thời, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có thể dự đoán được những thách thức gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tránh được những hướng đi sai lệch, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để làm được điều này, đòi hỏi những nhà lãnh đạo quốc gia phải biết kết hợp hài hòa, phát huy cao độ nội lực, ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển bền vững đất nước, bắt kịp nhịp sống của thời đại. Đây cũng chính là con đường nghệ thuật để một quốc gia phát triển bền vững, ứng biến linh hoạt trước thời đại có nhiều biến động cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa –xã hội.

docx9 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1986 - 2016), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM (1986-2016) Xu thế chung cho sự phát triển của lịch sử xã hội loài người luôn luôn theo hướng đi lên, ngày một tiến bộ hơn, văn minh hơn.Thật vậy, chưa bao giờ thế giới phát triển như ngày nay. Năng suất lao động tăng nhanh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kỹ thuật với công nghệ cao trở nên phổ biến, quá trình khu vực hóa, nhất thể hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc, và tác động tới hầu hết tất cả các đối tượng như con người, hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tư tưởng, văn hóa,một mặt nó tạo điều kiện cho sự hội nhập và vươn lên của tất cả các nước, nhưng mặt khác, nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo giữa các nước với nhau, tạo ra thế siêu độc quyền của các trung tâm công nghiệp phát triển trong các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật công nghệ cao, sự đe dọa an ninh chủ quyền của nhiều quốc gia,.Vì thế, vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Đối với Việt Nam, vấn đề kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại luôn luôn được Đảng ta chú trọng, quan tâm và là mục tiêu hàng đầu, cần phải thực hiện song song với quá trình đổi mới. Với bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới như hiện nay, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần phải biết và nhận thức rõ về đặc điểm, tính chất, nội dung cũng như xu thế phát triển của thời đại mà mình đang sống, nhằm giúp chúng ta có tầm nhìn sâu rộng, nắm bắt được khuynh hướng phát triển và quy luật vận động của xã hội thời hậu công nghiệp, từ đó có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với nội lực của từng quốc gia, từng dân tộc; đồng thời, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có thể dự đoán được những thách thức gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tránh được những hướng đi sai lệch, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để làm được điều này, đòi hỏi những nhà lãnh đạo quốc gia phải biết kết hợp hài hòa, phát huy cao độ nội lực, ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển bền vững đất nước, bắt kịp nhịp sống của thời đại. Đây cũng chính là con đường nghệ thuật để một quốc gia phát triển bền vững, ứng biến linh hoạt trước thời đại có nhiều biến động cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa –xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng chính là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố bên trong giữ vai trò quyết định và yếu tố bên ngoài có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của đất nước. Trong thời chiến, nhờ sự vận dụng, kết hợp tài tình sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại mà Người đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong thời bình thì tư tưởng này chính là “kim chỉ nam” dẫn đường cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Vậy sức mạnh dân tộc là gì? Sức mạnh thời đại được hiểu như thế nào? Và mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, cũng như vai trò của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đối với sự tồn tại của một quốc gia, một dân tộc ra sao? Hoặc để biết quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới ở nước ta như thế nào? Tất cả sẽ được lần lượt làm rõ qua các phần tiếp theo. Nói đến sức mạnh dân tộc, tức là đề cập đến sức mạnh tổng hợp của những giá trị về vật chất và về tinh thần nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Trong đó, giá trị vật chất là những giá trị được đánh giá từ những sản phẩm lao động phục vụ cho nhu cầu vật chất của xã hội như ăn, mặc, ở, đi lại,.. Giá trị tinh thần của xã hội bao gồm những giá trị khoa học, đạo đức, nghệ thuật, đánh dấu sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ, của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ tốt đẹp mà xã hội đã đạt được nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống xã hội như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, như độc lập, tự do, dân chủ, hòa bình, bình đẳng, công lý,.... Có thể nói, sức mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định đến sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc; nó chính là tiêu chí để phân biệt các quốc gia dân tộc với nhau, ví dụ như khi nhắc dân tộc Việt Nam, có rất nhiều nhận xét khác nhau: (1) “Người Mỹ có thể tàn phá hết đất nước này bằng bom đạn, nhưng đất nước này thậm chí kể cả khi bị tàn phá hết cũng không chịu cúi đầu khuất phục” – R. Guy-lanh, báo Pháp, Thế giới; (2) “Nhân dân Việt Nam đã cho thế giới một tấm gương hầu như không sao tưởng tượng nổi về khí phách anh hùng, ý chí kiên nhẫn và tài ba của họ” – Đac Ôxtơbéc- giáo sư đại học Oslo, Na-uy, tạp chí ba châu; (3) “Ở Phương Tây người ta thường đặt câu hỏi, lẽ nào người Việt Nam vẫn chưa mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài ư? Thì ra đây là câu trả lời của tôi. Cái phát hiện kinh ngạc nhất mà tôi đã tìm ra cho mình trong thời gian đi thăm miền Bắc là không một lần nào, không một phút nào tôi cảm thấy sự mệt mỏi ở những con người Việt Nam. Ngược lại, tôi có cảm tưởng rằng tất cả đất nước này luôn luôn tràn trề sức sống. Đất nước này có thể động viên được tất cả sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất để gan góc chịu đựng một cách vô cùng bình thản bất cứ cuộc chiến tranh nào cho dù nó khốc liệt và kéo dài đến đâu” – Gôfrêđô Parizo, tuần báo Ý, Rôme express....[Trần Văn Giàu (1980; tr. 295-296] tất cả những lời nhận xét ấy đều chỉ nói lên một giá trị duy nhất, một giá trị mà dân tộc Việt Nam đã hun đúc từ ngàn xưa, đó là giá trị của tinh thần yêu nước, yêu tự do dân chủ, khác khao độc lập dân tộc- đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam, làm nên sức mạnh dân tộc trường tồn của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh thời đại, thực chất nó chính là những diễn biến về chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa –xã hội của một quốc gia, một khu vực, một châu lục hay rộng hơn là trên phạm vi toàn cầu và nó có tác động, ảnh hưởng đến tất cả các nước trên thế giới thường theo hướng tích cực. Nếu như nội hàm của sức mạnh thời đại trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc là sức mạnh của ba dòng thác cách mạng: Một là, sức mạnh của nhân dân các thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh này được nâng lên gấp bội khi kết hợp với cuộc cách mạng vô sản trong thời đại mới; Hai là, sức mạnh của giai cấp vô sản kết hợp với cuộc cách mạng vô sản của thời đại- Hồ Chí Minh đã vận dụng rất linh hoạt và sáng tạo việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong giai đoạn này, điều này càng được minh chứng rõ ràng qua tiến trình lịch sử cách mạng của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở đi; Ba là, sức mạnh của lực lượng sản xuất phát triển cao kết hợp với sức mạnh của thời đại phát triển khoa học -kỹ thuật với công nghệ cao. Ngày nay, “nội hàm của sức mạnh thời đại là sức mạnh đoàn kết đấu tranh của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập, dân chủ và phát triển, là sức mạnh của lực lượng sản xuất, là sự tiến bộ vượt bậc của cách mạng khoa học – công nghệ, là những mặt thuật lợi của quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế mang lại” [Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006); tr. 276]. Sức mạnh thời đại ở mỗi giai đoạn lịch sử có nội hàm khác nhau, muốn khai thác, tiếp thu tốt sức mạnh của thời đại, thì ta phải luôn luôn củng cố và nâng cao sức mạnh dân tộc. Nếu sức mạnh nội lực (sức mạnh dân tộc) không vững, thì dù sức mạnh ngoại lực (sức mạnh thời đại) có mạnh, có nhiều đến đâu cũng không phát huy được tác dụng, đôi khi còn có thể có tác động ngược lại. Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có nhận thức về thời đại rất rõ ràng và cụ thể qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Điều này được thể hiện qua các phương hướng, nhiệm vụ được đề ra qua các lần Đại hội, cụ thể: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960), trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Bí thư Lê Duẫn trình bày đã nhận định: “chúng ta đang sống trong một thời đại vĩ đại chưa từng có trong lịch sử loài người. Đó là thời đại mà nội dung cơ bản là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thời đại mà chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới và đã giành được ưu thế rõ rệt trên trường quốc tế, thời đại mà lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình đã mạnh hơn lực lượng của chủ nghĩa đế quốc, thời đại mà phong trào cách mạng trên thế giới phát triển vô cùng mạnh mẽ và chủ nghĩa đế quốc đang trên đà diệt vong không thể cứu vãn được” [Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001); tr. 612,613]. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng đã thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã chỉ rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuôc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử” [Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005); tr.314]. Cụm từ “trong giai đoạn hiện nay của thời đại” có hàm ý là thời đại chung vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, song trong giai đoạn hiện nay thì cuộc đấu tranh rất gay go, phức tạp. Đai hội lần IX và Đại hội lần X của Đảng, trong các văn kiện không đề cập thời đại, mà chỉ đưa ra những nhận định về tình hình thế giới. Đến đại hội XI (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thông qua, ghi rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”. [Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011); tr. 69]. Khi xét mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc (mang yếu tố tương đối tĩnh) với sức mạnh thời đại (mang yếu tố động), ta không thể không nhớ đến triết lý “Dĩ bất biết ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mối quan hệ giữa cái “bất biến” và cái “vạn biến”, giữa cái “không thay đổi” và cái “thay đổi, giữa cái “đơn lẻ” với “cái nhiều” - đây chính là vấn đề trung tâm xuyên suốt của triết học từ cổ chí kim. Ứng dụng triết lý này, ta thấy sức mạnh dân tộc là không thay đổi về bản chất, có chăng chỉ là sự thay đổi về phương pháp, về cách thức, ..... còn sức mạnh thời đại luôn luôn thay đổi, luôn luôn biến động theo thời gian. Sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thực chất là sự kết hợp giữa “cái tĩnh” với “cái động”. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, sức mạnh dân tộc chính là nền tảng tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu và ứng dụng sức mạnh thời đại, sức mạnh thời đại chính là động lực, là cơ hội để củng cố và phát huy hơn nữa sức mạnh dân tộc, không có sức mạnh dân tộc hoặc sức mạnh dân tộc yếu sẽ làm cản trở quá trình tiếp nhận cũng như tranh thủ cơ hội mà thời đại tạo ra. Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng như vai trò của mối quan hệ này đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cùng xét quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại qua các kỳ đại hội Đảng. Quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986) và thời kỳ đổi mới (1986-2016). Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986): Phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại luôn luôn được Đảng ta coi là hai nhiệm vụ có mối quan hệ biện chứng với nhau nằm trong một chủ trương có tính chiến lược, nhưng trong đó việc phát huy sức mạnh dân tộc được coi là nhiệm vụ tiên quyết. Do đó, phát huy sức mạnh toàn diện của dân tộc, tinh thần đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân qua các thời kỳ cách mạng đã trở thành chiến lược cách mạng xuyên suốt và là yếu tố quyết định tới những thắng lợi huy hoàng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Để phát huy sức mạnh thời đại trong quá trình lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã ra sức tranh thủ sự ủng hộ của hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, của phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, châu Phi, Mỹ latinh, của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Trong đó, mối liên minh chiến đấu keo sơn giữa nhân dân ba nước Đông Dương, tình đoàn kết sâu nặng và sự ủng hộ quan trọng của Trung Quốc, Liên Xô, Cuba và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là sự thể hiện tiêu biểu nhất thành tựu của đường lối kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thế giới của Đảng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Những thành công đó góp phần bổ sung, làm sinh động bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới chống chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, kiểu mới và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay.[Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.407,408]. Đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đặc biệt coi trọng tới việc vận dụng bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ngay trong thời kỳ 1954-1975, Đảng ta đặt công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong tổng thể quá trình phát huy mạnh mẽ sức mạnh của toàn dân tộc và tận dụng triệt để sự ủng hộ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Chính đường lối đúng đắn, sáng tạo đó đã góp phần quan trọng để miền Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hậu phương lớn, có vai trò quyết định tới thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. [Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr. 409]. Từ sau năm 1975, do chưa đánh giá hết những chuyển biến của tình hình thế giới bao gồm cả cục diện địa – chính trị, sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ và vai trò của nó trong đời sống kinh tế mỗi quốc gia – dân tộc, sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về các chiến lược lớn từ sau Chiến tranh thế giới II, khả năng và chiều hướng quốc tế hóa của lực lượng sản xuất cũng như khó khăn ngày càng gay gắt của hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự tác động của nó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, vì thế chưa tranh thủ được những điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng lại đất nước sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá. Mặt khác do chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên phương diện kinh tế, khoa học –kỹ thuật và tận dụng một cách triệt để những tiến bộ của khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, nên lực lượng sản xuất của đất nước những năm trước đổi mới ở tình trạng phát triển thấp và lạc hậu. Đồng thời,những hạn chế trong chính sách đối ngoại, nhất là “vấn đề Campuchia” đã làm phương hại đến mối quan hệ bang giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chính những hạn chế đó khiến cho công cuộc xây dựng đất nước sau Chiến tranh của ta chưa phát huy được thế chủ động trong quan hệ đối ngoại, mở rộng hợp tác vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nước ta bị rơi vào thế bị bao vây, cô lập và trong một mức độ nhất định chưa phát huy được sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại một cách cao độ. Đây là một trong những tác nhân đẩy tới những khó khăn toàn diện của tình hình kinh tế - xã hội những năm cuối thập kỷ 70 trên đất nước ta. Thực tế đó đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải đổi mới nhận thức và có những chủ trương phù hợp nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội. [Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.410]. Thời kỳ đổi mới (1986-2016): Bước đầu đổi mới nhận thức về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới (1986-1996): Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra một bước phát triển mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và mặt trận đối ngoại nói riêng. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VI tổng kết bốn bài học lớn có ý nghĩa chỉ đạo công cuộc đổi mới, trong đó bài học thứ ba là “phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới”. Khi đánh giá về sức mạnh thời đại, Đảng đã cho ra đời một số quan điểm mới, nhấn mạnh hơn yếu tố “sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ngày nay và xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Chúng ta phải “sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngoài để phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Quan điểm mới này đánh dấu bước chuyển từ trọng tâm của việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc sang phục phụ phát triển kinh tế, từ quan hệ chính trị chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế là chủ yếu; nhìn nhận khả năng mở rộng việc hợp tác với các nước có chế độ kinh tế -xã hội khác nhau; nhấn mạnh hơn vai trò của nội lực, chủ thể của đất nước trong quá trình mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật.[Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.411]. Vào cuối thập kỷ 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều diễn bến phức tạp, đặc biệt là những diễn biến xấu của tình hình Liên Xô và Đông Âu đã tác động mạnh mẽ tới công cuộc đổi mới của nước ta. Những biến động chính trị đó gây ra nhiều khó khăn, thách thức lớn đối với Đảng ta trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng nói chung và lãnh đạo hoạt động đối ngoại nối riêng. Trong đó, việc tìm ra đường lối đối ngoại phù hợp, phát huy và tận dụng tốt bài học kinh nghiệm về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong những thời điểm trong những thời điểm lịch sử chứa đựng nhiều thử thách nêu trên là yêu cầu lớn đặt ra đòi hỏi bản lĩnh chính trị của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991), Đảng ta khẳng định hải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới. Đại hội VII còn chỉ rõ: “Cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp. Trong điều kiện mới càng hải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. [Nhiều tác giả, Đảng Cộng Sản Việt Nam (2014); tr.414]. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế (1996-2016) Những thành tựu đạt được trong 10 năm đầu của công cuộc đổi mới (1986-1996) đã tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam. Về tình hình đất nước những nă 1991-1996, Đại hội VIII của Đảng (1996) đánh giá: “ổn định chính trị - xã hội được giữ vững. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ; phá được thế bị bao vây, cô lập; mở rộng hợp tác và tham gia tích cực đời sống cộng đồng quốc tế”. Có được thành tựu trên là do Đảng ta đã rút ra một số bài học, trong đó có bài học về nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đại hôi VIII tiếp tục phát triển bài học mà Đại hội VII đã tổng kết: “Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng t