Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

Nhằm thu thập sốliệu cơbản vềdân sốvà nhà ởtrên toàn bộlãnh thổnước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, phục vụcông tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân sốvà nhà ởtrên phạm vi cảnước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá tình hình thực hiện các kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội thời kỳtừnăm 2000 đến năm 2009 và xây dựng kếhoạch phát triển kinh tế- xã hội thời kỳtừnăm 2010 đến năm 2020, phục vụcông tác giám sát thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷcủa Liên hợp quốc mà Chính phủViệt Nam đã cam kết, ngày 03 tháng 8 năm 2007, Thủtướng Chính phủ đã ra Chỉthịsố 19/2007/CT-TTg vềviệc chuẩn bịTổng điều tra dân sốvà nhà ởvào năm 2009. Tiếp đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008 Thủtướng Chính phủ đã ra Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg vềtổchức Tổng điều tra dân sốvà nhà ởbắt đầu từ0 giờngày 01 tháng 4 năm 2009, trong đó giao nhiệm vụcho BộXây dựng có trách nhiệm tham gia, phối hợp với BộKếhoạch và Đầu tưchuẩn bị, hướng dẫn nội dung điều tra và nội dung tổng hợp kết quảphần điều tra nhà ở. Nhưvậy, trong 4 cuộc Tổng điều tra được tiến hành vào các năm 1979, 1989, 1999 và 2009 kểtừkhi thống nhất nước nhà, đây là lần BộXây dựng tham gia một cách toàn diện hơn trong phần điều tra nhà ở.

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Nhằm thu thập số liệu cơ bản về dân số và nhà ở trên toàn bộ lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phục vụ công tác nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2009 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ từ năm 2010 đến năm 2020, phục vụ công tác giám sát thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết, ngày 03 tháng 8 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 19/2007/CT-TTg về việc chuẩn bị Tổng điều tra dân số và nhà ở vào năm 2009. Tiếp đó, ngày 10 tháng 7 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 94/2008/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở bắt đầu từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009, trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng có trách nhiệm tham gia, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị, hướng dẫn nội dung điều tra và nội dung tổng hợp kết quả phần điều tra nhà ở. Như vậy, trong 4 cuộc Tổng điều tra được tiến hành vào các năm 1979, 1989, 1999 và 2009 kể từ khi thống nhất nước nhà, đây là lần Bộ Xây dựng tham gia một cách toàn diện hơn trong phần điều tra nhà ở. Để thực hiện nhiệm vụ được giao Bộ Xây dựng đã cử 1 đ/c Thứ trưởng tham gia Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương và 1 đ/c Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản tham gia Phó Văn phòng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương. Đồng thời yêu cầu Sở Xây dựng các địa phương cử cán bộ tham gia Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở của địa phương. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đã phối hợp rất chặt chẽ với Tổng Cục thống kê từ khâu xây dựng tiêu chí, đối tượng điều tra, mẫu phiếu điều tra, cũng như tham gia các cuộc điều tra thử nghiệm, điều tra mẫu, tham gia tổ chức tập huấn cho các điều tra viên và phương pháp tổng hợp kết quả điều tra thực trạng về nhà ở trên toàn quốc. Rút kinh nghiệm từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, Bộ Xây dựng đã đề xuất thay đổi cách tính diện tích nhà ở cũng như cách xác định chất lượng nhà ở. Về cách tính diện tích nhà ở, năm 1999 diện tích nhà ở được tính theo diện tích sử dụng, nay để đơn giản hóa việc ghi chép và tính toán của các điều tra viên trước khi ghi vào Phiếu điều tra, diện tích nhà ở của các hộ gia đình được tính theo diện tích sàn nhà ở (phần nền, sàn có mái che và có tính diện tích mặt bằng của kết cấu chịu lực, bao che). Về chất lượng nhà ở, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 phân loại chất lượng nhà ở thành 4 loại: nhà ở kiên cố, nhà bán kiên cố; nhà khung gỗ lâu bền và nhà đơn sơ. Việc phân loại như vậy dẫn đến lẫn lộn giữa phân loại theo chất lượng nhà ở với phân loại theo loại hình nhà ở; đồng thời việc đánh giá, phân loại nhà ở chủ yếu là cảm tính, phụ thuộc rất nhiều vào điều tra viên nên không chính xác. Khắc phục những nhược điểm nêu trên, chất lượng nhà ở lần này cũng được chia thành 4 loại: nhà ở kiên cố, nhà bán kiên cố; nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ nhưng được đánh giá trên cơ sở chất lượng của vật liệu chính cấu thành nhà ở, gồm: cột (trụ hoặc tường chịu lực), mái và tường bao che. Nhà ở kiên cố là nhà ở có 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc. Nhà ở bán kiên cố là nhà ở có 2 trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc. Nhà ở thiếu kiên cố là nhà ở có 1 trong 3 thành phần cấu thành chủ yếu được xếp vào loại bền chắc. Nhà ở đơn sơ là nhà ở có cả 3 thành phần cấu thành chủ yếu không được xếp vào loại bền chắc. Ngoài chỉ tiêu về diện tích, chất lượng nhà ở cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở lần này còn đánh giá hình thức sở hữu nhà ở, thời gian đưa nhà ở vào sử dụng, loại hình nhà ở (nhà chung cư/nhà riêng lẻ) và một số tiện nghi sinh hoạt chủ yếu, như: tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dùng điện lưới sinh hoạt ... Ngày 31 tháng 12 năm 2009 Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã công bố Kết quả điều tra suy rộng mẫu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 với những kết quả chủ yếu như sau: 1. Dân số, tổng số hộ và thực trạng về nhà ở: - Theo báo cáo kết quả sơ bộ, vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người, trong đó dân số ở khu vực đô thị là 25.374.262 người, ở khu vực nông thôn là 60.415.311 người. Tính từ cuộc Tổng điều tra trước, số dân nước ta tăng thêm 9,5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người; - Tổng số hộ: 22.628.071 hộ (năm 1999 là 16.661.366 hộ), số hộ có nhà ở: 22.616.919 hộ, không có nhà ở hoặc không xác định được nhà ở: 11.152 hộ. Trong đó: Tại khu vực đô thị: 6.950.589 hộ, có nhà ở: 6.945.550 hộ, không có nhà ở hoặc không xác định được nhà ở: 5.039 hộ. Tại khu vực nông thôn: 15.677.482 hộ, có nhà ở: 15.671.369 hộ, không có nhà ở hoặc không xác định được nhà ở: 6.113 hộ. 2. Tổng diện tích nhà ở, diện tích bình quân nhà ở trên đầu người: - Tổng diện tích sàn nhà ở: 1.596.711.304 m2 , trong đó: Tại khu vực đô thị: 585.254.321 m2. Tại khu vực nông thôn: 1.011.456.984 m2. - Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người 18,6 m2 sàn/người (tương đương 13,02 m2 sử dụng), trong đó: tại khu vực đô thị 23,1 m2 sàn/người (tương đương 16,17 m2 sử dụng) và tại khu vực nông thôn 16,7 m2 sàn/người (tương đương 11,69 m2 sử dụng). Trong 6 vùng trên cả nước thì khu vực Đông Nam Bộ đạt 22,1 m2 sàn/người là khu vực có diện tích nhà ở bình quân trên đầu người cao nhất cả nước, khu vực Đồng bằng Sông Hồng đạt 19,0 m2 sàn/người, khu vực Tây Nguyên có diện tích nhà ở bình quân trên đầu người đạt 15,3 m2 sàn/người thấp nhất cả nước. 3. Số lượng và cơ cấu về chất lượng nhà ở: Theo báo cáo sơ bộ kết quả điều tra, cả nước có số lượng nhà ở kiên cố là: 10.637.052 nhà/căn hộ (chiếm 47%), nhà ở bán kiên cố: 8.551.939 nhà (chiếm 37,8%), nhà ở thiếu kiên cố: 1.763.050 nhà/căn hộ (chiếm 7,8%), nhà ở đơn sơ là: 1.664.064 nhà (chiếm 7,4%) và nhà ở không xác định được về chất lượng là: 815 nhà (chiếm 0,0036%). Trong đó, tại khu vực đô thị nhà ở kiên cố chiếm 42,5%, nhà ở bán kiên cố chiếm 51,6%, nhà ở thiếu kiên cố chiếm 3,3% và nhà ở đơn sơ chiếm 2,6%; tại khu vực nông thôn, số lượng nhà ở kiên cố chiếm 49%, nhà ở bán kiên cố chiếm 31,7%, nhà ở thiếu kiên cố chiếm 9,8% và nhà ở đơn sơ chiếm 9,5%. So sánh các vùng trên cả nước thì tỷ lệ nhà ở kiên cố tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng là 89,7% cao nhất cả nước, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung là 63,0%, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ nhà ở kiên cố thấp nhất là 8,3%. Về hình thức sở hữu nhà ở thì nhà riêng chiếm 93%, nhà thuê hoặc mượn chiếm 6,4%, các hình thức sở hữu khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Phân loại nhà ở theo thời gian sử dụng cho thấy: có 6% nhà ở được sử dụng trước năm 1975, 45% sử dụng trong thời gian 1975-1999 và tới 49% số nhà ở được sử dụng từ năm 2000 đến nay. Về tiện nghi sinh hoạt của các hộ dân cư, đến nay đã có 87% hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 54% hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, trong đó tại đô thị là 87,8%; 96% số hộ sử dụng điện lưới thắp sáng, 87% hộ có ti-vi và 46% hộ có điện thoại cố định. Qua kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 cho thấy điều kiện về nhà ở của cả nước đã có bước tiến vượt bậc trong 10 năm qua kể cả về tổng diện tích, số lượng hộ có nhà ở, chất lượng nhà ở và diện tích bình quân nhà ở. Về số lượng hộ có nhà ở tăng từ 16.649.999 hộ năm 1999 lên 22.616.919 hộ năm 2009; tổng diện tích nhà ở tăng từ 769 triệu m2 (diện tích sử dụng) lên 1.596 triệu m2 sàn; diện tích bình quân đầu người tăng từ 9,7 m2 sử dụng/người lên 18,6 m2 sàn/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố tăng từ 12,8% năm 1999 lên 47,0% năm 2009; tỷ lệ nhà ở đơn sơ giảm từ 22,64% xuống còn 7,4%, trong đó có những vùng nhà ở đơn sơ chiếm tỷ lệ rất thấp như vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ còn 0,2% số nhà ở là nhà đơn sơ. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở vẫn chưa phát triển đồng đều giữa các khu vực, giữa đô thị và nông thôn. Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 là cuộc Tổng điều tra có quy mô rộng lớn, được Lãnh đạo Đảng và Chính quyền các cấp, các ngành quan tâm, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nhân dân cả nước nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc Tổng điều tra đã huy động khoảng 25 vạn điều tra viên và tổ trưởng tham gia thu thập thông tin trên địa bàn cả nước. Kết quả suy rộng mẫu đã được công bố ngày 31/12/2009. Việc phân tích sâu toàn bộ số liệu đang được tổng hợp trong "Báo cáo các kết quả chủ yếu" sẽ được công bố vào Quý I/2010, các Chuyên khảo phân tích sâu sẽ được xuất bản vào Quý II/2010 và "Báo cáo kết quả điều tra toàn bộ" của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 sẽ được xuất bản vào cuối năm 2010. Kết quả Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 là bộ cơ sở dữ liệu hết sức quan trọng, tổng hợp nhất về tình hình dân số và nhà ở của nước ta. Nó phản ánh những thành tựu to lớn của đất nước ta trong thực hiện đường lối đổi mới, các Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2001-2010 nói chung và thành tựu của chính sách phát triển nhà ở của đất nước nói riêng. Mong rằng các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực nhà ở, các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác triệt để nguồn tư liệu quý giá này để phục vụ cho việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình./.
Tài liệu liên quan