Hiện nay, cá leo (Wallago attu Bloch và Schneider, 1801) là cá nước ngọt có
giá trị kinh tế đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Cá leo
là loài cá có kích thước lớn, thịt ngon, được nhiều người ưa thích (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) và có giá trị thương phẩm cao. Đặc điểm
sinh học của cá leo đã được Phan Phương Loan (2006), Nguyễn Bạch Loan và
ctv. (2006) nghiên cứu. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008),
Ngô Vương Hiếu Tính (2008) đã nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
cá leo và ương cá leo trong bể. Cá leo được ương trên bể với mật độ 3 con/L,
sử dụng các loại thức ăn tươi sống và chu kỳ chiếu sáng khác nhau đạt tỷ lệ
sống 27,9% khi sử dụng thức ăn động vật phù du và 36,2% khi sử dụng thức ăn
chế biến (Giri et al., 2002). Ương cá leo trong bể với mật độ 100 cá bột/m2 đạt
tỷ lệ sống 12% khi cá sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến với hàm
lượng đạm dao động từ 30-32% (Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh,
2008). Việc sản xuất giống nhân tạo và ương cá leo trên bể thành công đã góp
phần quan trọng để phát triển đối tượng nuôi này. Tuy nhiên, tỷ lệ sống khi
ương còn thấp do tập tính ăn nhau của cá. Bên cạnh đó, việc ương nuôi cá leo
còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn là cá tạp nên không chủ động được
thức ăn, chi phí sản xuất cao và cạnh tranh với nhiều đối tượng cá nuôi khác
như cá lóc, cá thát lát còm, cá bống tượng.
11 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng sử dụng thức ăn chế biến của cá leo (wallago attu) nuôi thương phẩm trong bè nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
370
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN CỦA
CÁ LEO (Wallago attu) NUÔI THƯƠNG PHẨM
TRONG BÈ NHỎ
Lam Mỹ Lan1, Phan Thị Mỹ Hạnh2 và Phạm Minh Khương1
ABSTRACT
A study on culture of Wallago attu in small cages (4 m3/cage) was conducted in
An Phu - An Giang province. The initial mean weight of fingerlings were 16.7
± 1.2 g/fish. There were 2 factors being densities and feed types with four
treatments including treatment 1A: 20 fish/m3 + trash fish, 1B: 20 fish /m3 +
home-made feed, 2A: 25 fish/m3 + trash fish and 2B: 25 fish/m3 + home-made
food. Home-made feed were mixed by 50% trash fish and 50% pellets
containing 40%, 35% or 30% Crude protein using for different state of fish
growth. Fish were culture for 6 months. The results showed that the daily
weight gain and specific growth rate of fish in treatment 1A (3.31 g/day and
2.02%/days) was better than those in other treatments (P<0,05). There were no
interaction between densities and feed types on survival rate, yield and FCR
(P>0,05). Yield and FCR in the factor using trash fish (4.68 ± 1.09 kg/m3 and
1.70 ± 0.09, respectively) were better than that using home-made feed (3.78 ±
1.09 kg/m3 and 3.68 ± 0.09, respectively). Survival rates of fish for both
stocking densities and feed types were not significantly different (P>0.05). In
general, using both trash fish or home-made feed offered the similar survival
rates, but fish growth was effected by using home-made feed.
Keywords: Wallago attu, cage culture, density, feed.
Title: Study on the culture of Wallago attu in small sized cage using home-
made feeds.
TÓM TẮT
Cá leo (Wallago attu Bloch và Schneider, 1801) được nuôi thương phẩm trong
bè nhỏ tại An Phú - An Giang. Cá giống có khối lượng trung bình 16,7 ± 1,2
g/con. Thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố là mật độ và thức ăn với nghiệm
thức 1A: 20 con/m3 + thức ăn cá biển, nghiệm thức 1B: 20 con/m3 + thức ăn
chế biến, nghiệm thức 2A: 25 con/m3 + thức ăn cá biển và nghiệm thức 2B: 25
con/m3 + thức ăn chế biến. Thức ăn chế biến được phối trộn 50% cá biển +
50% thức ăn viên có hàm lượng Protein 30%, 35% và 40% theo giai đoạn phát
1Khoa Thủy sản, TĐại học Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
371
triển của cá. Kết quả cho thấy, sau sáu tháng nuôi tăng trưởng về khối lượng
của cá leo ở nghiệm thức 1A: 20 con/m3 + thức ăn cá biển nhanh hơn các
nghiệm thức còn lại. Không có sự tương tác giữa mật độ và thức ăn về tỷ lệ
sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá leo (P>0,05). Năng suất và hệ
số tiêu tốn thức ăn của cá leo khi sử dụng thức ăn cá biển (4,68 kg/m3 và 1,7)
tốt hơn so với cá sử dụng thức ăn chế biến (3,78 kg/m3 và 3,68). Tỷ lệ sống của
cá sử dụng thức ăn cá biển và thức ăn chế biến là tương đương nhau. Tóm lại,
cá leo nuôi thương phẩm sử dụng thức ăn cá biển và thức ăn chế biến cho tỷ lệ
sống tương đương nhau nhưng cá tăng trưởng chậm khi cho ăn thức ăn chế
biến.
Từ khóa: Cá leo (Wallago attu), nuôi bè, mật độ, thức ăn.
1 GIỚI THIỆU
Hiện nay, cá leo (Wallago attu Bloch và Schneider, 1801) là cá nước ngọt có
giá trị kinh tế đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi. Cá leo
là loài cá có kích thước lớn, thịt ngon, được nhiều người ưa thích (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993) và có giá trị thương phẩm cao. Đặc điểm
sinh học của cá leo đã được Phan Phương Loan (2006), Nguyễn Bạch Loan và
ctv. (2006) nghiên cứu. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008),
Ngô Vương Hiếu Tính (2008) đã nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
cá leo và ương cá leo trong bể. Cá leo được ương trên bể với mật độ 3 con/L,
sử dụng các loại thức ăn tươi sống và chu kỳ chiếu sáng khác nhau đạt tỷ lệ
sống 27,9% khi sử dụng thức ăn động vật phù du và 36,2% khi sử dụng thức ăn
chế biến (Giri et al., 2002). Ương cá leo trong bể với mật độ 100 cá bột/m2 đạt
tỷ lệ sống 12% khi cá sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến với hàm
lượng đạm dao động từ 30-32% (Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh,
2008). Việc sản xuất giống nhân tạo và ương cá leo trên bể thành công đã góp
phần quan trọng để phát triển đối tượng nuôi này. Tuy nhiên, tỷ lệ sống khi
ương còn thấp do tập tính ăn nhau của cá. Bên cạnh đó, việc ương nuôi cá leo
còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn là cá tạp nên không chủ động được
thức ăn, chi phí sản xuất cao và cạnh tranh với nhiều đối tượng cá nuôi khác
như cá lóc, cá thát lát còm, cá bống tượng...
Việc sinh sản nhân tạo giống cá leo thành công góp phần cung cấp con giống
nhân tạo để phát triển nuôi cá thương phẩm. Vì vậy, nghiên cứu “Thực nghiệm
nuôi thương phẩm cá leo (Wallago attu Bloch và Schneider, 1801)” trong bè
nhỏ được thực hiện mhằm góp phần làm cơ sở xây dựng quy trình nuôi cá leo
cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
372
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm với 2 nhân tố là mật độ và thức ăn. Nghiệm thức 1A: 20 con/m3+
thức ăn cá biển, nghiệm thức 1B: 20 con/m3 + thức ăn chế biến, nghiệm thức
2A: 25 con/m3 + thức ăn cá biển và nghiệm thức 2B: 25 con/m3 + thức ăn chế
biến. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá giống thí nghiệm được 2 tháng
tuổi có khối lượng trung bình 16,7±1,2 g/con, cá được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên trong 12 bè (4 m3/bè). Bè đặt trên sông nhỏ tại ấp Hà Bao 1, xã Đa
Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sông rộng 10 m với độ sâu 5 m. Trước
khi bố trí thí nghiệm cá được xác định khối lượng trung bình ban đầu bằng
chọn những cá thể tương đối đồng cỡ rồi cân tổng khối lượng đàn cá và đếm số
con để tính khối lượng trung bình của cá. Sau đó mới đếm số lượng cá để thả
nuôi cho từng nghiệm thức.
Cá nục kích thước nhỏ đem xay nhuyễn cho cá ăn ở tháng thứ nhất và cắt khúc
cho cá ăn ở các tháng tiếp theo. Thức ăn chế biến (TĂCB) được phối trộn theo
công thức (Bảng 1) và đem xay nhuyễn, trộn với bột gòn đến khi thức ăn được
kết dính sau đó đem cho cá ăn. Thức ăn được chuẩn bị trước mỗi buổi cho ăn.
Bảng 1: Thành phần phối chế và thời gian sử dụng các loại thức ăn chế biến
trong quá trình nuôi cá leo
Thức ăn chế biến Giai đoạn cho
cá ăn Loại thức ăn Thành phần phối hợp thức ăn chế biến
Tháng 1 – 2 1 50% cá biển + 50% thức ăn viên 40% protein.
Tháng 3 – 4 2 50% cá biển + 50% thức ăn viên 35% protein.
Tháng 5 – 6 3 50% cá biển + 50% thức ăn viên 30% protein.
Cá được cho ăn 8% khối lượng thân (tính theo khối lượng ướt của thức ăn) ở
tháng thứ nhất và tháng thứ hai, 5% khối lượng thân ở tháng thứ ba và tháng
thứ tư, và 3% khối lượng thân ở tháng thứ 5 và tháng thứ 6. Thức ăn được rải
đều trong bè và đặt ở sàn ăn khoảng 10% lượng thức ăn sử dụng. Cá được cho
ăn 2 lần/ngày vào khoảng 8 giờ và 17 giờ. Thường xuyên kiểm tra bè, định kỳ
mỗi tháng vệ sinh bè một lần để loại bớt rong tảo bám vào lưới giúp nước trao
đổi giữa bên trong và bên ngoài bè tốt hơn.
Thức ăn chế biến và cá biển xay được lấy mẫu và phân tích hàm lượng chất
đạm, béo, tro và ẩm độ (Bảng 2).
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
373
Bảng 2: Kết quả phân tích thành phần chất dinh dưỡng trong thức ăn nuôi cá leo
Thành phần TACB 1 TACB 2 TACB 3 Cá biển
Đạm (%) 51,19 42,69 40,10 66,27
Béo (%) 6,75 5,72 4,67 14,38
Tro (%) 14,74 12,65 13,98 11,71
Ẩm độ (%) 47,33 42,61 47,36 73,19
2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu
2.2.1 Một số yếu tố môi trường nước
Định kỳ 15 ngày thu mẫu nước các chỉ tiêu như nhiệt độ, oxy hòa tan, pH đo
bằng máy đo oxy HI9146 và máy đo pH HI98172 (HANNA, do Mỹ sản xuất)
tại bè nuôi và đo lúc 7 giờ và 16 giờ. Các chỉ tiêu N-NH+4, N-NO2 và H2S thu
lúc 7 – 8 giờ và cố định mẫu tại bè và mang về phòng thí nghiệm Khoa Thủy
sản để phân tích mẫu.
2.2.2 Mẫu cá
Định kỳ 30 ngày thu mẫu cá một lần. Mỗi lần thu mẫu cá 30 con/nghiệm thức
để đo chiều dài, cân khối lượng của cá. Cá được đo chiều dài bằng thước kẻ ở
giai đoạn cá nhỏ và thước dây ở giai đoạn cá lớn, khối lượng cá được cân bằng
cân điện tử 5 kg với độ chính xác 1 g. Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm
gồm khối lượng và chiều dài trung bình của cá, tốc độ tăng trưởng tương đối
(g/ngày), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (% g/ngày), tỷ lệ sống, năng suất và hệ số
tiêu tốn thức ăn (tính theo khối lượng khô của thức ăn cho cá leo ăn).
2.3 Xử lý số liệu
Các số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng về khối lượng, chiều dài, năng suất, hệ số
tiêu tốn thức ăn được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân tích
ANOVA 2 nhân tố để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Nếu có sự tương
tác giữa 2 nhân tố thì số liệu được phân tích Anova 1 nhân tố và so sánh sự
khác biệt giữa các nhân tố bằng phép thử Duncan bằng phần mềm SPSS 13.0
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố môi trường nước nuôi cá leo trong bè
Các yếu tố môi trường ở các điểm thu không khác biệt. Nhiệt độ trung bình
giữa các nghiệm thức dao động trong ngày từ 29 – 30oC, oxy hòa tan ≥ 4 mg/L,
pH 7,3 - 7,8, nitrite 0,023 mg/L và amonnium 0,102 mg/L (Bảng 3). Nhìn
chung, các chỉ tiêu môi trường nước ở các điểm thu của bè nuôi trong suốt thời
gian thí nghiệm đều nằm trong giới hạn cho phép nên thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cá nuôi (Boyd, 1990; Trương Quốc Phú, 2006).
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
374
Bảng 3. Một số chỉ tiêu môi trường nước trong bè nuôi cá leo
Chỉ tiêu theo dõi Sáng Chiều
Nhiệt độ (oC) 28,8 ± 0,5 29,9 ± 0,6
DO (mg/L) 4,15 ± 0,17 4,51 ± 0,25
pH 7,32 ± 0,19 7,78 ± 0,22
NO2- (mg/L) 0,024 ± 0,003
N-NH4+ (mg/L) 0,102 ± 0,03
3.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá leo
Tăng trưởng về khối lượng của cá leo qua 6 tháng nuôi cho thấy khối lượng
trung bình của cá dao động từ 466 - 605 g/con (Hình 1). Khối lượng cao nhất ở
nghiệm thức 1A là 605 g/con và thấp nhất ở nghiệm thức 2B với khối lượng là
466 g/con. Tăng trưởng về khối lượng của cá leo cao hơn rất nhiều so với một
số loài cá nuôi bè khác như cá kết nuôi 6 tháng đạt 36,4 - 40,5 g/con (Dương
Nhựt Long và Nguyễn Văn Triều, 2007), cá tra nuôi lồng với mật độ 60 con/m3
sau 5 tháng khối lượng cá đạt 259,6 g/con (Rahman et al., 2006).
Tăng trưởng về khối lượng của cá ở hai nhân tố mật độ và thức ăn có sự tương
tác với nhau (P<0,05) Tốc độ tăng trưởng của cá nhanh nhất ở nghiệm thức 1A
và khác biệt so với nghiệm thức 2A (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng của cá ở
nghiệm thức 1B và 2B là tương đương nhau và khác biệt có ý nghĩa so với
nghiệm thức 1A và 2A (P<0,05).
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Lúc thả 1 2 3 4 5 6
Tháng nuôi
K
hố
i l
ượ
ng
(g
)
NT1A
NT1B
NT2A
NT2B
Hình 1. Tăng trưởng về khối lượng của cá leo qua các tháng nuôi
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
375
Bảng 4: Khối lượng, chiều dài trung bình và tăng trưởng của cá leo nuôi trong bè
nhỏ sau 6 tháng nuôi
Chỉ tiêu NT1A NT1B NT2A NT2B
Wđ (g/con) 16,7 ± 1,2 16,7 ± 1,2 16,7 ± 1,2 16,7 ± 1,2
Wc (g/con) 605 ± 8,10 c 480 ± 5,60 a 535 ± 8,13 b 466 ± 0,24 a
DWG (g/ngày) 3,31 ± 0,05 c 2,61 ± 0,04 a 2,91 ± 0,04 b 2,53 ± 0,06 a
SGR (%/ngày) 2,02 ± 0,01 c 1,89 ± 0,01 a 1,95 ± 0,01b 1,87 ± 0,02 a
Lđ 16 ± 3,4 16 ± 3,4 16 ± 3,4 16 ± 3,4
Lc 50,13 ± 0,33d 46,48 ± 0,12b 48,08 ± 0,38c 45,45 ± 0,43 a
DLG (cm/ngày) 0,19 ± 0,00 0,17 ± 0,00 0,18 ± 0,00 0,17 ± 0,01
Ghi chú: Wđ: khối lượng ban đầu của cá leo, Wc: khối lượng của cá lúc thu hoạch, Lđ: chiều dài ban
đầu của cá leo, Lc: chiều dài của cá lúc thu hoạch;
Các giá trị trong cùng một hàng theo sau bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá sau 6 tháng nuôi ở nghiệm thức 1A là
2,02%/ngày tốt hơn so với nghiệm thức 2A 1,95%/ngày và khác biệt có ý nghĩa
so với nghiệm thức 1B và nghiệm thức 2B (P<0,05). Tốc độ tăng trưởng ở
nghiệm thứ 1B và nghiệm thức 2B khác biệt không có ý nghĩa (P<0,05) với các
giá trị lần lượt là 1,89%/ngày và 1,87%/ngày (Bảng 4). Cá leo ở nghiệm thức
1A và nghiệm thức 2A được cho ăn cá biển nên phù hợp với động vật của cá.
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá leo thấp hơn so với cá tra nuôi bè ở mật độ
60 con/m3, thức ăn viên 25% protein cho tốc độ tăng trưởng đặc biệt
2,46%/ngày (Rahman et al., 2006), cá tra khi sử dụng thức ăn có hàm lượng
Protein 30% và 16% cho tốc độ tăng trưởng lần lượt 2,57% và 2,38% (Ali et
al., 2005). Như vậy, khi xét ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên tăng trưởng
về khối lượng của cá leo cho thấy cá nuôi ở mật độ 20 con/m3 với thức ăn cá
biển cho tăng trưởng nhanh nhất trong thí nghiệm này.
Khi xét về ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng của cá nuôi cho thấy tăng
trưởng về khối lượng của cá ở mật độ 20 con/m3 nhanh hơn so với mật độ 25
con/m3. Kết quả này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu nuôi cá thát lát
thương phẩm, khi nuôi cá ở mật độ 10 con/m2 và 20 con/m2 sử dụng thức ăn
chế biến cho tốc độ tăng trưởng lần lượt là 0,23 g/con và 0,16 g/con (Lê Ngọc
Diện, 2004). Ở mật độ nuôi thấp cá tăng trưởng nhanh hơn so với mật độ cao
và hoàn toàn phù hợp với nhận định của Chung Lân (1969) khi nuôi cá với mật
độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng càng chậm.
3.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá leo
Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì chiều dài của cá leo nuôi cũng tăng dần
qua thời gian thí nghiệm (Hình 2). Tăng trưởng về chiều dài của cá nhanh nhất
ở tháng đầu và giảm dần qua các tháng tiếp theo. Ở tháng thứ 5 và tháng thứ 6
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
376
chiều dài của cá tăng trưởng chậm lại. Điều này hoàn toàn phù hợp khi chiều
dài của cá < 50 cm thì cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, từ 50 - 60 cm tăng
trưởng giữa khối lượng và chiều dài là như nhau (Phan Phương Loan, 2006).
Hình 2. Tăng trưởng về chiều dài của cá leo qua các tháng nuôi
Lúc thu hoạch chiều dài trung bình của cá leo có sự khác biệt giữa các nghiệm
thức (P<0,05), cá dài nhất ở nghiệm thức 1A là hơn 50 cm/con và ngắn nhất ở
nghiệm thức 2B là 45,5 cm/con. Tăng trưởng về chiều dài của cá leo nhanh
hơn so với cá tra nuôi lồng khi cho ăn thức ăn viên 30% Protein chiều dài trung
bình của cá đạt 41 cm/con (Somphouthone và Souvanny, 2005). Tăng trưởng
về chiều dài của cá leo trong thí nghiệm nhanh hơn so với cá kết nuôi bè với
tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình từ 0,02 - 0,04 cm/ngày (Dương Nhựt
Long và Nguyễn Văn Triều, 2007). Điều này cho thấy cá leo có sinh trưởng rất
nhanh so với một số loài cùng họ. Theo Goswami và Devraj (1992) trích dẫn
bởi Giri et al., (2002) thì cá leo là loài cá tăng trưởng nhanh. Tóm lại, tăng
trưởng về khối lượng và chiều dài của cá leo qua 6 tháng nuôi bè nhanh ở mật
độ 20 con/m3 và 25 con/m3 với thức ăn cá biển. Khối lượng và chiều dài tốt
nhất ở nghiệm thức mật độ nuôi thấp và sử dụng thức ăn là cá biển.
3.4 Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá leo nuôi bè
3.4.1 Tỷ lệ sống của cá
Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn (HSTTTA) của cá leo nuôi bè
theo nhân tố mật độ và thức ăn không tương tác với nhau (P>0,05).
Khi xét theo nhân tố mật độ cho thấy tỷ lệ sống của cá ở mật độ 20 con/m3 là
36,9% cao hơn nghiệm thức 25 con/m3 chỉ đạt 35,5% nhưng khác biệt không
có ý nghĩa (P>0,05) (Bảng 5). Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá leo còn thấp
so với cá tra nuôi bè ở mật độ 60 con/m3 cho tỷ lệ sống 97,6% (Rahman et al.,
15
20
25
30
35
40
45
50
55
Lúc thả 1 2 3 4 5 6
Tháng nuôi
C
hi
ều
d
ài
(c
m
)
NT1A
NT1B
NT2A
NT2B
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
377
2006) do ở thời gian đầu của thí nghiệm cá ăn nhau rất nhiều nên tỷ lệ hao hụt
rất cao. Ngược lại, ở nhân tố thức ăn thì ở nghiệm thức cá biển cho tỷ lệ sống
36,8% cao hơn nghiệm thức chế biến 35,6% nhưng không có sự khác biệt
(P>0,05). Tỷ lệ sống của cá leo thấp hơn so với tỷ lệ sống cá tra là 87% khi sử
dụng thức ăn 30% protein (Somphouthone và Souvanny, 2005), tỷ lệ sống đạt
88,05% và 91,28% khi thức ăn có hàm lượng protein 16% và 30% (Ali et al.,
2005), cá thát lát nuôi thương phẩm cho tỷ lệ sống 90% cho ăn bằng cá biển và
84% khi sử dụng thức ăn tự chế biến (Lê Ngọc Diện, 2004). Tuy nhiên, tỷ lệ
sống này cao hơn so với tỷ lệ sống của cá kết nuôi thương phẩm trong bè tại
Đồng Tháp đạt 28 - 34% (Dương Nhựt Long và Nguyễn Văn Triều, 2007).
Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá leo còn thấp do ăn nhau nhiều khi quan sát thí
nghiệm cá no vẫn ăn nhau và hiện tượng ăn nhau kéo dài đến tháng thứ 4 khi
nuôi.
Bảng 5. Tỷ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn của cá
Chỉ tiêu theo dõi Tỷ lệ sống (%) Năng suất (kg/m3) HSTTTA
Mật độ
20 con/m3 36,9±0,97 4,01a±109 2,61±0,09
25 con/m3 35,5±0,97 4,45b±109 2,77±0,09
Thức ăn
Cá biển 36,8±0,97 4,68±109 b 1,70±0,09 a
Chế biến 35,6±0,97 3,78±109 a 3,68±0,09 b
Giá trị P
Mật độ (1) 0,35 0,02 0,9
Thức ăn (2) 0,44 0,00 0,34
Tương tác giữa (1) x (2) 0,93 0,34 0,5
Ghi chú: HSTTTA: hệ số tiêu tốn thức ăn
Các giá trị trong cùng một cột của cùng một nhân tố theo sau bởi các chữ cái khác nhau thì khác biệt
có ý nghĩa P< 0,05)
Năng suất của cá leo khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) giữa hai nghiệm thức mật
độ và thức ăn. Năng suất cao nhất ở mật độ 25 con/m3 và thức ăn cá biển (Bảng
5), khi tỷ lệ sống của hai nghiệm thức mật độ là như nhau thì cá nuôi ở mật độ
cao cho năng suất cao. Cá leo sử dụng tốt thức ăn cá biển hơn thức ăn chế biến
nên tăng trưởng ở nghiệm thức cá biển là nhanh hơn. Năng suất của cá leo nuôi
bè cao hơn năng suất của cá kết nuôi bè chỉ đạt 1,04 - 1,38 kg/m3. Tuy nhiên,
năng suất này thấp hơn so với cá tra nuôi bè 15,6 kg/m3 (mật độ nuôi 60
con/m3) và 11,1 kg/m3 (mật độ nuôi 70 con/m3) (Rahman et al., 2006).
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 370-380 Trường Đại học Cần Thơ
378
Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá tính theo khối lượng khô ở nhân tố mật độ không
khác biệt (P>0,05) và khác biệt theo nhân tố thức ăn (P<0,05). Hệ số tiêu tốn
thức ăn ở mật độ 25 con/m3 là 2,77 cao hơn nhiều so với 2,61 khi nuôi cá ở mật
độ 20 con/m3 (Bảng 5) do ở mật độ cao thì cá tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Hệ
số tiêu tốn thức ăn của cá leo khi cho ăn cá biển là 1,7 thấp hơn khi cho cá ăn
thức ăn chế biến là 3,68 do thức ăn cá biển cá leo sử dụng thức ăn tốt hơn so
với thức ăn chế biến. So với một số loài cá nuôi khác như cá lóc có hệ số thức
ăn là 3,7 – 4,2 tính theo khối lượng tươi (Phạm Đăng Phương, 2010) thì hệ số
tiêu tốn thức ăn của cá leo ở nghiệm thức sử dụng cá tạp cao hơn (7,1 tính theo
khối lượng tươi) do tỷ lệ sống của cá leo trong quá trình nuôi thấp nên ảnh
hưởng đến hệ số tiêu tốn thức ăn. Ngoài ra, do cá leo chưa được thuần dưỡng
lâu trong điều kiện nuôi nên cá vẫn chưa sử dụng tốt thức ăn chế biến nên hệ số
thức ăn của cá leo khá cao trong khi hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tra nuôi
bè sử dụng thức ăn công nghiệp chỉ là 1,60 – 1,75 (Rahman et al., 2006).
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Các yếu tố về môi trường nước ở thí nghiệm thương phẩm cá leo trong bè
nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cá leo.
- Cá leo nuôi bè ở nghiệm thức 20 con/m3 và cho ăn cá biển cho tăng trưởng
nhanh về khối lượng và chiều dài hơn các nghiệm thức mật độ 25 con/m3
và cho ăn thức ăn chế biến.
- Sau 6 tháng nuôi, cá leo đạt kích thước từ 500 – 600 g/con và 48 – 50 cm ở
nghiệm thức nuôi cho cá ăn cá tạp.
- Cá leo sử dụng thức ăn cá biển và thức ăn chế biến cho tỷ lệ sống tương
đương nhau (36,8% và 35,6%).
- Năng suất của cá leo nuôi bằng thức ăn cá biển là 4,68 kg/m3 cao hơn so
với cá cho ăn bằng thức ăn chế biến 3,78 kg/m3 nhưng hệ số tiêu tốn thức
ăn của cá leo cho ăn bằng cá biển l