Tóm tắt
Lối sống hình thành, phát triển và chịu sự chi phối bởi các yếu tố chủ quan, khách quan của mỗi cá
nhân, thế hệ, cộng đồng người sống trong xã hội. Mỗi thế hệ người trải qua hoàn cảnh sống, điều kiện
sống, ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, tạo nên những khác biệt về lối sống. Khác biệt lối sống giữa các
thế hệ nói chung, thế hệ người trong gia đình nói riêng, thường được nhìn nhận qua những mâu thuẫn
thế hệ, khoảng cách thế hệ, những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của nó đối với văn hóa gia đình. Vận
dụng lý thuyết tương đối văn hóa (đặc thù lịch sử) do nhà nhân học Mỹ Franz Boas khởi xướng, bài viết
không đánh giá hơn kém trong lối sống của các thế hệ mà lý giải sự khác biệt lối sống gắn với bối cảnh
mà các thế hệ sống. Khác biệt lối sống giữa các thế hệ cho thấy sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh xã
hội hiện nay.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong gia đình: Sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
1. Khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong
gia đình
Lối sống là một phạm trù có nội hàm và ngoại diên rộng. Khái niệm lối sống đã được đề cập đến từ rất sớm trong
nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội
học, văn hóa học Dưới góc nhìn văn hóa,
lối sống được coi “là một bộ phận hợp thành
quan trọng nhất của văn hóa” [9, tr.17]. Lối
sống bao gồm toàn bộ những hoạt động sống
cơ bản, mang tính ổn định, đặc trưng cho mỗi
cá nhân, nhóm xã hội, mỗi vùng miền, dân tộc
trong những điều kiện tự nhiên và hình thái
kinh tế - xã hội nhất định.
Khái niệm thế hệ người trong gia đình vừa
có nét tương đồng vừa có nét khác biệt với
cách hiểu thế hệ người nói chung. Thế hệ nói
chung nhằm chỉ “một tập hợp người, thường
có chung một độ tuổi”, “cùng sống trong một
khoảng thời gian nhất định”, “cùng chứng
kiến và cùng trải qua sự diễn biến của các sự
kiện lịch sử trọng đại của quốc gia và quốc tế
về kinh tế, chính trị, văn hóa” [8, tr.14-15].
Thế hệ trong gia đình chỉ một tập hợp người
KHÁC BIỆT LỐI SỐNG GIỮA CÁC THẾ HỆ
TRONG GIA ĐÌNH: SỰ ĐA DẠNG VĂN HÓA
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Tóm tắt
Lối sống hình thành, phát triển và chịu sự chi phối bởi các yếu tố chủ quan, khách quan của mỗi cá
nhân, thế hệ, cộng đồng người sống trong xã hội. Mỗi thế hệ người trải qua hoàn cảnh sống, điều kiện
sống, ở các thời kỳ lịch sử khác nhau, tạo nên những khác biệt về lối sống. Khác biệt lối sống giữa các
thế hệ nói chung, thế hệ người trong gia đình nói riêng, thường được nhìn nhận qua những mâu thuẫn
thế hệ, khoảng cách thế hệ, những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của nó đối với văn hóa gia đình. Vận
dụng lý thuyết tương đối văn hóa (đặc thù lịch sử) do nhà nhân học Mỹ Franz Boas khởi xướng, bài viết
không đánh giá hơn kém trong lối sống của các thế hệ mà lý giải sự khác biệt lối sống gắn với bối cảnh
mà các thế hệ sống. Khác biệt lối sống giữa các thế hệ cho thấy sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh xã
hội hiện nay.
Từ khóa: Lối sống, gia đình, đa dạng văn hóa
Abstract
Lifestyle is formed, developed and influenced by subjective and objective factors of each individual,
generation, community in the society. Each generation of people undergoes living circumstances and
living conditions in different historical periods, creating different lifestyles. Differences in lifestyles
between generations in general and generations of family members in particular, are often seen through
generations’ conflicts, generation gaps, positive effects and its limitations on family culture. Applying
the theory of cultural relativity (peculiarities of history) initiated by American anthropologist Franz
Boas, the article does not evaluate the superior or inferior in the lifestyles of generations but explains
the difference in lifestyle associated with the context in which generations have lived. Differences in
lifestyles between generations show cultural diversity in the current social context.
Keywords: Lifestyle, family, cultural diversity
Số 28 - Tháng 6 - 201942
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
(có thể cùng hoặc không cùng một độ tuổi),
thường sống cùng trong một khoảng thời
gian, không gian, sống phụ thuộc vào nhau,
gắn bó với nhau bằng quan hệ huyết thống,
quyền lợi và nghĩa vụ.
Mỗi thế hệ trải qua các thời kỳ lịch sử, chính
trị, văn hóa, xã hội khác nhau, hình thành nên
những lối sống khác nhau, biểu hiện rõ nét
qua quan niệm sống và các hoạt động sống
trong gia đình. Lối sống của mỗi thế hệ vừa là
nhân chứng, vừa là hiện thân cho những đặc
điểm xã hội mà họ đang sống.
Khi nhìn nhận, đánh giá thế hệ trẻ, các thế
hệ đi trước thường xem xét thế hệ này trong
một cái “khung” chung, trong đó có phần
nghiêng về yếu tố tiêu cực trong lối sống với
những đặc điểm như: lười làm, ham chơi, chỉ
thích hưởng thụ, đặt giá trị vật chất lên trên
hết, coi trọng đồng tiền, theo đuổi vật chất,
địa vị, tình yêu, tình dục mà quên nuôi nấng
tâm hồn mình, quá phụ thuộc vào công nghệ
thông tin, quay lưng lại các giá trị văn hóa
truyền thống. Phần lớn người già coi trọng
bảo lưu lối sống của thế hệ đi trước, đề xuất
lấy giá trị văn hóa, lối sống, cách sống của thế
hệ già để nhìn nhận, soi chiếu, làm chuẩn mực
cho thế hệ trẻ noi theo. Nhìn vào “gia lễ xưa và
nay”, tác giả Phạm Côn Sơn đưa ra một số biểu
hiện và có phần cực đoan trong so sánh khi
kết luận lối sống của lớp trẻ ngày nay “phóng
túng khác hẳn nếp ăn ở có khuôn phép của
những người thuộc các thế hệ bốn mươi năm
về trước” [6, tr.13]. Ngay cả trong một số cuộc
hội thảo, không ít nhà quản lý cũng lên tiếng
đề xuất duy trì loại hình gia đình truyền thống,
giảm bớt xu hướng gia đình hạt nhân, đưa phụ
nữ trở lại nhiều hơn với gia đình [3, tr.106-
107].
Trong khi đó, thế hệ trẻ lại có cái nhìn, sự
đánh giá thế hệ già theo những tiêu chí, quan
điểm của riêng họ. Thế hệ trẻ kính trọng thế
hệ già, người già vẫn có tiếng nói quan trọng
trong gia đình, trong làng xã. Bên cạnh đó cũng
có nhiều ý kiến cho rằng thế hệ già là bảo thủ,
lạc hậu, là trình độ công nghệ thông tin kém,
là tiết kiệm quá mức, là khó tính và hoài cổ...
Nhiều người trẻ muốn bứt phá, muốn vượt ra
ngoài những điều được coi là “quy chuẩn”, là
“chuẩn mực” của gia đình, của xã hội truyền
thống, tạo ra những va chạm giữa già và trẻ,
giữa cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại
trong đời sống gia đình.
2. Đa dạng văn hóa trong lối sống của các
thế hệ nhìn từ lý thuyết tương đối văn hóa
2.1. Từ lý thuyết tương đối văn hóa (đặc
thù lịch sử)
Lý thuyết tương đối văn hóa (đặc thù lịch
sử) do nhà nhân học người Mỹ Franz Boas
(1858 - 1942) khởi xướng đã bác bỏ cách tiếp
cận mang tính diễn dịch của các học giả theo
trường phái tiến hóa luận và khuếch tán văn
hóa khi cho rằng mỗi nền văn hóa sẽ trải qua
từng nấc thang nhất định trong quá trình phát
triển. Theo đó, Boas cho rằng mỗi nền văn hóa
là những sản phẩm của những điều kiện đặc
thù tồn tại trong quá trình lịch sử của mỗi cộng
đồng người và chúng ta không nên áp đặt
những quy luật phổ quát chi phối sự vận hành
của các nền văn hóa. Vì môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội của mỗi cộng đồng người
không giống nhau, nên mỗi cộng đồng sẽ có
những cách khác nhau để thích nghi với môi
trường sống, mang đến một kết quả tất yếu
là sản phẩm văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi
nhóm người sẽ rất khác nhau.
Các học giả theo thuyết tương đối văn hóa
nhấn mạnh nguyên tắc phân tích tổng thể
trong việc tìm hiểu các thực hành văn hóa. Để
giải thích một hiện tượng văn hóa, cần kiểm
chứng trên ba phương diện cơ bản: điều kiện
môi trường, yếu tố tâm lý và các mối quan hệ
lịch sử, trong đó yếu tố lịch sử giữ vai trò quan
trọng nhất. Sự phát triển mang tính lịch sử, sự
tương tác giữa con người với môi trường xã
hội là những nhân tố tạo thành văn hóa của
một xã hội. Các đặc trưng văn hóa sẽ được
hiểu sâu sắc nhất khi đặt nó trong hệ thống.
Sự so sánh khi xem xét giá trị, phong tục, đặc
điểm, của một nền văn hóa này với một nền
văn hóa khác đều là sai lệch về mặt phương
pháp luận.
Lối sống của con người được hình thành
từ các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường
lịch sử - xã hội và chịu sự chi phối bởi cả các
diễn ngôn. Đó là hệ thống các nguyên tắc,
43Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
quan điểm, tư tưởng, quy định về chuẩn
mực đúng - sai, tốt - xấu do các chủ thể tạo ra.
Các diễn ngôn này có khả năng chi phối đến
suy nghĩ, hành vi của con người, của xã hội,
được coi là chân lý, là hiển nhiên đúng và được
làm theo một cách vô thức. Diễn ngôn trong
đời sống và trong nghiên cứu khoa học đều có
những nhận định chung khi so sánh và nhìn
nhận các thế hệ.
Vận dụng thuyết tương đối văn hóa (đặc
thù lịch sử) vào tìm hiểu sự khác biệt lối sống
giữa các thế hệ giúp có cái nhìn khách quan
khi lý giải đặc điểm lối sống của mỗi thế hệ.
Lối sống của mỗi thế hệ chính là sự kết tinh
của điều kiện sống, sự lựa chọn của mỗi thế
hệ trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội khác
nhau. Với quan điểm như vậy, khi nhìn nhận sự
khác biệt về lối sống giữa các thế hệ trong gia
đình sẽ tránh được thói quen phán xét một giá
trị, một đặc điểm văn hóa theo cái nhìn áp đặt,
theo quan niệm, tiêu chuẩn của mình trong
khi chưa có sự hiểu biết thật sự về lý do lựa
chọn giá trị của các nền văn hóa khác.
2.2. Đến việc nhìn nhận sự đa dạng văn
hóa trong lối sống của các thế hệ
Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ trong
gia đình là một tất yếu lịch sử. Chỉ ra sự khác
biệt không phải là để so sánh hơn kém, cao
thấp, để nhìn nhận và đánh giá đúng - sai, tốt
- xấu, mà để thấy sự biến đổi giá trị và sự đa
dạng văn hóa trong bối cảnh hiện nay.
Nói đến thế hệ, bao giờ cũng có thể “chỉ
ra một giai đoạn lịch sử tương đương với độ
dài về sự đổi mới của một lớp người trong đời
sống xã hội” [8, tr.19]. Mỗi thế hệ sống trong
gia đình có thể được gọi tên bằng những đặc
điểm riêng, đặc trưng, tạo nên bức tranh của
sự đa dạng văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện
nay.
Thế hệ người cao tuổi bao gồm thế hệ các
cụ và thế hệ ông bà, là những người từ 60 tuổi
trở lên. Trong nhóm này còn có thể phân chia
thành các nhóm nhỏ hơn: thế hệ ông bà (từ 60
đến dưới 80 tuổi) và thế hệ các cụ (từ 80 tuổi trở
lên). Đó là những con người sinh ra, lớn lên, trải
nghiệm qua nhiều sự kiện chính trị, tư tưởng,
văn hóa và chịu sự chi phối từ các diễn ngôn
trong thời kỳ Nho giáo, chiến tranh, bao cấp.
Họ coi trọng danh dự bản thân, danh dự gia
đình, coi trọng việc duy trì nề nếp, gia phong
và việc duy trì nòi giống trong gia đình. Quan
điểm sống trong gia đình của thế hệ người cao
tuổi đặt yếu tố cộng đồng, dòng họ và những
quy định của tư tưởng truyền thống lên hàng
đầu. Vợ chồng đến và gắn bó với nhau là vì
nghĩa, vì trách nhiệm với gia đình, dòng họ
hơn là vì tình yêu. Nối dõi tông đường, sinh
con đẻ cái là ý nghĩa, là mục đích cao nhất của
cuộc sống hôn nhân. Phần lớn thế hệ này quan
niệm người phụ nữ khi lấy chồng là phải theo
chồng, gánh vác giang sơn nhà chồng. Người
con trai trưởng có vai trò quan trọng trong gia
đình. Bố mẹ già trông cậy vào các con trai, đặc
biệt là con trai trưởng. Chuyện quan hệ tình
dục trước hôn nhân và quan hệ tình dục ngoài
hôn nhân là những điều không thể chấp nhận
được. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế như
hiện nay, nhiều quan niệm, tư tưởng mới cũng
dần được thế hệ người cao tuổi tiếp nhận, tuy
vậy những biến đổi này diễn ra chậm hơn, và
thường ở mức giao thoa giữa cũ và mới, giữa
truyền thống và hiện đại, ít có những thay đổi
đột biến giống như thế hệ trẻ.
Thế hệ những người trung tuổi chủ yếu
bao gồm thế hệ ông bà và cha mẹ, được tính
tương đương những người trong độ tuổi từ 36
đến dưới 60 tuổi. Bên cạnh những tư tưởng
Nho giáo, tư tưởng làng xã được trao truyền
từ thế hệ trước, phần lớn đều có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến chiến tranh và thời
kỳ bao cấp. Chiến tranh và những hệ quả của
chiến tranh cùng những khó khăn của thời kỳ
bao cấp quá độ vẫn còn in dấu trong lối sống
của những thế hệ sinh ra và lớn lên ở thời kỳ
này. Ở các nước phương Tây, những thế hệ
người tham gia chiến tranh hay liên quan đến
chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh
thế giới thứ hai được định danh bằng những
tên gọi như: “Lost Gerenation” (thế hệ lạc lõng,
thế hệ vứt đi, thế hệ mất mát)1, “Greatest
Gerenation” (thế hệ vĩ đại nhất)2. Hoàn cảnh
chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là hai cuộc
kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ
cũng đã tôi luyện, hình thành nên những con
người có lòng yêu nước, hướng đến cộng
Số 28 - Tháng 6 - 201944
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
đồng. Họ tôn thờ các giá trị truyền thống, có
sự gắn bó chặt chẽ với làng xóm, quê hương.
Những khó khăn vất vả của thời chiến và thời
kỳ bao cấp đã hình thành nên lối sống giản dị,
mực thước, kỷ luật ở một thế hệ, mà cho đến
bây giờ, sự giản dị, mực thước và nghiêm khắc
ấy, với giới trẻ nhiều khi lại trở nên gò bó, cổ
hủ và khắc nghiệt. Một thời gian dài ăn không
đủ no, mặc không đủ ấm đã hình thành trong
họ lối sống chắt chiu, dành dụm. Những người
thuộc thế hệ này vẫn có thói quen tiết kiệm,
phòng thân, ngay cả khi cuộc sống vật chất đã
đủ đầy. Coi trọng gia đình, những người thuộc
thế hệ này muốn được tiếp tục thực hiện các
truyền thống, nề nếp phong tục của gia đình,
làng xã mà các thế hệ trước đã để lại.
Bên cạnh thế hệ những người trung tuổi
với lối sống ảnh hưởng trực tiếp từ chiến tranh,
bao cấp, còn một thế hệ trung tuổi trẻ hơn -
những người sinh ra và lớn lên trước thời kỳ
đầu Đổi mới, họ cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng
gián tiếp từ chiến tranh, bao cấp. Những người
trung tuổi sống ở thời kỳ này còn được gọi là
thế hệ 7X và đầu 8X, phần nào có nét tương
đồng với thế hệ “Baby Boomers”3 ở phương
Tây. Sự thay đổi từ thời chiến sang thời bình và
chế độ bao cấp mà họ trải qua trong thời niên
thiếu cũng tạo nên những dấu ấn không thể
quên trong ký ức của nhiều người với những
cảnh xếp hàng, đặt gạch mua gạo, những bữa
ăn độn khoai, độn sắn, mặc quần áo vá, xem
ti vi đen trắng, chờ mong đội văn công về xã,
khát khao bộ quần áo mới ngày tết Thế hệ
này cũng chứng kiến và trải nghiệm những
đổi mới từ kinh tế thị trường và quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đem lại. Họ là
những người khá năng động, dễ thích nghi với
những điều kiện, hoàn cảnh mới nhưng cũng
là những người biết trân trọng quá khứ. Trong
đời sống gia đình, họ vừa là những người trụ
cột về kinh tế, vừa là những người có tiếng nói
quan trọng. Các phong tục tập quán trong gia
đình, làng xã cũng được thế hệ này cố gắng
thực hiện nhưng đã bắt đầu có những thay
đổi. Chuyện tình yêu, tình dục trước, trong và
ngoài hôn nhân cũng được nhìn nhận thông
thoáng hơn, không còn bị lệ thuộc bởi tư
tưởng Nho giáo, sự khắc kỷ của chiến tranh
hay trong thời kỳ bao cấp. Họ có cái nhìn thực
tế hơn trong hôn nhân của mình và hôn nhân
của con cái. Mâu thuẫn lớn nhất của thế hệ
này là sự giằng xé giữa những tư tưởng truyền
thống và sự tiếp nhận những tư tưởng mới, lối
sống mới. Một mặt họ vẫn muốn duy trì và bị
ràng buộc bởi truyền thống nề nếp gia đình,
làng xã như định hướng, mong muốn của các
cụ, họ rất sợ thế hệ người cao tuổi phật ý; mặt
khác, họ cũng muốn tiếp nhận những cách
sống mới, những quan niệm mới, muốn đổi
thay một số phong tục tập quán mà họ cho là
không còn thực sự phù hợp
Thế hệ trẻ được tính tương đương trong
nhóm tuổi từ 16 đến dưới 35. Đó là những
công dân sinh ra và lớn lên trong thời đại công
nghệ thông tin, thời đại toàn cầu hóa đang
diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Họ không thật
sự quan tâm đến tư tưởng Nho giáo, tư tưởng
làng xã mà thế hệ ông bà, những người cao
tuổi muốn bảo lưu, định hướng. Những khó
khăn trong thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao
cấp được nghe từ ông bà, cha mẹ, đôi khi với
họ như nghe một câu chuyện cổ tích. Một số
mong muốn có được một nghề nghiệp nhàn
hạ trong biên chế nhà nước, nhưng ngày càng
nhiều người trẻ muốn được làm việc trong
một môi trường năng động, tự do, được cống
hiến và quan trọng là có được thu nhập cao.
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường,
sự giao lưu, du nhập văn hóa đô thị, văn hóa
nước ngoài, khiến cho hoạt động tiêu dùng
của thế hệ này cũng thay đổi khác trước. Nhu
cầu tiêu dùng của thế hệ trẻ ngày càng cao và
hướng đến những sản phẩm phục vụ nhu cầu
cá nhân, thể hiện địa vị, đẳng cấp của mình
nhiều hơn. Hoàn cảnh sống mà họ sinh ra và
lớn lên cùng những chính sách về gia đình,
những quy định về lối sống có nhiều đổi mới,
cởi mở, bình đẳng hơn nên những quan điểm
sống của thế hệ trẻ về hôn nhân, tình yêu
cũng trở nên thông thoáng hơn. Đặc biệt, sinh
ra trong thời đại ngập tràn internet, thế hệ trẻ
không thể sống thiếu công nghệ thông tin,
thiếu các trang mạng xã hội...
Tựu trung, trong gia đình tồn tại các thế hệ
người cùng sinh sống qua các thời kỳ lịch sử
45Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
khác nhau. Lối sống của mỗi thế hệ cho thấy
sự vận động, đan xen tư tưởng, văn hóa, xã
hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử: thời kỳ
phong kiến, thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao
cấp và quá độ, thời kỳ Đổi mới và hội nhập. Đó
cũng là sự vận động, đan xen giữa cũ và mới,
giữa truyền thống và hiện đại. Trong đó cái cũ
không hoàn toàn mất đi mà vẫn còn chi phối
cái mới. Cái mới phát triển nhưng không lấn
át cái cũ. Sự khác biệt lối sống giữa các thế hệ
trong gia đình thể hiện sự đa dạng của văn hóa
Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện nay.
Kết luận
Gia đình giống như một xã hội thu nhỏ, ở
đó tồn tại những thế hệ người khác nhau, là
những nhân chứng cho những điều kiện sống,
hoàn cảnh sống, thời kỳ sống khác nhau. Với
quan điểm tương đối văn hóa, lối sống của các
thế hệ trong gia đình được nhìn nhận một cách
khách quan. Lối sống của các thế hệ không chỉ
là vấn đề của một cá nhân, một nhóm người
mà còn có lý do xã hội, bối cảnh xã hội ẩn chứa
trong hoạt động sống của mỗi nhóm người,
mỗi thế hệ người. Khác biệt lối sống giữa các
thế hệ từ già đến trẻ, xét cho cùng cũng là một
biểu hiện của sự biến đổi văn hóa, chuyển đổi
xã hội, chuyển đổi hệ giá trị văn hóa qua các
thời kỳ lịch sử khác nhau.
N.T.M.L
(ThS., Khoa Tuyên truyền,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Chú thích
1 Năm 1926, trong cuốn sách đầu tay Mặt
trời vẫn mọc (The Sun aslo rises), nhà văn Mỹ nổi
tiếng Ernerst Hengmingway đã gọi tên thế hệ
“lost gerenation”. Đó là những con người sinh ra
trong khoảng thời gian từ 1883 đến 1900, tham
gia chiến tranh thế giới thứ nhất và trở về sau
chiến tranh với nỗi đau không thành lời.
2 Tên gọi “greatest gerenation” xuất phát từ
cuốn sách cùng tên của Tom Brokaw năm 1998
chỉ những người sinh ra và lớn lên trong khoảng
thời gian từ 1901 đến 1924. Đó là thế hệ lớn lên
trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khi kinh tế dần
hồi phục, họ lại phải rời quê hương, gia đình,
tham gia chiến tranh thế giới thứ hai. “Greatest
gerenation” chỉ những người có tình yêu nước,
lòng can đảm và ý thức trách nhiệm.
3 Ở phương Tây, “Baby Boomers” chỉ những
người sinh sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ
1943 đến 1960), trong khoảng thời gian có nhiều
chuyển biến về xã hội. “Baby Boomers” chống đối
chiến tranh, đòi hỏi quyền lợi riêng; lạc quan,
thiên về lý tưởng nhưng chấp nhận thất bại. Họ
có xu hướng chối bỏ các giá trị cũ, định nghĩa lại
các giá trị trong xã hội cổ truyền và thường tự hỏi
“who am I?” (tôi là ai).
Tài liệu tham khảo
1. Lâm Minh Châu (2017), Nhân học khoa học
về sự khác biệt văn hóa, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Huyên (2006), “Lối sống của
người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa”,
in trong Những vấn đề xã hội học trong công cuộc
đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007), Gia
đình học, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
4. Nhiều tác giả (2016), Hệ giá trị gia đình Việt
Nam từ hướng tiếp cận xã hội học, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
5. Ronald Inglehart (2008), Hiện đại hóa và
hậu hiện đại hóa, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Côn Sơn (2011), Gia lễ xưa và nay,
Nxb. Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh.
7. Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ở
Việt Nam hiện nay từ góc độ văn hóa truyền thống
dân tộc, Nxb. Văn hóa - Thông tin và Viện Văn hóa,
Hà Nội.
8. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt
trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế
hệ người Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối
sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Ngày nhận bài: 24 - 3 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 14 - 6 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: