Vấn đề mất kết nối Internet khi đang làm việc thực sự có thể gây ra khó chịu cho
bạn, khiến bạn cứ phải ngồi ấn F5 liên tục để kiểm tra xem đã có kết nối hay chưa,
nhưng đó chỉ là một cách thủ công thôi, bạn cần kiểm tra cụ thể theo từng bước sau
đây để có kết quả tốt nhất.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1729 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khắc phục tình trạng mất kết nối Internet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khắc phục tình trạng mất
kết nối Internet
Vấn đề mất kết nối Internet khi đang làm việc thực sự có thể gây ra khó chịu cho
bạn, khiến bạn cứ phải ngồi ấn F5 liên tục để kiểm tra xem đã có kết nối hay chưa,
nhưng đó chỉ là một cách thủ công thôi, bạn cần kiểm tra cụ thể theo từng bước sau
đây để có kết quả tốt nhất.
Hãy kiểm tra kết nối vật lý trước để khắc phục sự cố, nếu như có ai đó vô tình
chạm vào modem hoặc router làm mất kết nối internet của bạn, hoặc cũng có thể vì
lý do nào đó mà dây cáp mạng bị lỏng ở đầu jack cắm, gây ra vấn đề trên.
Ping
Một trong những điều đầu tiên khi thử kiểm tra kết nối của bạn xem có được không
đó là sử dụng lệnh Ping. Bạn mở cửa sổ Command Prompt từ menu Start và gõ
lệnh “Ping google.com” hoặc “ping phanmem.com” (không có dấu ngoặc kép)
Lệnh Ping sẽ gửi một vài gói từ máy tính của bạn đến các địa chỉ được chỉ định.
Máy chủ web có thể trả lời nếu nó nhận được gói tin ấy. Nếu kết quả hiển thị như
hình dưới đây thì chứng tỏ nó đang hoạt động tốt.
Nếu bạn thấy gói tin bị mất, điều này có thể chứng tỏ kết nối internet ở máy tính
bạn đang gặp vấn đề, hoặc máy chủ trang web đó đang có sự cố, hoặc lỗi từ phía
nhà cung cấp dịch vụ.
Lưu ý: Có một vài trang web không áp dụng được lệnh Ping, ví dụ như
Microsoft.com.
Gặp vấn đề với các trang web cụ thể
Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc truy cập các trang web trong khi việc Ping đến
chúng vẫn có kết quả, thì bạn cần kiểm tra xem trang web đó có hoạt động ổn định
không, bằng cách sử dụng Down For Everyone Or Just Me, một công cụ kết nối
với các trang web và xác định xem chúng có hoạt động thực sự hay không.
Nếu công cụ này chỉ ra rằng trang web đó không hoạt động đối với bạn thì có thể
vấn đề nằm ở chỗ kết nối giữa máy tính của bạn với máy chủ trang web đó. Bạn có
thể sử dụng lệnh traceroot (ví dụ gõ tracert google.com) để theo dõi tuyến đường
mà các gói tin được gửi tới máy chủ của google. Tuy nhiên nếu gặp vấn đề thì bạn
chỉ có thể ngồi chờ họ khắc phục lỗi đường truyền mà thôi.
Vấn đề về Router và Modem
Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc truy cập các trang web thì một trong các lý do
có liên quan đến lỗi ở router hoặc modem. Bạn cần theo dõi thiết bị của mình, nếu
đèn xanh nhấp nháy chứng tỏ hoạt động bình thường và cho thấy có lưu lượng
internet, nếu có đèn màu cam nhấp nháy thì chứng tỏ thiết bị đường truyền của bạn
đang gặp vấn đề cần phải khắc phục.
Nếu đèn báo hiệu thiết bị của bạn đang gặp sự cố, bạn hãy thử cắm lại jack cắm,
khởi động lại, việc này bạn có thể làm ngay cả trong trường hợp thiêt bị báo đèn
xanh bình thường. Kinh nghiệm thực tế cho thấy thiết bị định tuyến đôi khi hoạt
động không bình thường và bạn cần khởi động lại, giống như các máy tính chạy
Windows vậy.
Nếu vẫn gặp vấn dề, bạn có thể cần phải thiết lập lại tùy chỉnh trên modem và
router, hoặc cũng có thể nâng cấp firmware cho chúng. Để kiểm tra xem thiết bị
của bạn có hoạt động ổn định hay không, bạn cần cắm cáp kết nối với chúng để
kiểm tra.
Vấn đề với chiếc máy tính
Nếu bạn chỉ gặp vấn đề truy cập mạng trên một chiếc máy tính trong mạng máy
tính của mình thì vấn đề có thể nằm lỗi phần mềm của chiếc máy tính đó, có thể là
do virus, malware phá hoại các trình duyệt.
Bạn hãy thử cài đặt trình duyệt khác và thử quét virus toàn bộ hệ thống để kiểm
tra.
Ngoài ra thì vấn đề cấu hình tường lửa cũng có thể là nguyên nhân, bạn cần kiểm
tra lại thật kỹ.
Vấn đề về DNS
Khi bạn cố gắng truy cập Google.com, máy tính của bạn sẽ liên lạc với các máy
chủ DNS mà nhà mạng cung cấp, đôi khi nó cũng là vấn đề.
Để khắc phục thì bạn có thể cố gắng truy cập trang web đó thông qua địa chỉ IP
trực tiếp của nó mà không cần tên miền phân phải bởi máy chủ DNS. Ví dụ gõ IP
sau để truy cập vào Google.com:
Nếu cách trên vẫn không truy cập được vào Google.com thì vấn đề chắc chắn nằm
ở máy chủ DNS. Thay vì chờ đợi nhà mạng khắc phục thì bạn có thể sử dụng một
máy chủ DNS khác của bên thứ 3 như OpenDNS hoặc GoogleDNS.
Cuối cùng, nếu những cách trên không có tác dụng, thì việc duy nhất bạn có thể
làm là liên lạc với nhà cung cấp, họ sẽ hỗ trợ bạn cho dù vấn đề bạn gặp phải là ở
phía nhà mạng hay từ phía máy tính của bạn.
Chúc các bạn thành công!