Tóm tắt: Nghiên cứu về cộng đồng đô thị nhận được sự quan tâm tương đối lớn đối với
các nhà xã hội học. Khởi phát từ câu hỏi về bản chất của tính liên đới xã hội, nghiên cứu về
cộng đồng nhằm trả lời cho quy mô, cấu trúc và sự vận hành của các mối quan hệ liên cá
nhân làm cơ sở cho sự hình các tổ chức xã hội. Nhìn chung, đời sống đô thị một cách chủ
quan và khách quan tạo ra nhiều không gian xã hội, đến lượt mình, những không gian xã hội
này tạo ra nhiều hình thái tương tác xã hội làm cơ sở của sự hình thành nên cộng đồng đô
thị. Đầu tiên là những cộng đồng dựa trên những ranh giới hữu hình. Sau đó, với sự xuất
hiện của Internet cùng mạng xã hội toàn cầu, dẫn đến sự xuất hiện của một loại hình cộng
đồng mới – cộng đồng mạng lưới (network community), đã thách thức ranh giới hữu hình về
nơi chốn, địa điểm, mối quan hệ lân cận/ xóm giềng. Hơn nữa, trong xã hội đô thị, cộng
đồng không còn là một cấu trúc thuần nhất. Thay vào đó, là một biến thể đa dạng với nhiều
loại hình cùng cộng sinh trong một không gian. Để tồn tại với sự khác biệt, những cộng
đồng này chủ động kiến tạo về biểu tượng, ngôn ngữ, hình ảnh .v.v cho riêng cộng đồng
mình trong một xã hội đa chiều cạnh.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm cộng đồng đô thị: Cấu trúc, mạng lưới và sự kiến tạo biểu tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
50
KHÁI NIỆM CỘNG ĐỒNG ĐÔ THỊ:
CẤU TRÖC, MẠNG LƢỚI VÀ SỰ KIẾN TẠO BIỂU TƢỢNG
ThS. Đỗ Hồng Quân
Khoa XHH - CTXH - ĐNA, Trƣờng Đại học Mở TP. HCM
Email: quan.dh@ou.edu.vn
Tóm tắt: Nghiên cứu về cộng đồng đô thị nhận được sự quan tâm tương đối lớn đối với
các nhà xã hội học. Khởi phát từ câu hỏi về bản chất của tính liên đới xã hội, nghiên cứu về
cộng đồng nhằm trả lời cho quy mô, cấu trúc và sự vận hành của các mối quan hệ liên cá
nhân làm cơ sở cho sự hình các tổ chức xã hội. Nhìn chung, đời sống đô thị một cách chủ
quan và khách quan tạo ra nhiều không gian xã hội, đến lượt mình, những không gian xã hội
này tạo ra nhiều hình thái tương tác xã hội làm cơ sở của sự hình thành nên cộng đồng đô
thị. Đầu tiên là những cộng đồng dựa trên những ranh giới hữu hình. Sau đó, với sự xuất
hiện của Internet cùng mạng xã hội toàn cầu, dẫn đến sự xuất hiện của một loại hình cộng
đồng mới – cộng đồng mạng lưới (network community), đã thách thức ranh giới hữu hình về
nơi chốn, địa điểm, mối quan hệ lân cận/ xóm giềng. Hơn nữa, trong xã hội đô thị, cộng
đồng không còn là một cấu trúc thuần nhất. Thay vào đó, là một biến thể đa dạng với nhiều
loại hình cùng cộng sinh trong một không gian. Để tồn tại với sự khác biệt, những cộng
đồng này chủ động kiến tạo về biểu tượng, ngôn ngữ, hình ảnh .v.v cho riêng cộng đồng
mình trong một xã hội đa chiều cạnh.
Từ khoá: cộng đồng, cộng đồng đô thị, mạng lưới xã hội, kiến tạo biểu tượng
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển “của thành phố và đô thị hoá về đời sống xã hội từ lâu đã đứng ở vị trí trung
tâm trong các cuộc điều tra khoa học xã hội. Nhà ở đô thị, chính trị, quan hệ giữa các nhóm,
mô thức về giai cấp và phân tầng xã hội, cơ cấu kinh tế, xu hƣớng nhân khẩu học, bản chất
của các cộng đồng là một trong những chủ đề đƣợc thăm dò thƣờng xuyên nhất trong lĩnh
vực học thuật” (Karp, Stone, Yoels & Nicholas Dempsey, 2015, tr. xii). Về mặt lý thuyết,
đời sống đô thị đƣợc định hình thông qua sự tƣơng tác xã hội giữa các cá nhân với nhau và
giữa cá nhân với nhóm/ tổ chức xã hội. Về mặt thực tiễn, hầu nhƣ mọi ngƣời đều là thành
viên của một hay nhiều cộng đồng nào đó. Đây là nơi cung cấp cho con ngƣời một hệ thống
lợi ích và nƣơng tựa trong mối quan hệ với ngƣời khác. Đánh giá về vai trò của cộng đồng,
Anthony Giddens cho rằng: “trên mỗi mặt của bình diện chính trị ngày hôm nay, chúng ta
nhận thấy nỗi sợ hãi của sự tan rã xã hội và lời kêu gọi về sự hồi sinh của cộng đồng”
(Giddens, 1994, tr. 124).
Trong ngành xã hội học, câu hỏi về mối quan hệ giữa đời sống đô thị và sự cố kết xã hội
cũng thƣờng đƣợc đề cập. Xem xét về mối quan hệ này, có cả quan niệm bi quan lẫn lạc
quan. Xu hƣớng bi quan cho rằng đi cùng với sự phát triển xã hội, các hình thái gắn kết làm
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
51
cơ sở cho sự hình thành cộng đồng đô thị đã biến mất, thay vào đó là một xã hội đại chúng.
Ngƣợc lại, xu hƣớng lạc quan đã chứng minh cho sức sống mãnh liệt và sự chuyển biến
mạnh mẽ của cộng đồng đô thị sang nhiều hình thức khác nhau. Bess, Fisher, Sonn &
Bishop (2002) từng lập luận rằng “tại đô thị, những hình thức của đời sống cộng đồng hầu
nhƣ không bị suy giảm mà có chăng chỉ là sự chuyển đổi thành những mô thức hay cấu trúc
mới. Hơn nữa, nhƣ một sự phản ứng đối với quá trình đô thị hóa vốn đang phải đối mặt với
hiện tƣợng có quá nhiều ngƣời, toàn cầu hóa, truyền thông xuyên quốc gia và những tác
động của nó lên văn hóa. Sự cách ly về mặt vật lý và xã hội ra khỏi gia đình và bạn bè, nỗi
sợ hãi gia tăng về sự thay đổi cũng nhƣ những gì chƣa biết đã khiến cho cộng đồng, sự thuộc
về, sự hỗ trợ trở nên hết sức quan trọng trong đời sống hiện đại” (Bess, Fisher, Sonn &
Bishop, 2002, tr. 3).
Nếu nhƣ các hình thức cộng đồng đô thị biến chuyển không ngừng theo sự thay đổi xã hội
thì từng cá nhân trong cộng đồng ấy cũng định hình những chiến lƣợc khác nhau nhằm thích
ứng với những bất trắc vốn tƣơng đối phổ biến trong xã hội. Một số nhà nghiên cứu nhìn
nhận rằng mỗi cộng đồng đều có những ranh giới của riêng mình, và mỗi ranh giới này đều
có sứ mạng “chấp thuận” hay “loại trừ” một số thành viên nào đó để giữ gìn “uy thế” của
mình. Từ đó, bản thân các cá nhân cũng có những động cơ khác nhau khi đứng trƣớc các
loại hình cộng đồng đô thị. Tại đô thị, hầu hết mọi ngƣời đƣợc kết nối với nhau qua rất nhiều
mạng lƣới, trong đó, nếu tính cả tƣơng tác ảo và thực, con số này có thể lên hàng trăm hoặc
nhiều hơn. Tại đây, chúng ta nhận thấy động cơ duy lý của một vài cá nhân khi họ có thể từ
chối một mạng lƣới rộng rãi nào đó để khám phá những kết nối khác mà theo họ sẽ đem lại
lợi ích tại một thời điểm nhất định. Một số cá nhân có thể xuất hiện chiến lƣợc lựa chọn cẩn
thận hơn về mạng lƣới mà họ sẽ tham gia, điều đó không có nghĩa là cộng đồng của họ sẽ
thƣa thớt hơn mà thực tế đôi khi ngƣợc lại. Đồng thời, cũng có vài cá nhân lựa chọn kết hợp
giữa các hình thái mạng lƣới khác nhau nhằm quản trị rủi ro và gia tăng tính ổn định trong
môi trƣờng đô thị.
Bên cạnh quan điểm cho rằng cộng đồng là một cấu trúc xã hội với những chức năng hay
các mối quan hệ tƣơng tác, cũng xuất hiện những lối tiếp cận khác nhìn cộng đồng dƣới
quan điểm nhƣ là một sự kiến tạo về biểu tƣợng hay văn hoá. Theo những tác giả này, thực
sự không hề có một khái niệm cộng đồng đƣợc định hình rõ ràng về mặt địa lý. Thay vào đó,
cần phải xem cộng đồng ở chiều kích tiểu văn hoá đô thị, biểu tƣợng hoặc cấu trúc tinh thần.
Cấu trúc tinh thần của cộng đồng đƣợc thể hiện ở chỗ: đôi khi chúng ta không thể nhìn thấy
chúng thực sự rõ ràng, nhƣng nếu nhƣ chúng là “thực” đối với những cộng đồng đang nắm
giữ chúng thì chúng sẽ trở thành “hiện thực”, tạo ra ranh giới cho các hoạt động xã hội.
Trong khi đó, tiểu văn hoá đô thị có chức năng nhƣ một “tấm khảm” cho sự đa dạng của
cộng đồng và kiến tạo biểu tƣợng nhấn mạnh đến việc tạo dựng các chuẩn mực, ngôn ngữ,
hình ảnh với lịch sử, bối cảnh riêng biệt của từng cộng đồng khác nhau. Nhìn chung, thuật
ngữ cộng đồng tƣơng đối khó định nghĩa vì nó tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn của nhà
nghiên cứu, lý thuyết áp dụng, ranh giới dùng để phân định khái niệm,v.v.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
52
2. Khái niệm cộng đồng đô thị
Trong phạm vi bài viết này, tác giả dựa trên các biểu hiện của cộng đồng để phân định
khái niệm cộng đồng. Theo đó, khái niệm cộng đồng đô thị đƣợc xem xét dƣới ba khía cạnh:
(i) cộng đồng nhƣ một không gian hữu hình/ cấu trúc xã hội; (ii) cộng đồng nhƣ một mạng
lƣới xã hội; (iii) cộng đồng nhƣ một sự kiến tạo về biểu tƣợng và văn hoá.
2.1. Cộng đồng nhƣ là một không gian hữu hình/ cấu trúc xã hội
Là một thuật ngữ quan trọng trong xã hội học, cộng đồng (community) từ lâu đã đƣợc phổ
biến trong giới nghiên cứu cũng nhƣ diễn ngôn khoa học. Bên cạnh sự hiện diện của xu
hƣớng toàn cầu hóa và hiện đại hóa vốn đang dẫn đến sự khủng hoảng về tính cố kết xã hội
thì cộng đồng đem lại cho con ngƣời cảm giác an toàn và đƣợc hỗ trợ về nhiều phƣơng diện.
Xét về mặt ngữ nghĩa, khái niệm cộng đồng xuất phát từ chữ La-tinh communus với com
(cùng với hoặc với nhau) và unus (một số hoặc sự biệt lập/ đặc biệt) (Delanty, 2010, tr. x).
Trong tiếng Việt, khái niệm cộng đồng đề cập đến “toàn thể những ngƣời sống thành một xã
hội, nói chung có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối” (Hoàng Phê, 1996, tr.
205). Nhìn chung, định nghĩa này tƣơng đối đơn giản vì nó chƣa nêu lên đƣợc những cấu
trúc cũng nhƣ cơ chế vận hành của các nhóm xã hội đƣợc cấu thành. Trong xã hội học, cộng
đồng thƣờng đƣợc xem là một khái niệm then chốt vì thuật ngữ này đề cập đến hầu hết
những lãnh địa của xã hội học từ cấp độ vĩ mô nhƣ nông thôn - đô thị, nhóm, phúc lợi xã
hội,.v.v đến cấp độ vi mô hơn nhƣ: vai trò của cá nhân trong tƣơng tác xã hội với nhóm hay
các thiết chế xung quanh. Từ điển xã hội học Oxford thì cho rằng “cộng đồng đề cập đến
một tập hợp những mối quan hệ xã hội đƣợc thiết lập một cách đặc thù dựa trên những cái
mà các thành viên cùng có chung - thƣờng là một cảm quan chung về bản sắc (common
sense of identity)” (Bùi Thế Cƣờng, Đặng Thị Việt Phƣơng, Trịnh Huy Hóa, 2010, tr. 121).
Có lẽ, ranh giới không gian hữu hình là hình ảnh đầu tiên dễ nhận biết nhất về cộng đồng.
Trong nghiên cứu cộng đồng đô thị, các thuật ngữ “địa phƣơng”, “nơi chốn”, “láng giềng/
khu phố” đều là những khái niệm tham chiếu đến không gian địa lý, trong đó quan hệ mặt
đối mặt giữa các cá nhân chiếm một ƣu thế lớn. Khái niệm này cũng giả định rằng sự phân
cách không gian nhƣ vậy kết hợp với sự hình thành và duy trì các nhóm cộng đồng khác
nhau nhằm mục tiêu thúc đẩy cảm giác an toàn, sự cam kết và ý thức về sự thuộc về. Dựa
trên phƣơng pháp phân tích nội dung (content analysis), George Hillary (1955) cho rằng có
đến 94 định nghĩa khác nhau về cộng đồng với ba chiều kích gồm: (1) sự tƣơng tác giữa
ngƣời với ngƣời, (2) một hoặc nhiều mối quan hệ đƣợc sẻ chia, và (3) phạm vi lãnh thổ.
Zimmerman (2000) cho rằng thuật ngữ cộng đồng đƣợc định nghĩa dựa trên những đặc tính
cấu thành. Theo đó, có bốn đặc điểm để xác định một cộng đồng, đó là: (1) sự hiện diện của
sự kiện xã hội (social fact), (2) sự phân định rõ ràng, (3) sự liên kết, và (4) sự giới hạn về
lãnh thổ. Trong đó, sự kiện xã hội chính là những giá trị, chuẩn mực vƣợt lên trên cá nhân,
có sức mạnh chi phối đến mỗi cá nhân trong một cấu trúc xã hội mà cá nhân là thành viên.
Sự phân định rõ ràng thể hiện thông qua cách thức vận hành cũng nhƣ cấu trúc của cộng
đồng. Sự liên kết chính là mối liên hệ, tƣơng tác giữa các cá nhân với nhau trong cộng đồng.
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
53
Và cuối cùng đó là, giới hạn về lãnh thổ: mỗi cộng đồng đều có địa giới của riêng mình.
Điều này giống với nhận định của Almgren (2000): lãnh thổ là ranh giới để phân biệt giữa
cộng đồng này với cộng đồng khác. Theo ý nghĩa chung nhất, khái niệm cộng đồng, hay
'xóm giềng/lân cận' thƣờng có xu hƣớng gắn liền với ý nghĩa tích cực nhằm khơi gợi 'cảm
giác thuộc về [một nơi nào đó] dựa trên sự sẻ chia kinh nghiệm, ngôn ngữ chung, quan hệ họ
hàng, lên tất cả những ngƣời sống chung trong một không gian' (Delanty, 2003, tr. 55). Giải
thích rõ hơn cho khái niệm không gian “lân cận/xóm giềng (neighborhood) Appadurai
(1996) cho rằng: “vùng “lân cận/xóm giềng” đƣợc xem nhƣ là một bối cảnh cộng đồng với
những đặc trƣng điển hình bởi thực tại của họ, cho dù là không gian thực (real) hoặc ảo
(virtual), và những tiềm năng của họ cho việc tái tạo xã hội” (Appadurai, 1996, tr. 179).
Nghiên cứu về không gian vật lý trong xã hội hiện đại dẫn chúng ta đến những nhận định
khác nhau về sự kết nối cộng đồng, điều nhiều nhà xã hội học gọi là hiện tƣợng tách biệt
trong không gian đô thị. Bulmer (1986) dẫn lại kết luận của Abrams rằng: các khu lân
cận/xóm giềng không còn đủ năng lực nếu nhƣ nó đã từng là - của một cộng đồng bền chặt.
Những nghiên cứu gần đây đƣợc đăng tải trên tờ tạp chí West Yorkshire ở Vƣơng quốc Anh
đƣa ra kết luận rằng những ngƣời sở hữu nhà ở tại đây thƣờng lảng tránh các hiệp hội làng
xóm/lân cận, thay vào đó, họ theo đuổi nhiều hơn “sự riêng tƣ và không gian cá nhân”. Cuộc
khảo sát cũng cho thấy hơn một nửa (53%) không muốn những ngƣời hàng xóm tò mò biết
về công việc của họ, 59% thích mua một căn nhà riêng tƣ và không bị những ngƣời hàng
xóm dò xét, trong khi hơn (37%) thừa nhận rằng họ thƣờng đi vắng nhiều tuần và không
mấy khi tiếp xúc với xóm giềng xung quanh. Những ví dụ ở trên minh chứng cho một loại
hình cộng đồng mới xuất hiện ở những giai tầng có địa vị với tên gọi là cộng đồng “có cổng”
(gated communities) đƣợc Bruhn (2011) và Low (2001) chia thành ba nhóm, đó là: (1) cộng
đồng lối sống (hoặc cộng đồng có chủ ý) cung cấp cho những thành viên sự an toàn và tách
biệt cho những hoạt động giải trí và những tiện nghi (ví dụ nhƣ cộng đồng hƣu trí, chơi golf,
tennis); (2) cộng đồng ƣu tú (elite) (sang trọng) tƣợng trƣng cho sự khác biệt và uy thế
(prestige), cộng đồng này luôn chủ ý bảo vệ vị thế xã hội cũng nhƣ luôn tìm cách phóng
chiếu hình ảnh cá nhân, và (3) cộng đồng với khu vực an ninh (security zone) bao gồm
những ngƣời có mối quan tâm chính là bảo vệ tài sản cũng nhƣ chính bản thân họ.
Trên thực tế, cộng đồng thƣờng đƣợc nhìn nhận trong mối tƣơng quan giữa các tổ
chức/nhóm nhỏ (chẳng hạn như lân cận/xóm giềng), kéo dài qua một vài khu phố ở đô thị,
phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào các hình thái chung của đời sống đô thị. Mục đích
chính của những cộng đồng này là nhằm xây dựng nên cảm thức chung về sự thuộc về
(belonging) qua việc chia sẻ chung một căn cƣớc (identity), ngôn ngữ, quan hệ họ hàng và
trên hết là việc sinh sống trong một không gian chung. Sự tồn tại của các hình thức kiểm
soát xã hội đƣợc tạo dựng từ bên trong cộng đồng có xu hƣớng bảo vệ nó khỏi các mối đe
doạ từ bên ngoài. Clarke và các tác giả khác (2007) mô tả cảm thức chung về vùng lân
cận/xóm giềng nhƣ: cảm giác quen thuộc, tin cậy và phổ biến giữa các cá nhân với nhau
trong một thế giới hiện đại bất trắc, cung cấp cho các thành viên sự an ninh, quyền sở hữu và
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
54
an toàn. Một cách chung nhất, khái niệm thuộc về một vùng lân cận/xóm giềng dƣờng nhƣ
biểu thị cho ý tƣởng rằng: cộng đồng không chỉ là một thực thể xã hội đƣợc hình thành
tƣơng đối gần gũi với thế giới của các thành viên bên trong nó mà còn là nơi đại diện cho sự
giới hạn về không gian và quy mô. Nghiên cứu về hai nhóm cộng đồng ở phía Tây Nam
nƣớc Anh đã đƣa Clarke và các tác giả khác (2007) đi đến kết luận rằng: khái niệm “cộng
đồng ngƣời Anh” ít có tiếng vang và ảnh hƣởng đối với nhiều ngƣời. Thay vào đó, các thể
chế địa phƣơng có quy mô nhỏ nhƣ: trƣờng học, nhà thờ, câu lạc bộ thanh thiếu niên lại
đƣợc xem nhƣ là những cộng đồng, mang ý nghĩa nổi bật cùng với ý thức tập thể và sự thuộc
về. Điều này chứng minh rằng, cộng đồng trong ý nghĩa chủ quan của cá nhân gắn bó mật
thiết với những cấu trúc vi mô xoay xung quanh môi trƣờng sống của họ.
Đánh giá về vai trò của cộng đồng trong xã hội hiện đại, điều mà chúng ta dễ nhìn thấy
nhất chính là những ích lợi mà nó đem lại đối với cá nhân. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó,
chính sự gắn kết cộng đồng lại là nguyên nhân gây dẫn đến hiện tƣợng ngăn cản sự di động
xã hội cá nhân. Thêm nữa, ngay cả việc hình thành các hình thái cộng đồng dựa trên ranh
giới hữu hình cũng gặp những thách thức lớn trong xã hội đô thị do những đặc điểm của
tƣơng tác xã hội và mức độ di động xã hội cá nhân đôi khi không còn thích hợp. Bulmer
(1986) cho rằng việc các vùng lân cận/xóm giềng ràng buộc cá nhân gắn kết chặt chẽ với
nhau và nhƣ vậy là quá hẹp để có thể duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa. Thực tế, có quan
hệ chặt chẽ với cộng đồng địa phƣơng đôi khi lại là một bất lợi, vì điều này cuối cùng sẽ hạn
chế mức độ di động xã hội đi lên của cá nhân trong một xã hội tiêu thụ đang ngày càng đƣợc
cá nhân hoá. Ngoài ra, cộng đồng đƣợc xây dựng trên không gian hữu hình khi đối mặt với
những thách thức do sự biến chuyển xã hội có nguy cơ làm suy yếu sự gắn kết xã hội
(Clarke và các tác giả khác, 2007). Bauman (2001) chỉ ra rằng “sự suy giảm của tính địa
phƣơng” giống nhƣ tình trạng bất động (immobility) và hiện đang là thƣớc đo chính yếu cho
sự tƣớc đoạt xã hội” (Bauman, 2001, tr. 38-39). Thay thế cho điều đó, mục đích xa hơn của
các cá nhân trong những cộng đồng này là “dịch chuyển” và “tránh gắn bó lâu dài” tại những
khu vực đô thị. Trong khi Hanley (2007) từng than vãn rằng: ít có cơ hội gặp gỡ trên đƣờng
phố nơi mà chúng ta sống khiến cho con ngƣời sụt giảm ý thức về không gian cộng đồng, sự
sẻ chia hoặc đồng sở hữu. Hơn nữa, những diễn ngôn đƣơng đại về quyền sở hữu nhà ở chủ
yếu dựa vào việc thƣơng mại hoá hay mua “các loại tài sản” nhƣ một hình thức đầu tƣ tạm
thời thay cho việc tìm kiếm một nơi cƣ ngụ ổn định. Kết hợp giữa những yếu tố này, nổi lên
xu hƣớng cá nhân trong xã hội đô thị không còn mặn mà với việc thiết lập các mối quan hệ
xã hội mạnh với những ngƣời xung quanh, cũng nhƣ không dựa vào cộng đồng xóm
giềng/lân cận để xây dựng ý thức thuộc về và căn cƣớc cá nhân. Nói cách khác, trạng thái
bền vững cần thiết để nuôi dƣỡng một cộng đồng gắn bó với nhau tại địa phƣơng đã không
còn hiện hữu. Trên phƣơng diện chính sách, dƣờng nhƣ là sự thất bại chung của nhiều cộng
đồng đô thị mới nổi, khi điều dễ nhìn thấy là sự hiện diện của những toà nhà hoặc bất động
sản thể hiện sự giàu có nhƣng lại thiếu những không gian sinh hoạt chung, câu lạc bộ, khu
vui chơi,v.v. vốn có chức năng rất quan trọng trong việc tạo dựng nên những trải nghiệm
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”
55
chung về không gian, tiếp xúc và kiểm soát để hình thành nên ý thức chung về một cộng
đồng.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng trong xu hƣớng biến chuyển xã hội nói chung, cộng
đồng địa phƣơng cũng không nằm ngoài. Dƣới tác động của toàn cầu hoá, di động cá nhân,
quyền tự do, v.v. cộng động hữu hình đã đƣợc trao cho nhiều quyền năng hơn để biến đổi.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông dƣờng nhƣ đƣa đến gợi
ý rằng: sự mất mát của cộng đồng khu phố là bình thƣờng và không có nhiều tổn hại.
Castells (2000) cho rằng: Internet có thể đƣợc sử dụng nhƣ một hình thức bổ sung cho cộng
đồng nơi không gian địa lý trở nên ít quan trọng hơn so với sở thích và mong muốn đƣợc sẻ
chia nơi cá nhân. Ngoài ra, đời sống đô thị phục vụ và kích thích ngƣời dân tham gia vào các
phong trào xã hội mới; bởi vì các cộng đồng trong “ngôi làng toàn cầu” (global village) là
những cộng đồng tự chọn nơi các thành viên tích cực tham gia vì những mong đợi và niềm
tin cá nhân nơi họ, thay vì cảm thấy buộc phải có các nghĩa vụ nào đó, do mối quan hệ
truyền thống của địa phƣơng và nền văn hoá. Từ những đặc trƣng đó, cộng đồng đã có sự
thay đổi hình thái cấu trúc, sự xuất hiện của cộng đồng dựa trên mạng lƣới xã hội nhƣ là một
sự thích nghi mới của cộng đồng đô thị trong sự biến chuyển xã hội.
2.2. Cộng đồng nhƣ một mạng lƣới xã hội
Cộng đồng nhƣ một mạng lƣới xã hội mô tả trạng thái các cá nhân trong xã hội hiện đại
có sự kết nối, ảnh hƣởng, tƣơng tác và định hình lối sống lẫn hành vi nhƣ một cộng đồng
thông qua các phƣơng tiện đại chúng. Bender (1978), McMillan và David Chavis (1986) cho
rằng cộng đồng có thể đạt đến sự độc lập trong bối cảnh các mạng lƣới xã hội tồn tại và duy
trì đủ mạnh để tƣơng tác (giữa các cá nhân) và lập ra những hội mới. Theo quan điểm này,
lãnh thổ [tức là không gian về mặt địa lý] có thể không cần thiết cũng nhƣ không phải là
điều kiện đủ để xác định sự tồn tại của một cộng đồng. Điều này gần giống với lập luận của
McLuhan khi ông cho rằng: công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo nên những biểu thức
mạnh mẽ mới về cộng đồng, vƣợt xa so với tất cả những hình thức vẫn đƣợc biết về cộng
đồng từ trƣớc đến nay. Trong quá khứ, công nghệ đƣợc xem nhƣ là nguyên nhân làm suy
yếu các cộng đồng, nhƣng hiện nay, thời đại của công nghệ phần mềm, cộng đồng đã đƣợc
trao cho những khả năng mới để tự thể hiện mình (Delanty, 2010, tr. 134; Castells, 2001;
Jones, 1995).
Sự quan trọng của “cộng đồng trực tuyến” có nguyên nhân một phần từ sự tƣơng tác của
cá nhân trong xã hội hiện đại. Tại đô thị, sự tƣơng tác của cá nhân trong những cộng đồng
mặt giáp mặt (face to face) là tƣơng đối hạn hữu (Turkle, 2012). Ngoài ra, khi cá nhân tách
rời nhau trong một không gian xã hội chung, không chỉ khiến cho những cộng đồng trở nên
“héo úa”, mà còn có nguy cơ dẫn đến những nguyên tắc cơ bản và sự thực hành nền dân chủ
sẽ bị ảnh hƣởng (Putnam, 2001). Vì vậy, bằng một cách nào đó, các cộng đồng đô thị sẽ phải
tái tổ chức theo những hì