Khái niệm công nghệ thông tin

Nhận diện được các loại phần cứng thường gặp • Hiểu được các loại phần mềm chủyếu • Phân biệt được các loại mạng máy tính phổbiến • Kểra được một số ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực kinh doanh, trong các cơquan chính phủ, các tổchức giáo dục, y tếvà tại gia • Hiểu được các tác động của máy tính đối với các lĩnh vực sức khỏe, lĩnh vực an sinh và môi trường

pdf27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3076 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái niệm công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm Công nghệ Thông tin Các thuật ngữ cần nắm vững: • Phần mềm ứng dụng • Hệ thống nhị phân • Số bit trong mỗi giây • Byte • CD-ROM • Bộ xử lý trung tâm • Khách/Chủ • Kỹ thuật số • Đĩa mềm • Thương mại điện tử • Thư điện tử • Phần mềm tự do • Gigahertz (GHz) • Giao diện đồ họa người dùng • Đĩa cứng • Phần cứng • Công nghệ Thông tin • Thiết bị nhập • Mạng Internet • Joystick • Máy tính xách tay • Mạng cục bộ Những kỹ thuật cần thuần thục:: • Nhận diện được các loại phần cứng thường gặp • Hiểu được các loại phần mềm chủ yếu • Phân biệt được các loại mạng máy tính phổ biến • Kể ra được một số ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực kinh doanh, trong các cơ quan chính phủ, các tổ chức giáo dục, y tế và tại gia • Hiểu được các tác động của máy tính đối với các lĩnh vực sức khỏe, lĩnh vực an sinh và môi trường • Kể ra được một số nguyên tắc cơ bản của việc bảo mật thông tin • Hiểu được các hệ quả cơ bản về mặt luật pháp của máy tính Chuyến “du khảo” ICDL của chúng ta bắt đầu bằng học phần thứ nhất: Các khái niệm Công nghệ Thông tin”. Giống như khi học lái xe, chúng ta trước tiên cần hiểu xe là gì, có thể chạy ở đâu và vì sao chúng ta cần học lái, việc học sử dụng máy tính cũng đòi hỏi chúng ta phải nắm được một số khái niệm căn bản. Học phần này sẽ bao gồm 8 lĩnh vực tổng quát: • Khái niệm Công nghệ Thông tin • Phần cứng máy tính • Các loại phần mềm • Sử dụng mạng • Công nghệ thông tin (IT) trong cuộc sống thường nhật Trang:1 • Các vấn đề sức khỏe, an sinh và môi trường • Bảo mật máy tính • Các vấn đề pháp luật trong IT Khái niệm tổng quát Chúng ta bắt đầu từ những khái niệm chung nhất rồi dần dần cụ thể hơn. Bốn khái niệm tổng quát sau đây sẽ tạo ra 4 chặng chính: • Các định nghĩa cơ bản • Các loại máy tính • Các bộ phận của máy tính cá nhân • Hiệu năng (hiệu quả hoạt động) của máy tính Bây giờ hãy bắt đầu chuyến du khảo: Phần cứng, Phần mềm và Công nghệ Thông tin Chúng ta cần hiểu được sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm cùng với ý nghĩa tổng quát của thuật ngữ Công nghệ Thông tin (IT). Trước khi có thể làm việc với máy tính, chúng ta cần nắm vững 3 thuật ngữ cơ bản: Phần cứng, phần mềm và Công nghệ Thông tin (IT). • Phần cứng: Thuật ngữ này muốn ám chỉ các bộ phận thật sự hiện hữu (vật lý) trong máy tính, tạm kể một vài thứ như thùng chứa (thường bị gọi lầm là cục CPU) và mọi thứ bên trong nó, chuột, bàn phím, cục màn hình (monitor, phân biệt với screen cũng thường dịch là màn hình), loa và các dây cáp. Chúng ta có thể xem phần cứng là những bộ phận của máy tính vẫn còn tồn tại khi đã tắt máy. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều loại phần cứng khác nhau. • Phần mềm: Thuật ngữ này nói đến những chỉ thị (chỉ dẫn) để phần cứng thực hiện, vốn là thành phần không nhìn thấy được. Khi bật máy tính, các chữ và hình ảnh xuất hiện trên màn hình. Chính phần mềm đã thiết đặt đâu là chữ và đâu là hình và chúng sẽ nằm ở chỗ nào. Phần mềm được phân chia thành từng chương trình với các chức năng nhất định (chẳng hạn chương trình xử lý văn bản hoặc chương trình gửi nhận thư (điện tử). Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhiều loại phần mềm trong phần này. • Công nghệ Thông tin (CNTT): Đây là thuật ngữ tổng quát ám chỉ tất cả phần cứng, phần mềm và các dịch vụ đi kèm với việc sử dụng máy tính. Ngoài máy tính và các chương trình chạy trên đó, CNTT bao hàm cả các mạng kết nối các máy tính lại với nhau cùng với những người vận hành chúng. Các loại máy tính Cho đến giờ chúng ta đã nói về “máy tính” như thể chúng chỉ là một vật. Thế nhưng trong thực tế, máy tính có nhiều loại. Để đạt được chứng chỉ ICDL, chúng ta cần nhận biết được các loại máy tính chủ yếu. Phân biệt các loại máy tính Trang:2 Hiểu và phân biệt giữa máy máy tính lớn, máy tính mạng, máy tính cá nhân, máy xách tay, thiết bị cá nhân kỹ thuật số (PDA) dựa theo khả năng, tốc độ, giá và người dùng điển hình. Bài kiểm tra có thể hỏi về 5 loại máy tính: • Máy tính lớn là máy tính thật lớn thường được dùng cho toàn bộ một phòng ban hoặc công ty. • Máy tính mạng là loại máy đặt vừa vào chỗ làm việc của từng người nhưng không có khả năng lưu trữ lớn. Thay vào đó chúng dùng các thiết bị nằm đâu đó trên mạng để lưu thông tin cho chúng. • Máy tính cá nhân là loại máy tính đặt vừa vào bàn làm việc hoặc đặt dưới gầm bàn của từng người và có thể lưu được thông tin của riêng chúng. Loại máy tính này có lẽ là loại máy tính chúng ta quen thuộc nhất. • Máy xách tay là loại máy tính có thể đem theo bên mình (xách tay), kích thước thay đổi từ cỡ một chiếc va ly nhỏ đến cỡ một cuốn sổ ghi chép. • Các thiết bị kỹ thuật số cá nhân (PDA). Đây là những máy tính rất nhỏ có thể nhét vào túi áo. Chúng có sức chứa và kích thước màn hình rất hạn chế. Bảng 2.1: So sánh các loại máy tính Loại máy tính Khả năng lưu trữ Tốc độ xử lý Trị giá Đối tượng sử dụng Máy tính chuyên dụng (main frame) Rất rất lớn Rất nhanh 1.000.000USD Bộ phận CNTT của Công ty Máy tính mạng Nhỏ Nhanh 1.000USD Nhân viên của các doanh nghiệp Máy tính cá nhân Lớn Nhanh 2.500USD Gia đình, nhân viên trong doanh nghiệp Máy tính xách tay Trung Bình Trung bình 4.000$ Nhân viên trong doanh nghiệp (những người thường xuyên phải đi công tác) Các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số Nhỏ Chậm $500 Dành cho những người luôn cần thông tin bên mình khi di chuyển Trừ khi được chỉ ra cụ thể, chúng ta sẽ giả thiết rằng các câu hỏi trong bài kiểm tra sẽ chỉ đề cập đến việc sử dụng máy tính cá nhân. Các bộ phận chính của máy tính cá nhân Trang:3 Khi sử dụng máy tính, chúng ta cần biết mình đang thao tác trên những bộ phận nào. Bài kiểm tra sẽ đánh giá khả năng nhận diện các bộ phận khác nhau của máy tính. Cần biết các thành phần chính của máy tính như CPU, đĩa cứng, các thiết bị nhập và xuất thông dụng, các loại bộ nhớ. Cần hiểu rõ khái niệm thiết bị ngoại vi. Thử xem qua một chút về các phần cứng có thể hiện diện trên (hoặc dưới) bàn làm việc của mình. Xem đây như một định hướng cơ bản, giống hệt như khi tìm hiểu các bộ phận của xe như bánh xe, thân xe và động cơ. Các bộ phận dễ thấy nhất trên máy tính thường là cục màn hình, con chuột và bàn phím. Màn hình cho phép hiển thị thông tin cho chúng ta nhìn thấy và đây là một thí dụ về loại thiết bị xuất. Bàn phím và chuột cho phép chúng ta gửi thông tin cho máy tính và chúng là thí dụ về loại thiết bị nhập liệu. Cả hai loại thiết bị này (nhập và xuất liệu) được gọi chung là thiết bị ngoại vi. Thiết bị ngoại vi là những thiết bị chúng ta có thể tháo ra khỏi hộp. Những thiết bị ngoại vi khác có thể kể ra như máy in, máy quét, joystick và modem. Thử dò theo đường dây cáp của màn hình, con chuột và bàn phím: chúng đều được cắm vào phía sau của một hộp chứa đựng các phần cứng của máy tính. Đôi khi hộp này được gọi luôn là cục CPU, do chữ viết tắt của central processing unit (đơn vị xử lý trung tâm) và đây là nơi thực hiện các tính toán. Hình 2.1 cho thấy một CPU hiện đại và điển hình. CPU thường có diện tích không quá 2 inch vuông nhưng lại là thành phần quan trọng và phức tạp nhất của máy tính. Hình 2.1:Bộ xử lý trung tâm hiện đại, bộ não của máy tính Dĩ nhiên CPU không phải là vật duy nhất có trong hộp. Những thành phần quan trọng khác trong hộp này phải kể đến đĩa cứng, bộ nhớ và các loại card. Máy tính thường có ít nhất một đĩa cứng và có khi còn nhiều hơn thế. Đĩa cứng là loại thiết bị có từ tính và có thể lưu trữ thông tin lâu dài. Khi chúng ta lưu lại một tập tin, nó sẽ được đưa vào đĩa cứng và tồn tại lâu dài ngay cả khi tắt máy. Trang:4 Đĩa cứng không phải là nơi duy nhất để lưu thông tin trong máy tính. Thật ra máy tính còn có hai loại bộ nhớ: bộ nhớ RAM (ramdom access memory) hay bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên và ROM (read only memory) hay bộ nhớ chỉ đọc. Đơn vị cơ bản (cục CPU) của máy tính thường có một số card. Nếu xem ở phía sau của cục CPU, chúng ta thấy hàng loạt các khe cắm. Một số để trống còn một số có thể có một card cắm vào. Các loại card thường gặp như card video (gửi thông tin cho màn hình), card mạng và modem (cho phép giao tiếp với các máy tính khác). Hiệu quả hoạt động (hiệu năng) của máy tính Có khi chúng ta nghe người ta phàn nàn rằng máy tính của họ hôm nay chạy chậm quá hoặc ngược lại oang oang khoe rằng máy tính mới của họ chạy thật tuyệt. Thế nhưng cái gì làm máy tính chạy nhanh hay chậm? Chúng ta cần hiểu được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu năng để có thể sử dụng máy tính một cách hiệu quả. Các yếu tố của hiệu năng Biết được một số yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính như tốc độ CPU, kích thước RAM, số ứng dụng đang chạy. Đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu năng của máy tính: • CPU càng nhanh, hiệu năng càng tốt. • Kích thước RAM. Để chạy hiệu quả nhất, máy tính phải giữ càng nhiều thông tin trong bộ nhớ càng tốt. Nếu máy tính có RAM ít, không phải mọi thông tin đều được đưa hết một lúc vào RAM và máy tính sẽ chạy chậm. • Số ứng dụng đang chạy. Mỗi ứng dụng đều chiếm giữ một số RAM và thời gian CPU. Nếu có quá nhiều ứng dụng cùng đang mở (đang chạy), tốc độ của mỗi ứng dụng sẽ giảm. • Các ứng dụng lớn và phức tạp thường làm cho máy tính có vẻ chạy chậm hơn các ứng dụng nhỏ và đơn giản. Phần cứng Bây giờ sau khi đã có một cái nhìn tổng quát, chúng ta thử xem chi tiết hơn về phần cứng máy tính. Trong phần này, chúng ta sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản cần cho công việc và bài kiểm tra của mình. Đơn vị (bộ) xử lý trung tâm (Central Processing Unit) CPU là bộ não của máy tính. Nó chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng thiết yếu mà chúng ta cần phải quen thuộc. Chức năng của CPU Trang:5 Cần hiểu rõ một số chức năng của CPU thông qua các tính toán, qua nhiệm vụ điều khiển dòng hoạt động, qua bộ nhớ tạm. Biết được rằng tốc độ CPU được đo bằng MHz hay GHz. Mặc dù chúng ta thường xem CPU như một bộ phận đơn lẻ nhưng thực tế nó là một bo mạch điện tử rất phức tạp với nhiều thành phần nhỏ bên trong. CPU thực hiện một số chức năng khác nhau có thể kể ra như: • Thực hiện các tính toán: Cộng hoặc tính toán (các số) xảy ra trong CPU. • Điều khiển dòng hoạt động: Máy tính thường phải đưa ra các chọn lựa: màu nào phải hiển thị, phép tính toàn cần thực hiện, vân vân. Dòng hoạt động hay chọn lựa logic Bộ nhớ trung gian (tạm). CPU có một bộ nhớ nhỏ và nhanh để lưu các kết quả trung gian cần dùng ngay. • Điều phối các chức năng khác. CPU gửi các chỉ thị (lệnh) cần thực hiện cho các thành phần khác như card màn hình (video card) và đĩa cứng Tốc độ của CPU là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định hiệu năng chung của máy tính. Tốc độ được đo bằng MHz (megahertz); một MHz biểu thị cho một triệu phép toán trong mỗi giây. Một ngàn MHz được gọi là một GHz. Năm 2004, một máy tính để bàn cũ còn dùng được có thể có tốc độ CPU vào khoảng 500 MHz. Những CPU mới và mạnh nhất có tốc độ khoảng 3GHz. Bộ nhớ Sau CPU, thành phần cực kỳ quan trọng thứ hai của máy tính là bộ nhớ. Không phải mọi máy tính đều có bộ nhớ giống nhau, vì thế chúng ta cần biết được những khác biệt của chúng khi đánh giá về khả năng của máy tính. Các loại bộ nhớ Hiểu được các loại bộ nhớ như RAM, ROM và phân biệt được chúng. Bộ nhớ của máy tính được phân thành hai loại. RAM là loại bộ nhớ thường được nói tới khi đề cập đến bộ nhớ máy tính. Khi chạy một ứng dụng, mã lệnh của máy tạo ra ứng dụng và kết quả làm việc qua ứng dụng được lưu tạm trong RAM. RAM thường không đắt lắm và có thể được dùng lại nhiều lần bằng cách đọc hoặc ghi lập đi lập lại. RAM cũng thường được gọi là khả hủy (volatile) hay bay hơi được. Nghĩa là mọi thứ được lưu trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy. ROM là một vùng nhớ nhỏ hơn và chứa các ứng dụng thiết yếu để chạy chính máy tính. Thông tin được lưu lâu dài và bền vững trong ROM, ngay cả khi tắt máy. Đa số máy tính đều dùng ROM để chứa các chương trình cơ bản dùng khởi động máy. Kích thước bộ nhớ Trang:6 Biết được cách tính kích thước bộ nhở: bit, byte, KB, MG, … Liên hệ các số đo (đơn vị đo) này với ký tự, tập tin và thư mục. Đơn vị nhỏ nhất của bộ nhớ là bit. Tại một thời điểm nhất định, một bit bằng với số 1 hoặc số 0. Mỗi bit của bộ nhớ giống như một công tắc cực nhỏ có thể bật hoặc tắt: bật (on) bằng với 1 và tắt (off) bằng với 0. Hệ thống loại này được gọi là hệ đếm nhị phân. Máy tính hiện đại chứa nhiều bit bộ nhớ. Dưới đây liệt kê các đơn vị bộ nhớ tăng dần theo kích thước. • Một byte bằng 8 bit • Một kilobyte bằng 1.024 byte. Máy tính sử dụng cách tính toán nhị phân (số học nhị phân) nên 1.024 là một con số làm tròn theo ngôn từ tính toán (máy tính). • Một megabyte (MB) bằng 1,024KB. • Một gigabyte (GB) bằng 1,024MB. • Một terabyte (TB) bằng 1,024GB. Máy tính hiện đại thường có từ khoảng 128 MB đến 2GB. Vậy sức chứa của nó cỡ nào? Thử hình dung qua lượng chữ (văn bản) có thể chứa trong bộ nhớ: • Một byte chứa được một chữ cái; mỗi chữ cái được biểu diễn bằng một bản mã các số 0 và 1 (Chẳng hạn chữ “A” thường được lưu dưới dạng 01000001 theo ngôn ngữ máy tính). • Một trang chữ thường tốn khoảng 5KB • Toàn bộ một cuốn sách ngốn hết 5MB • Một GB tài liệu chữ (văn bản) chứa được khoảng 2000 cuốn sách, cỡ một thư viện cá nhân bậc trung. • Thư viện cơ quan lập pháp Mỹ chứa gần 25 triệu cuốn sách, cần khoảng 12,5 TB. Đương nhiên không phải mọi thông tin lưu trên máy tính đều là chữ. Các chương trình, hình ảnh, âm thanh, phim, hình vẽ và nhiều dạng thông tin khác đều cần dùng đến RAM khi hiện diện trong máy tính. Một ứng dụng điển hình có thể dùng khoảng từ 100 KB đến 100 MB khi chạy. Thiết bị nhập Thiết bị nhập liệu cho phép chúng ta gửi thông tin cho máy tính. Chúng ta cần biết các loại thiết bị nhập chủ yếu để có thể làm được bài kiểm tra. Nhận diện thiết bị nhập Nhận diện một số loại thiết bị chính dùng để nhập liệu vào máy tính như con chuột, màn hình, trackball, máy quét, vân vân. Thiết bị nhập liệu là loại phần cứng được dùng để đưa thông tin vào máy tính. Dưới đây là danh sách các thiết bị thường gặp: • Con chuột là thiết bị được thiết kế để có thể cầm nắm trong lòng bàn tay và đẩy tới lui trên bàn. Máy tính sẽ dịch các di chuyển này thành các di chuyển của con chạy (mũi tên) trên màn Trang:7 hình. Con chuột có một hoặc nhiều nút để chúng ta có thể nhấn khi cần gửi thông tin cho máy tính. • Bàn phím là thiết bị có các phím chuẩn của máy đánh chữ và những phím khác như phím chức năng, phím mũi tên và nhóm phím số. Bàn phím là thiết bị được dùng nhiều nhất khi cần nhập thông tin vào máy tính. • Trackball tương tự như một con chuột lật ngược. Nó nằm yên một chỗ trên bàn với một viên bi bên trên. Di chuyển viên bi làm di chuyển con chạy trên màn hình. Cũng giống như chuột, trackball cũng có một hoặc nhiều nút có thể ấn vào được. • Máy quét là thiết bị chuyển một tài liệu in trên giấy (hoặc các vật phẳng khác) thành một tập tin có thể lưu trong máy. Một số máy quét là thiết bị độc lập nhưng một số khác có thể được ghép chung với máy tính hoặc các thiết bị đa năng khác. • Touchpad là một vùng nhỏ hình chữ nhật thường được gắn vào máy tính xách tay để chúng ta có thể tì ngón tay mình lên đó khi cần di chuyển con chạy màn hình. • Light pen trông hơi giống với penlight có một dây nối ở đuôi viết. Chúng ta có thể chỉ vào một điểm trên màn hình máy tính rồi nhấn nút tại điểm đó. • Joystick là thiết bị hơi giống với cần điều khiển máy bay. Chúng thường được dùng như là thiết bị nhập của trò chơi điện tử nhưng cũng có khi được dùng trong công việc. • Máy quay phim kỹ thuật số cho phép chúng ta ghi hình không cần phim bằng cách lưu chúng vào bộ nhớ trong máy quay. Về sau chúng ta có thể dùng một loại cáp đặc biệt hoặc một thiết bị chuyển đổi thích hợp để tải nạp các hình ảnh vào máy tính. • Micro cho phép chúng ta dùng lời nói làm dữ liệu nhập cho máy tính. Tùy thuộc vào phần mềm được cài đặt, chúng ta có thể lưu lời nói để phát lại hoặc dùng nó để đưa ra các lệnh cho máy tính. Thiết bị xuất Thiết bị xuất cho phép máy tính chuyển thông tin trở lại cho chúng ta. Một số loại thiết bị xuất liệu cần biết. Nhận diện thiết bị xuất Nhận diện một số loại thiết bị xuất được dùng để hiển thị kết quả xử lý do máy tính thực hiện như cục màn hình, màn hình, máy in, máy vẽ, loa. Thiết bị xuất là một thiết bị phần cứng được máy tính sử dụng để xuất thông tin ra cho chúng ta. Dưới đây là một số thiết bị thông dụng: Trang:8 • Cục màn hình là thiết bị hiển thị ảnh, đôi khi được gọi là màn hình (thật ra screen chỉ khung kính phía trước monitor). Đây là nơi chủ yếu để chúng ta nhận thông tin từ máy tính. • Máy in là thiết bị in kết quả ra giấy. Có rất nhiều loại máy tính; chúng khác nhau về tốc độ in, kích thước giấy in được và quá trình (cơ chế) in. Máy in rất có ích khi chúng ta cần có một bản thông tin dùng bên ngoài máy tính. • Máy vẽ ( plotter) là thiết bị di chuyển một hoặc nhiều cây viết trên một miếng giấy để tạo ra một hình vẽ. Máy vẽ thường được dùng để xuất các dữ liệu như các bản vẽ kiến trúc và các bản thiết kế cơ khí. • Loa cho phép máy tính giao tiếp với con người bằng âm thanh. Âm thanh có thể dưới dạng các tiếng bip cảnh báo khi có trục trặc gì đó cho đến tiếng nói tổng hợp khi đọc thông tin trên màn hình. Các thiết bị xuất/nhập Một số thiết bị làm cả hai chức năng xuất và nhập liệu. Hai trong một Hiểu được một số thiết bị vừa là nhập, vừa là xuất, chẳng hạn như touchscreens. Thí dụ thường gặp nhất của một thiết bị xuất/nhập (nghĩa là một thiết bị ngoại vi có thể đóng cả hai vai trò xuất và nhập) là touchscreen. Màn hình touchscreen trông như một màn hình bình thường. Tuy nhiên bề mặt của nó cảm nhận được thao tác sờ, bằng ngón tay hoặc bằng một cách nào đó. Vì thế loại thiết bị này vừa làm chức năng màn hình, vừa làm chức năng thiết bị điều khiển con chạy tương tự như touchpad. Thiết bị lưu trữ Thiết bị nhập và xuất liên quan đến việc di chuyển thông tin vào và ra khỏi máy tính. Thế nhưng thông tin được cất ở đâu khi nó tồn tại trong máy tính? Câu trả lời là nó được đưa vào một thiết bị lưu trữ. So sánh thiết bị lưu trữ So sánh một số thiết bị nhớ chính theo tốc độ, giá cả và sức chứa. Máy tính cá nhân dùng nhiều loại thiết bị lưu trữ. Các loại thiết bị này cũng thường xuyên thay đổi. Dưới đây là một số thiết bị có thể thấy ở nơi làm việc: • Đĩa mềm là một thiết bị lưu trữ nhỏ và có thể tháo lắp được. • Đĩa Zip là loại thiết bị có kích thước cỡ bằng đĩa mềm nhưng có vỏ bọc bằng nhựa cứng và khả năng lưu trữ nhiều hơn. • Ổ băng từ chứa các băng từ và được dùng để lưu dự phòng một lượng lớn dữ liệu. • CD-ROM là loại đĩa nhựa tương tự như đĩa nhạc. • Đĩa cứng (trong và ngoài) là những thiết bị lưu trữ có từ tính và được đóng hộp cứng có khả năng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Loại đĩa trong (nội) gắn hẳn vào trong máy tính nhưng cũng có những loại đĩa có thể gắn từ ngoài vào máy tính. Trang:9 Table 2.2 Giúp ta so sánh các thiết bị nhớ. Table 2.2. So sánh các thiết bị nhớ Thiết bị nhớ Tốc độ Giá Dung lượng Đĩa mềm Rất chậm Thấp 1.44MB Đĩa Zip Chậm Trung bình 100MB-250MB Băng Rất chậm Thấp 100MB-100GB CD-ROM Trung bình Thấp 500MB-700MB Đĩa cứng trong Nhanh Cao 40MB-1TB Đĩa cứng ngòai Nhanh Cao 40MB-1TB Đã số các loại thiết bị lưu trữ đều thuộc loại vừa đọc, vừa ghi. Nghĩa là chúng ta có thể đọc thông tin đã được ghi rồi ghi thông tin mới vào. CD-ROM là trường hợp ngoại lệ vì là thiết bị chỉ đọc. Thông tin được ghi vào CD-ROM không xóa được. Một loại CD khác, thường gọi là CD-RW cho phép vừa đọc, vừa ghi. Định dạng đĩa Hiểu được mục đích của định dạng đĩa. Đa số các thiết bị lưu trữ (bao gồm đĩa mềm, đĩa Zip và đĩa cứng) đều phải định dạng trước khi dùng. Quá trình định dạng sẽ kiểm tra đĩa để bảo đảm rằng đĩa còn xài được (ở tình tr
Tài liệu liên quan