Khái niệm giá trị và sự biến đổi của hệ giá trị - Những luận điểm cần tham chiếu trong quá trình giảng dạy một số môn Khoa học xã hội và nhân văn

Tóm tắt. Giá trị là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã hôi như tâm lí học, xã hội học, đạo đức học, mĩ học, văn hóa học, dân tộc học. . . Trong mối liên hệ này, bài viết nghiên cứu một số vấn đề về quan niệm giá trị và hệ giá trị xã hội. Từ đó, phân tích và lí giải sự biến đổi của hệ giá trị dân tộc trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp chúng ta có thêm cơ sở tham chiếu tri thức liên ngành và cập nhật thực tiễn trong quá trình giảng dạy các môn học trên ở trường đại học, góp phần đào tạo con người mới Việt Nam thích ứng với mục tiêu phát triển đất nước và những thay đổi của thời đại.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm giá trị và sự biến đổi của hệ giá trị - Những luận điểm cần tham chiếu trong quá trình giảng dạy một số môn Khoa học xã hội và nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0002 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 12-19 This paper is available online at KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HỆ GIÁ TRỊ - NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN THAM CHIẾU TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY MỘT SỐ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Nguyễn Thị Thường Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giá trị là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã hôi như tâm lí học, xã hội học, đạo đức học, mĩ học, văn hóa học, dân tộc học. . . Trong mối liên hệ này, bài viết nghiên cứu một số vấn đề về quan niệm giá trị và hệ giá trị xã hội. Từ đó, phân tích và lí giải sự biến đổi của hệ giá trị dân tộc trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp chúng ta có thêm cơ sở tham chiếu tri thức liên ngành và cập nhật thực tiễn trong quá trình giảng dạy các môn học trên ở trường đại học, góp phần đào tạo con người mới Việt Nam thích ứng với mục tiêu phát triển đất nước và những thay đổi của thời đại. Từ khóa: Giá trị, hệ giá trị, sự biến đổi, khoa học xã hội. 1. Mở đầu Khái niệm giá trị có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ trong triết học cổ đại song phải đến tận thế kỉ XIX nó mới có được quy chế của một khái niệm khoa học và tới giữa thế kỉ XX mới được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã hội và nhân văn. Giá trị học (Axiology) là một khoa học non trẻ. Những công trình nghiên cứu về nó của các tác giả nước ngoài như Cyde Kluckhohn (Mĩ), G. Endruweit và G. Trommsdorff (Đức) F. Chzel, J.H. Fichter (Anh), O. G. Đrovnhixki (Nga)... Cũng mới chỉ dừng ở mức tìm hiểu khái niệm và phân loại giá trị [4, 5, 6]. Ở Việt Nam, vấn đề giá trị và hệ giá trị cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả dưới các góc độ sử học, văn hóa học, xã hội học [1,7,12]. Giáo sư Phạm Minh Hạc có công trình Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên lại tiếp cận vấn đề từ góc độ tâm lí học [8]. Cuốn Giá trị học vừa xuất bản mới đây của ông [10] bước đầu nghiên cứu giá trị như một khoa học nhằm tìm kiếm và tạo lập cơ sở lí luận để xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam hiện nay. Đảng cộng sản Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng định hướng nghiên cứu này [2,3]. Trên cơ sở minh định lại khái niệm và phân loại giá trị, bài viết này đặt vấn đề tìm hiểu hệ giá trị xã hội của người Việt trong lịch sử và lí giải sự biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp chúng ta có thêm căn cứ tham chiếu tri thức liên ngành và cập nhật thực tiễn trong quá trình giảng dạy một số môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học Việt Nam. Ngày nhận bài: 10/08/2014. Ngày nhận đăng: 16/01/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Thường, e-mail: nguyenthithuong08@gmail.com. 12 Khái niệm giá trị và sự biến đổi của hệ giá trị - Những luận điểm cần tham chiếu... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giá trị và hệ giá trị Thuật ngữ "giá trị" (value trong tiếng Anh, valeur tiếng Pháp), bắt nguồn từ chữ valere của tiếng La-tinh có nghĩa là "khỏe mạnh, tốt, đáng giá". Thoạt đầu, nó được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế theo nghĩa giá trị trao đổi mà nhà kinh tế học chính trị Adam Smith đã nói đến trong tác phẩm nổi tiếng của mình nhan đề: Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) xuất bản năm 1776. Phải đến cuối thế kỉ XIX, thuật ngữ "giá trị" mới trở thành một khái niệm khoa học và tới giữa thế kỉ XX mới được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã hội như tâm lí học, xã hội học, đạo đức học, mĩ học, văn hóa học... Đồng thời, nó trở thành phạm trù trung tâm của giá trị học (Axiology hay Theory of value) với tính cách là một khoa học [10]. Giá trị (value) là khái niệm của nhiều môn khoa học khác nhau. Tùy vào góc độ tiếp cận của các ngành khoa học mà khái niệm giá trị có những hàm nghĩa khác nhau. Các tài liệu nghiên cứu, từ điển bách khoa lâu nay thường phân biệt giá trị đạo đức (ethical value), giá trị kinh tế (economic value), giá trị văn hoá (cultural value), giá trị xã hội (social value), giá trị pháp lí (law’s value), giá trị kí hiệu học (semiotic value), giá trị toán học (mathematical value)... Cũng vì thế, thật khó đưa ra một định nghĩa khả dĩ để được mọi người cùng chấp nhận. Mặc dù vậy, vẫn cần có một quan niệm tương đối thống nhất làm cơ sở cho việc xem xét sự thay đổi của các giá trị trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Ở đây, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận liên ngành, xem giá trị như một khái niệm của các khoa học xã hội và nhân văn, có nội hàm rộng. Theo hướng đó, một số từ điển trong và ngoài nước giải thích "giá trị" là thước đo phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của sự vật hay của con người; là cái làm cho sự vật trở nên có ích, đáng quý, là ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của khách thể đối với con người, được phản ánh trong các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức, lí tưởng, tâm thế, mục đích. Chẳng hạn, theo Đại bách khoa toàn thư Xô-viết (30 tập), giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu triết học và xã hội học để chỉ ý nghĩa con người, xã hội và văn hoá của những hiện tượng thực tế nhất định . Theo đó, “Gíá trị là ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực của các đối tượng thuộc thế giới bao quanh con người, của nhóm xã hội, của xã hội nói chung, được xác định không phải do các tính chất tự thân của chúng, mà là do chúng được lôi kéo vào lĩnh vực hoạt động đời sống, các mối quan tâm, các nhu cầu và các quan hệ xã hội của con người". Sự lôi kéo này tạo ra tính chủ quan. “Giá trị còn là những tiêu chí và phương pháp đánh giá ý nghĩa ấy, thể hiện qua các nguyên tắc và chuẩn mực, lí tưởng, phương hướng, mục tiêu đạo đức” [5]. Những tiêu chí và phương pháp đánh giá này tạo ra tính tương đối của giá trị. Một thời gian dài, người ta né tránh đề cập đến vấn đề giá trị trong các khoa học xã hội bởi giá trị thường được coi là cái chủ quan, không được thể hiện ra thành những sự kiện rõ ràng để được tiến hành nghiên cứu độc lập. Trở ngại này đã dần được khắc phục vì thực chất, giá trị không phải là cái chủ quan thuần túy như có người ngộ nhận mà là sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan. Tuy giá trị trước hết là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng mặt khác, giá trị mang nội dung khách quan, biểu đạt công dụng, tính ích lợi, ý nghĩa của sự vật, quá trình, đối tượng hay khách thể đánh giá, thể hiện mức độ cũng như khả năng của chúng trong việc thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của con người. Giá trị không phải là những phát biểu có tính mô tả. Giá trị bao giờ cũng là kết quả của sự 13 Nguyễn Thị Thường so sánh và đánh giá, được thể hiện dưới dạng hệ thống nguyên tắc làm nền tảng để mỗi cá nhân và cộng đồng xây dựng các quan điểm của mình về bản thân, về thế giới cũng như lựa chọn phương thức thực hiện các nhu cầu và lợi ích. Trong sinh hoạt khoa học ở các nước thuộc hệ thống XHCN trước đây, giá trị thường được nhìn nhận trước hết là giá trị xã hội. Chúng thể hiện một cách lịch sử, cụ thể các mục tiêu, quy tắc, lí tưởng của lợi ích xã hội, là định hướng phát triển cơ bản của đời sống tinh thần nhân loại trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định [5]. Các nhà nhân học Mĩ cũng rất quan tâm đến vấn đề giá trị. Chẳng hạn, Cyde Kluckhohn cho rằng “Giá trị là quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động” [4;156]. Nói cách khác, giá trị là những quan niệm thầm kín hoặc bộc lộ về cái có thể ao ước được, chúng xác định các mục đích chung của hành động. Còn tác giả Đoàn Văn Chúc thì định nghĩa “giá trị là cái khả ao ước trong đời sống của một cộng đồng xã hội, một nhóm hay một cá nhân” [1;117]. Cũng theo hướng này, Phạm Minh Hạc và các cộng sự quan niệm “giá trị là cái quy định mục đích của hoạt động” [8;106]. Như vậy, giá trị có thể được nhìn nhận dưới góc độ là những giá trị xã hội hoặc những giá trị cá nhân. Đến đây, nảy sinh vấn đề về mối quan hệ giữa chúng. Có thể thấy rằng, đối với mỗi cá nhân, giá trị xã hội là cái có trước mà mỗi cá nhân phải cố gắng nắm bắt, thích ứng để có thể sống hợp quần với cộng đồng. Như vậy, giá trị cá nhân với tất cả những biểu hiện phong phú cá biệt của nó xét đến cùng đều có nguồn gốc từ những giá trị xã hội. Chỉ với ý nghĩa này, giá trị cá nhân mới trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học về giá trị. Trong trường hợp ngược lại, giá trị chỉ còn là một khái niệm cảm tính, không thể nắm bắt và tiến hành những nghiên cứu độc lập về nó. Một cách đặt vấn đề như vậy cũng giúp ta gạt bỏ khỏi phạm vi nghiên cứu những giá trị có tính chất thiên về hưởng lạc, vị kỉ, thỏa mãn các nhu cầu thuần túy cá nhân. Giá trị ở đây cần được hiểu là những ý niệm về cái tích cực, có ý nghĩa tiến bộ. Chúng tôi cho rằng khi nói đến giá trị cần phải chú ý đến mặt xã hội và thực tiễn - lịch sử cụ thể, đến tính nhận thức được, noi theo được và khả năng của giá trị thúc đẩy con người hành động nhằm duy trì, bảo vệ hoặc nỗ lực đạt được nó. Tuy không nên đạo đức hóa mọi giá trị nhưng khi nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, tiến bộ, nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Tóm lại, theo chúng tôi, giá trị là quan niệm về cái có ý nghĩa được chia xẻ trong một cộng đồng xã hội. Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo đuổi. Giá trị tồn tại như một hệ thống và thường được gọi là hệ giá trị (Value System). Có nhiều cách khác nhau để xác lập hệ thống các giá trị. Ở châu Âu, theo truyền thống Hi Lạp, người ta lược quy giá trị vào ba phạm trù: Chân, Thiện, Mĩ, coi đó là những giá trị phổ quát và vĩnh hằng. Ở Trung Quốc, theo truyền thống Nho giáo, xét theo nhu cầu trong quan hệ xã hội, người ta quy thành bốn chữ: Trung - Hiếu - Tiết - Nghĩa; còn xét theo nhu cầu về hạnh phúc cá nhân thì có ngũ phúc: Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh. Ở mỗi dân tộc trong những hoàn cảnh lịch sử và xã hội cụ thể đều tồn tại hệ giá trị tổng quát và những giá trị bộ phận. Hệ giá trị tổng quát bao gồm những giá trị chung nhất, mang tính phổ quát, có vai trò định hướng đối với tư duy và hành động của cả cộng đồng. Chẳng hạn, đối với dân tộc Việt Nam, theo GS. Trần Văn Giầu, các giá trị tổng quát đó là yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [7]. Nghị quyết TW 5 nêu những đức tính nổi bật của bản sắc Việt Nam, cũng chính là các giá trị của con người Việt Nam: “Lòng yêu nước nồng nàn, 14 Khái niệm giá trị và sự biến đổi của hệ giá trị - Những luận điểm cần tham chiếu... ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lòng khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lí, tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống” [2;56]. Có nhiều tiêu chí để xem xét hệ giá trị. Dựa vào tổ hợp các nhu cầu phổ biến trong đời sống xã hội, có thể thiết lập hệ thống giá trị như sau: 1. Giá trị thuộc trật tự tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu sinh học của con người, muốn có cơ thể khỏe mạnh, sống lâu, duy trì và phát triển nòi giống. Đứng ở trung tâm của giá trị này là gia đình. Hiện nay, trong bảng giá trị của UNESCO đưa ra, gia đình vẫn là một giá trị nền tảng. 2. Giá trị thuộc trật tự kinh tế, xuất phát từ nhu cầu vật chất của con người. Truyền thống Trung Hoa xưa gọi giá trị này bằng chữ phú (giàu có). 3. Giá trị thuộc trật tự chính trị, xuất phát từ nhu cầu đảm bảo sự ổn định và an toàn xã hội. Ngày nay, giá trị này được thể hiện tập trung qua hệ thống luật pháp (law’s value). 4. Giá trị thuộc trật tự khoa học - giáo dục, xuất phát từ nhu cầu tổng kết, trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa các thế hệ và đào tạo mẫu người phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. 5. Giá trị giải trí - thẩm mĩ, xuất phát từ nhu cầu tạo lập thế cân bằng tâm, sinh lí, nhu cầu sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật trong đời sống con người. 6. Giá trị tín ngưỡng tôn giáo, xuất phát từ nhu cầu tâm linh, hành thiện, hướng thiện. Hệ thống các giá trị trên tương ứng với 6 nhu cầu cơ bản trong đời sống xã hội của con người. Hệ thống này phù hợp với hệ thống định chế xã hội do nhà xã hội học Mĩ J.H. Fichter đề xuất [6]. Như một biến thể của phương án trên, hệ giá trị có thể được sắp xếp theo một số lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn, hệ thống các giá trị kinh tế, hệ thống các giá trị chính trị và tư tưởng, hệ thống các giá trị văn hóa, đạo đức, hệ thống các giá trị nhân văn. Cũng có thể xem xét vấn đề theo cách khác. Ví dụ, có thể phân chia ra các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần; các giá trị cá nhân và các giá trị xã hội; các giá trị dân tộc và các giá trị toàn cầu; các giá trị đạo đức và các giá trị thực dụng; các giá trị thẩm mĩ và các giá trị khoa học... Hệ giá trị còn được gọi là bảng (thang) giá trị vì các giá trị tập hợp tạo thành hệ thống không cùng nằm trên một thang bậc. Chúng được sắp đặt theo thứ tự ưu tiên, thể hiện độ nhấn về tầm quan trọng của từng nhân tố giá trị trong hệ thống. Ví dụ, với người Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước được coi là giá trị đầu bảng trong hệ giá trị dân tộc. Tùy theo không gian và thời gian xã hội mà mỗi dân tộc có thể xếp đặt thứ tự ưu tiên trong bảng giá trị khác nhau, cũng như có thể chọn một giá trị nào đó làm giá trị định hướng. Giá trị định hướng là giá trị trụ cột, đóng vai trò dẫn đạo, tổ chức các giá trị khác trong hệ thống, hướng chúng vào các mục tiêu, các dự án mà một nhóm hay một cộng đồng người theo đuổi. Giá trị định hướng không nhất thiết chỉ là một mà có thể là một tập hợp các giá trị cốt lõi. Thông thường mỗi dân tộc đều xây dựng cho mình hệ thống giá trị với hạt nhân là những giá trị định hướng, tạo nên đặc điểm, tính cách dân tộc, định vị cách tư duy, ứng xử của các thành viên trong cộng đồng xã hội ấy. Nói cách khác, hệ giá trị là một trong những yếu tố kiến tạo căn bản mẫu người cần có và làm nên đặc trưng của một xã hội. 15 Nguyễn Thị Thường 2.2. Sự biến đổi của hệ giá trị trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta Hệ giá trị của một cộng đồng được hình thành, chắt lọc qua quá trình lịch sử lâu dài nên thường mang tính ổn định và khá bền vững. Tuy nhiên, các giá trị không “nhất thành bất biến”. Với tư cách là sự đánh giá của con người về ý nghĩa của các hiện tượng, quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy, giá trị phản ánh nhu cầu của con người trong một giai đoạn lịch sử, một bối cảnh xã hội nhất định. Do vậy, giá trị cũng biến đổi cùng với sự biến đổi xã hội. Sự biến đổi các chuẩn mực giá trị là có tính tất yếu do tác động mạnh mẽ của đời sống kinh tế, chính trị xã hội, nhất là trong những điều kiện và hoàn cảnh có tính bước ngoặt. Thực tế biến đổi của hệ giá trị ở nước ta gần đây chứng minh cho điều đó. Bước sang thế kỉ XXI, chúng ta xác định kinh tế thị trường và hội nhập là con đường tất yếu để phát triển đất nước. Nhu cầu phát triển kinh tế đang được đặt ra một cách bức xúc trong đời sống thực tiễn vì đó là vấn đề sống còn của dân tộc; nó quyết định sự tồn vong và vị trí của đất nước ta trong trật tự thế giới hiện nay. Phát triển kinh tế, vì thế, đang giữ vai trò là giá trị trung tâm, giá trị định hướng của toàn xã hội. Đây cũng là mẫu số chung về giá trị của thế giới hiện nay. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, kinh tế trở thành mục tiêu theo đuổi của mọi quốc gia. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với việc thực thi chủ trương hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế của Việt Nam làm rung chuyển không ít những quan niệm và giá trị truyền thống, làm phát sinh những quan niệm và giá trị mới. Có thể ghi nhận sự biến đổi đó ở các tầng nấc và khía cạnh khác nhau sau đây. Thứ nhất, kinh tế thị trường đã làm thay đổi một bước hết sức quan trọng trong lối nhận thức và tư duy truyền thống của nhân dân ta. Trong lịch sử, người Việt có thiên hướng đề cao các giá trị tinh thần hơn các giá trị vật chất, trọng danh hơn trọng thực theo kiểu "nghèo cho sạch, rách cho thơm". Giờ đây, trong cơ chế kinh tế thị trường, sự thiên lệch về các giá trị tinh thần đang dần được chuyển ưu tiên cho các giá trị kinh tế. Thứ hai, việc thừa nhận trên thực tế sự tồn tại của kinh tế tư nhân, của nhiều loại hình sở hữu, của việc làm giàu chính đáng làm cho mọi người hướng tới một loại giá trị đang đóng vai trò động lực thúc đẩy con người hành động - đó là làm giàu cho mình và qua đó đóng góp cho đất nước. Thứ ba, do sự thừa nhận việc làm giàu chính đáng là giá trị phổ biến thay cho quan niệm "vui với cái nghèo nhân nghĩa" mà giá trị của các loại công việc và nghề nghiệp cũng có sự thay đổi đáng kể. Từ chỗ coi việc có được một chỗ làm ổn định trong biên chế nhà nước là một ước mơ, một giá trị thực, một tiêu chuẩn hàng đầu để xác định địa vị của con người trong xã hội thì giờ đây thanh niên đang chuyển sang định hướng vào những công việc có thu nhập cao, bất luận là trong hay ngoài biên chế nhà nước. Không ít người có trình độ tay nghề và học vấn cao tự nguyện rời bỏ công việc trong biên chế nhà nước mà họ gắn bó nhiều năm để ra làm ở khu vực tư nhân hay liên doanh với nước ngoài với hi vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Thứ tư, là cư dân của xã hội nông nghiệp truyền thống, người Việt từ xưa đã luôn ưa chuộng, đề cao sự "nhàn", xem đó là một giá trị của cuộc sống. Song ngày nay, trong nhịp sống hối hả của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, thế hệ trẻ nhanh chóng hấp thụ quan niệm coi trọng thời gian của văn minh công nghiệp phương Tây: "thời gian là tiền bạc". Nó trở thành một giá trị lấn át giá trị "nhàn" trong quan niệm truyền thống. Thứ năm, chủ nghĩa bình quân như một chuẩn mực giá trị từng tồn tại lâu dài trong thời bao 16 Khái niệm giá trị và sự biến đổi của hệ giá trị - Những luận điểm cần tham chiếu... cấp đã bị quy luật thị trường phá vỡ và thay bằng nguyên tắc luôn phấn đấu cho sự vượt trội mà thực chất đó là sự vươn tới công bằng, bình đẳng: Mọi hưởng thụ và đãi ngộ đều dựa trên tài năng và cống hiến. Một cách nhìn nhận, đánh giá mới về công bằng và bình đẳng như vậy đã tấn công vào tính ỷ lại thụ động, cào bằng, khuyến khích sự vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trong mọi lĩnh vực hoạt động của từng cá nhân. Giá trị được xác định không còn chỉ dừng ở chỗ cá nhân biết tồn tại hoà hợp trong cộng đồng mà còn là ở chỗ họ đã làm được gì có ý nghĩa đối với sự tiến bộ của bản thân và cộng đồng. Các giá trị cá nhân không còn bị coi nhẹ, san bằng mà được đề cao bên cạnh giá trị cộng đồng, tồn tại hài hòa với giá trị cộng đồng. Vai trò của cá nhân được khẳng định, được cổ vũ như một yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ của xã hội trong thời đại ngày nay. Thứ sáu, mẫu người được xã hội coi trọng ngày nay là những người không chỉ biết chấp nhận, hiền lành, thương người, tình nghĩa, yêu nước, yêu lao động mà còn phải là những nhà doanh nghiệp, nhà quản lí giỏi, nhà khoa học thông minh, năng động, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám phá vỡ định kiến, vượt lên những hạn chế của truyền thống. Đó là những con người đầy ý chí khám phá, sáng tạo [12;11]. Sự cạnh tranh của kinh tế thị trường đã tích cực hoá cao độ toàn bộ hoạt động xã hội, nó cổ vũ mọi tài năng đưa hết tâm huyết phấn đấu cho lợi ích cá nhân và từ đó đóng góp vào lợi ích cộng đồng. Thực tế ở đây đang diễn ra một sự điều chỉnh, đánh giá lại mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Nếu trước đây, trong các cuộc chiến tranh giữ nước, cá nhân phải hi sinh vì nghĩa lớn, tạm gác lại những giá trị chính đáng đối với bản thân, gia đình thì nay trong "thời bình", cá nhân cần phải được quan tâm đúng mức. Không thể coi thường lợi ích cá nhân bởi vì như Hêghen vĩ đại đã từng nói: "Lợi ích thúc đẩy lịch sử các dân tộc và các cá nhân" [11;236]. Đối với thế hệ trẻ trong thời kinh tế thị trường và hội nhập thì nghề nghiệp, việc làm, năng suất và hiệu qủa là tiền bạc, là lợi ích và do đó ch
Tài liệu liên quan