Khái niệm và lịch sử hình thành, phát triển của luật quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đới sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.

doc151 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 9787 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái niệm và lịch sử hình thành, phát triển của luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Câu 1: Định nghĩa và đặc điểm của Luật quốc tế? 1/ Định nghĩa. Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đới sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau. Ví dụ: - Ngành luật: Luật ngoại giao, lãnh sự; Luật nhân đạo quốc tế (Luật quốc tế về chiến tranh); Luật biển quốc tế; Luật hàng không quốc tế; Luật kinh tế quốc tế; Luật quốc tế về bảo vệ môi trường;… - Chế định pháp luật quốc tế: Chế định về dân cư trong LQT; Chế định về lãnh thổ và biên giới quốc gia; Chế định về trách nhiệm về biên giới quốc tế; Chế định về giải quyết tranh chấp trong LQT… 2/ Đặc điểm. * Chủ thể tham gia LQT. # Quốc gia: - Chủ thể chủ yếu và cơ bản của LQT. - Được cấu thành từ các yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ, khả năng tham gia thực tế vào các quan hệ pháp lý quốc tế, chủ quyền quốc gia (là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia). Trong đó: + Lãnh thổ, dân cư có thể thay đổi nhưng không ảnh hưởng đến tư cách chủ thể LQT. + Chính phủ phải hoạt động có hiệu quả (đảm bảo được an ninh lãnh thổ, biên giới quốc gia, quyền và lợi ích của công dân nước mình ở nước ngoài,…) + Khả năng tham gia quan hệ quốc tế: khả năng được hưởng quyền pháp lý quốc tế và thực hiện nghĩa vụ pháp lý, khả năng gành chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. + Chủ quyền quốc gia phải là chủ quyền thực sự: quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội và quyền lực độc lập trong quan hệ đối ngoại (khả năng độc lập, nhận danh chính mình để tham gia vào các quan hệ quốc tế). Ví dụ: Đưa ra lễ, tết, luật, đại xá, đặc xá…; tự do lựa chọn tham gia hoặc không tham gia tổ chức quốc tế, biểu quyết, đề xuất các nghị quyết của các tổ chức quốc tế… - Quyền năng chủ thể của quốc gia là quyền năng nguyên thủy, xuất hiện cùng với sự tồn tại của quốc gia. Ví dụ: quyền được tồn tại trong hòa bình và an ninh quốc tế, được phát triển, được bảo vệ, được tham gia vào đời sống quốc tế,… « Về các yếu tố cấu thành nên quốc gia, nếu là 4 (như trên) thì tốt nhất nên nói thêm là theo Công ước Montevideo 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế có 4 yếu tố cơ bản: + Dân cư thường xuyên. + Lãnh thổ được xác định. + Chính phủ. + Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. (có ý kiến thì chỉ có 3 cái là lãnh thổ, dân cư, quyền lực nhà nước). - Con đường hình thành quốc gia mới: + Truyền thống: hội tụ 4 yếu tố. + Hợp nhất. + Phân chia. + Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. + Cách mạng xã hội. # Tổ chức quốc tế liên chính phủ. - Là tổ chức quốc tế được thành lập dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia độc lập. Đây là chủ thể phái sinh, có quyền năng phái sinh (hình thành nhờ tác động ngoại lực của các yếu tố khác, không phải quốc gia). - Quyền năng chủ thể do các quốc gia sáng lập quyết định, giới hạn (quyền năng phái sinh). - Ví dụ: ASEAN, EU, WTO, NATO, OPEC,… «Phân biệt liên chính phủ và phi chính phủ: Tổ chức QT liên chính phủ Tổ chức QT phi chính phủ Thành viên Chủ yếu là các quốc gia Các cá nhân, pháp nhân cùng hoặc khác quốc tịch Hoạt động của tổ chức Mang tính chất đại diện cho thành viên của tổ chức, chủ yếu là quốc gia Các hoạt động ko mang tc đại diện cho QG Áp dụng luật trong giải quyết tranh chấp Áp dụng luật quốc tế Áp dụng luật quốc gia Tư cách chủ thể Thừa nhân tự cách chủ thể Ko thừa nhận tư cách chủ thể Ví dụ Liên hợp quốc EU *Sida: Tổ chức hợp tác QT về văn hoá giáo dục. *Hoà bình xanh: Tổ chức hđộng về môi trường. *Chữ thập đỏ: Hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, ccấp lg thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, Ko thuộc LHQ. * Ân xá quốc tế: hđộg về lvực nhân quyền , đưa ra các đề xuất về thả tù chính trị. \ # Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết - Là chủ thể của LQT với điều kiện trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, họ phải sử dụng các biện pháp đấu tranh phù hợp với LQT, được LQT cho phép. Ví dụ: khủng bố, đánh bom, chiếm đoạt máy bay, tàu biển, đánh váo các khu dân sự… - VD: Palextin # Các thực thể pháp lý lãnh thể khác quốc gia. - Là chủ thể đặc biệt của LQT bởi quyền năng chủ thể của chúng bị hạn chế theo LQT hoặc dựa trên cở sở tự nguyện. - VD: + Tòa thánh Vatican – chủ thể đặc biệt của LQT: Dưới góc độ pháp luật quốc tế, Vatican chính thức được thành lập trên cơ sở 3 Điều ước quốc tế ký kết giữa Thủ tướng Bonito Mussolinin (đại diện cho Vua Italia Victo – Emmanuel II) và Hồng y Pierre Gasparri (đại diện cho Giao hoàng Pie XI) ngày 11/2/1929: Hiệp ước Lateran công nhận “chủ quyền” (điều 2) của “quốc gia thành phố Vatican” (Điều 26); Hiệp định (Concordat) xác định quan hệ giữa Chính phủ Italia với Giáo hội Thiên chúa, quy chế của Giáo hội trên lãnh thổ Italia (Hiệp định này được sửa đổi ngày 18/2/1984) và Hiệp định liên quan đến vấn đề tài chính. Nội dung các Điều ước quốc tế trên được ghi nhận và khẳng định trong Hiến pháp của Italia năm 1947. Vatican là chủ thể đặc biệt của LQT, có tư cách chủ thể và được xác định là “quốc gia về hình thức”, Vatican nằm lọt trong thành phố Rome của Italia, có diện tích lãnh thổ nhỏ nhất trên thế giới, khoảng 0,44 km2, với biên giới là tường cao bao quanh dài tổng cộng 3,2 km. Dân cư của Vatican chỉ khoảng 800 người, trong đó trên 450 người có “quốc tịch Vatican”. Tuy nhiên “quốc tịch Vatican” không thực sự là mối liên hệ pháp lý hai chiều, bền vững giữa công dân với nhà nước, mà được xác định mang tính tạm thời, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá nhân đó tại Vatican. Một cá nhân có quy chế “công dân Vatican” trong thời gian làm việc cho Vatican và chấm dứt khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao. Bộ máy chính quyền của Vatican được tổ chức tương đối đặc biệt. Giáo Hoàng là người đứng đầu nhà nước Vatican, nằm quyền lực tối cao, bao gồm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giáo Hoàng được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các thành viên quan trọng của chính phủ đều do Giáo Hoàng bổ nhiệm, bao gồm Ngoại trưởng, Chủ tịch Hội đồng giáo phần và Thủ hiến (Thủ tướng) Vatican. Hiện tại, Vatican có hai lực lượng giữ gìn an ninh: Body of the Gendarmeria (Corpo della Gendarmeria) hoạt động như lực lượng cảnh sát của vùng và Swiss Gurads (Lính Thụy Sỹ) gồm những người đàn ông Công giáo Thụy Sỹ tự nguyện. Lính Thụy Sỹ là quân đội chính thức của Vatican, chịu trách nhiệm bảo vệ Giáo Hoàng, canh gác các lối ra vào Vatican, các địa điểm Giáo Hoàng thường lui tới, làm cận vệ cho quân đội chính quy có quy mô nhỏ nhất (khoảng hơn 100 người) và lâu đời nhất trên thế giới (là lính Thụy Sỹ, có từ thế kỷ XV). Vatican không có lực lượng hải quân và không quân. Việc phòng thủ bên ngoài do Italia chịu trách nhiệm. Vatican có quyền lực hoàn toàn và riêng biệt trong phạm vi lãnh thổ của mình. Theo Hiệp ước Lateran, Italia có nghĩa vụ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Vatican (Điều 4). Các phương tiện bay nước ngoài phải xin phép khi bay qua vùng trời bên trên lãnh thổ của Vatican (Điều 7). Trong quan hệ đối ngoại, Vatican tham gia ký kết và gia nhập nhiều ĐƯQT đa phương (ví dụ: Công ước về bảo hộ nạn nhân chiến tranh năm 1949, Công ước về quan hệ ngoại giao năm 1961, Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, khoảng không vũ trụ và dưới nước năm 1963, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968…), thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới, tham gia hoạt động của các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên (Liên Hợp quốc, Tổ chức nông lương và lương thực thế giới, Tổ chức giao dục, khoa học và văn hóa của LHQ) và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác (cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới). + Các chủ thể đặc biệt khác như: San Marino, Ancora, Monaco (quan hệ ngoại giao của Monaco do Pháp đại diện), các vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hồng kong, Ma Cao… * Đối tượng điều chỉnh của LQT. - Các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của LQT với nhau và chỉ trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền điều chỉnh của LQT, trừ trường hợp các chủ thể của LQT chọn áp dụng luật quốc gia. VD: vấn đề mua bán đảo Alaxca giữa Nga và Mỹ (áp dụng luật quốc gia). - Các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của LQT là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. - Quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh, thay đổi, chấm dứt, do tác động của n~ quy phạm LQT, của năng lực chủ thể LQT và sự kiện pháp lý quốc tế (bao gồm sự biến pháp lý quốc tế và hành vi pháp luật của chủ thể LQT): + Sự biến pháp lý quốc tế: là các sự kiện xảy ra trong thực tế, gây ra các hệ quả pháp lý trong lĩnh vực LQT. Một sự kiện được xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự biến mà do LQT ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó. LQT có sự phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau như sự biến tự nhiên (là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà LQT ràng buộc các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này, chẳng hạn trường hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tượng thực hiện một ĐƯQT); và sự biến có liên quan đến hoạt động của con người (được hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc dù không phải với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng LQT vẫn xác định n~ kết quả pháp lý ràng buộc với các hoạt động này, ví dụ hành động vượt biên giới trái phép của cá nhân). + Hành vi pháp luật quốc tế: là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể LQT mà sự thể hiện đó được LQT quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định. Theo đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tế thường bao gồm sự thể hiện ý chí của chủ thể LQT và việc xuất hiện các kết quả ràng buộc với sự thể hiện ý chí nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tư cách chủ thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết, tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chỉ của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp luật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay thiết chế có thẩm quyền được thể hiện công khai qua các quyền bố. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, theo tính chất của hành vi có hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp và bất hợp pháp; xét theo tiêu chí chủ thể của hành vi có thể có hành vi đơn phương, hành vi song phương và hành vi đa phương,… Các hành vi pháp lý có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của mỗi hành vi. - Các quan hệ pháp luật quốc tế có đặc trưng cơ bản bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia – chủ thể có chủ quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể LQT của quốc gia do thuộc tính chủ quyền chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của LQT so với cơ chế điều chỉnh của luật quốc gia. * Trình tự xây dựng quy phạm pháp luật quốc tế. - LQT được hình thành trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia, thể hiện tính tự điều chỉnh quan hệ lập pháp mà các quốc gia tiến hành, thông qua: + Quá trình đàm phán, ký kết các ĐƯQT. + Việc các chủ thể thỏa thuận thừa nhận các tập quán quốc tế (thỏa thuận không thành văn). VD: nguyên tắc Uti – Passidetis: nguyên tắc quy phạm tập quán, nguyên tắc này không được ghi nhận trong các văn bản pháp lý. - Tính tự điều chỉnh trong hoạt động xây dựng quy phạm luật quốc tế thường thông qua hai giai đoạn: giai đoạn thỏa thuận của các quốc gia về nội dung quy tắc và giai đoạn thỏa thuận cộng nhận tính ràng buộc của các quy tắc đã được hình thành. Việc hình thành hệ thống quy phạm LQT theo hai giai đoạn đó không nhằm tạo ra ý chí tối cao, duy nhất mà là sự tự nguyện thỏa thuận của các quôc gia dự trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền. Mặc dù quá trình thỏa thuận giữa các quốc gia có sự tác động quan trọng của hoàn cảnh thực tế nhưng các quy phạm LQT được hình thành vẫn phản ánh được bản chất của LQT là kết quả của sự thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ thể, hướng đến lợi ích quốc gia, dân tộc cũng như lợi ích chung của cộng đồng các quốc gia. * Cơ chế cưỡng chế trong LQT (sự thực thi LQT). - Thực thi LQT là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của LQT được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế. Đây là quá trình các chủ thể LQT thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do LQT quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. - Tính chất của hoạt động hiện thực hóa LQT có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoạt là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ thể để không tiến hành n~ hoạt động trái với quy định của LQT, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của các chủ thể khác. Thực thi thông qua cơ chế này thể hiện đặc trưng có tính bản chất của luật này là thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia. - Cơ chế cưỡng chế trong LQT: không có cơ quan thực hiện chức năng cưỡng chế chung, xuất phát từ chủ quyền quốc gia. - Các quốc gia và các chủ thể khác của LQT có quyền sử dụng các biện pháp cưỡng chế cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đó là các biện pháp cưỡng chế theo 1 trong 2 cách thức: + Cưỡng chế riêng lẻ: do 1 chủ thể tiến hành một cách riêng lẻ để chống lại một quốc gia hoặc chủ thể khác có hành vi vi phạm LQT. Chẳng hạn các biện pháp về kinh tế, ngoại giao, thương mại, tài chính…, từ từng phần đến toàn phần. VD: Cấm vận 1 mặt hàng đến nhiều mặt hàng, phòng tỏa nội địa, tẩy chay hàng hóa… Quan trọng hơn, có thể áp dụng biện pháp phòng vệ chính đáng: sử dụng lực lượng quân sự chống lại quốc gia thù địch. Các quốc gia bắt buộc phải tuần thủ nguyên tắc tương xứng. VD: Ấn Độ xung đột với Pakistan vùng đất Kasmia hơn nửa thế kỷ. Pakistan dùng pháo binh bắn phá biên giới Ấn Độ à Ấn Độ được dùng pháp binh, nếu dùng vũ khí sinh học, hóa học, hạt nhân,… thì vi phạm nguyên tắc tương xứng. + Cưỡng chế tập thể: do nhiều chủ thể tiến hành. Là biện pháp bắt buộc phải thực hiện trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế theo đúng các quy định của LQT. VD: Chương 7 Hiến chương LHQ được áp dụng biện pháp cưỡng chế tập thể đối với các quốc gia vi phạm từ thấp tới cao. _Trừng phạt tạm thời nhằm chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục trạng thái ban đầu. _Biện pháp ngoại giao, kinh tế, từng phần à toàn phần: rút nhân viên ngoại giao, cắt đứt quan hệ ngoại giao. _Biện pháp trừng phạt quân sự. VD: Năm 1990 – 1991, Irac xâm lược Cooet, Chỉnh phủ Cooet phải chạy sang Ả rập. HĐBA LHQ áp dụng các biện pháp: Irac chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút mọi lực lượng, trao trả chủ quyền cho chính phủ Cooet à k thực thi. Áp dụng các biện pháp ngoại giao, cắt đứt quan hệ ngoại giao (VN cũng phải cắt đứt, mặc dù quan hệ ngoại giao đang tốt đẹp, 40.000 công dân VN phải về nước) à Irac vẫn duy trì quân đội. Trừng phạt quân sự, chiến dịch Cát sa mạc (Chiến tranh vùng vịnh lần 1) buộc Irac phải chấm dứt. Chiến tranh vùng vịnh lần 2 (2003) do liên quân Anh – Mỹ thực hiện vi phạm LQT do không có Nghị quyết của HĐBA. à Những khiếm khuyết của LQG VN: Hàng chục nghìn bản án dân sự chưa được thi hành hoặc k thi hành được; nhiều điều khoản Luật không có: tội quấy rối tình dục,… VD: khi một quốc gia bị quốc gia khác tấn công: _cưỡng chế riêng lẻ là quốc gia đó dùng sức mạnh trên mọi lĩnh vực (quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính trị,…) để đáp trả lại sự tấn công đó. _cưỡng chế tập thể là kêu gọi sự giúp đỡ của quốc gia khác, liên minh, liên kết với nước ngoài để đáp trả hoặc thông qua tổ chức quốc tế liên chính phủ để đáp trả.   Tòa án quốc tế: là hình thức cưỡng chế tập thể, do các quốc gia thỏa thuận thành lập, chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được tất cả các quốc gia tranh chấp tán thành.   Hội đồng bảo an LHQ: là hình thức cưỡng chế tập thể, có quyền phủ quyết, thông qua Nghị quyết trừng phạt các quốc gia vi phạm…, quyền hạn của hội đồng bảo an do các quốc thỏa thuận trao cho.   Interpol: không có quyền lực như cảnh sát quốc gia mà chỉ giúp các quốc gia hợp tác phòng chống, trừng phạt tội phạm hình sự quốc tế (không được quyền yêu cầu xét xử), cung cấp các thông tin cần thiết về tội phạm hình sự quốc tế. à Biện pháp mà các quốc gia hay chủ thể khác của LQT có thể tiến hành khi có sự vi phạm quy định của LQT: + Kinh tế: phong tỏa, cấm vận,… + Ngoại giao: cắt đứt quan hệ ngoại giao,… + Chính trị: + Quân sự: dùng sức mạnh để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn công vũ trang. + Dư luận tiến bộ trên thế giới. - Vấn đề kiểm soát quốc tế. + Cơ chế này bao gồm việc yêu cầu các quốc gia trình bay báo cáo (kể cả thanh tra của thiết chế quốc tế về các báo cáo của quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực LQT nhất định trước cơ quan, thiết chế quốc tế (như trong lĩnh vực LQT về quyền con người), ví dụ: cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW. + Vấn đề các quốc gia trình bày báo cáo về việc thi hành các nghĩa vụ đã cam kết trong các ĐƯQT và sau đó việc thỏa thuận các báo cáo này tại các cơ quan, thiết chế quốc tế đã được áp dụng trong một số lĩnh vực hợp tác theo quy định của LQT, ví dụ: trong khuôn khổ của ILO (tổ chức lao động quốc tế), trong LHQ đối với một số công ước về quyền con người mà LHQ thông qua. Cơ chế thanh tra của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, việc thanh tra quốc tế được tiến hành nhằm mục đích đảm bảo việc tuân thủ của ĐƯQT và hiện nay có 3 loại thanh tra sau: _Thanh tra của tổ chức quốc tế (thanh tra của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA). _Thanh tra được thực hiện bởi các quốc gia hữu quan, thành viên của ĐƯQT thực hiện nhưng dưới sự giám sát của các cơ quan quốc tế. _Thanh tra chéo giữa các quốc gia thành viên ĐƯQT thực hiện (hoạt động thanh tra được ghi nhận trong Hiệp ước về Nam cực năm 1959). Câu 2: Bốn yếu tố cấu thành và thuộc tính chính trị pháp lý của quốc gia – chủ thể cơ bản của LQT? 1/ Bốn yếu tố cấu thành của quốc gia. Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có 4 yếu tố cơ bản sau: - Dân cư thường xuyên. - Lãnh thổ được xác định. - Chính phủ. - Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế thường dựa vào các tiêu chí nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy đủ tiêu chí của quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia hay không lại không do n~ tiêu chí này quyết định. Nói cách khác, một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan hệ song phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia. 2/ Thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia. Quốc gia là chủ thể có thuộc tính chính trị - pháp lý đặc thù là chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia ó quyền chính trị tối cao. Quyền chính trị tối cao này thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia mà quan trọng hơn cả là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham