Khái niệm về thuế quan

Thuế quan là khoản thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia. Thuế quan có thể được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thế giới thuế quan nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dung thuật ngữ thuế thuế quan để chỉ thuế quan nhập khẩu. Thuế quan có thể được tính theo giá trị hoặc theo số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, từ đó mà phân biệt thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Đối với một số lượng nhỏ hàng hóa buôn bán trên thế giới người ta áp dụng thuế quan hỗn hợp bằng cách kết hợp hai cách tính thuế nói trên.

doc17 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm về thuế quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.4.1. Thuế quan 1. Khái niệm Thuế quan là khoản thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ khi chúng được chuyển qua biên giới quốc gia. Thuế quan có thể được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thế giới thuế quan nhập khẩu vẫn là chủ yếu cho nên người ta thường hay dung thuật ngữ thuế thuế quan để chỉ thuế quan nhập khẩu. Thuế quan có thể được tính theo giá trị hoặc theo số lượng đơn vị hàng hóa nhập khẩu, từ đó mà phân biệt thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Đối với một số lượng nhỏ hàng hóa buôn bán trên thế giới người ta áp dụng thuế quan hỗn hợp bằng cách kết hợp hai cách tính thuế nói trên. Mỗi loại thuế nói trên đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Chẳng hạn thuế tính theo số lượng là dễ thu, hạn chế việc khai man giá hàng hóa để trốn thuế. Tuy nhiên, cách thu này khá cứng nhắc nên hiệu quả bảo hộ có thể không được đảm bảo. Hơn nữa cách tính thuế này tỏ ra thiên vị đối với những hàng hóa nhập khẩu đắt tiền, bởi vì khi chuyển mức thuế này thành mức thuế giá trị tương đương thì các mặt hàng đắt tiền sẽ chịu mức thuế thấp hơn so với mức áp dụng với các sản phẩm cùng loại rẻ tiền hơn. Thuế tính theo giá trị có ưu điểm là luôn duy trì được mức bảo hộ đối với sản xuất trong nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán đúng giá trị hàng hóa nhập khẩu để từ đó xác định đúng mức thuế không phải là công việc đơn giản. Chẳng hạn, người ta phải làm rõ những gì được đưa vào giá trị hàng hóa: chi phí sản xuất, bảo hiểm, chi phí vận chuyển… Việc lựa chọn loại thuế nào còn phụ thuộc vào tính chất sản phẩm. Ví dụ, thuế tính theo số lượng thường được áp dụng đối với sản phẩm tương đối đồng nhất về chất lượng như các loại nông sản. Thuế quan nhập khẩu là một công cụ chính sách của chính phủ và được sử dụng nhằm đạt được những mực tiêu nhất định, trong đó các mục tiêu cơ bản nhất là: - Bảo vệ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài - Kích thích sản xuất trong nước và sản xuất thay thế hàng hóa nước ngoài bằng hàng hóa nội địa, từ đó bảo đảm việc làm cho người lao động trong nước - Trả đũa các biện pháp hạn chế thương mại do các quốc gia khác tiến hành - Tạo ra nguồn thu nhập quan trọng của chính phủ. Thực tế ở nhiều nước đang phát triển, nguồn thu đó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong ngân sách quốc gia. 2. Tác động của thuế quan Trong phần này chúng ta sẽ tiến hành phân tích cân bằng bộ phận và phân tích cân bằng tổng quát để xem xét tác động của thuế quan nhập khẩu. Trước hết chúng ta xem xét các tác động đối với nước nhỏ. Sau đó, chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của thuế quan trong trường hợp quốc gia đánh thuế là một nước lớn. 2.1. Tác động của thuế quan trường hợp nước nhỏ Điều kiện nước nhỏ đưa ra ở đây bảo đảm rằng những thay đổi về cầu hàng hóa trong nước là không đáng kể so với tổng cầu của toàn thế giới và vì vậy không làm ảnh hưởng đến mức giá cả quốc tế. 2.1.1. Phân tích cân bằng bộ phận Trước hết, chúng ta xem xét phân tích cân bằng bộ phận. Phân tích cân bằng bộ phận có ưu điểm ở chổ nó cho phép dễ dàng lượng hóa các tác động của thuế quan đối với các nhóm khác nhau trong nền kinh tế. Trong hình 3.1 Dd và Sd biểu thị cho các đường cung và đường cầu về một mặt hàng cụ thể nào đó, chẳng hạn là thép. Do quốc gia được giả định là một nước nhỏ cho nên không có khả năng tác động đến giá cả thế giới. Khi đó, đường cung của nước ngoài Sf là hoàn toàn co dãn, và được biểu thị bằng đường nằm ngang tại mức giá thế giới là pf. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất nước ngoài sẵn sàng cung cấp bất kỳ số lượng thép nào mà quốc gia xem xét muốn mua tại mức giá thế giới. Giá thế giới pf thấp hơn mức giá cân bằng trong nước nên nước đó sẽ nhập khẩu. Trong trường hợp thương mại là tự do, giá cả trong nước cũng chính là giá cả thế giới. Tại pf, sản xuất trong nước là hf, tiêu dùng trong nước là qf. Mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất (qf - hf) sẽ là nhập khẩu từ nước ngoài. Giả sử mức tính thuế theo số lượng là t được áp dụng đối với hàng nhập khẩu (thuế giá trị trong trường hợp này cũng tương tự). Khi đó, đường cung của thế giới sẽ tịnh tiến lên trên một khoảng đúng bằng mức thuế quan. Mức giá trong nước của thép nhập khẩu bây giờ sẽ là pt = pf + t. Do giá cả tăng cho nên người tiêu dùng giảm bớt nhu cầu tiêu dùng của mình trong khi các nhà sản xuất trong nước sẽ tăng sản lượng do họ được khuyến khích từ việc giá thị trường tăng lên. Tóm lại, việc áp dụng thuế quan ở nước nhỏ dẫn tới sự tăng giá thép trong nước đúng bằng mức thuế, và điều này dẫn tới một loạt các tác động sau đây: Hình 3.1 Tác động của thuế quan  - Phân tích cân bằng bộ phận Tương tự, do tác động của thuế quan làm giá cả tăng lên, miền thặng dư của người sản xuất được tăng lên một phần đúng bằng miền a. Điều này có nghĩa là, một phần tổn thất của người tiêu dùng được phân phối lại và chuyển thành thặng dư đối với người sản xuất. Một phần tổn thất khác của người tiêu dùng, cụ thể là miền c, được chuyển sang cho chính phủ dưới hình thức thu nhập từ thuế. Phần tổn thất còn lại của người tiêu dùng, bao gồm miền b và d, không được phân phối lại cho bất cứ tầng lớp nào trong xã hội, và do đó được gọi là tổn thất ròng, hay tổn thất vô ích của nền kinh tế. Tổn thất đo được bằng b là kết quả của việc thay vì nhập khẩu số lượng thép bằng ht - hf  với giá rẻ hơn pf, nền kinh tế lại chuyển nguồn lực từ các ngành khác sang để sản xuất số thép đó với chi phí cao hơn. Nói khác đi, đây là tổn thất do tiến hành sản xuất không có hiệu quả. Miền tổn thất d là kết quả của việc người tiêu dùng phải cắt giảm tiêu dùng của mình một lượng thép qf - quốc tế, từ đó bỏ đi cơ hội được hưởng một phần thặng dư tiêu dùng. Tóm lại, việc đánh thuế nhập khẩu đã dẫn tới việc phân phối lại thu nhập của người tiêu dùng trong nước đến các nhà sản xuất nội địa và chính phủ. Khi quốc gia là một nước nhỏ thì việc đánh thuế nhập khẩu tỏ ra có hại vì nó dẫn đến tổn thất ròng cho toàn bộ nền kinh tế. Đó là kết quả cảu tình trạng giá cả bị bóp méo, khiến cho nguồn lực được sử dụng không hiệu quả trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bị hạn chế. Trên thực tế, mức tổn thất còn có thể lớn hơn nữa nếu tính đến các chi phí liên quan đến quá trình quản lý và điều hành chính sách thuế. Bảng 3.1 Tác động của thuế quan – Phân tích cân bằng bộ phận A + b + c + d Tổn thất cho người tiêu dùng a Thặng dư nhà sản xuất Sản lượng tăng thêm b Thặng dư chính phủ Nguồn thu từ thuế c Tổn thất do sản xuất Tăng thêm sản lượng ht - hf d Tổn thất do tiêu dùng Cắt giảm tiêu dung qf - qt 2.1.2. Phân tích cân bằng tổng quát Như đã giải thích ở trên, phân tích cân bằng bộ phận có ích cho việc nghiên cứu tác động của thuế quan nhập khẩu trong phạm vi một ngành xác định. Tuy nhiên, thuế quan bảo hộ có thể gây ra tác động khác vượt ra kghỏi phạm vi ngành được bảo hộ đó. Cụ thể là nó dẫn tới việc phân bố lại nguồn lực giữa các ngành trong nền kinh tế. Những tác động này có thể rất quan trọng nếu thuế quan có ảnh hưởng đến khối lượg lớn thương mại, hoặc khi có nhiều mức thuế quan được áp dụng đồng thời. Để có thể phân tích được các tác động này, cần sử dụng tới một công cụ khác là phân tích cân bằng tổng quát. Lưu ý rằng trong phân tích cân bằng tổng quát này, giả thiết nước nhỏ vẫn được duy trì. Phần phân tích cân bằng tổng quát được trình bày ở hình 3.2. Giả sử một quốc gia nhỏ được trang bị hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn, sản xuất hai mặt hàng là vải và thép trong điều kiện hiệu suất không đổi theo quy mô. Quốc gia đó xuất khẩu thép và nhập khẩu vải. Trong điều kiện thương mại tự do, quốc gia sản xuất tại P0, và tiêu dùng tại C0 - nơi đường giá cả quốc tế MN (và cũng chính là đường giá cả nội địa) tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất I0. Giả sử rằng, để bảo vệ ngành sản xuất vải trong nước, chính phủ quyết định đánh thuế vào mặt hàng vải nhập khẩu. Điều gì sẽ xảy ra đối với nền kinh tế? * Tác động đối với mức giá cả tương đối: Tác động rõ nhất và trực tiếp nhất của thuế quan là tác động đối với mức giá nội địa. Thuế quan chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, chứ không phải đối với hàng sản xuất trong nước. Do đó thuế quan tạo ra sự chênh lệch giữa giá cả nội địa và giá cả thế giới; trong khi giá cả tương quan giữa vải và  thép vẫn được giữ nguyên trên thị trường thế giới thì trên thị trường nội địa giá vải tính bằng thép sẽ tăng lên theo mức thuế quan. Hình 3.2 Tác động của thuế quan – Phân tích cân bằng tổng quát * Tác động đối với sản xuất Giá cả nội địa của vải tăng lên sẽ dẫn đến sự sắp xếp lại tổ chức sản xuất trong  nền kinh tế. Cụ thể trong hình 3.2, mức giá nội địa thay đổi thể hiện qua sự thay đổi độ dốc của đường MN: Khi có thuế quan mức giá nội địa mới được biểu thị bằng độ dốc của đường DF, theo đó cho thấy giá tương quan của vải tăng lên khiến cho điểm sản xuất dịch chuyển từ P0 tới P1 - nơi đường giá cả nội địa mới DF tiếp xúc với đường giới hạn khả năng sản xuất. Như vậy, việc áp dụng thuế quan nhập khẩu đối với vải dẫn tới sự di chuyển nguồn lực từ ngành thép sang khu vực được bảo hộ là ngành sản xuất vải. Kết quả là, sản lượng của ngành thép giảm đi, còn của ngành vải thì tăng lên. Đây chính là tác động bảo hộ của thuế quan nhập khẩu đối với sản xuất. * Tác động đối với tiêu dùng: Một khi điểm sản xuất di chuyển từ P0 tới P1 thì điểm tiêu dùng cũng thay đổi. Tuy nhiên, điểm tiêu dùng mới không nằm trên đường giá cả nội địa mới DF mà lại nằm trên đường thẳng ST đi qua P1 và song song với đường giá cả quốc tế MN. Lý do là ở chổ tuy giá nội địa tăng lên vì thuế quan, nhưng cả quốc gia với tư cách là một thể thống nhất vẫn chỉ trao đổi với nước ngoài theo mức giá thế giới, hay nói cách khác, vì tam giác thương mại của một quốc gia phải là luôn đồng dạng với mức giá trao đổi quốc tế không đổi nên điểm tiêu dùng mới sẽ là điểm C1 - nằm trên đường ST. Đồng thời điểm này phải thỏa mãn điều kiện là tiếp điểm của đường bàng quan tiêu dùng I1 với một đường thẳng song song với đường giá cả nội địa mới DF, đường GH. Chỉ tại C1 thì tỷ lệ thay thế cận biên mới đúng bằng tỷ lệ trao đổi cận biên và điều kiện cân bằng trong nước mới được thỏa mãn. * Thu nhập từ thuế quan Trong hình 3.2, đương DF chỉ ra mức giá trị sản lượng, còn đường GH - giá trị tiêu dùng, tại mức giá nội địa. Vì đường DF nằm dưới đường GH cho nên quốc gia vẫn tiêu dùng nhiều hơn giá trị sản lượng làm ra. Có sự chênh lệch đó là do khoản thu nhập về thuế của chính phủ. Do vậy, khi thuế quan được áp dụng thì tổng chi tiêu về vải và thép sẽ lớn hơn phần thu nhập do các yếu tố sản xuất mang lại một khoản đúng bằng thu nhập từ thuế quan. Điều này luôn đúng trong trường hợp chính phủ chi tiêu trực tiếp khoản thu nhập từ thuế đó cho tiêu dùng công cộng các mặt hàng vải và thép, hoặc phân phối lại khoản thu nhập từ thuế đó cho những người tiêu dùng dưới hình thức giảm thuế thu nhập nói chung hay các khoản trợ cấp cả gói. Trong hình 3.2 thu nhập từ thuế tình bằng vải được biểu thị bằng đoạn thẳng DG. * Tác động đối với thương mại Thuế quan làm giảm qui mô thương mại của một nước nhỏ. Trước hết, lượng vải nhập khẩu được xác định bởi chênh lệch sản xuất và tiêu dùng trong nước. Như đã chỉ ra ở trên, thuế quan ảnh hưởng đến cả hai tham số này. Nhờ tác động của bảo hộ của thuế quan mà sản xuất vải trong nước tăng lên trong khi giá vải tăng lên làm giảm khả năng tiêu dùng mặt hàng này trong nước. Nếu như tất cả các yếu tố khác được giữ nguyên thì điều này dẫn đến thu hẹp mức chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất vải trong nước, tức làm giảm nhập khẩu vải. Thứ hai, đối với mặt hàng xuất khẩu là thép thì thuế quan đánh vào vải nhập khẩu đã làm cho một số nguồn lực được chuyển từ ngành thép sang ngành vải. Kết quả là, sản lượng thép giảm xuống, từ đó hạn chế bớt lượng thép xuất khẩu ra nước ngoài. Thêm một lý do quan trọng nữa là vì thuế quan mà thép trở nên rẻ một cách tương đối so với vải, cho nên tiêu dùng thép trong nước tăng lên dẫn tới lượng thép dành cho xuất khẩu sẽ giảm đi. Như vậy, thuế quan dẫn đến giảm sút cả trong xuất khẩu lẫn nhập khẩu. * Tác động tới phân phối thu nhập trong nước: Việc đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng vải tăng lên, theo định lý Stolper - Samuelson, mức thu nhập của yếu tố sử dụng nhiều một cách tương đối trong sản xuất vải, cụ thể là lao động, sẽ tăng lên. Như vậy, mặc dầu một nước nhỏ xét về tổng thể sẽ bị thiệt hại khi đánh thuế nhập khẩu, thế nhưng thu nhập của yếu tố sử dụng nhiều một cách tương đối trong ngành sản xuất thay thế nhập khẩu lại tăng lên. Từ đây có thể thấy xu hướng tại sao những tầng lớp nhất định trong xã hội lại yêu cầu nhà nước bảo hộ bằng thuế quan hoặc các công cụ khác, bất chấp điều đó có thể có hại cho nền kinh tế. Vấn đề phân phối lại thu nhập từ thuế: Định lý Stolper - Samuelson chỉ cho biết thuế quan có lợi cho tầng lớp nào trong xã hội, chứ không chỉ ra khoản thu nhập từ thuế được phân phối lại ra sao. Nếu chính phủ phân phối tất cả khoản thu nhập đó cho tầng lớp bị thiệt hại cho thuế quan gây rra thì liệu có bù đắp được toàn bộ tổn thất hay không? Đối với một nước nhỏ, câu trả lời là không. Như đã biết thuế quan làm giảm giá trị sản lượng tính theo mức giá thế giới do sản xuất không hiệu quả (hay sử dụng nguồn lực không thực sự hiệu quả). Do vậy, mặc dù thu nhập thực tế của yếu tố sản xuất được sử dụng nhiều trong ngành thay thế nhập khẩu tăng lên, nhưng thu nhập thực tế của toàn bộ nền kinh tế giảm xuống, cho nên tổn thất do thuế quan gây ra là không thể bù đắp được. Thuế quan nhập khẩu tương đương với trợ cấp sản xuất và thuế tiêu dùng: Phần phan tích nói trên cho thấy tác động của thuế quan là làm tăng giá cả nội địa và giảm nhập khẩu. Nếu thay vì đánh thuế quan người ta áp dụng đồng thời các hình thức trợ cấp sản xuất và đánh thuế tiêu dùng thì vẫn tạo ra được các tác động tương tự như trên. Để minh họa điều này hãy quay trở lại hình 3.1. Giả sử trong điều kiện thương mại tự do các nhà sản xuất được hưởng mức trợ cấp là t. Lúc đó, giá cả nội địa vẫn được duy trì ở mức giá cả quốc tế pf cho nên tiêu dùng vẫn là qf. Tuy nhiên lúc này các nhà sản xuất trong nước được hưởng mức giá cao hơn là pt = pf + t, cho nên sản xuất trong nước sẽ tăng từ hf lên ht, còn nhập khẩu giảm đi một lượng bằng ht - hf. Chính phủ phải chi một khoản trợ cấp đo bằng miền (a + b), trong đó a chuyển sang các nhà sản xuất dưới dạng mức gia tăng thặng dư, còn b biểu thị cho tổn thất vô ích. Như vậy, trợ cấp sản xuất có ảnh hưởng tới sản xuất hoàn toàn giống như trong trường hợp áp dụng thuế quan bằng t, nhưng lại không gây ảnh hưởng tới tiêu dùng. Còn nếu giả sử rằng chính phủ tiến hành đánh thuế đối với tiêu dùng với mức thuế suất cũng là t thì lúc đó giá hàng hóa nhập khẩu vẫn như cũ. Các nhà sản xuất trong nước không thể áp đặt mức giá cao hơn pf được, còn giá mà người tiêu dùng phải trả là pt = pf + t. Tiêu dùng sẽ giảm xuống quốc tế, còn sản xuất vẫn giữ nguyên tại hf, và do vậy nhập khẩu giảm xuống còn qt - qf. Thặng dư tiêu dùng giảm đi (a + b + c + d), trong đó (a +b +c) lại thuộc về chính phủ dưới dạng thu nhập từ thuế. Phần còn lại d biểu thị cho tổn thất của nền kinh tế. Như vậy, thuế tiêu dùng cũng có tác động tương tự tới tiêu dùng như trong trường hợp thuế quan, nhưng điểm khác biệt lả  không ảnh hưởng gì tới sản xuất. Tuy nhiên, dễ dàng thấy rằng nếu các mức trợ cấp sản xuất và mức thuế tiêu dùng đều bằng t được áp dụng đồng thời thì tác dụng hoàn toàn tương tự như khi áp dụng mức thuế quan nhập khẩu bằng t. Trong trường hợp trợ cấp, chính phủ phải bỏ ra một khoản tiền bằng (a + b) còn đánh thuế tiêu dùng thì nhận lại một khoản (a + b + c). Tổng thu nhập ròng của chính phủ trong trường hợp này là s, cũng bằng khi đánh thuế quan nhập khẩu. 2.2. Tác động của thuế quan: Trường hợp nước lớn Giả thiết về nước lớn có nghĩa là quốc gia nói đến tiêu thụ một lượng đáng kể mặt hàng nào đó, do vậy việc tăng hay giảm cầu của nước đó đối với mặt hàng nào đó có thể tác động mạnh đến giá cả hàng hóa đó trên thị trường thế giới. 2.2.1. Phân tích cân bằng bộ phận Tác động của thuế quan đối với một mặt hàng cụ thể, chẳng hạn là thép, có thể được phân tích qua hình 3.3. Do quốc gia được giả định là một nước lớn (đối với mặt hàng thép), nói cách khác thay đổi về cầu của nước đó đối với thép có ảnh hưởng rất đáng kể đối với thị trường thế giới và làm thay đổi giá cả thế giới, cho nên đường cung của thế giới Sf không phải là một đường nằm ngang như trong trường hợp nước nhỏ, mà là một đường có độ dốc đi lên. Đường cung của thế giới kết hợp với đường cung nội địa Sd sẽ tạo ra đường cung tổng cộng SS về thép trên thị trường nội địa: đường này cho thấy mỗi mức giá tương ứng với một lượng thép cung nhất định (bao gồm cả thép sản xuất trong nước lẫn thép nhập khẩu). Trong trường hợp thương mại tự do và đường cầu là Dd thì mức giá là pf, mức cầu là qf , trong đó hf được đáp ứng bởi sản xuất trong nước, còn (qf - hf) được nhập khẩu từ nước ngoài. Hình 3.3 Tác động của thuế quan - Trường hợp nước lớn – Phân tích cân bằng bộ phận ht qt hf qf Q Giả sử chính phủ áp dụng mức thuế tính theo giá trị là t đối với thép nhập khẩu. Lúc đó đối với thép nhạp khẩu mức giá tính cả thuế sẽ tăng lên một lượng đúng bằng t, trong đó mức giá  biểu thị bằng SS được trả cho nước ngoài, còn t là khoản thu của chính phủ. Do vậy, đường cung của thế giới có sự thay đổi, cụ thể là nó sẽ dịch chuyển lên phía trên một khoản đúng bằng t. Đường cung thế giới mới kết hợp với đường cung nội địa Sd, tạo nên đường cung cuối cùng là S'S'. Đường cung mới này nằm phía trên đường cung SS cách đường này theo đường thẳng đứng một khoảng đúng bằng t (cần nhớ t là thuế tính theo giá trị nên nó thay đối khi giá thay đổi). Mức giá nội địa mới sẽ là pt, mức cầu là qt, trong đó bao gồm ht được sản xuất trong nước và (qt - ht) nhập khẩu từ nước ngoài. Thuế quan dẫn tới những tác động tương tự như trong trường hợp nước nhỏ. Cụ thể là nó làm cho giá cả trong nước tăng lên, nhập khẩu giảm bớt bởi vì tiêu dùng nội địa giảm trong khi sản xuất nội địa tăng lên. Mức giảm thặng dư tiêu dùng là ( a + b + c + d ); mức tăng thặng dư sản xuất là a; c thuộc về chính phủ; còn b và d biểu thị cho tổn thất vô ích của nền kinh tế. Tuy nhiên ở đây có những điểm khác biệt liên quan đến điều kiện thương mại, thu nhập của chính phủ và lợi ích ròng của toàn bộ nền kinh tế nói chung. * Tác động đến điều kiện thương mại Thuế quan làm tăng giá thép,từ đó làm giảm tiêu dùng và nhập khẩu mặt hàng này. Do quốc gia đang xem xét  là một nước lớn cho nên lượng cầu về nhập khẩu thép từ nước ngoài giảm đi thì mức giá xuất khẩu của nước ngoài sẽ thấp hơn. Cụ thể trong hình 3.3 thì mức giá xuất khẩu mà nước ngoài nhận được sau khi có thuế không phải là pt mà là px. Như vậy, đối với một nước lớn thì ttq nhập khẩu sẽ làm cho điều kiện thương mại của quốc gia trở nên tốt hơn: mức giá mà quốc gia phải chi trả cho người xuất khẩu nước ngoài sẽ giảm đi, và người xuất khẩu nước ngoài phải chia sẻ một phần gánh nặng thuế quan với người tiêu dùng trong nước. Nó khác với trường hợp nước nhỏ là toàn bộ gánh nặng thuế quan đổ lên đầu người tiêu dùng trong nước. * Thu nhập của chính phủ Ngoài phần thu nhập được biểu thị bằng miền c, chính phủ còn thu thêm một khoản được biểu thị bằng miền e. Đây là kết quả của mức giá thực tế mà người xuất khẩu nước ngoài được hưởng px không những thấp hơn giá nội địa mà người tiêu dùng trong nước phải trả sau khi có thuế pt, mà còn thấp hơn cả mức giá trong trường hợp thương mại tự do pf. * Tác động đến phúc lợi của quốc gia Để xác định được mức phúc lợi của quốc gia có tăng lên hay không thì cần so sánh mức tổn thất vô ích mà quốc gia đó gánh chịu khi đánh thuế, tức là miền b và d với miền lợi ích e do chính phủ thu thêm. Cụ thể là, nếu ( b + d > e) thì phúc lợi của quốc gia giảm đi, còn nếu ( b + d < e ) thì phúc lợi của quốc gia tăng lên. 2.2.2. Phân tích cân bằng tổng quát Tác động của thuế quan đến điều kiện thương mại và qui mô thương mại quốc tế cũng được thể hiện rõ khi dùng đến công cụ phân tích cân bằng tổng quát. Hình 3.4 vẽ các đường cung ứng của một nước lớn và phần còn lại của thế giới. Khi quốc gia
Tài liệu liên quan