Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị
tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3
phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau:
1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh.
- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ
Hiện nay, chuẩn ngữ âm chưa được chính thức quy định. Nếu ta lấy hệ thống âm vị
tiếng Việt được phản ánh qua chính tả làm chuẩn để khảo sát sự khác nhau của 3
phương ngữ nói trên thì có thể nêu lên những đặc trưng ngữ âm chủ yếu như sau:
1. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Bắc
1.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 6 thanh.
- Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu.
1.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị.
- Trong số 20 âm vị trên, không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi, tr.
Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.
1.3. Hệ thống âm cuối
- Số lượng: Có đủ các âm cuối ghi trong chính tả.
- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:
+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/;
+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo cách
gọi của GS. Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/.
+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô, o/.
Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ
âm thứ 2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở,
còn cặp thứ 3 lại là các âm cuối ngậm môi).
1.4. Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta.
Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ
cao như Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ). Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên
phương ngữ này phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang
những nét khái quá chung của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành
nhiều thổ ngữ làng xã như phương ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của
người Việt cổ.
- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc
Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải
Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng)
Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.
- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh,
Quảng Ninh).
Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà
các phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa.
2. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Trung
2.1. Hệ thống thanh điệu
Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng
lẫn chất lượng.
2.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.
- Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ
quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh]
(giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc.
2.3. Hệ thống âm cuối
Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong
những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch]
và [-ngm, kp]
2.4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn
Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực.
- Phương ngữ Thanh Hoá
+ Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt).
+ Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc.
- Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh
+ Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng.
+ Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ
trầm lớn hơn.
- Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên
+ Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã.
+ Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-
Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc
lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam
trong pưhơng ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu
cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.
3. Những đặc điểm ngữ âm của phương ngữ Nam
3.1. Hệ thống thanh điệu
- Số lượng: 5 thanh.
- Thanh ngã với thanh hỏi trùng làm một.
- Xét về mặt điệu tính thì đây là một hệ thống khác với phương ngữ Trung và
phương ngữ Bắc.
3.2. Hệ thống phụ âm đầu
- Số lượng: 23 phụ âm.
- Có các phụ âm uốn lưỡi /ş, z, / (chữ viết ghi là s, r, tr). Ở Nam Bộ, có thể phát
âm rung lưỡi [r]. So với các phương ngữ khác, phương ngữ Nam thiếu phụ âm /v/,
nhưng lại có thêm âm [w] bù lại; không có âm /z/ và được thay thế bằng âm [j].
3.3. Âm đệm /-w-/ đang biến mất dần trong phương ngữ Nam.
3.4. Phương ngữ Nam cũng mất đi nhiều vần so với phương ngữ Bắc và phương
ngữ Trung. Và nó cũng thiếu cặp âm cuối /-ŋ, k/. Trong khi đó, cặp âm cuối [-ngm,
kp] lại trở thành những âm vị độc lập.
3.5. Phương ngữ Nam có thể chia thành 3 vùng nhỏ hơn
- Vùng phương ngữ Quảng Nam-Quảng Ngãi:
Vùng này khác các nơi khác ở sự biến động đa dạng của âm /a/ và /ă/ trong kết hợp
với các âm cuối khác nhau.
- Các phương ngữ Quy Nhơn đến Thuận Hải mang đặc trưng chung nhất của
phương ngữ Nam.
- Phương ngữ Nam Bộ đồng nhất các vần:
-in, -it với -inh, -ich
-un, -ut với -ung, -uc
Vùng này cũng có khuynh hướng lẫn lộn s/x và tr/ch như phương ngữ Bắc. Nhưng
trong ngôn ngữ thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hoá giáo dục, sự phân
biệt các phụ âm này lại được duy trì rất có ý thức.