Khái quát về tài trợ thương mại quốc tế

Nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng đối với ngoại thương cũng như đối với nền kinh tế. Điều này được thể hiện qua các mặt sau: a. Đối với NHTM: Đây là hình thức tài trợ thương mại, gắn liền với từng thương vụ kinh doanh của DNXNK nên loại tài trợ này có độ an toàn cao, vốn NH được sử dụng có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh. Điều này được thể hiện: - Thời gian thường ngắn hạn, do đó rủi ro lạm phát và rủi ro thanh toán thường thấp. - Muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng, các DN thường phải mở tài khoản tại NH nên việc quản lý dễ dàng hơn. - Tăng nguồn thu nhập từ hoạt động tài trợ hoặc thu phí cho vay. - Mở rộng quan hệ với các DN và NH nước ngoài.

doc13 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về tài trợ thương mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 KHÁI QUÁT VỀ TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế: Nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng đối với ngoại thương cũng như đối với nền kinh tế. Điều này được thể hiện qua các mặt sau: đối với NHTM: Đây là hình thức tài trợ thương mại, gắn liền với từng thương vụ kinh doanh của DNXNK nên loại tài trợ này có độ an toàn cao, vốn NHh được sử dụng có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh. Điều này được thể hiện: Thời gian thường ngắn hạn, do đó rủi ro lạm phát và rủi ro thanh toán thường thấp. Muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng, các DN thường phải mở tài khoản tại NH nên việc quản lý dễ dàng hơn. Tăng nguồn thu nhập từ hoạt động tài trợ hoặc thu phí cho vay. Mở rộng quan hệ với các DN và NH nước ngoài. Đối với DNXNK: Tạo cơ hội cho các DNXNK thực hiện được những thương vụ lớn. Tăng tính hiệu quả và nâng cao uy tín của DN vì giúp cho DN thu mua hàng, giao hàng đúng thời hạn, nhập khẩu máy móc thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế: Cho vay các đơn vị XNK: a.Quy trình cho vay(bài chiếu) b.Các hình thức cho vay DNXNK Các hình thức cho vay DNNK Mở LC: LC được mở theo yêu cầu của DNNK. Khi DN không có khả năng thanh toán thì NH sẽ thanh toán cho phía hưởng lợi LC. -Cho vay ký quỹ LC: DN muốn mở LC phải thực hiện ký quỹ nên món tiền này sẽ bị phong tỏa, vốn lưu động của DN bị thu hẹpNH dựa vào uy tín DN, hiệu quả thương vụ và TSĐB để xét cho vay ký quỹ LC. - Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán bộ chứng từ giao hàng: NH phân tích kế hoạch kinh doanh và phương án trả nợ để xem xét cho vay. - Chấp nhận hối phiếu: NH xem xét và khi ký chấp nhận hối phiếu, nếu DNNK không có khả năng thanh toán NH sẽ đứng ra thanh toán cho nhà XK. Các hình thức cho vay DNXK - Cho vay dưới hình thức chuyển quyền sở hữu LC: trong trường hợp LC trả chậm, DNXK chưa nhận ngay được số tiền sở hữu trên LC nên có thể sử dụng Lc này để chuyển quyền sở hữu sang cho NH để làm phương tiện đảm bảo vay tiền. - Cho vay chiết khấu: DNXK sau khi giao hàng xong có thể sử dụng bộ chứng từ để vay chiết khấu. +CK đóng: DNXK bán hẳn bộ chứng từ cho NH, nếu không thu được tiền thì NH không có quyền đòi. +CK mở: nếu bộ chứng từ không được thanh toán thì Nh có quyền đòi DNXK. Các nghiệp vụ tài trợ khác: Tín dụng bao thanh toán (Factoring) Khái niệm: Tín dụng bao thanh toán là hình thức tài trợ được dành cho những doanh nghiệp xuất khẩu, hay là những khoản tài trợ cho hoạt động thương mại. Các tổ chức tín dụng sẽ mua lại các chứng từ thanh toán chưa đến hạn từ đơn vị xuất khẩu để trở thành chủ nợ trực tiếp và ngân hàng sẽ đứng ra đòi nợ doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài. Phân loại: có 2 loại tín dụng bao thanh toán Bao thanh toán tương đối (có quyền truy đòi): Đơn vị có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên bán hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Bao thanh toán tuyệt đối (không có quyền truy đòi): Đơn vị bao thanh toán chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Đặc biệt, đơn vị bao thanh toán có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng trong trường hợp bên bán hàng giao hàng không đúng như thỏa thuận hoặc vì một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua hàng. Các phương thức bao thanh toán: Bao thanh toán từng lần: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thực hiện các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng bao thanh toán với các khoản phải thu của bên bán hàng. Bao thanh toán theo hạn mức: Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và xác định một hạn mức thanh toán duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng bao thanh toán: Hai hay nhiều đơn vị bao thanh toán cùng thực hiện hoạt động bao thanh toán cho một hợp đồng mua, bán hàng, trong đó một đơn vị bao thanh toán làm đầu mối thực hiện việc tổ chức đồng bao thanh toán. Quy trình tài trợ bao thanh toán trong xuất nhập khẩu: Nhà xuất khẩu Hợp đồng Nhà nhập khẩu Thu tiền hàng Thu nợ tiền hàng Thanh toán Thỏa thuận tài trợ Factor xuất khẩu Thu hộ/bảo lãnh Factor nhập khẩu Ý nghĩa: - Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có vốn để quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa được liên tục. - Giúp các doanh nghiệp có thời gian tập trung vào công việc quản lý và kinh doanh. Bảo lãnh và tái bảo lãnh: Là việc NH đứng ra bảo lãnh thanh toán cho DNNK theo yêu cầu của ĐVXK, bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho DNXK. Các hình thức bảo lãnh ở Việt Nam hiện nay: Bảo lãnh vay vốn bằng cách phát hành thư bảo lãnh: Đơn vị xuất khẩu trước khi giao hàng thường yêu cầu phía doanh nghiệp Việt Nam phải có ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán tiền cho nước ngoài, nếu doanh nghiệp Việt Nam không thanh toán tiền khi đến hạn. Trong hợp đồng vay vốn với nước ngoài có quy định cụ thể về số tiền vay, thời hạn vay, ngày đáo hạn, lãi suất… Các đơn vị vay vốn ngoài việc trả tiền vay còn phải trả phí bảo lãnh. Thời hạn bảo lãnh tương ứng với thời hạn của món vay. Phí bảo lãnh = Số tiền được bảo lãnh x Tỷ lệ phí bảo lãnh Tỷ lệ phí bảo lãnh x 360 Bảo lãnh phát hành L/C trả chậm: Là hình thức rất phổ biến ở việt nam, nó chiếm một phần lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh ở Việt Nam hiện nay. Việc mở L/C trả chậm nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài phải phù hợp với chính sách XNK của nhà nước. Số tiền bảo lãnh L/C trả chậm ngắn hạn phải nằm trong hạn mức vay ngắn hạn theo quy định và phải có mức ký quỹ tối thiểu theo quy định. Các đơn vị mở L/C trung và dài hạn thì ngoài điều kiện như mở L/C ngắn hạn thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký vay vốn nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của L/C: Bảo lãnh đối với doanh nghiệp Nhà nước được chính phủ chỉ định và giao hạn ngạch không phải thế chấp, cầm cố tài sản. Cầm cố bằng chính hàng nhập khẩu với những trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Nếu có bên thứ 3 bảo lãnh: Chỉ chấp nhận bảo lãnh của Tổng giám đốc NHTM Quốc doanh. Các pháp nhân và thể nhân khác phải đảm bảo bằng tài sản (không tín chấp). Phí bảo lãnh mở L/C trả chậm: Tối đa là 1%/năm trên tổng giá trị L/C. Bảo lãnh đặt cọc: là việc ngân hàng cam kết với chủ thầu về việc sử dụng tiền ứng trước của người dự thầu. Khi nhà thầu vi phạm hợp đồng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ tiền ứng trước cho chủ thầu thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là việc ngân hàng cam kết thanh toán số tiền bảo lãnh nếu như một trong hai bên mua và bán không hoàn thành hoặc không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ hợp thành. II. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG QUỐC TẾ Hoạt động TDQT là quan hệ TD giữa NHTM nước này với NHTM nước khác. Các NH này cho vay vốn lẫn nhau bằng đồng tiền của nước này hay bằng đồng ngoại tệ huy động được trên thị trường quốc tế. Các nghiệp vụ TDQT phổ biến gồm những loại sau: - TD chấp nhận - TD ứng trước - Dư nợ trên tài khoản vãng lai - TD hỗn hợp 1. TD chấp nhận TD chấp nhận là việc khách hàng phát hành một hối phiếu mà trong đó NH là người đóng vai trò là người thụ lệnh. Khi chấp nhận, Nh chịu trách nhiệm thanh toán kỳ phiếu đó trong trường hợp người phát hành hối phiếu không có tiền chi trả. NH có thể thu hoa hồng phí hoặc không thu. Các bước tiến hành NVTD chấp nhận: (6) Ngân hàng chấp nhận Ngân hàng chiết khấu Khách hàng (3) (1) (2) (5) (4) (1) Khách hàng phát hành hối phiếu (NH là người thụ lệnh) gửi đến NH để làm thủ tục chấp nhận. (2) NH cho vay ký chấp nhận hối phiếu. (3) Khách hàng dung hối phiếu để chiết khấu tại một NH khác. (4) NH chiết khấu thanh toán tiền cho khách hàng. (5) Trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán, khách hàng phải thanh toán cho NH thụ lệnh. (6) NH cho vay thanh toán tiền cho NH chiết khấu. 2. TD ứng trước - Tín dụng ứng trước là tín dụng chỉ sử dụng trả tiền hàng nhập khẩu của nước bên NH cho vay. - NH cho vay (NH bên XK) mở cho NH đi vay (NH của bên NK) một TK gọi là TK ứng trước với hạn mức mà hai bên đã thỏa thuận. Có 2 hình thức ứng trước: + Ứng trước theo thời gian: định kỳ, NHCV ứng cho NHĐV 1 khoản tiền và sau đó chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản cho vay chính thức. + Ứng trước đến một hạn mức nhất định: hai NH thỏa thuận hạn mức. Đến mức quy định thì sẽ chuyển vào tài khoản vay chính thức. 3. Dư nợ trên tài khoản vãng lai - Hai NH ở hai nước có quan hệ vãng lai với nhau, NH nước này mở TK vãng lai tại NH nước kia. - Về nguyên tắc, TK tiền gửi không được dư nợ hoặc 2 NH có thể thỏa thuận dư nợ ngắn hạn từ 5-7 ngày trong quá trình chi trả. - Cho phép NH chủ TK được sử dụng các khoản vốn ngắn hạn để giải quyết những nhu cầu tạm thời thiếu hụt trong thanh toán. 4. TD hỗn hợp - Là TD nhà nước kết hợp với TDNH dưới hình thức + Khoản TD của chính phủ. + Khoản TDNH. - Đặc điểm: + Được hưởng bảo hiểm XNK. + Sử dụng đồng tiền nước cho vay. + Thời hạn cho vay: 10-15 năm. + Lãi suất cố định theo chế độ cho vay XNK và được ấn định ban đầu. Tất cả được qui định giữa 2 chính phủ. Chương 7 I. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với thị trường chứng khoán: a. Đối với thị trường sơ cấp: - Tạo cho thị trường sơ cấp lượng hàng hóa rất lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu - Cung cấp các dịch vụ về tư vấn phát hành chứng khoán, làm đại lý phát hành chứng khoán, bảo lãnh chứng khoán. b. Đối với thị trường thứ cấp: - Là trung gian môi giới chứng khoán: Mua bán chứng khoán hộ cho khách hàng để hưởng hoa hồng phí Bảo quản chứng khoán. Thanh toán và nhận lãi hộ cho khách hàng. Tư vấn mua bán chứng khoán hoặc ngân hàng có thể mua bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi nhuận. II. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán 1. Nghiệp vụ tự doanh: Đây là nghiệp vụ kinh doanh mua bán chứng khoán của ngân hang thương mại. Ngân hàng thực hiện mua bán chứng khoán cho chính mình để kiếm lời từ những sự thay đổi rất nhỏ trong giá chứng khoán, nhất là những lúc TTCK sôi động, lúc này NH đóng vai trò là thương gia chứng khoán. Ngân hàng thương mại không được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán. Muốn kinh doanh chứng khoán, NHTM phải lập công ty chứng khoán hạch toán độc lập như là một công ty con của ngân hàng. Bởi vì hoạt động ko\inh doanh chứng khoán là chứa đựung nhiều rủi ro , nếu pháp luật cho phép ngân hàng trực tiếp kinh doanh CK sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng sử dụng vốn huy động của công chúng để kinh doanh rủi ro. Thất bại trong kinh doanh chứng khoán có thể dẫn đến mất khả năng chi trả và sụp đổ ngân hàng từ đó ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống ngân hàng.Bằng việc quy định như vậy, công ty chứng khoán thuộc ngân hàng chịu trách nhiệm hữu hạn nên tránh được rủi ro trong kinh CK đến NH. Điều này thể hiện rõ ở thực tiễn VN..Tất cả các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán đều phải lập công ty trực thuộc NH. Hiện nay số lượng công ty chứng khoán ngày càng tăng , tổng số công ty CK chíưnh thức đi vào hoạt động lên đến 59 tính đến ngày 29/07/2007., là 104 tính đến tháng 01 năm 2009 Tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 của Bột Trưởng Bộ Tài chính. Danh sách các công ty chứng khoán trực thuộc các NHTM ở VN hiện nay: Công ty chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ( Công ty chứng khoán Ngân Hàng Đông Á ( Công ty chứng khoán ACB ( Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín ( Công ty CP chứng khoán ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông cửu long ( Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư à phát triển Việt Nam ( ) Công ty chứng khoán ngân hàng NN&phát trỉen nông thôn Việt Nam. Công ty chứng khoán ngân hàn thương mại cổ phần nhà Hà Nội. NH dùng nguồn vốn của mình để mua một lượng cổ phiếu đáng kể của các DNNN, các công ty cổ phần để tham gia quản trị công ty, tư vấn về mặt tài chính cho công ty. 2. Nghiệp vụ bão lãnh phát hành chứng khoán: bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán: không vi phạmpháp luật chưng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. - tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được vượt quá 50% vốn chử sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh pohát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phíeu chính phủ và trái phiếu chính phủ được bảo lãnh; Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh lớn hơn 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Hạn chế bảo lãnh phát hành: a.Không được bảo hành theo hình thức cam ckết chắc chắn trong các trường hợp sau đây: Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng công ty con của tổ chức bào lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức phát hành bảo lãnh và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ. b. Trường hợp đợt phát hành cơ tổng giá trị cam két bảo lãnh lớn hơn 2 làn vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh. Tổ chức bảo lãnh phát hành chíưnh sẽ chịu trách nhiệm ký hợp đồng bào lãnh với tổ chức phát hành và ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với các tổ chức đồng bảo lãnh khác. c.khi bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại VN để nhận tiền đặt mua chưng khoán của khách hàng. 3. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: NH có điều kiện để thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán vì: - có sẵn những phương tiện kỹ thuật cần thiết. - hiểu các doanh nghiệp phát hành chứng khoán - có đội ngũ nhân viên, cán bộ có chuyên môn và có các nghiệp vụ có liên quan đến những nghiệp vụ chứng khoán. Nghiệp vụ môi giới bao gồm : mở tai khoản giao dịch cho khách hàng; quản lý tiền và chứng khoán của khách hàng, quản lý chứng khoán của khách hàng và nhận lệnh giao dịch. Cung cấp dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán: NH giữ chứng khoán và coi chúng như vật thế chấp cho món vay của khách hàng, hoặc nhận thực hiện những dịch vụ liên quan đến chứng khoán khi KH yêu cầu. Đối với KH, dịch vụ này giúp cho họ đỡ tốn kém chi phí, thời gian, an toàn và lợi nhuận cao hơn nhờ vào kinh nghiệm của NH 4. 5. Nghiệp vụ thanh toán chứng khoán: NH mở những tài khoản cho Kh để theo dõi việc mua bán, chuyển nhượng, thu lãi, thu cổ tức… từ chứng khoán. Nhờ những dịch vụ này của NH mà việc giao dịch trên thị trường chứng khoán được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.thực trang ở VN 6. Nghiệp vụ thanh toán bù trừ: Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán không thể thực hiện thanh toán bằng tiền mặt vì tốn kém thời gian và chi phí. Do đó, người ta áp dụng thanh toán qua Nh để giúp thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hơn.Tìm them vdụ thực tế ở VN NHNN NH A NHB NH C MÔI GIỚI A MÔI GIỚI B MÔI GIỚI C NH D MÔI GIỚI D 1c 4b 1d 4a 1a 2d 1b 2c 2b 3c 2a 3d 1b 4c 3a 4d Giải thích sơ đồ: SGK 131 7. Nghiệp vụ tư vấn phát hành và đầu tư chứng khoán: Phát hành hộ CK để hưởng hoa hồng Phát hành chứng khóan và đảm bào bao tiêu (tìm thêm tài liệu khác) III. Một số nghiệp vụ của ngân hàng thương mại 1. Nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý Thực hiện trên cả thị trường sơ cấp (NSX sản xuất cho ngân hàng và các nhà kinh doanh chuyên nghiệp) và thứ cấp (các ngân hàng, nhà kinh doanh chuyên nghiệp và các nhà môi giới bán kim loại, đá quý cho người tiêu dùng hoặc các nhà đầu tư). Các Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Các hoạt động kinh doanh bao gồm: - Gia công chế tác vàng, bạc, đá quý: ngân hàng phải có đủ điều kiện về vốn, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ kỹ thuật am hiểu về vàng, bạc, đá quý. - Mua bán vàng, bạc, đá quý: thực hiện dưới các hình thức mua bán ngoại tệ, bao gồm mua bán trao ngay, mua bán có kỳ hạn và hợp đồng quyền lựa chọn. Chú ý nguồn gốc của kim loại quý, đá quý, nơi chuyển giao, cất giữ, đơn vị tính trong mua bán. Việc niêm yết giá kim loại quý thường được thực hiện theo USD/ ounce. Có thể được thực hiện dưới hình thức chuyển giao kim loại quý, đá quý hoặc thông qua việc chuyển dịch trên các tài khoản gửi kim loại quý tại ngân hàng - Cho vay kim loại quý: lãi suất thoả thuận dưới hình thức hiện vật, lãi được trả dưới hình thức kim loại quý hoặc bằng tiền mặt. 2. Nghiệp vụ uỷ thác Là việc quản lý tài sản cho người khác được thực hiện dưới mọi hình thức và cách sắp xếp khác nhau. Người sử dụng dịch vụ uỷ thác là người uỷ thác, người cung cấp dịch vụ uỷ thác là người thụ hưởng(?). Do nhiều tổ chức, các cá nhân thực hiện, các ngân hàng thương mại với quan hệ rộng khắp trong nhiều lĩnh vực. Các nghiệp vụ uỷ thác Dịch vụ uỷ thác cá nhân Quản lý tài sản: áp dụng đối với tài sản của người đã mất, theo chúc thư của người đã chết, do những người thừa kế thoả thuận cử ra hoặc do sự chỉ định của toà án. Ngân hàng đóng vai trò là người quản lý di sản và có thể kiêm luôn vai trò của người phân chia di sản, được tiến hành theo quy định của pháp luật về thừa kế. Các bước tiến hành: Quản lý tài sản - Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp có luật quy định khác. - Bảo vệ các di sản - Thông báo về di sản cho những người thừa kế - Phân chia di sản Quản lý tài sản theo hợp đồng ký kết Là việc ngân hàng quản lý hộ tài sản theo hợp đồng uỷ quyền được ký kết với người uỷ thác. Trong hợp đồng, ngân hàng đứng ra quản lý các tài sản, công việc kinh doanh của người uỷ nhiệm. Một hoạt động mà ngân hàng thường hay thực hiện là việc quản lý danh mục đầu tư. Hợp đồng uỷ thác có thể huỷ ngang hoặc không uỷ ngang. Sự uỷ thác có thể chấm dứt sau khi người uỷ nhiệm chết hoặc vẫn có thể tiếp tục nếu những người thừa kế không đủ năng lực quản lý tài sản hoặc không quản lý tài sản. Uỷ thác giám hộ Là loại uỷ thác mà người thụ thác quản lý toàn bộ tài chính cho một người không đủ khả năng về pháp lý như người chưa thành niên, hay người bị bệnh tâm thần. Dịch vụ đại diện Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ đại diện theo sự uỷ quyền của các cá nhân bằng một văn bản uỷ quyền và chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Các dịch vụ đại diện mà ngân hàng có thể thực hiện: - Tiếp nhận và bảo quản tài sản: - Đại diện tố tụng Dịch vụ uỷ thác đối với doanh nghiệp + Quản lý quỹ hưu trí của doanh nghiệp: các dịch vụ này được cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hoặc sử dụng trong các kế hoạch công cộng + Thụ thác theo khế ước: sinh ra khi các doanh nghiệp vay nợ dài hạn, phát hành chứng khoán công ty. Ngân hàng trợ giúp cho các doanh nghiệp trong việc phát hành chứng khoán. Các ngân hàng không chỉ cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp phát hành chứng khoán mà còn cung cấp dịch vụ cho những người nắm giữ các chứng khoán được phát hành. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ đại diện, cung cấp dịch vụ quản lý cho doanh nghiệp. Hoạt động của bộ máy uỷ thác - Tổ chức hoạt động: tuỳ thuộc vào khối lượng và loại công việc uỷ thác mà ngân hàng thực hiện. - Chính sách và mục tiêu - Hợp đồng uỷ thác, giữa bên thụ thác và bên uỷ thác phải ký hợp đồng uỷ thác bằng văn bản theo quy định của pháp luật về “hợp đồng uỷ quyền” 3. Nghiệp vụ thông tin, tư vấn Tư vấn là việc đưa ra sự giúp đỡ về nội dung, phương pháp, quá trình hoặc cơ cấu của nhiệm vụ. Dưới sức ép cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường → các doanh nghiệp (DN) không ngừng cải tiến hoạt động nhằm đạt hiệu quả hoạt động cao hơn → nhu cầu về dịch vụ tư vấn xuất hiện → xuất hiện các tổ chức tư vấn, các nhà t
Tài liệu liên quan