KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 định nghĩa về nguồn nguy hiểm cao độ: “Nguồn
nguy hiểm cao độ gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Có thiệt hại xảy ra và thiệt hại này do chính sự tác động của bản thân nguồn
nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao
độ và thiệt hại trên thực tế.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
2
1. KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 định nghĩa về nguồn nguy hiểm cao độ: “Nguồn
nguy hiểm cao độ gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Có thiệt hại xảy ra và thiệt hại này do chính sự tác động của bản thân nguồn
nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao
độ và thiệt hại trên thực tế.
1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự
suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ.
Trách nhiệm này được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm
cao độ nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người hoặc thiệt hại xảy ra do một
phần lỗi của người quản lý, bảo quản, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu thiệt
hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của họ thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp dụng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể được
áp dụng với các chủ thể sau: Chủ sở hữu; người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn
nguy hiểm cao độ. Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
2. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG THUỘC TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA VÀ XÁC ĐỊNH TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
2.1. Xây dựng tình huống
3
Bà Mai C (49 tuổi, chủ xưởng gỗ) có mua một chiếc xe ô tô tải (biển số 30H1 –
0011) để chuyên chở gỗ từ nơi cung cấp về xưởng. Ngày 20/06/2011, bà có kí hợp
đồng thuê lao động với anh Lê S là lái xe, theo đó, từ ngày kí hợp đồng, anh S sẽ là
lái xe thuê phụ trách việc vận chuyển gỗ từ nơi cung cấp về xưởng của bà C bằng
chiếc xe tải của bà; bà C sẽ trả tiền công cho anh S hàng tháng; hai bên không có
thỏa thuận gì về việc bồi thường thiệt hại. Anh S đã có giấy phép lái xe hợp pháp.
Ngày 11/7/2011, anh S vận chuyển gỗ từ Hà Tĩnh về xưởng, có kiểm hàng Lã
Vân A cùng đi. Trước khi đi, anh đã kiểm tra xe cẩn thận. Khi tới đường Đinh Tiên
Hoàng, tỉnh Ninh Bình, do đường đông, anh S đã giảm ga và bóp phanh để hãm tốc
độ xe. Tuy nhiên, do phanh không ăn, đúng lúc đó, chị Đỗ Diễm H đang đèo chị
Đào Ngọc A đi bên phải mũi ôtô nên xe tải đã đụng vào xe máy, làm hai người ngã
tấp sang một bên. Chị H bị rạn xương chân, chị Ngọc A bị xây xước chân tay, tổng
viện phí hết 7 triệu đồng. Ngoài ra chiếc xe máy mới mua giá 21 triệu đồng của chị
H bị hỏng nặng, không còn khả năng sử dụng. Cơ quan công an xác định nguyên
nhân tai nạn là do phanh đột ngột bị tuột trong lúc anh S điều khiển phương tiện.
2.2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống
Để xác định trách nhiệm bồi thường cho chị H và chị A, ta cần làm sáng tỏ:
Một là, tai nạn trong tình huống có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại hay không?
Hai là, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm đó được áp
dụng với chủ thể nào trong tình huống? Chủ thể đó có năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại không?
2.2.1. Về điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thứ nhất, ta thấy, trong tình huống có thiệt hại xảy ra. Đó là những thiệt hại về
sức khỏe cho chị H, chị A và thiệt hại về tài sản cho chị H.
Thứ hai, đối tượng gây ra thiệt hại trên là nguồn nguy hiểm cao độ. Đó là chiếc
xe ô tô tải biển số 30H1 – 0011 của bà C (một loại phương tiện giao thông vận tải
cơ giới). Đồng thời, sự gây thiệt hại đó do chính sự không hoạt động của chiếc
phanh – tức sự hoạt động nội tại trong chiếc xe – gây ra.
Thứ ba, sự gây thiệt hại của xe có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại đã xảy ra.
4
Thứ tư, hoạt động gây thiệt hại của chiếc xe nằm ngoài khả năng kiểm soát của
anh S, bởi trước khi khởi hành, anh đã kiểm tra xe cẩn thận, đồng thời, khi thấy
đường đông, anh S đã giảm ga và bóp phanh để hãm tốc độ xe. Do đó, anh S hoàn
toàn không có lỗi. Khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chiếc xe gây ra sẽ
dựa trên sự suy đoán trách nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý chiếc xe đó.
2.2.2. Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo Khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người
khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả
thuận khác”; đồng thời, theo hướng dẫn tại điểm đ, mục 2, phần III Nghị quyết số
03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn
áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra thì phải xác định trong trường hợp đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ
có phải là người chiếm hữu, sử dụng nó hay không.
Trong tình huống, anh S chỉ được bà C thuê lái xe và trả tiền công theo hợp
đồng lao động, tức là người chiếm hữu, sử dụng xe không phải anh S mà là bà C.
Đồng thời, xét năng lực chịu trách nhiệm bồi thường, bà C hoàn toàn có khả năng
bồi thường vì bà đủ tuổi chịu trách nhiệm dân sự (49 tuổi) và có khả năng chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình (do là chủ xưởng gỗ). Do đó, bà C sẽ phải bồi thường
cho chị H và A; cụ thể, bà phải bồi thường 7 triệu đồng tiền viện phí, 21 triệu đồng
giá trị chiếc xe máy và một số chi phí khác phù hợp với tình trạng người bị hại.
3. KẾT LUẬN
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc
biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt
động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại.
Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể không có
lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại,
pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường.
5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Dân sự Việt Nam – tập 2, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2011;
2. Nguyễn Thanh Bình, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, vài nét
về thực tiễn xét xử và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí kiểm sát, số 5/2003;
3. Lê Phước Ngưỡng, “Tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005;
4. Phùng Trung Tập, “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”,
Tạp chí toà án, số 10/2004;
5. Vũ Thị Hải Yến, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học Luật Hà Nội “Trách
nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, mã
số: LH-08-05/ĐHL, Hà Nội, năm 2009;
6. Lê Đình Nghị, bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra;
7. Bộ Luật Dân sự năm 2005;
8. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toàn án Nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
9. Một số trang web:
- Website của TS. Lê Đình Nghị :
- Thông tin pháp luật dân sự :