Khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch

TÓM TẮT Làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang quyết định công nhận là làng nghề thủ công có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những làng nghề dệt nổi tiếng ở Nam Bộ, thể hiện tiềm năng thu hút du khách khi đến với Châu Phong. Tuy nhiên, phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề dệt ở Châu Phong nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Bài viết, dưới góc nhìn văn hóa học, phân tích giá trị văn hóa làng nghề dệt, đánh giá và đưa ra cách thức khai thác làng nghề dệt trong phát triển du lịch ở Châu Phong.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 74 KHAI THÁC LÀNG NGHỀ DỆT CỦA NGƯỜI CHĂM Ở CHÂU PHONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Exploiting the weaving village of Chăm people in Châu Phong in tourism development ThS.NCS. Vũ Thu Hiền Trường Đại học Tài chính Marketing TÓM TẮT Làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang quyết định công nhận là làng nghề thủ công có lịch sử lâu đời. Đây là một trong những làng nghề dệt nổi tiếng ở Nam Bộ, thể hiện tiềm năng thu hút du khách khi đến với Châu Phong. Tuy nhiên, phát triển du lịch nói chung và du lịch làng nghề dệt ở Châu Phong nói riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Bài viết, dưới góc nhìn văn hóa học, phân tích giá trị văn hóa làng nghề dệt, đánh giá và đưa ra cách thức khai thác làng nghề dệt trong phát triển du lịch ở Châu Phong. Từ khóa: du lịch làng nghề, làng dệt Chăm Châu Phong, làng nghề dệt của người Chăm Islam, nghề dệt ABSTRACT The weaving village of Chăm people in Châu Phong was recognized by the People's Committee of An Giang Province as a handicraft village with a long history. This is one of the famous weaving villages in the South, showing the potential of attracting tourists to Châu Phong. However, tourism development in general and weaving village tourism in Châu Phong in particular are not commensurate with the potential. From a cultural perspective, the writer analyzes the value of weaving village’s culture, evaluates and suggests ways to exploit the weaving village in tourism development in Châu Phong. Keywords: trade village tourism, weaving village of Chăm people in Châu Phong, weaving village of Chăm Islam, weaving 1. Mở đầu Làng nghề thủ công truyền thống nói chung và làng nghề dệt nói riêng được xem là một trong những giá trị văn hóa “vô giá” của tộc người sở hữu nó. Giá trị văn hóa này không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn duy trì bản sắc dân tộc và là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch ở nhiều nơi trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam, nghề dệt của người Chăm ra đời khá sớm, được xem là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Chăm. Thông qua nghệ thuật sản xuất, những giá trị văn hóa, lịch sử được kết tinh ở làng nghề dệt đã phần nào thể hiện được một thực thể xã hội mang đậm nét văn hóa tiêu biểu của người Chăm. Người Chăm ở An Giang theo tôn giáo Islam, lao động nữ người Chăm Islam ít có cơ hội tiếp xúc bên ngoài, nên họ chủ yếu Email: vuthuhien@ufm.edu.vn VŨ THU HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 75 làm nghề dệt vải ở nhà. Trước đây ở An Giang, hầu như nhà người Chăm nào cũng làm nghề dệt vải. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề dệt vải của người Chăm khó cạnh tranh nổi với hàng dệt công nghiệp, phụ nữ Chăm không còn gắn bó với nghề dệt. Vì vậy, cần có biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề dệt của người Chăm ở An Giang nói chung và làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong nói riêng. Làng nghề dệt truyền thống của người Chăm còn lưu giữ và phát triển đó là làng dệt Châu Phong. Làng dệt Chăm Châu Phong có vị trí thuận lợi cho việc kết nối các điểm đến du lịch, vừa tiếp giáp với biên giới Campuchia vừa chạy dài theo dòng sông Hậu, sông Khánh Bình. Bên cạnh đó, không gian sống nơi đây hiền hòa và yên bình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác làng nghề dệt Châu Phong của người Chăm cho hoạt động du lịch. Hơn nữa, kết hợp với xu hướng du lịch văn hóa đang mở rộng, việc khai thác làng nghề truyền thống nói chung và khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch nói riêng là một nghiên cứu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Quan niệm du lịch làng nghề và mô hình du lịch làng nghề Tác giả Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long cho rằng: “Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch, xem và/hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó, mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đất nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề” (2009, tr. 70-71). Mô hình chung cho du lịch làng nghề ở các quốc gia là cho phép khách du lịch được tham quan khu vực sản xuất, nơi họ có thể cảm nhận được giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi sản phẩm được sản xuất ra. Tham quan làng nghề mang lại những lợi ích thiết thực như: du khách biết đến giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, thích thú với sản phẩm văn hóa tinh tế, cảm nhận sự khéo léo của người thợ dệt khi điều khiển những công cụ còn thô sơ mà tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng.v.v. Bên cạnh việc tham quan làng nghề, du lịch làng nghề còn tổ chức cho du khách được tham gia vào quá trình sản xuất để tự sáng tạo sản phẩm riêng cho mình, nhờ đó mang lại cho họ nhiều trải nghiệm, khám phá thú vị trong chuyến du lịch làng nghề, tạo cho du khách sự lưu luyến và dành nhiều thời gian đối với làng nghề hơn. Ngoài ra, đến với làng nghề, khách du lịch còn có nhu cầu mua những sản phẩm độc đáo từ làng nghề về làm quà tặng, làm hàng lưu niệm, hay sử dụng sản phẩm đó trong sinh hoạt hàng ngày. Cho nên, trong mô hình du lịch làng nghề còn có các quầy hàng bán hàng lưu niệm, sản phẩm của làng nghề. 2.2. Khái quát về người Chăm ở Châu Phong Người Chăm Islam ở An Giang thuộc nhóm cộng đồng Chăm Nam Bộ, có chung nguồn gốc lịch sử lâu đời với người Chăm cư trú ở Trung Bộ. Từ thế kỷ XV đến XIX, do nhiều nguyên nhân lịch sử khác nhau, cộng đồng Chăm Islam đã dời khu vực Trung bộ, di cư đến Campuchia, sau đó lại về An Giang sinh sống dọc theo 2 bờ sông SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 76 Hậu. Người Chăm cư trú chủ yếu thuộc ba huyện là An Phú, Châu Phú và Tân Châu thuộc tỉnh An Giang. Ở Tân Châu, người Chăm cư trú chủ yếu trên địa bàn xã Châu Phong với dân số là 2.472 người (Niên giám thống kê tỉnh An Giang, năm 2009). Châu Phong cách biên giới Việt Nam – Campuchia 23 km và cách Châu Đốc một chuyến phà, có vị trí địa lý thuận lợi nằm gần thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên – những trung tâm kinh tế và du lịch An Giang, cũng như ở vị trí thuộc tuyến đường xuyên Á đến Campuchia. Điều này cho thấy sự thuận tiện của giao thông trong những chuyến du lịch xuyên Á. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong. Bên cạnh đó, người Chăm ở Châu Phong sống tập trung thành làng. Văn hóa Chăm ở Châu Phong mặc dù vẫn giữ một số giá trị văn hóa Chăm truyền thống, song họ đã có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa với một số dân tộc trong quá trình cộng cư, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của tôn giáo Islam. Điều này, tạo cho văn hóa Chăm ở Châu Phong có sự độc đáo và khác biệt ngay với người Chăm ở các khu vực khác như Ninh Thuận và Bình Thuận. Chính sự khác biệt trong văn hóa Chăm ở Châu Phong, cũng tạo ra nét độc đáo trong hoạt động kinh tế truyền thống. Đặc biệt, là nghề dệt thổ cẩm từng phát triển ổn định từ khoảng đầu thế kỷ XIX đến khoảng thập niên 60 của thế kỉ trước. Một trong những lí do nghề dệt thổ cẩm Chăm ở đây còn lưu giữ đến hôm nay là bởi tục “cấm cung” (con gái lớn lên không được ra ngoài, chỉ ở trong nhà dệt vải hay thêu thùa, vì vậy, bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng biết dệt thổ cẩm), cho dù tục này hiện nay không còn nữa. 2.3. Làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong Nghề dệt vải là nghề thủ công truyền thống của người Chăm, được phát triển liên tục trong cộng đồng Chăm. Nhiều làng nghề chuyên dệt vải đã ra đời và trở nên nổi tiếng như ở Ninh Thuận – Bình Thuận có Hữu Đức, Chương Thiện hay Mỹ Nghiệp, còn ở tỉnh An Giang là Châu Phong. Từ những dụng cụ thô sơ, tự tạo đơn giản, bằng đôi tay khéo léo và sự cần mẫn, người phụ nữ Chăm đã tạo ra những sản phẩm dệt tinh tế, đa dạng, độc đáo phản ánh lịch sử văn hóa người Chăm. Khi kinh tế tự cung tự cấp, hầu như gia đình người Chăm nào ở Châu Phong cũng có khung dệt để dệt vải. Phụ nữ Chăm ở Châu Phong bị hạn chế tham gia các hoạt động ngoài xã hội, họ thường quanh quẩn trong gia đình để làm việc nội trợ và dệt vải. Vì vậy nghề dệt trở thành truyền thống, một nghề gắn với người phụ nữ Chăm nơi đây. Trước năm 1975, nhiều gia đình người Chăm ở Châu Phong có hoạt động sản xuất chính là dệt, và nghề dệt của họ là hàng hóa được mang đi buôn bán. “Trước năm 1975, sản phẩm thổ cẩm Chăm ở Châu Phong rất hưng thịnh, không những nổi tiếng trong nước mà còn có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia và cả Ấn Độ” (Chu Khánh Linh và Nguyễn Dương Tùng Vy, 2016, tr.398). Từ sau năm 1975, nghề dệt của người Chăm ở An Giang có lúc suy giảm vì không cạnh tranh nổi với hàng ngoại nhập. Cũng có thời gian nghề dệt phát triển trở lại do nhu cầu thị trường tăng, và nhờ việc hỗ trợ của chính quyền nhằm duy trì và củng cố nghề dệt cổ truyền. Tuy nhiên, “hiện nay làng nghề dệt Chăm đang đối mặt với nguy cơ mai một do sản phẩm khó VŨ THU HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 77 tiêu thụ, mẫu mã chưa đa dạng, thiếu lực lượng nghệ nhân kế thừa và sắc thái văn hóa dân tộc cũng dần bị phai mờ do tác động của quá trình thương mại hóa” (Bùi Thị Phương Mai, 2016, tr.390-391). Năm 1999, Hợp tác xã dệt Châu Giang ở Châu Phong được thành lập, “tập trung được khoảng 20 hộ gia đình, với khoảng 40 nghệ nhân (phụ nữ) để học nghề và tạo ra những sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước” (Nguyễn Quang Việt Ngân và Dương Trường Phúc, 2018, tr.218). Các nghệ nhân đã tìm tòi, nghiên cứu để nắm bắt tình hình thị trường, đẩy mạnh việc đa dạng hóa về chủng loại và mẫu mã sản phẩm để đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Các sản phẩm dệt bao gồm trang phục như: váy, áo, khăn, nón; hay các sản phẩm dùng trong sinh hoạt, trang trí, hàng lưu niệm như: túi xách, giỏ xách, drap nệm, khăn trải bàn, khăn choàng.v.v. Để làm ra các sản phẩm độc đáo, các nghệ nhân Chăm ở Châu Phong đã sử dụng:  Công cụ dệt: gồm ba bộ phận chính là sa quay chỉ, khung kéo canh và khung dệt. Trong quá trình sản xuất người Chăm thể hiện tính sáng tạo của mình qua việc cải tiến khung dệt, bằng cách dùng kỹ thuật ròng rọc, dây giật và chân đạp kết hợp, giúp người thợ dệt giảm nhẹ sức lao động và tăng năng suất nhanh hơn 5 lần so với khung dệt đưa thoi theo cách phóng tay truyền thống.  Nguyên liệu: trước đây, người Chăm tự trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ nên sử dụng tơ tại chỗ để dệt, tạo ra những sản phẩm dệt mềm mại, tinh xảo. Đồng thời, họ cũng tận dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên để làm thuốc nhuộm như: “dùng vỏ cây “Pahud” để tạo màu vàng, nhựa cây “Klek” để nhuộm màu đỏ, trái mặc nưa để tạo màu đen, vỏ và lá cây chàm cho màu xanh, vỏ cây “lahku” và trái “thơmơ” nấu chung sẽ cho màu đỏ sậm, tinh chất trong tổ của một loài kiến sống trên cây nấu chung với phèn chua và trái sứa cho màu tím đỏ” (Bùi Thị Phương Mai, 2016, tr.391). Khi nhuộm, người thợ nấu nước phẩm màu sôi trong những nồi to và nhúng từ từ những cuộn sợi chỉ dệt. Sau khoảng 15 đến 20 phút, sợi đã thấm đều màu, sợi được vớt ra nhúng vào nước lạnh, sau nữa vớt ra rồi đem phơi khô. Đặc điểm các màu nhuộm của người Chăm rất bền, ít bị phai khi giặt và phơi nắng, có độ sáng bóng và tạo ra sắc thái riêng cho sản phẩm dệt Chăm. Hiện nay, do không còn sản xuất tơ, nguyên liệu tơ mua từ Đà Lạt giá thành cao nên thợ dệt Chăm chuyển sang dùng chỉ dệt công nghiệp cho hầu hết sản phẩm, chỉ dùng tơ để dệt trang phục lễ hội và trang phục cưới. Các nguyên liệu nhuộm tự nhiên ngày càng khan hiếm, nên người Chăm thay thế bằng thuốc nhuộm hóa chất cho sợi công nghiệp.  Kỹ thuật dệt: thể hiện qua hai kiểu dệt cơ bản là dệt thổ cẩm và dệt xà rông. Dệt thổ cẩm là kiểu dệt tạo hoa văn trên khung dệt, còn dệt xà rông là kỹ thuật tạo hoa văn ikat trong lúc nhuộm chỉ. Hoa văn trang trí các sản phẩm dệt phong phú và đa dạng, thường lấy chủ đề từ thiên nhiên như: bông dâu, bông bứa, mặt võng, mặt đệm, mặt cưa, kẻ sọc, ô vuông, zic zắc, hoa mây phù hợp với luật tục của đạo Hồi không sử dụng hình tượng để trang trí, tạo nên sắc thái riêng cho sản phẩm dệt. Nghề dệt là nghề truyền thống, tồn tại và phát triển liên tục trong cộng đồng Chăm. “Ở An Giang, làng nghề dệt của người Chăm tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 78 định công nhận là làng nghề thủ công có lịch sử lâu đời và nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ từ những năm trước 1975” (Bùi Thị Phương Mai, 2016, tr. 390). Làng nghề dệt của người Chăm nơi đây không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm. Tuy nhiên, khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, các mặt hàng công nghiệp nước ngoài tràn vào Việt Nam, lấn át các mặt hàng thủ công. Do đó, làng nghề dệt của người Chăm ở An Giang đang có xu hướng bị thu hẹp, thợ dệt Chăm thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, nên chuyển sang làm các nghề khác. Theo tác giả Nguyễn Quang Việt Ngân và Dương Trường Phúc “Châu Phong hiện nay có gần 1.000 hộ với gần 5.000 đồng bào Chăm, nhưng chỉ có khoảng 20 hộ làm nghề dệt thổ cẩm” (2018, tr.220). Vì thế, cần có những giái pháp để bảo tồn và phát triển làng nghề dệt, tránh nguy cơ nghề dệt Chăm ở An Giang bị mai một. 2.4. Thực trạng việc khai thác làng nghề của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch Làng nghề dệt truyền thống của người Chăm ở An Giang nằm trong khu vực có vị trí giao thông thuận tiện, thuận lợi cho việc di chuyển của du khách tới tham quan. Vị trí địa lý này có thế mạnh vừa có đường thủy vừa có đường bộ để du khách dễ dàng di chuyển đến làng nghề dệt Châu Phong của người Chăm ở An Giang. Đặc biệt, với ví trị nằm trên tuyến giao thông xuyên Á tới Campuchia, Châu Phong đang có thế mạnh khai thác nguồn khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng đến với làng dệt Châu Phong chưa thực sự đáp ứng sự thuận tiện trong kết nối các tuyến, điểm du lịch. Chẳng hạn, như việc vận chuyển trên tuyến đường bộ liên kết điểm tham quan từ làng nghề dệt Châu Phong đến các thánh đường và khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên còn hẹp, mặt đường còn lồi lõm. Đường thủy đưa khách từ Campuchia đến neo đậu ở bè nổi du lịch Châu Phong còn chật hẹp và thiếu khang trang. Các phương tiện vận chuyển và di chuyển nối các điểm tham quan còn hạn chế. Sản phẩm từ nghề dệt của người Chăm độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa tộc người, thể hiện qua việc họ biết tận dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên làm thế mạnh. Những sản phẩm này đã từng nổi tiếng, không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, làng nghề dệt của người Chăm đang gặp nhiều khó khăn do sản phẩm dệt truyền thống vừa thiếu nguồn nguyên liệu tự nhiên, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp, vừa bị sản phẩm công nghiệp lấn át, cũng như sản phẩm dệt chưa đa dạng, chủ yếu là các sản phẩm khăn, áo, túi xách, ba lô, ví và chưa có sự đầu tư cao. Mặc dù vậy, sản phẩm dệt của người Chăm ở Châu Phong vẫn thể hiện được sự tài hoa của người thợ dệt, với những sản phẩm sản xuất đơn lẻ, từng chiếc, do đó mang đậm dấu ấn tình cảm và cá tính của người thợ, khác với sự sản xuất hàng loạt của hàng công nghiệp. Đây chính là điều du khách mong muốn được cảm nhận và tiêu dùng. Để khách du lịch mua sản phẩm dệt nhiều hơn, nghệ nhân Chăm cần có sự sáng tạo, tạo ra được các sản phẩm lưu niệm đặc trưng, giới thiệu nét văn hóa độc đáo của tộc người mình đến với khách du lịch. Ngoài ra, làng nghề dệt Châu Phong nằm trong không gian văn hóa Chăm Islam chan hòa và yên bình. Du khách đến đây sẽ được cảm nhận các giá trị văn hóa Chăm VŨ THU HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 79 Islam độc đáo và khác biệt. Đây thực sự là điểm mới lạ, thu hút đối với khách du lịch khi đến với làng nghề dệt Châu Phong. Du khách khi đến điểm du lịch nào đều mong muốn cảm nhận những khác biệt, những đặc trưng văn hóa riêng. Mặc dù làng nghề dệt Châu Phong đã tạo được không gian văn hóa để thu hút du khách. Tuy nhiên, các dịch vụ du lịch ở đây còn nghèo nàn, vì thế khó tạo ấn tượng để khai thác trong phát triển du lịch. Qua chuyến khảo sát thực tế (tháng 8/2016) và phỏng vấn một số hướng dẫn viên (tháng 02/2020) dẫn khách đoàn tham quan làng nghề dệt ở Châu Phong, chúng tôi nhận thấy, làng nghề dệt hiện chỉ dừng ở mức là một điểm tham quan trong chuyến du lịch, chưa trở thành điểm đến du lịch. Cụ thể: với câu hỏi tác giả đặt ra là: Anh/ chị nhận xét gì về làng dệt Châu Phong trong phát triển du lịch? Cả ba hướng dẫn viên được phỏng vấn đều trả lời: làng dệt Châu Phong là một điểm tham quan trong các điểm đến ở An Giang, làm phong phú thêm điểm đến du lịch An Giang. Tuy nhiên, làng dệt Châu Phong chưa thể trở thành điểm đến độc lập. Đến làng nghề dệt, khách du lịch thường mua khăn làm kỷ niệm vì giá rẻ (vài chục ngàn đồng) và mang dấu ấn làng nghề. Các mặt hàng khác ít được mua vì không có điểm đặc sắc và nhiều mặt hàng trùng với các địa phương khác. Nếu chỉ tham quan làng dệt Chăm thì chưa đến 15 phút là hết, vì qui mô nhỏ và các dịch vụ du lịch ở đây còn nghèo nàn. Khách du lịch xem nghệ nhân biểu diễn dệt vải thì đứng nhìn một lúc là hết hào hứng. Nhưng nếu khách du lịch xem những nghệ nhân dệt vải, hướng dẫn viên hát một bài như bến nước tình yêu, chiếc khăn Mat’ra, khách du lịch rất thích thú và tán thưởng, vừa xem vừa quay clip rất say mê. Điều này chứng tỏ nếu chỉ đưa khách du lịch đến xem dệt vải và mua sắm sản phẩm dệt trong hoạt động du lịch làng nghề dệt Chăm ở Châu Phong, hoạt động du lịch như vậy tại làng nghề dệt của người Chăm thật đơn điệu và khó phát triển. Nó không tạo sự hứng thú tham quan và mua hàng từ khách du lịch. Hướng dẫn viên du lịch năng động, đưa thêm vào việc tham quan chỉ có hoạt động nhìn từ du khách, còn là hoạt động nghe và xem trình diễn bài hát phù hợp ngữ cảnh, tạo cho buổi tham quan thêm sinh động, khách du lịch nảy sinh những cảm xúc tích cực, kéo dài thời gian tại điểm đến và dễ dàng mua sắm sản phẩm trong trạng thái tích cực. Từ thực tế này, chúng tôi nhận thấy cần tìm cách khai thác làng nghề và sản phẩm làng nghề trong hoạt động du lịch. Khách du lịch bên cạnh việc tham quan, họ có nhu cầu được tìm hiểu văn hóa làng nghề, trải nghiệm, tham gia vào quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng mình. Do đó, khai thác làng nghề dệt của người Chăm cần tập trung vào các mảng như du lịch tham quan làng nghề, với việc kết hợp trình bày nét đẹp văn hóa để khách du lịch có những cảm nhận, xúc cảm với hoạt động tham quan làng nghề; tìm hiểu và trải nghiệm các quy trình sản xuất ra sản phẩm; sản phẩm làng nghề đặc trưng và sản phẩm lưu niệm độc đáo; du lịch tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ khách du lịch.v.v. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang đã có sự quan tâm và đầu tư trong xúc tiến du lịch làng nghề, nhiều chương trình, dự án, chính sách được đưa ra. Cùng với việc người Chăm đã nhận thức về việc khôi phục làng nghề thông qua hoạt động du lịch. Song nguồn t