Tóm tắt
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy chúng tôi thấy tự học, tự nghiên cứu là một trong những cách học
tốt nhất. Cách học này giúp người học nâng cao trình độ kiến thức, nhanh chóng chiếm lĩnh vấn đề cần
tìm hiểu. Mỗi ngành học, môn học có thể áp dụng cách tự học khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi đề
cập đến vấn đề cách tự học, tự nghiên cứu trong bộ môn Văn học dân gian ở trường đại học từ phương
diện khai thác các yếu tố ngoài văn bản của bộ môn này trong giảng dạy ở trường đại học.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác yếu tố ngoài văn bản trong dạy – học Văn học dân gian ở trường đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015
60
Khai thác yếu tố ngoài văn bản trong dạy – học
Văn học dân gian ở trường đại học
Exploiting elements outside the text of teaching and learning Folklore at university
ThS. Mai Thị Huệ
Trường Đại học Đồng Nai
M.A. Mai Thi Hue
The University of Dong Nai
Tóm tắt
Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy chúng tôi thấy tự học, tự nghiên cứu là một trong những cách học
tốt nhất. Cách học này giúp người học nâng cao trình độ kiến thức, nhanh chóng chiếm lĩnh vấn đề cần
tìm hiểu. Mỗi ngành học, môn học có thể áp dụng cách tự học khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi đề
cập đến vấn đề cách tự học, tự nghiên cứu trong bộ môn Văn học dân gian ở trường đại học từ phương
diện khai thác các yếu tố ngoài văn bản của bộ môn này trong giảng dạy ở trường đại học.
Từ khóa: kinh nghiệm, tự học, tự nghiên cứu, văn học dân gian Việt Nam
Abstract
Through practical teaching experience, we realize that self-study and research is one of the best ways of
learning. It helps students improve their academic level, grasping the subject more quickly. For different
fields and academic subjects, different methods of self – study should be used. This paper discusses self
– study and research methods in the popular literature subject in colleges with regards to making use of
– document element of this subject in teaching at the university.
Keywords: methodology, self-study and research, Vietnamese folklore
1. Mở đầu
Tự học, tự nghiên cứu là một trong
những cách học tích cực, nếu không muốn
nói là tích cực nhất. Tự học (Teach
oneself) hiểu một cách đơn giản là tự mình
tư duy, sử dụng năng lực (bao gồm tất cả
các năng lực về trí tuệ, tình cảm, cơ bắp)
của mình để chiếm lĩnh tri thức, biến
những tri thức của nhân loại thành sở hữu
riêng của mình. Cách học này quyết định
một phần lớn đến việc chiếm lĩnh kiến thức
của cá nhân người học nhằm giúp người
học ứng dụng kiến thức đó một cách tốt
hơn trong thực tiễn hoạt động dạy và học.
Hai tác giả Phạm Gia Đức - Phạm Đức
Quang đã viết “Cốt lõi là tự học, là quá
trình phát triển nội tại trong đó chủ yếu là
tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong
phú giá trị mình bằng cách thu nhận xử lí
và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri
thức bên trong của con người mình”(1).
Giáo sư Văn Như Cương cũng cho rằng
“Tự học là phương pháp tốt nhất để phát
huy trí tuệ, để nắm vững kiến thức và linh
hoạt áp dụng”(2)
Văn học dân gian (VHDG) với tư cách
61
là một bộ phận cấu thành nền văn học dân
tộc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển của nền văn
học viết mà còn có mối quan hệ chặt chẽ,
không thể tách rời với lịch sử, văn hoá của
dân tộc. Với tính chất như vậy “nền văn
học nói” (để phân biệt với “nền văn học
viết”) sớm được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường ở nhiều cấp học. Riêng ở Đại
học, VHDG là phân môn có thời lượng đến
5 đơn vị học trình hoặc một học phần 3 tín
chỉ. Đây là môn học có những đặc trưng
riêng, đòi hỏi người dạy và người học cần
có những phương pháp phù hợp để đạt
được mục tiêu dạy – học. Một trong những
cách thức đó chính là việc khai thác các
yếu tố ngoài văn bản trong quá trình dạy –
học. Xuất phát từ thực tiễn dạy học ở Đại
học Đồng Nai, bài viết của chúng tôi tập
trung nghiên cứu việc vận dụng những yếu
tố ngoài văn bản trong dạy – học môn Văn
học dân gian trong trường Đại học, giúp
phục vụ tốt hơn công tác này trong quá
trình giảng.
2. Nội dung
2.1. Thực tế giảng dạy VHDG hiện nay
trong Trường Đại học Đồng Nai
Như đã nói ở trên, VHDG có những
đặc trưng riêng, bản thân tác phẩm VHDG
cần được nhìn nhận như một quá trình;
trong mối quan hệ với các yếu tố văn hoá
lịch sử và đặc điểm diễn xướng của từng
thể loại. Đặc trưng này tạo nên những giá
trị đặc biệt của tác phẩm VHDG đồng thời
cũng gây không ít khó khăn trong quá trình
tiếp nhận nó. Thực tế giảng dạy phân môn
VHDG Việt Nam ở Trường Đại học Đồng
Nai, chúng tôi nhận thấy việc dạy – học
VHDG chưa đạt được kết quả như mong
đợi có nhiều nguyên nhân, xuất phát từ
nhiều phía (trong nội dung bài viết này chỉ
xin nói về người học).
Thứ nhất, người học thiếu hẳn một
nền tảng tri thức liên ngành để tiếp cận và
cảm thụ đầy đủ các giá trị văn hoá, thẫm
mỹ của tác phẩm. Mỗi tác phẩm VHDG là
một tác phẩm văn hoá, ẩn chứa nhiều mã
văn hoá, lịch sử và các biểu tượng, kiến
thức liên ngành. Xin đơn cử một ví dụ:
Việc tiếp cận truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh
rất cần đến nền tảng tri thức liên ngành và
kiến thức thể loại (trong tự sự dân gian).
Nếu kiến thức thể loại cho phép sinh viên
giải quyết vấn đề thể loại của văn bản
(truyền thuyết hay thần thoại) thì kiến thức
liên ngành như lịch sử, khí tượng thuỷ văn
(của sông Hồng), dân tộc học sẽ giúp các
em có được cái nhìn toàn vẹn về các giá trị
văn hoá của tác phẩm này. Tiếp cận theo
hướng này, sinh viên sẽ thấy, truyện Sơn
Tinh Thuỷ Tinh hàm chứa những tri thức
dân tộc học, đó là chế độ quần hôn đang
dần bị thay bằng chế độ hôn nhân một vợ
một chồng. Cùng với chế độ hôn nhân ấy là
tục thách cưới, tục con gái lấy chồng cư trú
bên nhà chồng, tục lại mặt sau đám cưới
Và đặc biệt truyện còn phản ánh 2 tín
ngưỡng quan trọng bậc nhất của người Việt
là là tín ngưỡng thờ tự nhiên (tục thờ thần
núi) và thờ cúng con người (tục thờ các vị
anh hùng có công lao lớn với cộng đồng,
thờ các vị tổ tiên khai sáng đất nước).
Như vậy, việc xác định vai trò và vị trí của
truyện này trong hệ thống truyền thuyết
người Việt cũng trở nên dễ dàng hơn
(truyện phản ánh một thời kỳ huy hoàng,
quan trọng bậc nhất trong lịch sử dân tộc:
Thời kì Hùng Vương dựng nước). Và tất
nhiên, những băn khoăn về tính đa chủ đề
của truyện cũng được giải quyết. Sinh viên
hoàn toàn có thể tự giải thích vì sao về bản
chất truyện là thần thoại nhưng sách giáo
khoa trong chương trình phổ thông lại gọi
là truyền thuyết và muốn dạy theo chủ đề
62
này (chủ đề ngợi ca lao động, khắc phục
những trở ngại của thiên nhiên (lũ lụt) của
người Việt cổ để tổ chức đời sống, tạo
dựng nền móng cho một nền văn minh lúa
nước sau này).
Việc thiếu hẳn nền tảng tri thức liên
ngành dẫn đến có rất nhiều câu hỏi (hoặc
vấn đề) chúng tôi đặt ra, sinh viên còn lúng
túng hay trả lời “đúng mà chưa trúng”, nhất
là những câu hỏi mang tính “hàn lâm”.
Chẳng hạn: “Qua ví dụ cụ thể, anh (chị)
hãy nêu điểm giao thoa giữa các thể loại
VHDG” thì sinh viên trả lời loanh quanh,
hoặc sự cảm thụ tác phẩm VHDG chưa
cao, có khi ngây ngô nếu không muốn nói
là sai lệch (ví như yêu cầu bình giảng bài
ca dao: “Rủ nhau xuống bể mò cua” sinh
viên nhầm “bể” là dụng cụ đựng nước
mưa; quả mơ nhầm với “mơ” ngâm đường
ở Hà Nội rồi cứ thế mà thắc mắc, mà
“tán” (!). Hay khi người dạy yêu cầu kể,
đọc một số tác phẩm VHDG như truyện
thần thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn,
sử thi, truyện thơ, thành ngữ, có rất
nhiều sinh viên không kể và đọc được, đặc
biệt là những thể loại, tác phẩm VHDG của
dân tộc thiểu số (như truyện thơ hay sử
thi). Vì sao lại có cách hiểu, cách cảm
trong tình trạng trên? Phải chăng do chưa
thực sự tạo cho mình một thói quen tự học,
tự nghiên cứu tìm tòi đọc tài liệu dẫn đến
vốn kiến thức về VHDG quá ít?
Thứ hai, tính thụ động trong học tập
của sinh viên là một trở ngại vô cùng lớn
trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm
VHDG. Mặc dù trong quá trình giảng dạy,
ngay từ đầu phân môn, giảng viên đã cung
cấp cho sinh viên Đề cương chi tiết học
phần theo từng vấn đề, giới thiệu tài liệu
bắt buộc, tài liệu tham khảo liên quan,
để định hướng cho sinh viên nghiên cứu.
Tuy nhiên, tính chủ động của sinh viên
trong việc tìm kiếm tài liệu để đọc và khả
năng tương tác với giáo viên là chưa cao.
Khả năng làm việc theo nhóm để giải quyết
nhiệm vụ học tập của các em cũng hạn chế.
Về điều này, tác giả Trần Minh Hường,
cũng cho rằng: “ trong thực tế hiện nay,
đa số sinh viên chưa ý thức một cách đầy
đủ về vấn đề tự học. Họ đang lúng túng
trong việc tự chiếm lĩnh tri thức, nhưng
vấn đề quan trọng hơn là tính thụ động. Rất
nhiều giáo viên ở các trường ĐH, CĐ đã
than phiền về việc ứng dụng phương pháp
dạy học mới chưa thực sự hiệu quả. Một
trong những nguyên nhân quan trọng của
thất bại này chính là ở người học” [Trần
Minh Hường (2006), “Tự học – Bí quyết
thành công”, GDTĐ số tháng 7](3).
Thứ ba, việc dạy – học tác phẩm
VHDG hiện nay chủ yếu tiếp cận trên văn
bản ngôn từ. Điều này không sai nhưng
chưa hoàn toàn phù hợp với đặc trưng loại
hình foklore này. Chúng ta biết rằng, tác
phẩm VHDG luôn gắn với môi trường diễn
xướng, tính thực hành sinh hoạt. Nói cách
khác, đây chính là nơi bộc lộ tất cả các đặc
điểm và giá trị của nó. Nhìn nhận, tiếp cận
VHDG trong môi trường diễn xướng là
đưa tác phẩm trở về đúng môi trường sản
sinh và hành dụng của nó. Chẳng hạn, dạy
về ca dao dân ca (đặc biệt giao duyên) và
hát ru sinh viên không thể “hình dung” môi
trường diễn xướng mà cần được thấy, trải
nghiệm quan sát mới cảm hết được giá trị
của nó. Điều này ở các trường Đại học và
Cao đẳng về cơ bản là chưa thực hiện được
do những hạn chế về điều kiện thời gian và
cơ sở vật chất. Việc đưa sinh viên đi thực
tế, điền dã phục vụ cho việc học tập học
phần này là khó khả thi bởi những quy
định về thời gian, cơ chế Rõ ràng, nếu
chỉ tiếp cận trên bình diện ngôn từ văn bản
thì không thể khai thác hết các giá trị và ý
63
nghĩa của tác phẩm. Đây cũng là hạn chế
nói chung không chỉ ở trường chúng tôi mà
còn ở nhiều trường khác được các đồng
nghiệp chia sẻ.
2.2. Khai thác các yếu tố ngoài
văn bản – một định hướng đề xuất
Để cảm thụ được hết cái hay, cái đẹp
của VHDG chúng ta không chỉ tìm hiểu
VHDG bằng văn bản ngôn từ (dĩ nhiên văn
bản ngôn từ là yếu tố cốt lõi) mà phải tìm
hiểu nó trong văn hóa dân gian, trong môi
trường sinh thành, tồn tại, biến đổi và phát
triển của nó. Có nghĩa, chỉ khi hòa mình
vào các sinh hoạt của dân gian nơi diễn
xướng VHDG ta mới thấy hết được sự hồ
hởi, phấn khởi, vui nhộn (lễ hội) hay sự tán
thành, đau thương, không đồng tình (giao
tiếp), trong từng cử chỉ, điệu bộ, thái độ,
động tác, không gian, âm thanh mà ở
văn bản ngôn từ VHDG không thể thấy
được
Khác với văn học viết, VHDG có
những đặc điểm, thuộc tính (hay đặc trưng
cơ bản): tính tập thể, tính truyền miệng,
tính vô danh, tính biểu diễn (hoặc diễn
xướng), tính dị bản, tính đa chức năng và
nguyên hợp. Tính đa chức năng và tính
nguyên hợp là hai mặt của một vấn đề (tính
nguyên hợp sản sinh ra tính đa chức năng.
Tính đa chức năng phản ánh tính đa ngành,
đa lĩnh vực nghệ thuật và khoa học trong
sáng tác dân gian). Về chức năng VHDG,
ngoài bốn chức năng chung của văn học
nói chung, VHDG còn có chức năng quan
trọng chủ yếu là chức năng thực hành trong
đời sống. Chính vì thế, tiếp nhận tác phẩm
VHDG ngoài văn bản ngôn từ ta cần phải
có môi trường tồn tại thực hành của nó. Có
thể khái quát bằng sơ đồ sau và so sánh nó
với văn học viết:
Rõ ràng, tiếp nhận VHDG không chỉ
trên văn bản ngôn từ mà tiếp nhận nó như
nó tồn tại sinh thành và biến đổi. Nói cách
khác, ngoài văn bản ngôn từ ta cần tìm hiểu
VHDG ở các yếu tố ngoài ngôn từ và trong
tính liên văn bản. Tuy nhiên, cũng cần phải
thấy rằng, trong môi trường lớp học hiện
nay, để thực hiện được việc tìm hiểu yếu tố
ngoài văn bản hãy còn không ít khó khăn.
Dù vậy, không thể không làm. Nói như tác
giả Đinh Gia Khánh: “Nghệ thuật ngữ văn,
một thành tố của văn hóa dân gian chỉ có
thể phát huy đầy đủ chức năng thẩm mĩ khi
gắn bó với các thành tố khác”(4) hay tác giả
Chu Xuân Diên: “là thành phần chủ yếu
trong tổng thể sinh hoạt văn hóa nghệ thuật
dân gian, văn bản văn học dân gian Việt
Nam đậm dấu vết của những thành phần
không phải văn học của tổng thể đó”(5).
Đặc trưng của VHDG tạo ra những yếu tố
ngoài văn bản ngôn từ, nếu người tìm hiểu
bỏ đi những yếu tố ấy thì tác phẩm VHDG
Văn học
dân gian
Văn học
viết
64
không còn là bản thân nó nữa.
1. Nhận diện các yếu tố ngoài văn bản
Hiểu một cách đơn giản, yếu tố ngoài
văn bản là các yếu tố không nằm trong văn
bản tác phẩm (được in ấn trong sách, giáo
trình) mà có liên quan đến các giá trị, nội
dung, ý nghĩa của tác phẩm. Những yếu tố
ngoài văn bản có thể là các làn điệu dân
ca, các cách thức diễn xướng, phương thức
tồn tại, sự vận động trong đời sống dân
gian, các chức năng sinh hoạt thực hành xã
hội của VHDG. Cũng có những yếu tố
được nhắc đến trong văn bản nhưng chỉ có
thể cảm nhận được khi chính người tiếp
cận được trải nghiệm. Chẳng hạn, trong
truyền thuyết nói đến tính thiêng (ngài hiển
linh, hiển thánh, hoặc ngôi đền rất thiêng,
người dân thường ra đó cầu tự). Chi tiết
này được mô tả khá đơn giản và rất dễ bị
bỏ qua khi tiếp cận từ mặt ngôn từ. Tuy
nhiên, tính thiêng lại là một đặc trưng quan
trọng của truyền thuyết. Đây là cơ sở niềm
tin của nhân dân đối với các vị anh hùng có
công với dân với nước. Tính thiêng chỉ
được cảm nhận đầy đủ khi người tiếp nhận
tham dự, trải nghiệm ở môi trường diễn
xướng (tham gia vào lễ, tế trong lễ hội
chẳng hạn). Ngoài ra, có thể kể đến các
yếu tố ngoài văn bản một cách khái quát
như ở các chức năng và loại hình của tác
phẩm VHDG như:
- Chức năng ứng dụng thực hành: bao
gồm môi trường (lễ hội, sinh hoạt, lao
động, vui chơi, giải trí, giao tiếp) sinh
thành, tồn tại, phát triển, biến đổi; cử chỉ,
điệu bộ, thái độ; nhạc, vũ; không gian,
không khí dân gian.
- Loại hình nguyên hợp: VHDG không
chỉ có ý thức thẩm mĩ về mặt ngôn từ mà
còn là khoa học (truyện thần thoại, tục
ngữ), triết học, tôn giáo, đạo đức; tính
chất tổng hợp về phương thức biểu hiện
(các yếu tố tự sự, trữ tình, kịch kết hợp)
dẫn đến sự tổng hợp về phương pháp sáng
tác; tổng hợp về phương tiện nghệ thuật
(vũ, nhạc, động tác). Điều này sinh ra
tính liên văn bản của VHDG.
2. Tổ chức thực hiện nhằm khai thác
triệt để các yếu tố ngoài văn bản
Các hình thức tổ chức rất đa dạng, có
thể sử dụng một hình thức, cũng có thể kết
hợp vài ba hình thức với nhau. Có thể kể
đến một số hình thức sau:
- Sân khấu hóa để một phần nào đó tái
hiện không khí dân gian, hoàn cảnh giao
tiếp. Ngoài phần thực hành được quy định
trong “phần cứng” của chương trình học tín
chỉ, cần thiết tổ chức thêm những giờ/ đêm
sinh hoạt để diễn một trích đoạn chèo
Quan âm Thị Kính hoặc Xúy Vân giả dại
hay một trích đoạn tuồng Nghêu, Sò, Ốc,
Hến,Ở Trường Đại học Đồng Nai hoàn
toàn có khả năng thực hiện hình thức này
(giảng viên, sinh viên nghiên cứu tự tập
hoặc mời chuyên gia như cô Lưu Thị Kim
Cúc, nguyên giảng viên của Trường ĐN đã
từng đóng vai Xúy Vân rất hay trên sân
khấu Đại học Vinh)
- Diễn kể về một truyện truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, chèo...
Yêu cầu SV phải tập và tự thể hiện, có thể
thực hiện kể bằng cách phân vai.
- Thi đố, cá cược ở hình thức câu đố,
đồng giao để thấy được sự vui nhộn, phấn
khởi, hồ hởi, thi đua, tranh tài, hay hả hê, ủ
dột
- Thực hành nói diễn cảm, có vần
điệu, vận dụng cách nói đệm/ nói xen ca
dao, tục ngữ, vè. Chẳng hạn: cho 2 bạn cãi
nhau thật hăng, đang cao trào thì bạn thứ 3
xuất hiện can ngăn: “Thôi mà, một sự nhịn
là chín sự lành đấy bạn ạ”v.v
- Hát hò đối đáp dân ca, hát rucác
vùng miền nước ta. Đã dạy và học VHDG,
65
cả người dạy lẫn người học (nhất là người
dạy) tối thiểu phải trang bị cho mình “nằm
lòng” một số câu hát xoan, hò, lý, ví, dặm,
ru Bắc bộ, ru Nam bộ,Trên cơ sở đó phải
biết phát hiện trong SV những em ham
thích, có năng khiếu để tổ chức những buổi
hát này (hoặc kết hợp khi đi điền dã, du
lịch,)
- Giả thiết tình huống, hoàn cảnh giao
tiếp để hiểu tác phẩm VHDG với những ý
nghĩa khác nhau trong văn cảnh khác nhau
tạo ra bởi nó là văn học ứng dụng nên ai
cũng có thể vận dụng. Ví dụ: câu ca dao
“Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu giải
yếm cho chàng sang chơi”, chỉ khi đưa câu
ca dao trên vào giả dụ hoàn cảnh giao tiếp
trực tiếp ta mới thấy tình cảm của cô gái
bộc lộ như thế nào với chàng trai một cách
đúng mức (phải trực tiếp nhìn, nghe thái
độ, nét mặt, cử chỉ, giọng nói ta mới thấy
cô gái đang thổ lộ tình yêu mãnh liệt, có
phần táo bạo nhưng không kém phần tế nhị
dịu dàng của cô gái với chàng trai, với
mong ước và sự “mách nước” cho chàng
trai rút gần khoảng cách). Hoặc câu tục
ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là câu
khuyên người nhưng tùy vào người ứng
dụng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau
cho ra nghĩa khác nhau: khuyên mua đồ
dùng, khuyên chọn người, khuyên cách
sống, khuyên rèn tính cách v.v
- Ứng dụng công nghệ thông tin: xem
ca hát, lễ hội, diễn truyện...bằng phim ảnh,
âm thanh. Điều này rất tốt và quen thuộc
nhưng cần lưu ý: chỉ vận dụng chứ nhất
thiết không lạm dụng.
- Điền dã: Ngoài công tác điền dã quy
định trong chương trình để SV làm quen
việc sưu tầm, thu thập tài liệu, cần linh
động tổ chức nhóm/ lớp tận dụng các lễ hội
ở địa phương, các buổi giỗ tiền hiền ở dòng
họ hay lễ hội đình làng để SV hiểu và tích
lũy được tri thức VHDG. Điền dã là một
phương pháp tối thiết của dạy - học VHDG
vì qua đó người học sẽ được làm quen với
công tác thu thập tài liệu, xử lí tài liệu, bảo
quản tài liệu và sử dụng tài liệu hiệu quả.
Hình thức học qua cách điền dã giúp người
học trực tiếp tiếp xúc với văn bản trong dân
gian, trực tiếp tiếp xúc với những người
sáng tác lưu truyền, với không khí dân gian
thực mà qua nguồn tài liệu sách vở nào
cũng không thể có được. Nói như
Iu.M.Xôcôlôp (1889-1941): “Cần phải coi
là đã lỗi thời rồi, cái thời mà nhà nghiên
cứu folklore có thể không kiêm nhà sưu
tầm và nhà quan sát trực tiếp sự tồn tại của
folklore trong đời sống thực tế”.(6)
3. Kết luận
Trong phạm vi một bài viết, chúng tôi
chưa có dịp đề cập đến toàn bộ nội dung
công tác dạy - học Văn học dân gian ở
trường Đại học đã được đề cập tới khá
nhiều trong các giáo trình, sách chuyên
khảo, mà chỉ tập trung vào một khía
cạnh: khai thác các yếu tố ngoài văn bản.
Nhưng ngay ở khía cạnh này, do nhiều
nguyên nhân khác nhau nên chúng tôi cũng
chưa đề cập được đầy đủ, thấu đáo những
nội dung của nó.
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là: tự
tìm hiểu, nghiên cứu VHDG đối với người
dạy, người học hay người yêu thích bộ
môn này là một trong những phương pháp
học hữu ích nhất. Tất nhiên, khi nghiên cứu
VHDGVN chúng ta phải có phương pháp,
phải dựa vào các tiêu chí cụ thể, vào đặc
thù của VHDG mà nghiên cứu, tìm hiểu và
khai thác các yếu tố ngoài văn bản là một
trong các phương pháp đó. Với những gợi
ý về các phương pháp tự học, tự nghiên
cứu VHDGVN nói trên, chúng tôi hi vọng
rằng điều đó sẽ ít nhiều mang lại hiệu quả
tốt cho mọi người trong việc nghiên cứu,
66
dạy và học môn VHDG. Chúng tôi mong
sao việc tự học, tự nghiên cứu sẽ tạo thành
một thói quen - một phương pháp học tích
cực và các hoạt động ngoài văn bản này sẽ
khơi nguồn cảm hứng say mê, yêu thích
của người dạy cũng như người học đối với
môn VHDG.
Chú thích
1. Phạm Gia Đức – Phạm Đức Quang (2007), Giáo
trình dạy học sinh trung học cơ sở tự lực tiếp cận
kiến thức toán học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
2.
phuong-phap-tot-nhat-223662.vov
3.
654&CatId=102
4. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn
hóa dân gian. Nxb Khoa học Xã hội.
5. Chu Xuân Diên (1989), Văn hóa dân gian – những
lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội.
6. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam,
Tập 1, Nxb Giáo Dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bích Hà (2006), (Tuyển chọn và giới
thiệu), Văn học dân gian Việt Nam- Tác phẩm
dùng trong nhà trường, Nxb Thanh Niên.
2. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học dân gian
Việt Na