Khảo cứu văn hoá chất lượng trong giáo dục đại học châu Âu

TÓM TẮT Giáo dục đại học châu Âu đi đầu trong việc triển khai các dự án giáo dục tầm khu vực như tiến trình Bologna (từ 1999), dự án Văn hóa chất lượng (2002 – 2006) và dự án Khảo cứu văn hóa chất lượng (2009 – 2011). uá trình và kết quả thực hiện các dự án này có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giáo dục đại học quốc tế về đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng. Bài viết tóm lược các nội dung chính của dự án Khảo cứu văn hóa chất lượng nhằm tổng quát quá trình triển khai dự án và góp phần định hướng hình thành văn hóa chất lượng qua việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng trong tổ chức giáo dục đại học.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo cứu văn hoá chất lượng trong giáo dục đại học châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 – Thaùng 2/2014 48 KHẢO CỨU VĂN HOÁ CHẤT LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CHÂU ÂU ĐỖ ĐÌNH THÁI (*) TÓM TẮT Giáo dục đại học châu Âu đi đầu trong việc triển khai các dự án giáo dục tầm khu vực như tiến trình Bologna (từ 1999), dự án Văn hóa chất lượng (2002 – 2006) và dự án Khảo cứu văn hóa chất lượng (2009 – 2011). uá trình và kết quả thực hiện các dự án này có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giáo dục đại học quốc tế về đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng. Bài viết tóm lược các nội dung chính của dự án Khảo cứu văn hóa chất lượng nhằm tổng quát quá trình triển khai dự án và góp phần định hướng hình thành văn hóa chất lượng qua việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng trong tổ chức giáo dục đại học. Từ khóa: đảm bảo chất lượng, văn hóa chất lượng, Hiệp hội các trường đại học châu Âu. ABSTRACT European higher education takes the initiative in deploying the educational projects at the regional level such as the Bologna Process (1999), the Quality Culture Project (2002- 2006) and the Examining Quality Culture Project (2009-2011). The processes and results of these projects have affected the international higher education community on the quality assurance and the quality culture. This article summarizes some of the main contents of the Examining Quality Culture project in order to provide an overall picture on the implementing process of the project and contribute to the orientation of forming the quality culture by means of implementing the quality assurance activities in the higher education institutions. Keywords: quality assurance, quality culture, European University Association. 1. GIỚI THI U Đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục đại học (GDĐH) châu Âu nổi lên như một hiện tượng kể từ khi châu Âu tuyên bố tiến trình Bologna vào năm 1998 và chính thức triển khai vào năm 1999. Tiến trình Bologna trải rộng khắp châu Âu nhằm mục đích tìm kiếm sự nhất quán về công cụ và cấu trúc ĐBCL. ĐBCL trong giáo dục là mục tiêu chính của Tiến trình Bologna, triển khai hệ thống ĐBCL trong giáo dục để xác định phạm vi năng lực của tất cả các tổ chức liên quan, đánh giá bên trong và bên ngoài, thực thi hệ thống kiểm định chất lượng. Ngoài ra, tuyên bố còn khuyến khích sự hợp tác trong ĐBCL giữa các tổ chức GDĐH (gọi tắt là TC) trong khu vực châu Âu. Song song với Tiến trình Bologna, Hiệp hội các trường đại học châu Âu (EUA – European University Association) triển khai dự án Văn hoá chất lượng (VHCL) trong vòng 4 năm từ năm 2002 đến năm 2006 [3]. Dự án chia thành 3 vòng, với sự tham gia của 134 viện, trường đại học (ĐH) đại diện cho các nước thuộc khu vực châu Âu để thảo luận về việc làm thế nào để phổ biến và khắc sâu VHCL trong các TC của họ. Dự án nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phát triển VHCL bên trong các TC và phổ biến rộng rãi, tiếp tục thúc đẩy quản lí chất lượng nội bộ để cải thiện mức độ chất lượng và giúp đỡ các TC tiếp cận các đánh giá ngoài với tính chất xây dựng. Mặt khác, dự án là một giai đoạn hỗ trợ tích cực cho các hoạt động ĐBCL trong tiến trình Bologna. (*) ThS.NCS, Trường Đại học Sài Gòn. 49 Tiếp theo dự án VHCL là dự án Khảo cứu VHCL (EQC - Examining Quality Culture) thực hiện 2 năm từ tháng 10/2009 đến mùa thu 10 – 11/2011. 2. B I CẢNH VÀ THIẾT LẬP DỰ ÁN Từ sự gia tăng yêu cầu ĐBCL bên trong và bên ngoài gắn kết với cộng đồng GDĐH, việc duy trì và nâng cao chất lượng trong điều kiện hoàn cảnh mới là tất yếu và quan trọng của GDĐH trong xã hội tri thức. Ngoài ra, cung cấp sản phẩm chất lượng cao là một trong những mục đích chính của quá trình Bologna và chiến lược Lisbon như một công cụ để thúc đẩy sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của GDĐH châu Âu. Trong khi khung ĐBCL châu Âu đang được phát triển, các công việc liên quan đến ĐBCL tiếp tục thực hiện ở cấp độ từ dưới lên. Các TC không ngừng phát triển và thực hiện các quy trình ĐBCL cũng như khuyến khích VHCL. Kết quả của các phương hướng 2010 chứng minh các TC đã tìm ra các biện pháp ĐBCL đạt được những tiến triển quan trọng nhất, định hình chiến lược của họ trong những năm gần đây. Trong bối cảnh này, EUA bắt đầu thực hiện dự án "Khảo cứu VHCL” trong các TC để rà soát các quy trình và cấu trúc ĐBCL, thông qua các TC, hỗ trợ phát triển VHCL bên trong, qua đó nâng cao mức độ chất lượng và đáp ứng yêu cầu giải trình trách nhiệm. Mục tiêu của dự án gồm hai phần: (1) Xác định các quy trình ĐBCL bên trong hiện có của các TC, đặc biệt quan tâm đến các TC đã áp dụng một phần bộ tiêu chuẩn ESGs1 [2] vào ĐBCL bên trong. (2) Thảo luận về động cơ giữa sự phát triển của các quy trình ĐBCL và VHCL bên trong TC trong khi đang nhận diện và xem xét các trường hợp điển hình thực tế trong báo cáo cuối cùng để phổ biến rộng rãi. Với sự tham gia của 222 TC (36 quốc gia), trong đó các trường ĐH (176), các trường ĐH khoa học ứng dụng và bách khoa (32) và các TC khác (14) (gồm các TC giáo dục quân sự và các trường cao đẳng). 3. QUÁ TRÌNH THỰC HI N DỰ ÁN Nội dung của dự án được thể hiện qua 3 tập báo cáo. Tập 1: Các quy trình ĐBCL trong các TC [4]; Tập 2: Các quy trình và công cụ - Sự tham gia, quyền sở hữu và nạn quan liêu [5] và Tập 3: Tự phản ánh để nâng cao chất lượng [6]. Dự án Khảo cứu VHCL gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, dự án tập trung xác định các quy trình ĐBCL hiện có thông qua phiếu khảo sát để thu thập bằng chứng định lượng nhằm đạt được mục tiêu thứ nhất. Giai đoạn thứ hai của dự án tập trung vào mục tiêu thứ hai bao gồm các cuộc phỏng vấn diễn ra trong nửa đầu năm 2011. Những người được phỏng vấn bao gồm một mẫu đại diện của các TC đã tham gia khảo sát và đồng ý sẵn sàng tham gia phỏng vấn. Mục đích của giai đoạn thứ hai là góp phần lí giải các dữ liệu định lượng trong giai đoạn thứ nhất. 3.1 Giai đoạn 1 Ở giai đoạn thứ nhất, một bảng hỏi điều tra bảy lĩnh vực thuộc phần 1 (ĐBCL bên trong gồm 7 nội dung: (1) Chính sách và các thủ tục ĐBCL; (2) Phê duyệt, giám sát và định kỳ đánh giá các chương trình; (3) Đánh giá SV; (4) ĐBCL đội ngũ giảng viên; (5) Tài nguyên học tập và hỗ trợ SV; (6) Hệ thống thông tin và (7) Công khai thông tin) của bộ tiêu chuẩn và nguyên tắc ĐBCL (ESGs) [2] được thiết kế để nắm bắt sự phát triển của quy trình ĐBCL trong các TC theo phương pháp định lượng (xem thêm báo cáo tập 1 – trang 41 [4]). Bảng hỏi gồm hai nội dung chính: (1) các câu hỏi liên quan đến sự phát triển của hệ thống, quan niệm ĐBCL bên trong và (2) các câu hỏi về ĐBCL giảng dạy và học tập có đáp ứng bộ tiêu chuẩn ESGs không. EUA khẳng định ĐBCL như một thành phần quan trọng của VHCL thể hiện 50 trong các yếu tố của VHCL thông qua định nghĩa VHCL: Văn hoá chất lượng dựa trên nền tảng văn hoá tổ chức với mục đích nâng cao chất lượng lâu dài và gồm 2 yếu tố: thứ nhất, yếu tố văn hoá / tâm lí của các giá trị, niềm tin, kỳ vọng được chia sẻ và cam kết hướng tới chất lượng. Thứ hai, yếu tố cấu trúc / quản lí với các quy trình đã xác định nhằm nâng cao chất lượng và nhằm mục đích trong việc phối hợp các nỗ lực cá nhân.[3] Hình 1. Các yếu tố của VHCL (chuyển thể từ EUA 2006) Đối với ĐBCL người ta vẫn còn tranh luận về các hoạt động của nó như các hoạt động ĐBCL thuộc bộ chuẩn ESGs hoặc chỉ xác định trong phạm vi giảng dạy và học tập nhưng dự án khuyến khích các TC chấp nhận phương pháp tiếp cận bao hàm tất cả các hoạt động để phát triển các quy trình ĐBCL bên trong: một cách tiếp cận thích hợp cho các TC và xuất phát từ mục đích chiến lược phù hợp với nghệ thuật khai triển VHCL bên trong. Kết quả là họ đưa vào phiếu khảo sát một số câu hỏi liên quan đến khung ĐBCL của các TC nói chung cũng như các câu hỏi liên quan đến ĐBCL trong nghiên cứu và quản lí chiến lược. Tuy nhiên, nội dung chính của khảo sát vẫn tập trung vào ĐBCL giảng dạy và học tập theo lập luận của bộ tiêu chuẩn ESGs. Dữ liệu thu thập thông qua cuộc khảo sát cho thấy hầu hết các TC có cấu trúc và quy trình ĐBCL, có tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, mặc dù vẫn còn một số thách thức. Các quy trình ĐBCL phổ biến nhất vẫn là hoạt động giảng dạy và học tập chiếm 98,2%. 92,8% số TC có kế hoạch chiến lược cấp TC, chỉ có 3 TC không có và số còn lại có kế hoạch ở cấp đơn vị, khoa. Mỗi TC có chính sách ĐBCL với quy mô cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng không có giải pháp cụ thể làm thế nào để thỏa thuận phân bố trách nhiệm trong toàn TC. Ngoài ra, dữ liệu chứng minh các tiến bộ đạt được là gần đây do trên 50% số TC đưa hệ thống ĐBCL vào từ năm 2005 (trong đó 16% đang thiết kế và lập kế hoạch). Dữ liệu khảo sát cho thấy sự phát triển ĐBCL trong khuôn khổ hiện tại của họ gần đây là rất kì diệu và đã có tiến bộ ấn tượng trong thập kỷ qua. Sự phát triển này trùng Sự thông tin Sự tham gia Niềm tin Quản lý chất lượng Yếu tố kĩ thuật Các công cụ và cơ chế để đo lường, đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lượng. Cam kết chất lượng Yếu tố văn hoá Cấp độ cá nhân: cam kết phấn đấu để đạt được chất lượng. Cấp độ tập thể: thái độ của mỗi cá nhân góp phần gia tăng chất lượng. Văn hóa Chất lượng Từ trên xuống Từ dưới lên Tạo điều kiện thuận lợi 51 hợp với những phát triển chính sách châu Âu. Các phát hiện cho thấy rằng khi nói đến các quá trình thực tiễn và cấu trúc hỗ trợ trong ĐBCL, không có giải pháp phù hợp, ổn định và toàn diện khi quyết định những gì hệ thống ĐBCL của TC nên bao gồm. Các TC cho rằng, họ đang xây dựng các quy trình liên quan đến chất lượng và cơ cấu. Trong một số trường hợp, đôi khi vì khuôn khổ pháp lí nên các TC chưa thể đạt được kiểu VHCL mà họ đang phấn đấu. Rõ ràng, mục tiêu của các TC là VHCL được hỗ trợ bởi các quá trình ĐBCL. Tuy nhiên, các TC dường như đã tìm thấy cách thực hiện các quy trình ĐBCL. Hiệu quả và năng lực của các quy trình ĐBCL hiện tại cần tiếp tục kiểm tra chất lượng trong khi khảo sát không cho phép thu thập thông tin này. Các phương hướng chính được rút ra cho giai đoạn này là xác định phương hướng, nhận thức (có hệ thống ĐBCL cấp tổ chức, cần có thời gian và nỗ lực để phát triển VHCL, đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan, hiểu biết thêm thông tin đầu vào, minh bạch trong thu thập thông tin) và tăng cường các hoạt động cần thiết để phát triển VHCL thông qua mục tiêu chiến lược hiệu quả và minh bạch. 3.2 Giai đoạn 2 Ở giai đoạn này, dự án thực hiện 59 cuộc phỏng vấn với 10 trường ĐH của 10 quốc gia (gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng / Phó đơn vị, khoa, SV, cán bộ ĐBCL) được lựa chọn từ các mẫu trả lời câu hỏi khảo sát để xác định mức độ các công cụ và quy trình ĐBCL đóng góp để xây dựng VHCL trong TC. Đặc biệt, tập trung vào việc thiết lập mối quan hệ giữa các quy trình ĐBCL và VHCL. Phỏng vấn tập trung chủ yếu vào giảng dạy và học tập, khuyến khích người được phỏng vấn thảo luận về những thành công, thất bại, thành tựu đạt được và thách thức. Qua các thông tin thu được từ 59 cuộc phỏng vấn kết hợp với dữ liệu thu thập được ở giai đoạn thứ nhất, dự án nhấn mạnh 5 điều kiện dẫn đến nền VHCL hiệu quả gồm (1) Quan tâm chi phí và lợi ích của những người tham gia gồm tài chính, yếu tố tâm lí (đừng để họ căng thẳng không cần thiết và khối lượng công việc không hợp lí) nếu họ thực sự đóng góp cho nền VHCL hiệu quả; (2) Sắp xếp hoạt động ĐBCL hiệu quả từ các quá trình và cấu trúc ra quyết định bên trong hiệu quả. Có phân cấp trách nhiệm rõ ràng ở các cấp. Giảm tệ quan liêu bằng cách hạn chế thu thập dữ liệu khi thật cần thiết. Tạo điều kiện thoải mái cho người học như ở nhà. Sự cân bằng tối ưu giữa nhu cầu cốt lõi của TC và mức độ trách nhiệm của giảng viên, giữa nhu cầu tiếp cận ĐBCL rộng lớn và một vài biến đổi cục bộ trong tập thể giảng viên; (3) Lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi để tranh luận nội bộ và chịu sự bất đồng quan điểm để đảm bảo quy trình ĐBCL không áp đặt; (4) Đầu tư con người qua phát triển nhân viên để tránh sắp xếp nhân viên ĐBCL trong nội bộ; (5) Tự chủ và tự tin là yếu tố then chốt trong năng lực của các TC để xác định chất lượng và mục đích của các quá trình ĐBCL bên trong. Ngoài ra, dự án còn kết luận các yếu tố thúc đẩy nền VHCL hiệu quả là (1) Các TC đặt trong môi trường “mở”, không phải qua quy định khắt khe và được niềm tin của công chúng, (2) Trường ĐH tự tin là không bị giới hạn trong việc xác định tập các quy trình ĐBCL của riêng mình, (3) VHCL nhấn mạnh dân chủ, trách niệm như tiếng nói của giảng viên, nhân viên và sinh viên như nhau, (4) Xác định vai trò đội ngũ giảng viên, nhấn mạnh công tác giảng dạy nhiều hơn chứ không chỉ tinh thông học thuật và năng lực nghiên cứu và (5) Các quy trình ĐBCL dựa trên các giá trị học thuật khi đang hướng đến các quy trình hành chính cần thiết. 3.3 Một số nhận xét Trong quá trình triển khai dự án Khảo 52 cứu VHCL, kết luận dự án đưa ra 5 điều kiện dẫn đến nền VHCL mang tính chất hành động nhiều hơn so với nhận thức, chúng ta thấy rằng họ chủ yếu đề cập nhiều đến kết quả các hoạt động ĐBCL, đặc biệt tập trung hoạt động giảng dạy và học tập mà ít đề cập đến VHCL đã được hình thành như thế nào. Vì vậy, quá trình triển khai dự án này chỉ phù hợp với các nước có nền văn hóa phát triển nói chung và cộng đồng học thuật tiên tiến nói riêng, yếu tố về ý thức và nhận thức của họ về giáo dục cao hơn các nước chưa phát triển và sở hữu mức độ nhận thức chất lượng “đủ lớn” tương ứng với các hoạt động chất lượng đáp ứng nhu cầu cuộc sống chất lượng và luôn được kiểm soát chặt chẽ của xã hội. Đối với các nước chưa phát triển, khi triển khai các hoạt động ĐBCL ngoài mong đợi các kết quả nhận được hiệu quả, họ còn mong muốn nâng cao nhận thức chất lượng của mỗi cá nhân, tập thể trong TC, tránh gây nên “văn hoá hình thức”, che dấu bên trong. Lewis đã nhận định: Một nguy cơ có thể nhận thấy ở các TC là hình thành “văn hoá hình thức”, nghĩa là những nỗ lực của TC đó nhằm đạt được mức điểm kiểm định tích cực từ cơ quan ĐBCL bên ngoài thay vì thực sự cải tiến chất lượng bên trong TC; (2) Với hình thức này thì người ta sẽ che giấu những điểm yếu thay vì thể hiện ra bên ngoài để cơ quan bên ngoài đóng góp ý kiến, thảo luận định hướng và có biện pháp khắc phục những tồn tại và cải tiến chất lượng [1]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về VHCL mang tính thời sự, lí luận, triết lí dựa trên kiến thức, kinh nghiệm hoặc trải nghiệm qua quá trình làm việc, ảnh hưởng bởi bối cảnh và văn hoá hiện tại. Tóm lại, có thể nói khi mức độ nhận thức chất lượng của một TC đủ lớn thì họ quan tâm đến kết quả thực hiện các hoạt động và hoạt động ĐBCL trong TC. Ngược lại, họ tập trung vào việc nâng cao nhận thức trách nhiệm và nhận thức chất lượng trong các mặt hoạt động. 4. KẾT LUẬN Thông qua kết quả khảo sát, dự án có thể chứng minh các TC đang phát triển các quy trình ĐBCL một cách đúng đắn. Mỗi TC là mỗi trường hợp khác nhau, một số đang phát triển rất tốt trong các lĩnh vực nhất định, một số TC khác chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình ĐBCL. Bên cạnh đó còn có một số thách thức, khó khăn hoặc cạm bẫy. Dự án hy vọng có thể hỗ trợ những TC đang thực hiện các hoạt động này hiểu rõ hơn tình huống của mình để tìm giải pháp khắc phục. Kết quả khảo sát chứng minh các cách thức và mức độ thực hiện khác nhau. Các TC đã lựa chọn các kết hợp khác nhau của các quá trình để phù hợp với văn hoá và cấu trúc của TC. Bên cạnh đó, dữ liệu cũng chỉ ra rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện phần 1 của bộ chuẩn ESGs. Cuối cùng, mặc dù có nhiều việc đã đạt được trong ĐBCL và nâng cao chất lượng trong các TC nhưng họ vẫn còn phải thực hiện nhiều hơn nữa để có được VHCL đúng nghĩa. Điều này đòi hỏi trách nhiệm chung của lãnh đạo, quản lí TC và cộng đồng các trường ĐH cũng như tối ưu hoá mối liên hệ giữa ĐBCL bên trong và bên ngoài. Chú thích: 1 ESGs – European Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Educaiton Area xây dựng dựa trên đề xuất của nhóm E4 (ENQA, ESU, EUA và EURASHE) vào năm 2005, là một hoạt động trong tiến trình Bologna. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Richard Lewis (2012), Những xu thế quốc tế nổi bật trong lĩnh vực phát triển hệ thống ĐBCL GDĐH, Báo cáo tập huấn Xây dựng hệ thống ĐBCL và VHCL bên trong các trường ĐH, 22-24/02/2012, Vinh. 2. European Association for Quality Assurance in Higher Education (2009), Standards and Guidelines for Quality Assurance in the European Higher Education Area, ENQA Publications. 3. European University Association (2006), Quality Culture in European Universities: A Bottom-up Approach, Report on the three rounds of the quality culture project 2002 - 2006, EUA Publications. 4. Tia Loukkola, Thérèse Zhang (2010), Examining Quality Culture: Part I - Quality Assurance Processes in Higher Education Institutions, EUA Publications. 5. Andrée Sursock (2011), Examining Quality Culture: Part II - Processes and Tools - Participation, Ownership and Bureaucracy, EUA Publications. 6. Oliver Vettori (2012), Examining Quality Culture: Part III - From self-reflection to enhancement, EUA Publications. * Ngày nhận bài: 15/1/2014. Biên tập xong:
Tài liệu liên quan