Khảo sát các cách giật tít trên báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Độc giả báo mạng thường không đọc mà chỉ “lướt mắt”. Trong các thành tố cấu tạo nên một tác phẩm báo chí thì tít (đầu đề) là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đọc hay không. Giật tít trên báo điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo trên tít báo. Xuất hiện ngày càng nhiều ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo rất rối rắm, khó hiểu, nhiều từ chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghành mới có thể hiểu được Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng Vietnamnet. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi cách giật tít làm cơ sở để tìm ra giải pháp khắc phục.

doc24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 6585 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát các cách giật tít trên báo mạng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát các cách giật tít trên báo mạng điện tử Mục lục Đề tài: Nghiên cứu, khảo sát các cách giật tít trên báo mạng điện tử, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế.  MỞ  ĐẦU       Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Độc giả báo mạng thường không đọc mà chỉ “lướt mắt”. Trong các thành tố cấu tạo nên một tác phẩm báo chí thì tít (đầu đề) là một thành tố mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có tiếp tục đọc hay không.       Giật tít trên báo điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo trên tít báo. Xuất hiện ngày càng nhiều ngôn từ được tác giả sử dụng trong tít báo rất rối rắm, khó hiểu, nhiều từ chuyên môn mà chỉ những người hoạt động trong lĩnh vực chuyên nghành mới có thể hiểu đượcTrên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu vào nghiên cứu cách giật tít và ngôn ngữ sử dụng trên tít báo mạng, dựa trên sự khảo sát 25 tít đăng trên báo mạng Vietnamnet. Từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của mỗi cách giật tít làm cơ sở để tìm ra giải pháp khắc phục.       Việc nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trên báo chí  nói chung, trên tít báo nói riêng là bức thiết để làm tài liệu tham khảo cho những người viết báo, đặc biệt là phóng viên trẻ học cách giật tít và tránh những lỗi khi giật tít. Quá trình nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: khảo sát, nghiên cứu tài liệu, so sánh,  NỘI DUNG Chương I: Những vấn đề cơ bản của tít báo 1. Khái niệm:       Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ  sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.       Có  thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, toàn bộ bài báo công phu rất có thể sẽ bị bỏ qua. 2. Vai trò và chức năng của tít:       a. Vai trò:       Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác dù cùng viết về một đề tài. Tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa chọn đọc.       b. Chức năng:       Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít: Thu hút sự chú ý vào trang giấy Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt Giúp độc giả lựa chọn bài Khiến độc giả muốn đọc Tổ chức trang Sắp xếp thông tin 3. Các loại tít:       - Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.       - Tít chính: trình bày chữ to, chứa đựng những từ khóa.       - Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế  nào, tại sao).       - Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài. 4. Các dạng tít:       Có  hai dạng tít cơ bản:       a. Tít có tính thông tin:       - Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).       - Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.       - Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn.       - Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ  hoặc câu không động từ. Mỗi một cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa.       b. Tít gợi:       Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu  ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.       Có  rất nhiều cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một  điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi. 5. Đặc trưng của tít báo mạng điện tử:       - Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không như báo viết là  bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể dưới dạng một danh sách các bài báo, trong một danh mục của công cụ  tìm kiếm, hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó.       - Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó  khăn của việc đọc chữ trên màn hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo in, tít gắn chặt với nội dung, các bức  ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên  tay – nên chỉ cần liếc qua cũng hiểu. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không thoải mái. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt.       Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả  năng đứng độc lập và dễ hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên, người sử dụng có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua động tác này thì quá mất thời giờ.  6. Thủ thuật đặt tít:       - Dùng thủ pháp khác thường: “Kỵ sĩ trên mái nhà”       - Thủ pháp nghịch lý: “Những xác chết biết nói”       - Thủ pháp trích dẫn: trích dẫn lời của các nhân vật phỏng vấn hoặc các nhân vật có uy tín xuất hiện trong bài viết.       - Thủ pháp chơi chữ: “Thanh Hóa: đầu tư từ  đâu?”       - Thủ pháp nói bóng gió: “Vành móng ngựa”       - Thủ pháp nhân cách hóa: lấy đồ vật hay khái niệm để thay thế con người, nói về con người.       - Thủ pháp nhại lại: nhại khéo lại tên sách, tên phim, tên bài hát thành ngữ tục ngữ, 7. Tiêu chí giật tít:       Một tít phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: trung thực, chính xác, hấp dẫn và trình bày đẹp. Tình trung thực:       Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm bài.       Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu.       Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện và tính chất của bài viết.       Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh và  đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít và rồi mới bắt đầu đọc bài báo.       Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù  hợp với tít chính và cùng sắc thái với tít chính, dù nội dung của tít chính và phụ hoàn toàn khác nhau. Chính xác:       Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai.       Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện, tên người phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài. Hấp dẫn:       Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.       Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề  đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể dùng cho tít.       Vì  chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường và bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời gian để nghĩ về chúng. Hình thức đẹp:       Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt và hợp với các tít khác trên trang báo và các tít phụ.       Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ  trên trang báo và hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống và phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc. 8. Những tiêu chí đánh giá  một tít hay:       - Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.       - Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng dấu chấm than vì nó không thay thế được những từ mạnh.       - Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá.       - Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt.       - Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận. 9. Một số chỉ dẫn khi viết tít:       Phần lớn người đọc chỉ quan tâm đến những tin bài mà họ cảm thấy có thể làm cho cuộc sống của họ thêm thú vị. Do đó trạng thái tâm lý của người đọc là điều mà phóng viên cần lưu ý khi đặt tít:       - Thích cái mới: người đọc luôn dị ứng với một lời kêu gọi quá cũ mặc dù nó hoàn toàn  đúng, một ý kiến cũ không bao giờ có  thể tạo ra được một thái độ mới.       - Thích cái lạ: người đọc thường chú ý tới những ý kiến, chi tiết độc đáo, sâu sắc hơn là những ý kiến chung chung, đúng đắn nhưng vô thưởng vô phạt, ghét những ngôn ngữ thô sơ, gây nhàm chán.       - Người đọc thích tự phát hiện, ghét bị lên lớp vì vậy nhà báo không nên áp đặt quan điểm lộ liễu của mình ở ngay trên tít, tránh dùng những từ ngữ như cần, nên, thiết nghĩ, phải chăng,       - Thích tư duy lạc quan, hướng lên phía trước.       Vì  vậy nhà báo không được tỏ ra cao hơn độc giả: không dùng từ ngữ chuyên môn, nên nhớ  là không phải cái gì mình biết thì độc giả  cũng biết, thông tin nào người đọc thấy khó hiểu là họ bỏ qua ngay.       Nên chọn ra vấn đề chính trong thông điệp: một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi: mình cần nói  điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít.       Giải thích rõ ràng nội dung của bài báo bằng những ngôn từ gần gũi với người sử dụng. Tít phải là phần tóm lược cực ngắn của nội dung liên quan.       Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức.       Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì  có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách.       Hãy  độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn.       Nên tránh dùng các từ viết tắt và nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt và khó hiểu.       Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn và mạnh hơn.       Viết  đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ  ràng. Tránh đưa những thông tin phức tạp và các con số không cần thiết vào tít.       Đừng phóng đại sự hấp dẫn để lôi kéo mọi người nhấn chuột nhằm tìm hiểu nội dung bài viết. Người sử dụng quá ngấy với cái trò đánh lừa này và rất khó chịu khi mất thời gian chờ download một trang web để rồi nhận ra đó không phải cái mà họ muốn. Trên báo in, sự tò mò có thể khiến người ta lật trang hoặc bắt đầu đọc một bài bái. Trên báo điện tử, nó sẽ làm người ta phát điên.       Trong khi cố gắng diễn tả đầy đủ nội dung, đừng quên là tít càng ngắn thì càng dễ đọc. Cố dùng những động từ, tính từ có thể giảm bớt giới từ kèm theo.       Nên lưu ý một chi tiết “nhỏ mà không nhỏ” là khi người sử dụng các công cụ  tìm kiếm thì tin tức sẽ xếp theo thứ tự  chữ cái A, B, C. Tít tiếng Anh thì có thể  bị mắc sai lầm vớ vẩn và bị tụt xuống cuối bảng vì có mạo từ “the” lên  đầu câu. Tiếng Việt thì không có những từ  kiểu này nhưng vẫn nên lưu ý thủ thuật nhỏ  là đổi từ nếu có thể để tin “lên hàng” một chút.       Từ  đầu tiên nên là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông tin nhất. Nó có lợi khi xếp “chỗ tốt” vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi người sử dụng nhìn sẽ thấy dễ hơn. Chẳng hạn bắt đầu bằng tên công ty, tên người hay vấn đề được đề cập trong bài viết.       Chớ  đặt mấy tít liền bằng cùng một chữ, vì như  thế khó nhận rõ sự khác biết khi lướt qua một danh mục.       Nhờ  đồng nghiệp góp ý kiến và nghiêm túc tiếp  thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy.  Chương II: Khảo sát cách đặt tít trên báo mạng 1. Khảo sát:       Khảo sát 25 tít trên báo mạng điện tử Vietnamnet (từ  T2/2008 đến T5/2009): chỉ ra chất liệu sử dụng để đặt tít, nhận xét hiệu quả và nhược điểm của các cách sử dụng. STT TÍT CHẤT LIỆU SỬ DỤNG NHẬN XÉT 1 Cờ bạc, "sex show" - khi nào vào khuôn khổ? (Bùi Dũng – 04/02/2008) - Sử dụng từ  tiếng anh: sex show - Sử dụng câu hỏi nghi vấn. - sex show là một từ ghép không có trong từ điển từ ghép tiếng anh. Từ ghép này ít được sử dụng bởi lẽ show có nghĩa là màn trình diễn, sự khoe khoang, phô trương, còn sex hiểu theo nghĩa danh từ có nghĩa là giới, giống, quan hệ tình dục. Show thường kết hợp với các từ như live show, game show, show room,.. chứ chưa thấy kết hợp sex show. - Việc sử  dụng từ sex show trong tít này chưa phù hợp với quy luật từ ghép tiếng anh, vừa gây phản cảm với người đọc, cảm giác như tác giả đang học  đòi dùng tiếng anh. Trong bài viết tác giả cũng không dành không gian để giải thích sex show có nghĩa là gì. Thông tin từ bài báo ta có thể hiểu sex show theo nhiều cách: hoạt động mại dâm, những buổi biểu diễn khoe cơ thể. Nên dùng từ thuần Việt thay thế vừa dễ hiểu vừa phù hợp với từ cờ bạc đã có trong tít: Cờ bạc, mại dâm -  khi nào vào khuôn khổ? 2 "Vote for Vietnam" rồi... suy nghĩ (Phạm Hoàng Hải – 16/02/2008) - Sử dụng từ  tiếng anh: vote for Vietnam - Dùng dấu chấm lửng - Vote for Vietnam là một cụm từ tiếng Anh có nghĩa là bầu chọn cho Việt Nam. - Dùng từ  tiếng anh trong tít này là khá hợp lý vì  việc bầu chọn Hạ Long là một trong các kỳ quan thiên nhiên của thế giới được thực hiện trên mạng và ngôn ngữ là tiếng anh, trong bài viết tác giả cũng đã giải thích ý nghĩa của cụm từ này sang tiếng việt. - Dấu chấm lửng dùng để nhấn mạnh từ “suy nghĩ”, thu hút  độc giả vào từ này. Độc giả sẽ tò  mò tại sao bầu chọn xong rồi lại phải suy nghĩ, suy nghĩ vấn đề gì, từ đó sẽ chú  ý đọc nội dung bài báo. 3 DNNN VN không thể  áp dụng mô hình chaebol Hàn Quốc (Phương Loan – 28/03/2008) - Sử dụng từ  viết tắt - Sử dụng thuật ngữ chuyên ngành: chaebol - DNNN VN là viết tắt của cụm từ Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Cụm từ viết tắt này không khó đoán nghĩa nhưng sử dụng từ viết tắt quá dài trên tít cũng gây phản cảm cho độc giả. Trong bài viết tác giả cũng không giải thích DNNN VN là viết tắt của cụm từ nào. - Chaebol là  một mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc. Trong bài viết, tác giả chỉ đề cập đến mô hình chaebol mà không giải thích mô hình đó là gì, kết cấu như thế nào. Vì vậy  đọc xong cả bài báo mà độc giả vẫn chưa hình dung ra được mô hình chaebol như thế nào. - Đọc cả  bài báo ta còn nhận thấy tít chính và tít phụ  (tít xen) giống hệt nhau. Điều bất hợp lý nữa là  hai tít này chỉ cách nhau một câu văn (sapo). 4 WB: VN không có thành tố của khủng hoảng tài chính (Phương Loan – 03/06/2008) - Sử dụng từ  viết tắt: WB:VN - WB là viết tắt của hai từ World Bank (Ngân hàng Thế Giới). - VN là  viết tắt của hai từ Việt Nam. - VN người đọc có thể đoán ngay ra nghĩa là Việt Nam, nhưng WB là từ viết tắt tiếng Anh rất ít người có thể đoán ra nghĩa. Vậy mà tác giả mặc nhiên nghĩ rằng ai cũng biết đến từ này nên trong bài viết vẫn tiếp tục viết tắt như vậy mà không hề có sự giải thích nghĩa. - Sử  dụng hai cụm từ viết tắt liên tiếp, WB là từ  viết tắt tiếng Anh làm cho tít báo không rõ ràng về  mặt thông tin, hình thức không thu hút được sự  chú ý của độc giả.  5 Sau "bùng nổ" hoa hậu là gì...? (Bùi Dũng – 25/06/2008) - Sử dụng dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng và dấu hỏi. - Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh từ, muốn người đọc chú ý tới từ trong ngoặc “bùng nổ”. - Dấu chấm lửng gây sự chờ đợi, rằng câu hỏi sẽ  được trả lời ở trong bài viết. Đồng thời dấu chấm lửng cũng thể hiện là sự việc  được đề cập vẫn chưa kết thúc. - Tít cho độc giả biết vấn đề bài viết đề cập: chúng ta có gì sau những cuộc thi sắc đẹp. Tuy nhiên câu hỏi này chưa được trả lời ngay mà độc giả phải tự khám phá trong bài viết. Tít này sẽ thu hút những độc giả có tính tò mò, muốn khám phá, có nhiều thời gian đọc báo, những người cần nắm bắt thông tin nhanh, thông tin nóng rất dễ bỏ qua. 6 Không thể “vơ  đũa cả nắm” giáo sư  (Nguyễn Thành Lập  – 29/08/2008) Sử dụng thành ngữ: vơ đũa cả nắm - Vơ đũa cả  nắm là thành ngữ dùng để ví thái độ đánh giá xô bồ, coi tất cả như nhau, không phân biệt người tốt với người xấu, việc hay với việc dở. - Đây là  bài báo phản hồi của độc giả tới Vietnamnet về cách đặt vấn đề “Giáo sư của ta thực tế chỉ làdanh” đăng trên báo Khuyến học và Dân trí số ra ngày 17/08/2008. Đọc tít báo ta có thể hiểu ngay quan điểm của người viết: không đồng ý với ý kiến  “giáo sư của ta chỉ là danh”, phê phán thái độ đánh giá của bài báo trên là  phiến diện, đồng thời độc giả này đưa ra quan điểm: vẫn có nhiều giáo sư thực thụ. 7 Sao phải "cố  đấm ăn xôi"? (Bùi Dũng – 19/10/2008) - Sử dụng thành ngữ: cố đấm ăn xôi - Sử dụng câu hỏi nghi vấn - Cố đấm ăn xôi là thành ngữ dùng để chỉ sự bảo thủ, cố nhẫn nhục, chịu đựng để theo đuổi, hi vọng điều gì đó dù biết rằng đó là việc làm không hiệu quả. - Câu hỏi nghi vấn kết hợp với thành ngữ gây sự tò  mò cho độc giả: ai “cố đấm ăn xôi”? tại sao lại phải như vậy? Độc giả tự trả lời câu hỏi bằng cách đọc nội dung bài báo. Đây là một cách khá hiệu quả để thu hút sự quan tâm của độc giả tới nội dung bài báo. 8 Xây TTTM 19-12: "Báo chí nói, chúng tôi mới biết"! (Linh Thủy –  Phương Loan) – 17/12/2008 - Sử dụng từ  viết tắt TTTM. - Sử dụng trích dẫn - Câu cảm thán - TTTM là từ  viết tắt của cụm từ Trung tâm Thương mại. - Câu trích dẫn không biết là phát biểu của ai nên gây sự  tò mò cho độc giả. - Trong bài báo đây là lời phát biểu từ HĐND thành phố  Hà Nội. Câu cảm thán thể hiện sự phê  phán điều mâu thuẫn trong lời phát biểu này. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những vấn đề quan trọng, phê duyệt, tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch ở địa phương. Vậy mà HĐND lại phát biểu việc xây dựng TTTM 19-12: “Báo chí nói, chúng tôi mới biết”. Đây là một dự án lớn và mang tầm quốc gia mà HĐND không biết thì thật là phi lý. 9 Gói kích cầu: Đừng để "nước chảy chỗ trũng" (Hương Lan – 19/12/2008) - Sử dụng thành ngữ: nước chảy chỗ trũng. - Nước chảy chỗ  trũng là câu thành ngữ dùng để chỉ hiện tượng của cải, lợi lộc cứ dễ dàng vào tay kẻ giàu có (tựa như nước bao giờ cũng chảy vào và đọng l
Tài liệu liên quan