1. Lời mở đầu
Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ có
nhiều nét tương đồng như: cùng thuộc loại hình
ngôn ngữ đơn lập, có thanh điệu, âm tiết tính, từ
không biến đổi hình thái Bên cạnh đó, giữa hai
ngôn ngữ cũng tồn tại những sự khác biệt nhất định.
Từ đa nghĩa là vấn đề khá phức tạp và đều xuất hiện
trong tiếng Hán và tiếng Việt. Ví dụ: cùng một động
từ “上” nhưng trong những ngữ cảnh khác nhau lại
có ý nghĩa biểu đạt khác nhau đòi hỏi các đối tượng
tham gia vào quá trình giao tiếp cần phải phân biệt
rõ các ý nghĩa cụ thể của từ để truyền tải và tiếp
nhận thông tin một cách chính xác để đạt được hiệu
quả giao tiếp như mong muốn.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các nét nghĩa của động từ “上” trong tiếng Hán (Đối chiếu với động từ “lên” trong tiếng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 13/Tháng 3 - 2017 Journal of Science and Technology 83
KHẢO SÁT CÁC NÉT NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ “上” TRONG TIẾNG HÁN
(ĐỐI CHIẾU VỚI ĐỘNG TỪ “LÊN” TRONG TIẾNG VIỆT)
Nguyễn Thị Hường
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày nhận: 15/12/2016
Ngày sửa chữa: 18/01/2017
Ngày xét duyệt: 10/03/2017
Tóm tắt:
Từ đa nghĩa là hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Hán, trong đó động từ “上” là một trong những
động từ có tần suất sử dụng tương đối cao. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi tập trung khảo sát
một cách toàn diện các nét nghĩa của động từ “上”, tiến hành so sánh đối chiếu với ý nghĩa của động từ
“lên” trong tiếng Việt từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về ý nghĩa của hai động từ này trong
hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt.
Từ khóa: động từ “上”; động từ “lên”; các nét nghĩa; đối chiếu.
1. Lời mở đầu
Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ có
nhiều nét tương đồng như: cùng thuộc loại hình
ngôn ngữ đơn lập, có thanh điệu, âm tiết tính, từ
không biến đổi hình thái Bên cạnh đó, giữa hai
ngôn ngữ cũng tồn tại những sự khác biệt nhất định.
Từ đa nghĩa là vấn đề khá phức tạp và đều xuất hiện
trong tiếng Hán và tiếng Việt. Ví dụ: cùng một động
từ “上” nhưng trong những ngữ cảnh khác nhau lại
có ý nghĩa biểu đạt khác nhau đòi hỏi các đối tượng
tham gia vào quá trình giao tiếp cần phải phân biệt
rõ các ý nghĩa cụ thể của từ để truyền tải và tiếp
nhận thông tin một cách chính xác để đạt được hiệu
quả giao tiếp như mong muốn.
2. Các nét nghĩa của động từ “上” trong tiếng Hán
Theo các tác giả của cuốn《现代汉语词
典(2005年,第五版)động từ “上” có 13 nét
nghĩa,《现代汉语八百词》(1999年,商务印书
馆)chỉ ra động từ “上” có 10 nét nghĩa và《现
代汉语规范词典》(2010年,第二版)cho rằng
động từ “上” có 13 nét nghĩa. Dựa trên các kết quả
tổng hợp thống kê thu được, chúng tôi cho rằng
động từ “上” có tổng cộng 14 nét nghĩa sau:
(1) Di chuyển từ vị trí thấp hơn đến một vị
trí cao hơn
(2) Di chuyển đến một vị trí ở phía trước
(3) Đi, đến (một nơi nào đó)
(4) Đạt đến, đủ một lượng hoặc mức độ nhất
định
(5) Bắt đầu một hoạt động mang tính thường
nhật ( công việc, học tập) vào thời gian quy định
(6) Dâng, trình lên cấp trên
(7) Đăng tải lên (báo, đài..)
(8) Di chuyển lên bục, sân khấu biểu diễn,
sàn thi đấu
(9) Lắp, lắp đặt
(10) Vặn chặt, lên ( dây cót)
(11) Bôi (thuốc), tô, quét ( màu, sơn)
(12) Thêm
(13) Đăng nhập ( mạng internet)
(14) Dọn cơm, món ăn lên bàn ăn
Trong 14 nét nghĩa trên thì ⑴ là nghĩa cơ
bản của động từ “上”, các nét nghĩa (2), (3), (4),
(5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14) là
nghĩa phái sinh.
3. Đối chiếu các nét nghĩa của động từ “上” trong
tiếng Hán với động từ “ lên” trong tiếng Việt
3.1. Sự giống nhau
3.1.1. Các nét nghĩa hoàn toàn giống nhau của
động từ “上” và động từ “lên”
3.1.1.1. Di chuyển từ vị trí thấp hơn đến một vị
trí cao hơn
Nghĩa gốc của động từ “上” và động từ
“lên” đều biểu thị ý di chuyển từ nơi thấp hơn đến
nơi cao hơn. Ví dụ:
(1)上山、上楼、上车(《现代汉语词
典》2005年,第五版 商务印书馆)
—(2)车内原本放的是震耳欲聋的摇滚
乐,卫楠一上车祁娟便把音乐给关了,现在安
静下来(《奔跑的蜗牛》蝶之灵)
Ban đầu trong xe bật nhạc bốc inh tai nhức
óc, nhưng khi Vệ Nam lên xe, Kỳ Quyên liền tắt
nhạc ngay. Trong xe rất yên tĩnh (“Ốc sên chạy”
dịch giả Trần Thu )
—(3)提着一袋食物上楼的原元,看到
的便是那样一幅温暖却揪心的画面(《奔跑
的蜗牛》蝶之灵)
Nguyên Nguyên xách túi thức ăn lên tầng,
nhìn thấy bức tranh ấm áp nhưng cũng khiến người
ta nhói đau....(“Ốc sên chạy” dịch giả Trần Thu)
—(4)天色渐晚,下海游泳的人们陆
续上了岸,旁边的公共浴室外,玩得尽兴的人
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology84 Khoa học & Công nghệ - Số 13/Tháng 3 - 2017
们(《奔跑的蜗牛》蝶之灵)
Màn đêm dần buông xuống, những người
tắm dưới biển lần lượt lên bờ, bên ngoài phòng tắm
công cộng bên cạnh, những người đang chơi vui vẻ
(“Ốc sên chạy” dịch giả Trần Thu”)
(5)Xe lên dốc.
(6)Lên bờ.
(7)Lên miền núi.
(“Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, 1988)
3.1.1.2. Di chuyển đến một vị trí ở phía trước
Động từ “上” trong tiếng Hán giống với
động từ “lên” trong tiếng Việt đều biểu thị ý nghĩa
di chuyển đến một vị trí ở phía trước mặt. Ví dụ:
(8)五号快上,接球。(《现代汉语八百
词》1999年,商务印书馆)
(9) Lên hàng đầu.
(10) Lên tượng (trong cờ tướng).
(“Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, 1988)
3.1.1.3. Đăng tải lên (báo, đài)
Động từ “上” trong tiếng Hán và động từ
“lên” trong tiếng Việt đều biểu đạt ý nghĩa đăng tải
thông tin lên phương tiện thông tin đại chúng như
báo, ti viVí dụ:
(11) 他的事迹昨天上报了。(《汉越词
典》1997年,商务印书馆)
(12) 他的诗已经上报了(《现代汉语规
范词典》2010年,外语教学与研究出版社语文
出版社,第二版)
(13) Ngôi nhà “ruộng bậc thang” ở Hà Tĩnh
lên báo Mỹ. (Báo Điện Tử. vtv.vn)
(14) Vừa lên báo, Messi lại xát muối vào nỗi
đau MU.(Vietnamnet.vn)
3.1.1.4. Đăng nhập (mạng internet)
Động từ “上” trong cụm từ “上网”có nghĩa
là đăng nhập vào mạng internet để tiến hành tra cứu
thông tin nào đó, tiếng Việt cũng dùng cụm từ “lên
mạng” hoặc “vào mạng” để biểu đạt ý nghĩa này.
Ví dụ:
__(15)“陆双这才止住笑容,轻声
道:“好了,你再去睡一会儿吧。我上网跟你
哥联机游戏”(《奔跑的蜗牛》蝶之灵)
Lục Song không cười nữa mà nhẹ nói: “Thôi,
em đi ngủ đi, anh lên mạng hợp sức với anh trai em
chơi game... (“Ốc sên chạy” dịch giả Trần Thu)
3.1.1.5. Chuyển từ bậc học thấp hơn lên bậc học
cao hơn
Động từ “上” trong tiếng Hán và động từ
“lên” trong tiếng Việt đều được dùng để biểu thị ý
nghĩa chuyển cấp từ bậc học thấp lên bậc học cao
hơn. Ví dụ :
—(16)他说:“自从上高中后,你就
不再出来玩,一个寒假都没机会见你,知道你
肯定会给高老师拜年”(《那些回不去的年
少时光》桐华)
Anh nói: “Từ khi lên cấp ba, em không ra
ngoài chơi nữa, cả kỳ nghỉ đông vẫn không có cơ
hội gặp em, biết em nhất định sẽ đến chúc Tết cô
Cao.....(“Thời Niên Thiếu Không Thể Quay Lại
Ấy” dịch giả Tiểu Dương )
—(17)我只觉得心如浸在数九寒天的
冰潭里,我和张骏早已是陌路,张骏自上初中
后,连和同年级的男生都很少来往(《那些
回不去的年少时光》桐华)
Tôi cảm thấy lòng mình như bị chôn vùi
trong hố băng vào ngày đông giá lạnh nhất, tôi và
Trương Tuấn đã sớm là người xa lạ, từ khi Trương
Tuấn lên trung học cơ sở, ngay cả nam sinh cùng
khối cũng ít chơi... (“Thời Niên Thiếu Không Thể
Quay Lại Ấy ” dịch giả Tiểu Dương )
3.1.2. Các nét nghĩa không hoàn toàn giống nhau
của động từ “上” và động từ “lên”
3.1.2.1. Đi, đến (một nơi nào đó)
Động từ “上”có ý nghĩa là đi, đến nơi nào
đó, trong tiếng Việt ngoài sử dụng động từ “lên”
còn có thể dùng các động từ khác như “đi, ra” có
trường hợp dùng động từ “vào”. Với nét nghĩa này
sau động từ tiếng Hán và tiếng Việt đều phải là từ
chỉ nơi chốn. Ví dụ:
—(18)阿Q前几回的上城, 大抵早就兴
高采烈的对人说,但这一次却并不,所以也没
有一个人留心到(《AQ正传》鲁迅)
Xưa kia, mỗi lần lên huyện về, AQ vẫn
hớn hở chuyện trò với mọi người. Nhưng lần này,
không thế. Vì vậy không ai chú ý đến... (“AQ Chính
Truyện” dịch giả Trương Chính)
(19)上北京。“đi Bắc Kinh”(《汉越词
典》1997年,商务印书馆)
(20)上街。“lên phố, ra phố, đi phố”(
《汉越词典》1997年,商务印书馆)
—(21)“不好意思,我内急。”萧晴
也笑:“真是心有灵犀,你一内急,我也想上
卫生间了” ...(《奔跑的蜗牛》蝶之灵)
“Xin lỗi mọi người, mình vào phòng vệ
sinh”. Tiêu Tinh cũng cười: “Đúng là tâm đầu ý
hợp, mày mót, tao cũng muốn vào phòng vệ sinh
theo... (“AQ Chính Truyện ”dịch giả Trương Chính)
(22) Tôi về đây chỉ có việc thế. Bác có bằng
lòng thì tôi ở đây để chờ bác gái cùng đi, nếu không
thì tôi lên tỉnh bây giờ... ( “Tắt đèn” Ngô Tất Tố)
3.1.2.2. Bắt đầu một hoạt động mang tính thường
nhật (công việc, học tập) vào thời gian quy định
Động từ “上” trong cụm động từ ly hợp “上
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 13/Tháng 3 - 2017 Journal of Science and Technology 85
班” ý chỉ bắt đầu công việc theo thời gian quy định,
tiếng Việt có thể dùng “đi làm, làm việc”. Động từ
“上” trong cụm từ động tân “上课” vừa biểu thị ý
giáo viên bắt đầu hoạt động giảng dạy vừa biểu đạt
ý học sinh tiến hành hoạt động học tập theo thời
gian quy định, với hoạt động dạy của giáo viên tiếng
Việt dùng cụm từ “lên lớp, giảng bài” và dùng cụm
từ “đi học” với hoạt động học của học sinh. Ví dụ:
(23) 她上班去了。“Cô ấy đi làm rồi”
(《汉越词典》1997年,商务印书馆)
—(24)陆双的公司是八點半才正式上
班,卫楠因为要赶着七點半之前到医院,于是
陆双便提前起床送她去...(《奔跑的蜗牛》蝶
之灵)
Công ty Lục Song tám giờ ba mươi phút mới
chính thức làm việc. Nhưng vì Vệ Nam phải đến
bệnh viện trước bảy giờ ba mươi phút nên Lục Song
dậy sớm đưa cô ấy đến bệnh viện..(“Ốc sên chạy”
dịch giả Trần Thu)
—(25)没错,精神科某教授在上课的时
候反复强调过:“这一章的内容不在考试范围内,
大家了解就可以”...(《奔跑的蜗牛》蝶之灵)
Một giáo sư khoa tâm thần học trong lúc
giảng bài đã nhấn mạnh rất nhiều lần: “Chương
này không có trong phạm vi thi, các em chỉ cần hiểu
qua là được”..(“Ốc sên chạy” dịch giả Trần Thu)
—(26)嗯,我也问了下她堂哥,他说
萧晴已经在学校上课了...(《奔跑的蜗牛》蝶
之灵)
Uh, tao cũng hỏi anh họ nó. Anh ấy nói Tiêu
Tinh đã bắt đầu đi học rồi...(“Ốc sên chạy” dịch giả
Trần Thu).
3.1.2.3. Đạt đến, đủ một lượng hoặc mức nhất định
Động từ “上” mang nét nghĩa biểu thị ý đạt
đến, đủ một số lượng hoặc độ tuổi nhất định nào
đó, sau “上” là từ ngữ chỉ con số hoặc chỉ tuổi tác.
Ví dụ:
(27)“人数已上了一万” (《现代汉语八
百词》)
(28)上了年纪、上岁数 nghĩa là có tuổi,
nhiều tuổi, già(《汉越词典》)
Động từ “lên” trong tiếng Việt không biểu
thị ý nghĩa đạt đến, đủ một số lượng nào đó mà
dùng các từ “đạt”, “lên đến” hoặc “lên tới” Ví
dụ: (29) Năng suất đạt 10 tấn một hecta. (“Từ điển
Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà xuất bản khoa học xã
hội, 1988).
___(30) Diện tích cà-phê già cỗi của tỉnh
tiếp tục gia tăng, kết quả rà soát diện tích có nhu
cầu tái canh tại các huyện, thành phố, thị xã giai
đoạn 2016-2020 đã lên đến con số hơn 32 nghìn
ha (www.nhandan.com.vn)
Với ý nghĩa đạt đến, đủ độ tuổi nào đó, tiếng
Việt có thể chia ra 2 trường hợp: đối với trẻ em dưới
10 tuổi sử dụng cách biểu đạt “lên....tuổi”,đối với
người lớn, người nhiều tuổi thì dùng “bước vào,
bước sang tuổi, tròn..... tuổi” .Ví dụ:
—(31)Bẩm cụ, chúng con không dám nói
dối, thật quả cháu đã lên bẩy tuổi, thằng em nó lên
năm, còn con bé nữa lên hai. Con được ba cháu cả
thảy... (“ Tắt đèn ” Ngô Tất Tố)
—(32)Sinh ngày 2/2/1917, năm nay,
đồng chí Đỗ Mười tròn 100 năm tuổi đời, 77 năm
tuổi Đảng ...( Báo điện tử Đài Truyền hình Việt
Nam vtv.vn)
__(33)Kate Winslet vừa bước vào tuổi
40, một con số vẫn còn nhỏ so với sự nghiệp quá
lớn của cô. Sự nghiệp ấy bắt đầu từ khi Winslet 17
tuổi... (Thethaovanhoa.vn)
—(34)Sinh năm 1899 tại Morano,
Verbania, Italy, cụ Emma Morano sắp bước sang
tuổi 117 vào ngày 27/11 tới (www.baomoi.com.)
3.1.2.4. Di chuyển lên bục, sân khấu biểu diễn,
sàn thi đấu
Động từ “上” trong cụm từ “上台” có ý chỉ
diễn viên, ca sĩ di chuyển lên sân khấu biểu diễn,
giáo viên, học sinh lên bục giảng hay vận động viên
bước ra sân thi đấu, lên sàn thi đấu...tiếng Việt ngoài
động từ “lên” còn có thể sử dụng động từ “ra” trong
các cách nói: “ra sân khấu, lên sân khấu, ra sân, lên
sàn đấu”...Ví dụ:
—(35)等到我们班的傣族舞上台,我
和倪卿跑到台前去看...(《那些回不去的年少
时光》桐华)
Đến khi tiết mục múa Thái của chúng tôi
lên đài tôi và Nghê Khanh chạy ra trước đài nhìn...
(“Thời Niên Thiếu Không Thể Quay Lại Ấy” dịch
giả Tiểu Dương )
—(36)Bạn định “câu giờ” cho đến tối
chứ gì?
- Không phải! - Hải Ngọc liếm môi - Hải
Ngọc định sẽ... ho húng hắng... Đỗ Lễ cười hê hê:
- Tưởng sao! Nếu lên sân khấu đứng ho
khan thì ai đóng vai cô Trinh chả được! Chí Mỹ
nhún vai(“Tiết mục bất ngờ” Nguyễn Nhật Ánh)
__(37)“Đây là pha làm bàn thứ 28 của
ngôi sao người Argentina cho Barca trong 26 lần
ra sân kể từ đầu mùa giải...”. (
com.vn/thethao)
___(38)Tay đấm triệu đô Mayweather
muốn lên sàn đấu cùng Miley Cyrus(Thời Báo.
today)
(39)Hồ Văn Cường lần đầu ra sân khấu
Trống Đồng... (
3.1.2.5. Vặn chặt, lên ( dây cót)
Động từ “上” trong tiếng Hán chỉ hành động
vặn chặt hay lên (dây cót). Ví dụ:
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology86 Khoa học & Công nghệ - Số 13/Tháng 3 - 2017
(40) 你的闹钟上弦了没有?“ Đồng hồ báo
thức của anh lên dây chưa?”.
(41) 表该上了。“ Đồng hồ cần lên dây rồi”
(《汉越词典》1997年,商务印书馆)
Trong hai ví dụ trên thì “上” tương đương
với động từ “ lên” nhưng trong cụm từ “上螺丝” thì
không thể dịch là“lên ốc” mà phải dịch là “vặn ốc”.
3.2. Sự khác nhau
3.2.1. Nét nghĩa mà động từ “上” có và động từ
“lên” không có
3.2.1.1. Bôi (thuốc), tô, quét ( màu, sơn)
Tiếng Hán sử dụng động từ “上” với nghĩa
bôi (thuốc), tô, quét (màu, sơn), tuy nhiên động
từ “ lên” không có nghĩa này. Ví dụ: “上药” tương
đương với “bôi thuốc, đắp thuốc, dán thuốc” trong
tiếng Việt, “上颜色”tương đương với “bôi màu, tô
màu” (《汉越词典》1997年,商务印书馆)上
漆” tương đương với “quét sơn, bôi sơn”...
(42)“地图的轮廓已经画好了,还没
上色” nghĩa là “(Đường nét) Bản đồ đã vẽ xong
nhưng vẫn chưa tô màu”. (“Từ điển Trung – Việt”
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2006)
3.2.1.2. Dọn cơm, món ăn lên bàn ăn
Động từ “上” trong các cụm từ: “上饭”,
“上菜” của tiếng Hán biểu thị ý dọn cơm, thức ăn
lên bàn ăn, tuy nhiên tiếng việt không thể dùng
động từ “ lên” với nghĩa này và không thể nói “ lên
cơm” hay “ lên đồ ăn”...Ví dụ:
—(43)就有大观园中媳妇捧了饭盒子
来,侍书素云早已抬过一张小饭桌来,平儿也
忙着上菜。探春笑道:“你说完了话,干你的去
罢”(《红楼梦》第五十五回 曹雪芹 高鹗)
Lại có người đàn bà ở trong vườn Đại Quan
bưng cơm đến. Thị Thư và Tố Vân mang một cái
bàn nhỏ vào. Bình Nhi vội đứng dậy dọn cơm,
Thám Xuân cười nói: “Chị xong việc rồi thì về.....
(“Hồng Lâu Mộng” Hồi 55 các dịch giả Vũ Bội
Hoàng, Nguyễn Doãn Địch, Nguyễn Thọ).
3.2.1.3. Lắp, lắp đặt
Động từ “上” có nghĩa “lắp, lắp đặt” nhưng
động từ “ lên” trong tiếng Việt không có ý nghĩa
này. Trong những ngữ cảnh khác nhau, tiếng Việt
sử dụng các động từ khác nhau. Ví dụ:“上刺刀” ,
“上鞋”, “上膛” (《汉越词典》1997年,商务印
书馆)trong tiếng Việt có nghĩa là “lắp lưỡi lê” ,
“đóng giày, khâu giày” và “nạp đạn”.
3.2.1.4. Dâng, trình lên cấp trên
Động từ “上” mang ý nghĩa “dâng, trình
lên cấp trên” nhưng động từ “ lên” trong tiếng Việt
không có ý nghĩa này. Ví dụ:
(44)“上书” tương đương với cụm từ
“dâng thư” trong tiếng Việt ( “Từ điển Trung –
Việt” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,2006), “上
表” tương đương với cụm từ “dâng biểu” ...
—(45)刺史臧旻上表奏其功,除坚为
盐渎丞...(《三国演义》罗贯中)
Quan thứ sử Tang Mâm dâng biểu tâu công cho
Kiên, triều đình bổ Kiên làm quan thừa ở Diêm Độc....
(“Tam Quốc Diễn Nghĩa” dịch giả Phan Kế Bính).
3.2.1.5. Thêm
Động từ “上” biểu thị ý “thêm” nhưng động
từ “ lên” trong tiếng Việt không biểu thị ý nghĩa này.
Tùy vào ngữ cảnh cụ thể, tiếng Việt sử dụng các
động từ khác nhau để biểu đạt. Ví dụ:(46)“上水”
tiếng Việt có nghĩa là “tiếp nước ( tàu, xe ...)”。(
《汉越词典》1997年,商务印书馆)
—(47) 林岚把彩旗裹在每个女孩子的身
上,用别针和线固定,上身配着她借来的贴身
小坎肩,长发斜着梳好,别上一朵红花(《
那些回不去的年少时光》桐华)
Lâm Lam cuốn lá cờ màu lên người từng bạn
nữ một, dùng kim băng và dây kim tuyến cố định
chúng, mặc thêm áo ghi lê vào, tóc dài chải sang
một bên, gắn một đóa hoa hồng lên tóc....(“Thời
Niên Thiếu Không Thể Quay Lại Ấy ” dịch giả Tiểu
Dương)
—(48)她穿着一身学生蓝的军便服,
显得英俊而潇洒,像个知识青年,只可惜衣兜
盖上没别上一支钢笔(《白棉花》莫言)
Cô ấy đang mặc một bộ đồng phục màu lam
giống như của học sinh, thần thái sao mà thanh
thoát, xinh đẹp, chẳng khác nào một thanh niên trí
thức, chỉ đáng tiếc là trên túi áo không cài một cây
bút máy thôi...(“Bạch miên hoa” dịch giả Trần
Trung Hỷ)
3.2.2. Các nét nghĩa mà động từ “上” không có
và động từ “ lên” có
3.2.2.1. Động từ “ lên” biểu thị ý nghĩa “ tăng số
lượng hay đạt một mức, một cấp cao hơn”
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của tác giả Hoàng
Phê, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, xuất bản năm
1988 động từ “ lên” biểu thị ý nghĩa “ tăng số lượng
hay đạt một mức, một cấp cao hơn. Trong các ngữ
cảnh này, tiếng Việt dùng động từ “ lên” còn tiếng
Hán sử dụng các động từ: “提升、上升” mà không
thể dùng động từ “上”. Ví dụ: “ Nước sông lên to,
Hàng lên giá, Lên lương, Lên chức”.(“Từ điển
Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà xuất bản Khoa học Xã
hội, 1988)
3.2.2.2. Động từ “lên” biểu thị ý nghĩa “phát
triển đến chỗ dần dần hình thành và hiện ra cụ
thể trên bề mặt hay bên ngoài”
Theo “Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 13/Tháng 3 - 2017 Journal of Science and Technology 87
xuất bản khoa học xã hội, 1988 động từ “lên” biểu
thị ý nghĩa “phát triển đến chỗ dần dần hình thành
và hiện ra cụ thể trên bề mặt hay bên ngoài”. Nét
nghĩa này động từ “上” của tiếng Hán không có. Ví
dụ: “Lên mụn nhọt”(“Từ điển Tiếng Việt” Hoàng
Phê, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1988)tương
đương với “长痘痘” trong tiếng Hán mà không thể
dịch là “上痘痘”.
3.2.2.3. Động từ “ lên” biểu thị ý nghĩa “ làm cho
hình thành ở dạng hoàn chỉnh hoặc ở vào trạng
thái có thể phát huy đầy đủ tác dụng”
Theo “Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà
xuất bản khoa học xã hội, 1988 động từ “lên” biểu
thị ý nghĩa “làm cho hình thành ở dạng hoàn chỉnh
hoặc ở vào trạng thái có thể phát huy đầy đủ tác
dụng” nhưng động từ “上” trong tiếng Hán không
có ý nghĩa này. Ví dụ:
(49)Lên danh mục sách tham khảo (“Từ
điển Tiếng Việt” Hoàng Phê, Nhà xuất bản khoa học
xã hội, 1988)tương đương với 列出参考文献表,
trong tiếng Hán không có cách diễn đạt “上参考文
献表”.
(50)Lên kế hoạch(“Từ điển Tiếng Việt”
Hoàng Phê, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1988)
(51) Mình điên mất, điên mất rồi, mình và
Hứa Bác Thuần còn lên kế hoạch in truyền đơn
rải khắp khu nhà Lý Tiểu Hoa tuyên bố... (“Cô gái
chúng ta từng theo đuổi năm nào” dịch giả Lục
Hương)
____“我完蛋了,我完蛋了,我跟许博淳
还计划印传单到她家附近发说”(《那些年我
们一起追的女孩》九把刀)
4. Kết luận
Qua kết quả khảo sát và đối chiếu các nét
nghĩa của hai động từ “上” và động từ “ lên” cho
thấy hai động từ vừa có sự tương đồng và khác biệt
về ý nghĩa. Ngoài sự giống nhau về nghĩa cơ bản,
hai động từ còn có chung một số nét nghĩa như:
di chuyển đến một vị trí ở phía trước, đăng tải lên
(báo, đài...), đăng nhập (mạng internet) và chuyển
từ bậc học thấp lên bậc học cao hơn. Trong một số
trường hợp, một nét nghĩa của động từ “上” khi
chuyển sang cách biểu đạt tương đương trong tiếng
Việt vừa có thể dùng động từ “ lên” cũng có thể sử
dụng các động từ khác tùy thuộc vào từng ngữ cảnh
cụ thể. Hai động từ cũng có những nét nghĩa khác
nhau thể hiện ở các phương diện như: động từ “上”
trong tiếng Hán có một số nét nghĩa mà động từ
“lên” trong tiếng Việt không có và ngược lại có một
số nét nghĩa mà chỉ động từ “lên” trong tiếng Việt
có còn động từ “上” trong tiếng Hán không có. Bài
viết ở mức độ nhất định đã đi sâu vào khai thác, làm
rõ điểm tương đồng và khác biệt về các nét nghĩa
của động từ “上” và động từ “lên”.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Hữu Châu, “Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2007.
[2]. Hoàng Phê, “Từ điển Tiếng Việt”, NXB khoa học xã hội, 1988.
[3]. Nguyễn Thiện Giáp, “Từ vựng học Tiếng Việt”, NXB văn hóa thông tin,1999.
[4]. Nhóm các tác giả Phan Văn Các, Phạm Đình Cầu..., “Từ điển Trung – Việt”, NXB Khoa học Xã
hội, 2006.
[5]. 邓进隆《汉泰语“上,下” 语义的比较》 2008年
[6]. 房占红 渤海大学学报(哲学社会科学版)《论汉字的本义溯源》第28卷第6期 2006
[7]. 候寒江,麦伟良《汉越词典》1997年,商务印书馆
[8]. 李行健《现代汉语规范词典》2010年,外语教学与研究出版社语文出版社,第二版
[9]. 吕叔湘《现代汉语八百词》1999年,商务印书馆
[10]. 荣芳彦《关于多义词意义的分类》 汉语学习第四期 1989年
[11].中国社会科学院语言研究所词典编辑室《现代汉语词典》2005年 第五版 商务印书馆
[12].中国社会科学院语言研究所负责修订《新华字典》第十版 大字本 2004年,商务印书馆
SURVEY OF MEANINGS OF VERB “上” IN CHINESE
(COMPARE WITH THE VERB “LÊN” IN VIETNAMESE)
Abstract:
The verb “上” is one of the polysemies used relatively high in Chinese. Within the framework of
this article, the author focuses comprehensively have a survey of the definition of the verb “上”, conducted
the comparison with the meaning of the verb “lên” in Vietnamese, thereby indicating the similarities and
differences in the meaning of these two verbs in bilingual Chinese and Vietnamese.
Keywords: the verb “上”; the verb “lên”; the meanings; the reconciliations.