Chuyến đi thực tập vừa qua của chúng em, từ ngày 01-07/12/2010, được hoàn thành tốt và có đầy đủ những dữ liệu để viết chuyên đề. Để làm được điều này, chúng em không thể không kể đến sự giúp đở, hướng dẫn và chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô ở bộ môn Thủy sinh học Ứng Dụng.
Qua đây nhóm sinh viên chúng em xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc nhất, đến quý thầy cô đã hướng dẫn chúng em từ việc đi thu mẫu, phân tích mẫu, viết chuyên đề. Đồng thời cám ơn các bạn cùng lớp đã nhiệt tình phân tích mẫu và tổng hợp số liệu cùng chúng em.
30 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khảo sát Phytoplankton ở một số thủy vực ở Cần Thơ và Hà Tiên, Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN !
Chuyến đi thực tập vừa qua của chúng em, từ ngày 01-07/12/2010, được hoàn thành tốt và có đầy đủ những dữ liệu để viết chuyên đề. Để làm được điều này, chúng em không thể không kể đến sự giúp đở, hướng dẫn và chỉ dạy nhiệt tình của các thầy cô ở bộ môn Thủy sinh học Ứng Dụng.
Qua đây nhóm sinh viên chúng em xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc nhất, đến quý thầy cô đã hướng dẫn chúng em từ việc đi thu mẫu, phân tích mẫu, viết chuyên đề. Đồng thời cám ơn các bạn cùng lớp đã nhiệt tình phân tích mẫu và tổng hợp số liệu cùng chúng em.
Trong suốt thời gian thực tập, phân tích mẫu và viết chuyên đề, bản thân thành viên trong nhóm đã cố gắng hết mình để hoàn thành công việc tốt hơn. Nhưng do đây là lần đầu tiên nhóm chúng em đi thực tế, làm quen với công việc thu mẫu và phương pháp nghiên cứu khoa học. Nên còn nhiều điều sai sót và không tránh khỏi những hạn chế. Vậy nhóm chúng em mong quý thầy cô,các anh chị, các bạn đóng góp ý kiến,chỉ dẫn chỉnh sửa. Đễ nhóm chúng em rút kinh nghiệm cho những chuyên đề sau.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin cám ơn các thầy cô,các anh chị,các bạn đã giúp đỡ nhóm thực hiện hoàn thành chuyên đề.
Xin chân thành cám ơn !
PHẦN I. GIỚI THIỆU
Ngành nuôi trồng thủy sản đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu và đã trở thành ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng của đất nước.Đem lại nguồn lợi ngoại tệ lớn cho nước nhà, góp phần cải thiện đời sống vật chất cho người dân. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mang lại số lượng tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, thì việc sử dụng thức ăn hợp lý và cải tạo môi trường, góp phần quan trọng đến sự thành bại của nghề nuôi trồng thủy sản.
Nguồn thức ăn đầu tiên mà đa số động vật thủy sản sử dụng là thực vật phù du ( phytoplankton). Phytoplankton có vai trò quan trọng đối với đời sống thủy sinh vật, vì phytoplankton là mắc xích thức ăn đầu tiên,do có đặc điểm kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, thành phần dinh dưỡng cao, nên được dùng làm thức ăn cho tôm, cá, nhuyễn thể, giáp xác,…đặc biệt là trong giai đoạn ấu trùng. Ngoài ra phytoplankton có khả năng tự dưỡng, chuyển đổi CO2 + H2O, các muối vô cơ thành vật chất hữu cơ, cung cấp cho thủy sinh vật. Bên cạnh đó phytoplankton còn cung cấp lượng oxy lớn cho thủy vực, chỉ thị môi trường nước do có tính nhạy cảm, thay đổi nhanh với môi trường…
Do tính chất và tầm quan trọng hết sức đặc biệt của phytoplankton đối với nghề nuôi trồng thủy sản, với chuyến đi thực tập từ ngày 01-07/12/2010 vừa qua.Chúng tôi thực hiện chuyên đề : “Khảo sát Phytoplankton ở một số thủy vực ở Cần Thơ và Hà Tiên – Kiên Giang nhằm mục đích:
æ Xác định tính đa dạng sinh học của các loài phytoplankton trong thủy vực.
æ Đánh giá sự biến động mật độ phytoplankton ở nước ngọt và lợ - mặn.
æ Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, giúp va chạm thực tế ở hiện trường thu mẫu, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Thông qua chuyên đề này, chúng ta sẽ biết được sự biến động về thành phần loài của phytoplankton ở các thủy vực nghiên cứu, đồng thời cũng có thể nhận xét sơ bộ mật độ của phytoplankton để đánh giá mức độ dinh dưỡng. Từ đó có những biện pháp cải tạo môi trường, phù hợp với đối tượng nuôi.
PHẦN II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Dụng cụ
- Lưới phiêu sinh thực vật kích thức mắt lưới 25-27µ.
- Xô nhựa 20 lít, ca nhựa.
- Chai nhựa 1 lít.
- Chai nhựa 110 ml.
- Ống nhỏ giọt.
- Bọc nylon, dây thun.
- Giấy thấm.
- Bút lông dấu.
- Ống đong.
- Kích hiển vi.
- Lam, lamel.
- Buồng đếm Sedgwick Rafter.
- Cốc becher.
- Sổ ghi tra.
2. Hóa chất
Formol thương mại 38-40%.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm và thời gian thu mẫu
Khu vực
Thời gian thu mẫu
Địa điểm thu mẫu
Hà Tiên – Kiên Giang
Ngày 01/12/2010:
8h15
Ao cá mú (Hang Cá Sấu)
9h30
Bãi triều Bình An
Ngày 02/12/2010:
8h20
Kênh Moso
9h40
Bãi triều Mũi Nai
Ngày 03/12/2010:
8h10
Bến Tô Châu
9h35
Ao tôm ( Pháo Đài)
Cồn Khương – TP Cần Thơ
Ngày 07/12/2010
8h00
Ao cá tra
9h15
Kênh thoát
9h40
Sông Cồn Khương
2. Phương pháp thu và xử lý mẫu
2.1 Thu mẫu định tính
- Đối với các thủy vực ao, kênh, mương: Dùng lưới phiêu sinh thực vật đặt lưới sát mặt nước ở các điểm thu và kéo lưới theo hình số 8 (thu càng nhiều điểm càng tốt).
- Đối với các thủy vực là sông: Thu 2 bên bờ và giữa sông, cách thu tương tự như ở các thủy vực ao, kênh, mương.
- Sau khi thu xong cho vào chai nhựa 110ml và cố định formol 2-4%.
- Trên mẫu thu phải ghi rõ tổ - nhóm, địa điểm, thời gian và chỉ tiêu thu mẫu.
2.2 Thu mẫu định lượng
- Thu lắng: Dùng ca nhựa thu nhiều điểm trong thủy vực cho vào xô 20 lít, khuấy đều. Sau đó dùng chai nhựa 1 lít thu mẫu.
- Trên mẫu phải ghi rõ tổ - nhóm, địa điểm, thời gian và chỉ tiêu thu mẫu.
- Cố định mẫu: Dùng formol thương mại 38-40% để cố định mẫu với nồng độ 2-4%.
Áp dụng công thức pha loãng formol:
N1 * V1 = N2 * V2
Trong đó: N1: 40% (nồng độ formol thương mại).
V1: Thể tích formol cần cố định (ml).
N2: Nồng độ formol cần cố định (ml).
V2: Thể tích mẫu thu (ml).
3. Phương pháp phân tích mẫu
3.1 Phân tích định tính
- Lắng mẫu trong khoảng 12-24h. Khi phân tích không khuấy đảo mẫu, dùng pipet lấy tảo lắng ở đáy lọ, nhỏ 1 giọt lên lame.
- Đưa lên kính hiển vi (vật kính 10 hoặc 40) quan sát, xác định tên giống và tên loài quan sát được dựa vào tài liệu định danh.
- Khi phân tích thành phần giống loài tảo cần biễu diễn độ phong phú của chúng theo thang của Scheffer và Robinson (1939).
Gặp >60: rất nhiều (+++)
Gặp 30-60%: nhiều (++)
Gặp <30%: khá (+)
3.2 Phân tích định lượng
- Mẫu thu cần để lắng trong chai nhựa 1 lít hơn 24h. Sau đó cô đặc mẫu:
Dùng ống hút có bịt lưới phiêu sinh một đầu hút bớt phần nước trong chai ra, cho vào ống đong ghi nhận lại thể tích cô đặc.
- Khuấy đều mẫu vừa cô đặc, hút 1ml nước mẫu vừa cô đặc cho vào buồng điếm Sedgwick Rafter.
- Đưa lên kính hiển vi và đếm số lượng tảo ở vật kính 10. Điếm 3 đường dọc 20 ô lập lại 3 lần. Điếm cá thể tảo theo ngành.
Tính theo cá thể tảo của từng ngành theo công thức:
T *1000 * Vcđ
Cá thể/lít = * 1000
A * N * Vm
Trong đó :
T : số cá thể tảo đếm được theo từng ngành.
A : diện tích ô đếm (1mm2).
N : số ô đếm (180 ô).
Vcđ : thể tích mẫu cô đặc (ml).
Vm : thể tích mẫu thu (ml).
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Microsoft Office Excel để xử lý số liệu.
PHẦN III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
I.CÁC THỦY VỰC NƯỚC NGỌT KHU CỒN KHƯƠNG – TP CẦN THƠ
1. Định tính phytoplankton
Kết quả phân tích được tại khu vực thu mẫu Cồn Khương - Tp Cần Thơ :
Bảng 1: Cấu trúc thành phần phiêu sinh thực vật ở
ao cá tra, kênh thoát và sông Cồn Khương
Ngành
Số giống (loài)
Tỉ lệ (%)
Cyanobacteria
7
17
Euglenophyta
8
19
Chlorophyta
21
50
Diatom
6
14
Tổng
42
100
Hình 1: Biểu đồ tỷ lệ thành phần loài phytoplankton ở khu vực khảo sát.
Nhận xét
Thông qua bảng 1 và biểu đồ tỷ lệ thành phần loài phytoplankton ở ao cá tra, kênh thoát và sông Cồn Khương ta có thể thấy được sự đa dạng về thành phần giống loài ,với 42 loài thuộc 4 nhóm ngành chính đó là: ngành tảo lam (cyanobacteria), ngành tảo mắt (euglenophyta), ngành tảo lục (chlorophyta), và ngành tảo khuê (diatom). Trong đó ngành tảo chiếm số loài nhiều nhất là chlorophyta với 21 loài chiếm 50 %, đứng thứ hai là ngành tảo euglenophyta với 8 loài chiếm 19%, kế đến là ngành tảo cyanobacteria với 7 loài chiếm 17 % và ngành tảo thấp nhất là diatom với 6 loài, 14%.
Lý giải cho vấn đề trên như sau
- Môi trường ở đây là nước ngọt, nhiệt độ thích hợp 31-32 0C, pH là 8.3-8.4, muối dinh dưỡng, nước thải sinh hoạt nên rất thuận lợi cho sự phát triển của 4 ngành tảo trên đặc biệt là với tảo lục và tảo mắt.Trong các ngành tảo được tìm thấy thì chlorophyta chiếm tỷ lệ cao và là ngành đặc trưng cho thủy nước ngọt, tảo lục thích hợp điều kiện nước nông, có nhiều cây cỏ thủy sinh thượng đẳng, dinh dưỡng trung bình, (CODk=25.6, CODao=16.64, CODsông=7.36), độ trong dao động từ 30 cm – 45 cm, thành phần muối dinh dưỡng phong phú (PO4 :0.07 – 0.17 mg/l ; sắt :1.76 – 2.05 mg/l). (theo kết quả của nhóm làm chuyên đề khảo sát các chỉ tiêu môi trường).
- Tảo lục là ngành tảo có giá trị dinh dưỡng cao, được khai thác làm thức ăn cho con người, gia xúc và làm phân bón ruộng, đặc biệt tảo lục còn sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao như: Scenedesmus dimorphus, Pediastrum biradiatum, Chlorella vulgaris…,. Các giống loài tảo thường xuất hiện ở các thủy vực thu mẫu như: Pandorina morum, Pandorina minodi, Pediastrum biradiatum … .
- Ngành tảo euglenophyta thường phát nhiều ở các thủy vực nhỏ, tỉnh, giàu chất hữu cơ, các thủy vực có nước thải sinh hoạt hay bị ô nhiễm bởi phân thải. Một số loài xuất hiện như: Phacus lismorensis, Phacus acuminata, Euglena gracillis … .
- Ngành tảo diatom tuy phân bố chủ yếu trong môi trường nước mặn nhưng là loài phân bố rộng nên có xuất hiện trong môi trường nước ngọt và phần nào cũng do thủy vực khảo sát có hàm lượng dinh dưỡng cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho tảo khuê phát triển.
- Ngành tảo cyanobacteria trong thủy vực, chúng là thành phần thực vực phù du giàu dinh dưỡng . Khi chúng phát triển mạnh gây nên sự nở hoa của nước, thích nghi trong môi trường bùn. Phân bố trong thủy vực thu mẫu gồm các giống loài như: Coelosphaerium kutzingianum, Spirulina major, Chroococcus limeticus ….
- Do điều kiện môi trường, đặc tính của tường thủy vực mà nó ảnh hưởng đến sự đa dạng của loài cũng như đặc điểm thích nghi của từng loài cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của loài.
Bảng 2: Cấu trúc thành phần loài khu vực
Ngành
Thủy vực
Cyanobacteria
Euglenophyta
Chlorophyta
Diatom
Tổng
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Ao cá tra
2
13
2
13
10
63
2
13
16
100
Kênh thoát
3
25
1
8
6
50
2
17
12
100
Sông Cồn Khương
2
14
5
36
5
36
2
14
14
100
Số loài
Thủy vực
Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ thành phần phytoplankton ở khu khảo sát Cồn Khương – Tp Cần Thơ
Nhận xét
Ở ao cá tra: có 16 loài trong đó Chlorophyta cao nhất với 10 loài chiếm 63%, thấp hơn là euglenophyta, cyanobacteria và Diatom cùng 2 loài chiếm 13%. Ở ao nguồn nước không được đảm bảo, có hàm lượng dinh dưỡng cao, nước trong thủy vực có nhiều chất hữu cơ, đáy ao có nhiều bùn, nước bị ô nhiễm do không thay nước, không dẫn nước từ ao lắng.
Các chất lơ lững trong ao rất nhiều làm cho ánh sáng không thể xuyên sâu vào trong nước ảnh hưởng đến sự phân bố và quang hợp của tảo nên hạn chế sự phát triển của các ngành khác.
Kênh thoát: thủy vực kênh có thành phần giống loài của tảo chlorophyta phát triển nhiều nhất với 6 loài chiếm 50%, kế đến là cyanobacteria với 3 loài chiếm 25%, tiếp theo là tảo Diatom với 2 loài chiếm 17% và thấp nhất là euglenophyta với 1 loài chiếm 8%. Do kênh là thủy vực nước sâu có nhiều chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho các giống tảo thuộc ngành chlorophyta phát triển mạnh. Đồng thời do ánh sáng nhiều nên thích hợp cho tảo phát triển mạnh.
Sông Cồn Khương: có 14 loài trong đó Chlorophyta và euglenophyta cao nhất với 5 loài chiếm 36 %, thấp hơn là cyanobacteria và Diatom cùng 2 loài chiếm 14%.
So sánh ba loại hình thủy vực: thông qua bảng 2 và hình 2 ta thấy ao cá tra với tổng số loài (16 loài) cao hơn sông Cồn Khương (2 loài), trong đó thủy vực ao cá tra tảo chlorophyta chiếm ưu thế (10 loài với 63%) và thủy vực kênh thoát thì cũng vậy ngành tảo chlorophyta chiêm ưu thế (6 loài với 50%). Thủy vực sông Cồn Khương ngành tảo chlorophyta và ngành tảo euglenophyta cùng chiếm ưu thế (5 loài với 36%). Do đặc tính khác nhau của ba thủy vực về thành dinh dưỡng, cũng như về nguồn gốc hình thành. Ngoài ra khả năng thích nghi các loài khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của loài.
2. Định lượng phytoplankton
Bảng 3: Mật độ các ngành tảo ở từng khu vực Cồn Khương – Tp Cần Thơ
STT
Thủy vực
Diatom
Chlorophyta
Euglenophyta
Cyanobacteria
Tổng cổng
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
1
Ao cá tra
8,333
14,35
33333
57,42
11667
20,1
4722
8,13
58055
100
2
Kênh thoát
0
0.00
55833
49,98
10883
9,74
45000
40,28
111716
100
3
Sông
43056
27,93
31944
20,72
12500
8,11
66667
43,24
154167
100
Thủy vực
Hình 3: Biểu đồ mật độ từng ngành tảo ở từng thủy vực Cồn Khương - Tp Cần Thơ
Thủy vực
- Qua bảng 3, hình 3 ta thấy có sự khác biệt về mật độ giữa ba thủy vực ao cá tra, kênh thoát và sông . Ao cá tra có tổng mật độ tảo là 58055 Ct/l, kênh thoát có tổng mật độ tảo là 111716 Ct/l và sông có tổng mật độ tảo là 154167 Ct/l .
- Trong đó sông có 4 ngành tảo, ngành tảo cyanobacteria có mật độ cao nhất với 66667 Ct/l chiếm 43,24 %, kế đến là ngành tảo diatom với 43056 Ct/l chiếm 27,93 %, tiếp theo là ngành tảo chlorophyta với 31944 Ct/l chiếm 20,72 % và thấp nhất là ngành tảo euglenophyta với 12500 Ct/l chiếm 8,11 % . Ở kênh thoát chỉ có 3 ngành tảo, trong đó ngành tảo chlorophyta với 55833 Ct/l chiếm 49,98 %, ngành tảo cyanobacteria với 45000 Ct/l chiếm 40,28 %, và thấp nhất là ngành tảo euglenophyta với 10883 Ct/l chiếm 9,74 %.
Đối với thủy vực ao cá tra: ngành tảo chlorophyta chiếm ưu thế ở thủy vực này là do các yếu tố thủy lí hóa như: COD = 16,64 ppm*, nhiệt độ 300C*, thực vật thượng đẳng nhiều và có sự ảnh hưởng của việc bón phân, đólà những điều kiện thuận lợi cho chlorophyta phát triển
Đối với kênh thoát: ngành tảo chlorophyta cũng chiếm ưu thế ở thủy vực này là do các yếu tố thủy lí hóa như: COD = 25,6 ppm*, nhiệt độ 280C*, có sự ảnh hưởng của việc nước thải, đó là những điều kiện thuận lợi cho chlorophyta phát triển.
Còn đối với euglenophyta thấp do độ trong ở thủy vực này cao (45 cm :số liệu từ nhóm môi trường).
- So sánh số lượng phytoplankton giữa ba thủy vực: trong đó tổng số cá thể trong thủy vực sông là (154167 Ct/l) cao hơn so với kênh thoát (111716 Ct/l) và ao cá tra ( 58055 Ct/l) . Đặc biệt là sự xuất hiện của hai giống loài diatom ở ao cá tra và ở sông . Sự xuất hiện này nói lên sự khác nhau về các yếu tố thủy lý- hóa trong từng thủy vực và sự thích nghi của các loài khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của loài.
II. CÁC THỦY VỰC LỢ - MẶN VEN BIỂN HÀ TIÊN – KIÊN GIANG
Kết quả định tính phytoplankton
Bảng 4: Cấu trúc thành phần giống loài thực vật thủy sinh ở Hà Tiên
Ngành
Số loài
Tỷ lệ (%)
Cyanobacteria
20
15
Euglenophyta
10
8
Dinophyta
9
7
Chlorophyta
12
9
Diatom
81
61
Tổng
132
100
Hình 4: Biểu đồ tỷ lệ thành phần giống loài thực vật thủy sinh ở
Hà Tiên – Kiên Giang
- Thông qua bảng 4 và biểu đồ tỷ lệ thành phần giống loài thực vật thuỷ sinh ở Hà Tiên-Kiên Giang có thể thấy được sự đa dạng về thành phần giống loài gồm có 5 ngành: cyanobacteria, euglenophyta, dinophyta, diatom, chlorophyta. Trong đó, diatom là ngành tảo có nhiều giống loài nhất với 81 giống loài chiếm 61 %, ngành Dinophyta có số lượng thấp nhất với 9 giống loài chiếm 7 %. Lý do là vì hầu hết các thuỷ vực ở Hà Tiên – Kiên Giang đều có ngành Diatom chiếm tỉ lệ cao vì đây là ngành tảo đặc trưng cho vùng nước lợ mặn.Các giống loài của chúng phân bố với các mật độ khác là do đặc điểm dinh dưỡng của từng thuỷ vực. Diatom phân bố nhiều ở nước lợ mặn là do chúng có cấu tạo cơ thể phù hợp,lớp vỏ bên ngoài cơ thể được tổng hợp từ silic mà trong môi trường nước lợ mặn hàm lượng silic rất nhiều.
- Còn ngành Chlorophyta, Euglenophyta, và cyanobacteria là những ngành đặc trưng cho thuỷ vực nước ngọt nên đối với các thuỷ vực lợ mặn ven biển Hà Tiên-Kiên Giang điều kiện không thích hợp nên chúng chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 5: Cấu trúc thành phàn loài phytoplankton tại các điểm thu mẫu ven biển
Hà Tiên – Kiên Giang
Thủy vực
Chlorophyta
Cyanobacteria
Dinophyta
Euglenophyta
Diatom
Tổng cộng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bài triều Bình An
5
14.7
5
14.7
4
11.8
0
0
20
58.8
34
100
Ao cá mú HCS
0
0
5
16.1
0
0
6
19.4
20
64.5
31
100
Bến Tô Châu
2
5.7
5
14.3
0
0
0
0
18
51.4
35
100
Ao tôm (Pháo Đài)
3
10
0
0
0
0
2
6.7
25
83.3
30
100
Kênh Moso
0
/
4
14.3
2
7.1
4
14.3
18
64.3
28
100
Bài triều Mũi Nai
5
10.9
8
17.4
4
8.7
0
/
29
63
46
100
- Theo bảng số liệu, ta thấy thành phần loài ở các thuỷ vực khác nhau thì khác nhau.Số loài phong phú là ở Bãi triều Mũi Nai với 46 loài, thấp nhất ở Kênh moso với 28 loài.
- Trong tổng số ngành tảo đã tìm được và khảo sát thì ngành Diatom luôn là ngành chiếm ưu thế. Sự phân bố của chúng khá rộng và trãi đều khắp các thuỷ vực với mật độ không đồng đều.
- Các điều kiện môi trường, dinh dưỡng…ở từng thuỷ vực có sự khác biệt nên thành phần giống loài ở từng thuỷ vực cũng khác nhau.Ví dụ: ao tôm Pháo Đài, ao cá mú và kênh Moso có sự xuất hiện của Euglenophyta, điều đó cho thấy điều kiện dinh dưỡng ở 2 thuỷ vực tương đối giàu dinh dưỡng.
- Chlorophyta được tìm thấy ở thủy vực Bãi triều Bình An , Bãi triều Mũi Nai, bến Tô Châu và Ao Tôm chứng tỏ các thủy vực này có nhiều muối dinh dưỡng cho sự phát triển cho tảo thuộc ngành chlorophyta.
- Ở Bãi triều Bình An và Bãi triều Mũi Nai nước màu xanh nhạt. sự xáo trộn của thuỷ triều, lượng cát bùn tích tụ nhiều do đó các giống loài xuất hiện tương đối phong phú. Trong đó, ngành diatom được tìm thấy chiếm ưu thế vì đây là ngành đặc trưng cho thuỷ vực lợ-mặn.
- Ở Bến Tô Châu, với thời tiết nắng gắt, sóng gió nhiều, thuỷ triều phù hợp với điều kiện sinh trưởng của các loài tảo nên số loài tảo thuộc các ngành được tìm thấy khá phong phú
- Ở thuỷ vực Ao nuôi tôm sú và Ao cá mú (hang cá sấu), lượng bùn đáy tương đối nhiều, màu nước vàng nâu(màu trà) thể hiện màu đặc trưng cho ngành tảo diatom.Ở 2 thuỷ vực trên, do là thuỷ vực nước tĩnh diện tích tương đối nhỏ nên lượng chất hữu cơ tích tụ tạo nhiều chất dinh dưỡng đã kích thích sự phát triển của ngành tảo lam. Tuy nhiên chúng chiếm tỉ lệ không cao lắm và ngành tảo khuê vẫn là ngành đặc trưng chiếm ưu thế trong 2 thủy vực trên.
Tóm lại, Diatom luôn là loài ưu thế của các thuỷ vực lợ- mặn , đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm cá nhưng nếu tảo phát triển quá mức sẽ gây độc cho tôm cá.
Thủy vực
Số loài
Hình 5: Biểu đồ cấu trúc thành phần loài phytoplankton tại khu vực khảo sát
Thủy vực
Hình 5: Biểu đồ cấu trúc thành phần loài phytoplankton tại khu vực khảo sát
Qua kếtt quả khảo sát thành phần giống loài ta thấy ngành diatom chiếm tỉ lệ thành phần giống loài cao trong các thuỷ vực.Vì đây là hệ sinh thái lô mặn nên phù hợp với đặc điểm sống.
Kết quả định lượng phytoplankton
Bảng 6: Mật độ phytoplankton trong các thủy vực vem biển Hà Tiên – Kiên Giang
Ngành
Thủy vực
Cyanobacteria
Euglenophyta
Dinophyta
Diatom
Chlorophyta
Tổng
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
Ct/l
%
Bài triều Bình An
5833
3.57
0
0
5833
3.57
147778
90.48
3889
2.38
163,333
100
Ao cá mú HCS
11111
7.49
8889
5.99
0
0.00
128333
86.52
0
0.00
148,333
100
Bến Tô Châu
8889
6.71
0
0.00
0
0
114722
86.58
833
0.63
124,444
100
Ao tôm (Pháo Đài)
0
0.00
5833
12.00
0
0.00
36944
76.00
5833
12.00
48,611
100
Kênh Moso
8611
2.77
73611
23.66
75278
24.20
153611
49.38
0
0.00
311,111
100
Bài triều Mũi Nai
5278
5.32
0
0.00
1944
1.96
88333
89.08
3611
3.64
99,167
100
Thủy vực
Hình 6: Biểu đồ biễu diễn mật độ các ngành tảo ở các thủy vực ven biên Hà Tiên – Kiên Giang
- Thông qua bảng 6, hình 6 cho thấy thành phần giống loài phytoplankton ở các thủy vực nước lợ - mặn vùng ven biển Hà Tiên - Kiên Giang không những đa dạng mà còn chiếm số lượng tương đối lớn. Mật độ tảo cao nhất ở kênh Moso với 311111 Ct/l, thấp nhất là ở ao tôm Pháo Đài với 48,611 Ct/l. Nguyên nhân là do:
- Bến Tô Châu: Do dòng chảy làm chất thải sinh hoạt hòa nhạt vào nước biển dẫn đến hàm lượng dinh dưỡng tương đối, nguồn nước ô nhiểm là điều kiện cho các loại tảo như tảo mắt (Euglenophyta) phát triển mạnh đưa mật độ tảo ở thủy vực này tương đối..
- Ao nuôi Tôm (Pháo Đài) : Do là ao nuôi tôm đã được thu hoạch xong nên hàm lượng hữu cơ trong ao giảm xuống do không cho tôm ăn làm cho tảo phát triển kém.
- Bãi Triều Mũi Nai: Mật độ tảo cũng thấp 99,167 Ct/l do ảnh hưởng của các tàu đán