Khảo sát quá trình ngữ pháp hóa diễn ra ở một số tổ hợp động từ cú nghĩa (+chủ ý) và (-chủ ý)

Tóm tắt: Ở các tổ hợp động từ + động từ trong tiếng Việt từ lâu đã diễn ra một quá trình ngữ pháp hoá và chúng ta vẫn sử dụng các động từ gốc cùng với các tổ hợp động từ được tạo ra bởi sự kết hợp của động từ gốc đó với một động từ khác. Nói cách khác, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt hiện đại vẫn song song tồn tại cả hai dạng thức động từ gốc và các tổ hợp động từ chứa động từ gốc nhưng đã được ngữ pháp hoá như đánh và đánh rơi, đánh lừa, đánh đổi; hoặc làm và làm rơi, làm vỡ;. Bài viết này sẽ so sánh và xem xét sự thay đổi nghĩa ngữ pháp, mối quan hệ nghĩa ngữ pháp giữa các động từ gốc (khi được dùng độc lập) và khi là một thành tố đã được ngữ pháp hóa của một tổ hợp hai động từ qua nghiên cứu trường hợp đánh và làm.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát quá trình ngữ pháp hóa diễn ra ở một số tổ hợp động từ cú nghĩa (+chủ ý) và (-chủ ý), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 455 KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH NGỮ PHÁP HÓA DIỄN RA Ở MỘT SỐ TỔ HỢP ĐỘNG TỪ CÚ NGHĨA (+CHỦ Ý) VÀ (-CHỦ Ý) Nguyn Mai Lan Trường Đại học Hà Nội Tóm t t: Ở các tổ hợp động từ + động từ trong tiếng Việt từ lâu đã diễn ra một quá trình ngữ pháp hoá và chúng ta vẫn sử dụng các động từ gốc cùng với các tổ hợp động từ được tạo ra bởi sự kết hợp của động từ gốc đó với một động từ khác. Nói cách khác, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt hiện đại vẫn song song tồn tại cả hai dạng thức động từ gốc và các tổ hợp động từ chứa động từ gốc nhưng đã được ngữ pháp hoá như đánh và đánh rơi, đánh lừa, đánh đổi; hoặc làm và làm rơi, làm vỡ;... Bài viết này sẽ so sánh và xem xét sự thay đổi nghĩa ngữ pháp, mối quan hệ nghĩa ngữ pháp giữa các động từ gốc (khi được dùng độc lập) và khi là một thành tố đã được ngữ pháp hóa của một tổ hợp hai động từ qua nghiên cứu trường hợp đánh và làm. Abstract: In Vietnamese, there has been a grammaticalization of the root verb in many phrase created by a combination of two verbs (a root oneand another verb). Root verb and the the above-mentioned phrases are used simultaneously. In other words, of mordern Vietnamese vocabulary there has been a coexistence of two forms: (1) root verbs functioned as free verbs and (2) phrases of two verbs where the root verb are grammaticalized such as: mất and quên mất, mua mất, ốm mất, đánh and đánh rơi, đánh lừa, đánh đổi; làm and làm rơi, làm vỡ... The purpose of this paper is to compare and investigate changes of in grammatical meanings and the grammatical relation between root verbs used as free verb phrases through the case study of đánh and làm. Trong sử dụng ngôn ngữ chúng ta vẫn thường gặp trường hợp một đơn vị từ vựng cũng có thể thay đổi để đảm nhận chức năng của một đơn vị ngữ pháp, khi thì là đơn vị từ vựng, khi thì là đơn vị ngữ pháp. Ví dụ như sự biến đổi chức năng - ngữ nghĩa của các động từ tiếng Việt. Khi dùng với tư cách là một động từ đơn các động từ đánh, rơi, là các đơn vị từ vựng nhưng khi chúng kết hợp với nhau, tạo nên các tổ hợp động từ như: đánh rơi, bỏ rơi thì các thành tố trong tổ hợp động từ đã thay đổi chức năng ngữ nghĩa so với các động từ đơn gốc. Và nghĩa của các tổ hợp động từ này không phải là phép cộng nghĩa của các động từ gốc của chúng. a) đánh rơi (- chủ ý) b) bỏ rơi (+ chủ ý) Chúng ta có thể thấy các động từ đánh, bỏ đã thay đổi từ ý nghĩa từ vựng sang ý nghĩa ngữ pháp. Đây là một hiện tượng ngôn ngữ đã xảy ra ở các đơn vị ngôn ngữ quen thuộc nhưng từ trước tới nay chưa dành được sự quan tâm nghiên cứu thích đáng. 1. Lịch sử vấn đề Khi tham khảo các công trình nghiên cứu về động từ tiếng Việt và các công trình nghiên cứu về hư từ tiếng Việt có liên quan đến hiện tượng ngữ pháp hóa (còn gọi là “hư hóa”) từ trước đến nay của các tác giả Trương Vĩnh Ký, Ê.Đighê, Trương Vĩnh Tống, Bùi Đức Tịnh, Lê Văn Lý, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Anh Quế và Nguyễn Lai thường chỉ phân tích hiện tượng thay đổi từ ý từ vựng sang ý nghĩa ngữ pháp của từ một cách đơn giản và cục bộ. Trực tiếp đề cập đến vấn đề ngữ pháp hoá có tác giả Cao Xuân Hạo. Trần Thị Nhàn trình bày về lịch sử nghiên cứu ngữ pháp hoá trên thế giới và một số lý thuyết về ngữ pháp hoá đã được các nhà ngôn ngữ học Âu Mĩ áp dụng. Nguyễn Văn Hiệp đã nghiên cứu hiện tượng ngữ pháp hoá hình thành một số tiểu từ tình thái cuối câu. Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 456 Hiện tượng thay đổi từ ý nghĩa từ vựng sang ý nghĩa ngữ pháp của các từ cũng đã được các học giả nước ngoài nghiên cứu từ khá lâu, được gọi là hiện tượng ngữ pháp hoá (Grammaticalization). Meillet, một học giả người Pháp, cũng là nhà ngôn ngữ học đầu tiên nghiên cứu về ngữ pháp hoá. Ông định nghĩa ngữ pháp hoá là "sự phát triển để hình thành các dạng thức ngữ pháp từ các dạng thức từ vựng trước đó" (Meillet 1948, dẫn theo E.C.Traugott và B.Heine 1991, tr. 2) hay rộng hơn là "quá trình biến đổi các từ vị thực từ thành các dạng thức ngữ pháp và làm cho các dạng thức ngữ pháp trở nên mang tính ngữ pháp hơn". Và "Ngữ pháp hoá là quá trình của sự hình thành các phạm trù ngữ pháp cũng như các dạng thức mã hóa ngữ pháp diễn ra ở cả hai bình diện đồng đại lẫn lịch đại" (Elizabeth Closs Traugott và Bernd Heine 1991, tr. 1). 2. Bảng phân loại nghĩa [+ chủ ý] Đối tượng được thu thập ở đây là những tổ hợp động từ thể hiện hành động có chủ ý [+ chủ ý] của con người. Khi hai động từ kết hợp với nhau trong tổ hợp động từ thì có được nghĩa này. Nghĩa ngữ pháp này là kết quả của quá trình ngữ pháp hoá. STT Động từ ngữ pháp Nghĩa + chủ ý Động từ từ vựng Nghĩa + chủ ý Tổ hợp động từ Nghĩa + chủ ý 1. đánh + tan - đánh tan + 2. đánh + sập - đánh sập + 3. đánh + bật - đánh bật + 4. đánh + chìm - đánh chìm + 5. làm + bật - làm bật + 6. làm + sập - làm sập + 7. làm + tung - làm tung + 8. làm + chìm - làm chìm + 9. làm + quen - làm quen + 10. làm + lộ - làm lộ + 11. làm + náo loạn - làm náo loạn + 12. bỏ + rơi - bỏ rơi + Qua bảng phân loại trên ta thấy rằng trong tổ hợp động từ có hai động từ thành tố. Nhưng trước khi tham gia vào tổ hợp động từ thì các động từ đứng trước như đánh, làm và bỏ đã có nghĩa [+ chủ ý], còn các động từ đứng sau có hai loại. Một loại là các động từ quá trình như động, tan, sập, chìm, bật, rơi, và một loại là các động từ trạng thái như lộ, rơi, náo loạn. Tất cả các động từ quá trình và động từ trạng thái đứng sau (động, tan, sập, chìm, bật, rơi, lộ, náo loạn) đều có nghĩa [- chủ ý]. Nhưng khi các động từ này kết hợp với các động từ hành động đánh, làm và bỏ (như ví dụ trong bảng trên) thì chúng kết hợp với nhau, tạo thành các tổ hợp động từ có nghĩa [+ chủ ý]. Chúng ta có thể thấy rõ nghĩa [+ chủ ý] của các tổ hợp động từ trong các ví dụ sau: 1) Nhưng cuối cùng thì anh Trung của chúng cũng không vì giận chị Giang mà bỏ rơi chúng. / Hà Nội lúc 0 giờ. Bảo Ninh/ bỏ rơi 2) Nhưng chưa ai biết nên bắt đầu câu chuyện như thế nào, tôi lại hỏi Hòa cái câu thường lệ của những người mới làm quen nhau: - Ông cụ bà cụ sinh ra đồng chí còn cả chứ? Ai ngờ cái câu tưởng như nhạt nhẽo ấy lại là đầu mối của một câu chuyện./Nắng chiều. Nguyễn Khải/ làm quen 3) Thời kỳ đóng quân ở Thái Bình, tôi đã nhận một ông cụ có con hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ làm bố nuôi, tôi đã gọi ông cụ bằng "thầy" rất vui vẻ, hồn nhiên, với ý định làm giảm Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 457 nỗi đau đớn của một người cha./Nắng chiều. Nguyễn Khải/ làm giảm 4) Chiến công nổi bật của nó là trận đánh vừa chận đứng vừa đánh tan một cánh quân Mỹ đợt hai năm Mậu Thân (1968) trong một làng vùng ngoại ô Sài Gòn. /Người bạn lính. Nguyễn Quang Sáng/ đánh tan 5) Không thể để cho họ biết, thủ trưởng của họ "đang bị vợ con theo dõi bắt quả tang bồ bịch". Nếu họ biết, chắc rằng họ sẽ có cớ để lôi thêm vào đó những khuyết tật khác nữa và không khéo họ đánh bật ông khỏi cương vị này./Thuỷ chung, bài ca riêng của đàn bà. Trần Thị Trường/ đánh bật 6) Tôi lì lợm thế mà bị Quý đánh gục dễ dàng bởi một coup de foudre- tiếng sét ái tình- cái danh từ nghe chừng cải lương nhưng thật sự, sức chấn động của nó phải người nào đã trải qua mới hiểu nổi./Chẳng nợ nần gì nhau. Trầm Hương/ đánh gục Ở đây, các động từ đánh, làm và bỏ đã phát triển trong quá trình ngữ pháp hoá, và tư cách ngữ pháp của các động từ đánh, làm và bỏ đã phát triển ở một mức cao hơn. Khi kết hợp với một động từ khác trong một tổ hợp động từ nó làm cho tổ hợp động từ có một nghĩa ngữ pháp mới, cụ thể ở đây là nghĩa [+ chủ ý]. Đây là nghĩa ngữ pháp mà các thành tố thứ hai trong tổ hợp động từ (động, tan, sập, gục, tung, chìm, bật, rơi, lộ, náo loạn) khi hoạt động độc lập không có. Mặt khác khi tham gia vào tổ hợp động từ hai động từ đánh và làm đã không còn mang nghĩa từ vựng gốc nữa mà đã trở thành một yếu tố có nghĩa ngữ pháp. Còn các động từ ở ví trí thứ hai như động, tan, sập, gục, tung, chìm, bật, rơi, lộ, náo loạn thì vẫn còn mang nghĩa từ vựng gốc nhưng lại có sự thay đổi nghĩa ngữ pháp. Nghĩa ngữ pháp của các động từ này khi hoạt động độc lập là các động từ quá trình và các động từ trạng thái có nghĩa [- chủ ý], nhưng khi tham gia vào tổ hợp động từ thì tổ hợp động từ lại là loại động từ hành động có nghĩa [+ chủ ý]. Riêng trong trường hợp bỏ rơi thì nghĩa từ vựng gốc của cả hai động từ không thay đổi khi kết hợp với nhau trong tổ hợp động từ nhưng nghĩa ngữ pháp của tổ hợp động từ khác với nghĩa ngữ pháp của rơi khi hoạt động độc lập. Khi hoạt động độc lập, rơi là loại động từ trạng thái có nghĩa [- chủ ý] nhưng khi kết hợp với bỏ, động từ hành động có nghĩa [+ chủ ý] thì tổ hợp bỏ rơi có nghĩa [+ chủ ý]. Bỏ rơi là làm rơi, để rơi cái gì một cách có chủ ý. Các trường hợp đánh sập, làm sập; đánh tung, làm tung; đánh chìm, làm chìm có thể thay thế cho nhau khi sử dụng: có thể nói đánh sập ngôi nhà và làm sập ngôi nhà; có thể nói đánh tung chùm chìa khoá và làm tung chùm chìa khoá; có thể nói đánh chìm con tàu và làm chìm con tàu. Riêng trường hợp đánh bật, làm bật có một sự khác nhau khi sử dụng: có thể nói đánh bật rễ cây, làm bật rễ cây; đánh bật móng chân, làm bật móng chân nhưng chỉ có thể nói đánh bật quân giặc mà không thể nói làm bật quân giặc hoặc có thể nói công ty A đánh bật công ty B mà không thể nói công ty A làm bật công ty B. Có nghĩa là với những hành động cụ thể thì có thể dùng đánh bật hoặc làm bật còn với các hành động có nghĩa trừu tượng hơn thì chỉ có thể dùng đánh bật. Các tổ hợp động từ đánh bật, đánh sập, đánh tung, đánh chìm, đánh quỵ, làm bật, làm sập, làm tung, làm chìm, xô ngã có thể có nghĩa [+ chủ ý] hoặc [- chủ ý]. Nếu chủ thể hành động là người thì tổ hợp động từ có nghĩa [+ chủ ý], còn nếu chủ thể hành động không phải là người thì tổ hợp động từ lại có nghĩa [- chủ ý]. Ví dụ: 1) ...cái cổng đền đã bị bom đánh sập... / Khách ở quê ra. Nguyễn Minh Châu / đánh sập [- chủ ý] - Chúng nó đánh sập nhà tôi rồi. đánh sập [+ chủ ý] 2) - Bão đánh bật rễ cây. Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 458 đánh bật [- chủ ý] - .......không khéo họ đánh bật ông khỏi cương vị này./Thuỷ chung, bài ca riêng của đàn bà. Trần Thị Trường/ đánh bật [+ chủ ý] 3) - Dù con Vá nhiều lúc có nổi xung, nhẩy dựng ngược, quay đầu đánh tung sợi thừng vướng víu, sự bực mình ấy vẫn cứ là trò chơi kia mà./Tiếng gọi ngàn. Đoàn Giỏi / đánh tung [- chủ ý] - Bọn trộm đánh tung khoá cửa nhà bà ấy. đánh tung [+ chủ ý] 4) - Trong cuộc đời chỉ coi tiền là phương tiện thì sẽ không bị đồng tiền nó đè, nó đánh chìm, nó mê hoặc. / Tiền của ông. Bùi Bình Thi / đánh chìm [- chủ ý] - Họ định đánh chìm con tàu. đánh chìm [+ chủ ý] 5) Gã nghĩ mà thấy kinh. Rồi cũng đến một lúc nào đấy, căn bệnh ấy sẽ lây sang gã là cái chắc chắn. Bây giờ cơ thể còn tạm gọi là khỏe mạnh, còn chống chọi được, chứ ít nữa yếu đi rồi thì trước sau cũng bị nó đánh quỵ./Chuyện tình không có nước mắt. Nguyễn Hoài Phương/ đánh quỵ [- chủ ý] - Anh bị bọn cướp đánh quỵ. đánh quỵ [+ chủ ý] Bảng phân loại nghĩa trên cũng cho chúng ta thấy một điều đặc biệt là hai động từ đánh và làm là hai động từ có khả năng ngữ pháp hoá rất mạnh khi tham gia vào các tổ hợp động từ. Đánh và làm có thể kết hợp với rất nhiều động từ quá trình để tạo thành tổ hợp động từ có nghĩa [+ chủ ý]. 3. Bảng phân loại nghĩa [- chủ ý] Đối tượng được thu thập ở đây là những tổ hợp động từ thể hiện hành động không chủ ý [- chủ ý] của con người. ở đây cần phân biệt rõ những hoạt động, quá trình của thế giới vô tri vốn không bao giờ có sự chủ ý với các hành động có chủ ý hoặc không có chủ ý của con người Số TT Động từ ngữ pháp Nghĩa + chủ ý Động từ từ vựng Nghĩa + chủ ý Tổ hợp động từ Nghĩa + chủ ý 1. làm + rơi - làm rơi - 2. làm + vỡ - làm vỡ - 3. làm + hỏng - làm hỏng - 4. làm + mất - làm mất - 5. đánh + đổ - đánh đổ - 6. đánh + vỡ - đánh vỡ - 7. đánh + ngã - đánh ngã - 8. đánh + rơi - đánh rơi - 9. đánh + mất đánh mất - 10. mắc - lừa + mắc lừa - 11. mắc - bẫy + mắc bẫy - 12. bắt + gặp + bắt gặp - 13. ăn + phải ăn phải - Tất cả các tổ hợp động từ trên đều có nghĩa [- chủ ý], nhưng nếu phân tích từng động từ thành tố, chúng ta sẽ thấy xảy ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất: Với các tổ hợp động từ làm rơi, làm vỡ, làm hỏng, làm mất, đánh đổ, đánh vỡ, đánh ngã, đánh rơi, đánh mất, hai động Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 459 từ đánh và làm khi hoạt động độc lập vốn là động từ hành động có nghĩa [+ chủ ý], còn các động từ ở vị trí thứ hai trong các tổ hợp động từ là động từ quá trình có nghĩa [- chủ ý] như rơi, vỡ, gãy, đổ, ngã, mất và động từ trạng thái hỏng cũng có nghĩa [- chủ ý]. Nhưng sau khi các động từ này kết hợp với nhau trong tổ hợp động từ thì các tổ hợp động từ ở đây đã trở thành tổ hợp động từ hành động có nghĩa [- chủ ý]. Đáng chú ý là các động từ quá trình động từ trạng thái ở vị trí thứ hai trong tổ hợp động từ đều là các động từ có nghĩa tiêu cực. Như vậy là nghĩa ngữ pháp của tổ hợp động từ có chiều ngược lại với nghĩa ngữ pháp của hai động từ thành tố đánh và làm (khi hai động từ này còn hoạt động độc lập). Khi đánh và làm tham gia vào tổ hợp động từ thì chúng không còn mang nghĩa từ vựng gốc nữa mà trở thành một yếu tố có nghĩa ngữ pháp. Chúng ta có thể tham khảo nghĩa từ vựng của đánh và làm trong Từ điển tiếng Việt: đánh đg.1. Làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực. Đánh mấy roi. làm đg. 1. Dùng công sức tạo ra cái gì trước đấy không có. Làm nhà. Chim làm tổ. (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, 1998). Còn đánh rơi, làm rơi có nghĩa là: để rơi cái gì một cách không chủ ý. ở đây, các động từ rơi, vỡ, gãy, đổ, ngã, mất, hỏng vẫn còn mang nghĩa từ vựng gốc khi tham gia vào các tổ hợp động từ nhưng nghĩa ngữ pháp của tổ hợp động từ khác với nghĩa ngữ pháp gốc của các động từ này. Các động từ này khi hoạt động độc lập là các động từ quá trình hoặc trạng thái có nghĩa [- chủ ý] nhưng khi chúng kết hợp với đánh và làm thì kết quả là các tổ hợp động từ lại là các tổ hợp động từ hành động có nghĩa [- chủ ý]. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các ví dụ cụ thể sau: 1) Lúc đó mọi người hiểu rõ ràng hơn, không phải chỉ lần này, mà rất nhiều lần khác nữa, vì vô tình họ đã đánh mất những khoảnh khắc lý ra đã rất ấm êm và hạnh phúc trong đời sống vốn đầy bất an của mình./Bay qua thời gian. Nguyễn Thị Châu Giang/ đánh mất 2) Không khí tĩnh lặng quá khiến cô vừa đọc vừa gà gật, và thỉnh thoảng cô lại đánh rơi sách. / Con sóc. Ma Văn Kháng/ đánh rơi 3) Cô ấy vừa làm đổ quạt. làm đổ 4) Cháu đoảng quá, lại làm vỡ bát đĩa rồi chứ gì? làm vỡ Trường hợp thứ hai: Trong hai tổ hợp động từ mắc lừa, mắc bẫy, động từ mắc khi hoạt động độc lập có nghĩa [- chủ ý], còn hai động từ lừa và bẫy khi hoạt động độc lập thì có nghĩa [+ chủ ý]. Nhưng khi các động từ này kết hợp với nhau trong tổ hợp động từ thì hai tổ hợp động từ mắc lừa, mắc bẫy lại có nghĩa [- chủ ý]. ở đây, nghĩa ngữ pháp của tổ hợp động từ có chiều ngược lại với nghĩa ngữ pháp của mắc và bắt khi hai động từ này còn hoạt động độc lập. Mắc lừa có nghĩa là do không chú ý, không để ý nên bị người khác lừa. Mắc bẫy cũng có nghĩa là bị người khác bẫy do không chú ý, không để ý. Ở các tổ hợp động từ ăn phải, mua phải, gặp phải thì các động từ ăn, mua, gặp (ở vị trí thứ nhất trong tổ hợp động từ) khi hoạt động độc lập là các động từ có nghĩa [+ chủ ý], còn động từ phải khi hoạt động độc lập là động từ có nghĩa tình thái, không liên quan đến chiều nghĩa [+ chủ ý]. Nhưng khi các động từ này kết hợp với nhau trong tổ hợp động từ thì tổ hợp động từ có nghĩa [- chủ ý]. Vậy nghĩa [- chủ ý] của tổ hợp động từ là nghĩa ngữ pháp mới so với nghĩa ngữ pháp của các động từ gốc (khi chúng còn hoạt động độc lập). Các động từ khi kết hợp với nhau đã có một tư cách ngữ pháp mới. Trường hợp làm đổ và đánh đổ có một sự khác nhau khi sử dụng. Làm đổ chỉ có nghĩa [- chủ ý] và [+ tác động] nhưng đánh đổ có thể có nghĩa [- chủ ý] hoặc [+ chủ ý] và [+ tác động]. Ví dụ: - Nó làm đổ cốc nước. [- chủ ý] và [+ tác động] Ti u ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài 460 - Nó đánh đổ cái xe máy. [- chủ ý] và [+ tác động] - .......đánh đổ chế độc tài. [+ chủ ý] và [+ tác động] 4. Kết luận Ngữ pháp là một lĩnh vực được coi là ít thay đổi trong ngôn ngữ. Nhưng qua việc khảo sỏt quỏ trỡnh ngữ phỏp húa diễn ra ở một số tổ hợp động từ cú nghĩa (+chủ ý) và (-chủ ý), chúng ta thấy nghĩa ngữ pháp của các động từ đã có sự thay đổi. Kết quả là ở các tổ hợp động từ xuất hiện những phạm trù ngữ pháp mới mà các động từ thành tố trong tổ hợp trước đây không có. Ví dụ: - làm rơi có nghĩa [- chủ ý] khác với làm có nghĩa [+ chủ ý]. - làm vỡ có nghĩa [- chủ ý] khác với làm có nghĩa [+ chủ ý]. - đánh đổ có nghĩa [- chủ ý] khác với đánh có nghĩa [+ chủ ý]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Xuân Hạo, 1991. Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 1. Nxb Khoa học xã hội, Hồ Chí Minh. 2. Cao Xuân Hạo. Về ý nghĩa thì và thể trong tiếng Việt. Tạp chí ngôn ngữ, số 5, 1998. 3. Đỗ Hữu Châu 1998. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Đinh Văn Đức, 1986. Ngữ pháp tiếng Việt từ loại. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 5. Hoàng Phê (chủ biên), 1998. Từ điển tiếng Việt (tái bản lần thứ sáu). Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 6. Nguyễn Anh Quế, 1988. Hư từ trong tiếng Việt hiện đại. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. Nguyễn Kim Thản, 1977. Động từ trong tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Nguyễn Lai, 1981. Tìm hiểu sự chuyển hoá nghĩa từ vựng theo hướng hư hoá (Kỷ yếu Hội nghị khoa học). Đại học tổng hợp Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, 1998. Thành phần câu tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Quy, 1990.Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 11. Nguyễn Thiện Giáp, 1985. Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Hiệp 2001a. Hướng đến một cách phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 5/2001. 13. Nguyễn Văn Hiệp 2001b. Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái. Tạp chí Ngôn ngữ, số 11/2001. 14. E.C. Traugott and B.heine (eds) 1991. Approaches to grammaticization, Volume I. Amsterdam: John Benjamins publishing company.