Khảo sát ứng dụng của thuật toán Bjerhammar để bình sai mạng lưới khống chế cơ sở trong quan trắc biến dạng

Tóm tắt Bình sai lưới tự do đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong việc xử lý các mạng lưới trắc địa nói chung và trong quan trắc chuyển dịch biến dạng nói riêng, tiêu biểu như thuật toán của Mittermayer, Bjerhammar, Markuze, Wolf,. Trong bài báo này, nhóm tác giả ứng dụng thuật toán Bjerhammar để bình sai mạng lưới khống chế cơ sở trong quan trắc chuyển dịch biến dạng và khảo sát với phương pháp khác đang được ứng dụng ngoài thực tế sản xuất, từ đó đưa ra những kết luận về khả năng ứng dụng của phương pháp Bjerhammar

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát ứng dụng của thuật toán Bjerhammar để bình sai mạng lưới khống chế cơ sở trong quan trắc biến dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201878 KHẢO SÁT ỨNG DỤNG CỦA THUẬT TOÁN BJERHAMMAR ĐỂ BÌNH SAI MẠNG LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ TRONG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG Lê Thị Nhung1, Phạm Thị Thương Huyền1, Dương Thị Oanh2 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Tóm tắt Bình sai lưới tự do đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong việc xử lý các mạng lưới trắc địa nói chung và trong quan trắc chuyển dịch biến dạng nói riêng, tiêu biểu như thuật toán của Mittermayer, Bjerhammar, Markuze, Wolf,... Trong bài báo này, nhóm tác giả ứng dụng thuật toán Bjerhammar để bình sai mạng lưới khống chế cơ sở trong quan trắc chuyển dịch biến dạng và khảo sát với phương pháp khác đang được ứng dụng ngoài thực tế sản xuất, từ đó đưa ra những kết luận về khả năng ứng dụng của phương pháp Bjerhammar. Từ khóa: Bình sai lưới tự do; Bjerhammar; Quan trắc biến dạng. Abstract Investigating the application of Bjerhammar’s algorithm to adjust control networks in deformation monitoring Free network adjustment has been applied increasingly in the treatment of geodetic networks in general and in the deformation monitoring in particular, such as Mittermayer, Bjerhammar, Markuze, Wolf,... In this paper, the authors apply Bjerhammar’s algorithm to adjust the control networks in the deformation monitoring and compare with other methods. From there, conclusions about the Bjerhammar method will be proposed. Keywords: Free network Adjustment; Bjerhammar; Deformation analysis. 1. Đặt vấn đề Bình sai mạng lưới tự do đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý, phân tích các mạng lưới trắc địa và ứng dụng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực quan trắc chuyển dịch, biến dạng. Hiện nay, các nhà trắc địa đã ứng dụng các thuật toán bình sai lưới tự do vào trong phân tích các mạng lưới quan trắc biến dạng như trong [4, 5, 10, 11] và cả trên không gian ba chiều (X, Y, Z), bốn chiều (X, Y, X, T) như trong [2, 7]. Bình sai lưới tự do thường được áp dụng trong xử lý mạng lưới khống chế cơ sở trong quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình bởi những tính đặc thù về yếu tố gốc của lưới. Vấn đề mấu chốt trong xử lý bài toán bình sai lưới tự do chủ yếu là giải quyết tính suy biến của ma trận hệ phương trình chuẩn. Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như [1, 3, 6, 7, 8, 9] tiêu biểu là những thuật toán của Mittermayer, Markuze, Bjerhammar, Wolf,... Để giải bài toán đa trị, một điều kiện phụ sẽ được thêm vào hệ phương trình số hiệu chỉnh để giới hạn tập nghiệm của bài toán bình sai. Mittermayer chia ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh A thành hai ma trận con gồm A 1 , A 2 , trong đó số hàng của ba ma trận này là giống nhau và bằng số trị đo n. Số cột của ma trận con thứ nhất A 1 bằng số ẩn số, số cột Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 79 của của ma trận con thứ hai A 2 bằng số khuyết d trong lưới khống chế. Trong khi Markuze lựa chọn phướng pháp mở rộng ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn để có thể nghịch đảo được ma trận mở rộng này, từ đó tìm véc tơ nghiệm. Ở nước ta, thuật toán của Markuze đang được đưa vào giảng dạy [2, 8, 9, 11] và ứng dụng ngoài thực tế sản xuất thông qua các phần mềm xử lý số liệu trắc địa. Trong bài báo này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát ứng dụng của thuật toán Bjerhammar để chứng minh cho cơ sở khoa học về ứng dụng của thuật toán này trong lĩnh vực quan trắc biến dạng công trình ở Việt Nam nói chung. 2. Cơ sở lý thuyết phương pháp Bjerhammar Cơ sở lý thuyết của phương pháp bình sai lưới tự do ứng dụng thuật toán Bjerhammar dựa trên nguyên lý của bài toán bình sai gián tiếp kèm điều kiện. Các bước bình sai lưới tự do theo phương pháp này về cơ bản tương tự như bài toán bình sai gián tiếp thông thường, điểm khác biệt lớn nhất ở phần tạo ra ma trận nghịch đảo mở rộng. Do ma trận hệ số hệ phương trình chuẩn N bị suy biến (DetN = 0), vì vậy Bjerhammar [3, 12] đã tạo ra ma trận nghịch đảo mở rộng để tìm nghiệm của bài toán bình sai thông qua hai bước chính. Bước 1: Chọn ma trận con (NN)o có t hàng và t cột thuộc ma trận (NN), với t là số lượng trị đo cần thiết trong lưới khống chế. Có nhiều phương án lựa chọn t hàng và t cột trong ma trận (NN) để tạo thành ma trận (NN) o . Tuy nhiên nên chọn t hàng và cột đầu tiên nằm phía trên và bên góc trái của ma trận (NN) để tránh nhầm lẫn. (1) Trong đó: m là số lượng ẩn số (chọn ẩn số là trị bình sai tọa độ mặt bằng hoặc độ cao điểm). Khi đó Det(NN) o cho giá trị khác 0. Bước 2: Tạo ma trận nghịch đảo mở rộng bằng cách thêm d hàng và d cột vào ma trận có các phần tử đều có giá trị bằng 0 như sau: (2) Trong đó: d là số khuyết trong lưới, d max = 1 với lưới độ cao, d max = 4 với lưới mặt bằng, và d max = 7 với lưới không gian 3 chiều. Sau khi tính được ma trận nghịch đảo dạng mở rộng, nghiệm của bài toán bình sai xác định theo công thức sau [3, 12]: (3) Trong đó: A: Ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh P: Trọng số L: Véc tơ số hạng tự do Để đánh giá độ chính xác, tính ma trận hiệp phương sai Q XX theo công thức [3], [12]: (4) Công thức tính toán để đánh giá độ chính xác các yếu tố trong lưới tương tự như trong bình sai gián tiếp thông thường. 3. Tính toán với số liệu thực nghiệm 3.1. Ứng dụng thuật toán Bjerhammar Số liệu quan trắc lún lưới khống chế cơ sở tại công trình: Nhà để xe Ga quốc nội - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Có 03 mốc chuẩn thuộc lưới khống chế cơ sở kí hiệu là MC 1 , MC 2 , MC 3 tạo thành vòng khép kín như sơ đồ trong hình 1. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201880 Bảng 1. Số liệu đo chu kỳ II N0 Chênh cao h i (m) Số trạm máy n i 1 0.1137 6 2 0.1202 4 3 -0.2346 10 Hình 1: Sơ đồ đo Áp dụng thuật toán Bjerhammar để bình sai mạng lưới trắc địa tự do trên. Tính được ma trận hệ số hệ phương trình số hiệu chỉnh N = ATPL như sau: Với các giá trị P i trên đường chéo chính của ma trận trọng số P được tính theo công thức: Từ ma trận N, tính ma trận (NN) như sau: Ma trận (NN) làm cơ sở để chọn ma trận (NN) o có t hàng và t cột, trong ví dụ này chọn t hàng và t cột đầu tiên từ ma trận (NN): Giải ma trận nghịch đảo thu được: Trong bình sai mạng lưới độ cao tự do, có số khuyết d = 1. Do vậy theo Bjerhammar, ma trận nghịch đảo mở rộng sẽ được thêm vào 1 hàng và 1 cột từ ma trận nghịch đảo , thu được: Véc tơ nghiệm X: Từ véc tơ nghiệm X ở trên ta có , chứng tỏ kết quả tính toán bình sai là chính xác, đảm bảo nguyên lý của bài toán bình sai tự do nói chung với tổng mô đun véc tơ nghiệm là nhỏ nhất. Để đánh giá độ chính xác, tính ma trận hiệp phương sai Q xx thu được: Véc tơ số hiệu chỉnh V: Véc tơ số hiệu chỉnh V đảm bảo nguyên lý số bình phương nhỏ nhất [PVV]=min Sai số trung phương trọng số đơn vị: Trong đó: n là số lượng trị đo trong lưới, t là số trị đo cần thiết trong lưới, d là số khuyết. Độ cao các điểm mốc khống chế sau bình sai và sai số trung phương (SSTP) như trong bảng 2. Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 81 Bảng 2. Độ cao sau bình sai và sai số trung phương Tên điểm Độ cao bình sai HBS (m) SSTP độ cao m Hi (mm) SSTP chênh cao m hi (mm) MC 1 10.0000 0.07 0.11 MC 2 10.1136 0.06 0.11 MC 3 10.2343 0.07 0.12 - Sai số trung phương độ cao điểm yếu nhất: . - Sai số trung phương chênh cao yếu nhất: . 3.2. Tính toán bằng phần mềm DPSurvey 2.8 Để kiểm chứng lại phương pháp Bjerhammar, nhóm tác giả sử dụng phần mềm DPSurvey 2.8 để bình sai mạng lưới khống chế cơ sở trên. Thuật toán được ứng dụng trong phần mềm DPSurvey 2.8 để giải quyết bài toán bình sai lưới tự do như trong [8, 9, 11]. Lấy các thông số đầu vào cho việc xử lý bằng DPSurvey 2.8 (trị đo, trạm máy, trị gần đúng,...) giống như đối với phương pháp Bjerhammar, thu được kết quả như trong bảng 3: Bảng 3. Kết quả bình sai bằng phần mềm DPSurvey 2.8 STT Tên điểm Độ cao gần đúng H0 (m) Độ cao bình sai HBS(m) SSTP độ cao m Hi (mm) SSTP chênh cao m hi (mm) 1 MC 1 10.0000 10.0000 0.2 0.3 2 MC 2 10.1136 10.1136 0.1 0.2 3 MC 3 10.2344 10.2343 0.2 0.3 - Sai số trung phương trọng số đơn vị: m o = ± 0.13mm. - Sai số trung phương độ cao điểm yếu nhất: . - Sai số trung phương chênh cao yếu nhất: . 4. Kết luận Thuật toán sử dụng trong bình sai mạng lưới trắc địa tự do theo Bjerhammar được so sánh với thuật toán khác (Markuze I.V) thông qua sử dụng phần mềm DPSurvey 2.8 thu được trị xác suất (độ cao bình sai HBS) là tương đương nhau. Kết quả đánh giá độ chính xác các yếu tố trong lưới theo phương pháp Bjerhammar có phần tốt hơn (xét về sai số trung phương độ cao điểm và sai số trung phương chênh cao). Ngoài ra, thuật toán của Bjerhammar tương đối đơn giản, ngắn gọn, có thể dễ dàng viết lập trình để tự động hóa cho bài toán bình sai mạng lưới trắc địa tự do nói chung và ứng dụng trong xử lý lưới khống chế cơ sở trong quan trắc biến dạng nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. A. Perelmuter (1979). Adjustment of free networks. University of Tel Aviv, Department of.Geodesy, Tel Aviv, Israel. [2]. Đinh Xuân Vinh, Phan Văn Hiến, Nguyễn Bá Dũng (2016). Lý thuyết và phương pháp phân tích biến dạng. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, ISBN 978-604-904-875-3. [3]. E Mittermayer (1972). A generalisation of the least-squares method for the adjustment of free networks. Technical University of Berlin, Germany. [4]. Gilad Even-Tzur (2011). Deformation Analysis by Means of Extended Free Network Adjustment Constraints. Journal of surveying engineering may 2011, 137:47-52. (Xem tiếp trang 26) Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201882 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG ĐỊA CHÍNH Trần Văn Viện, Hoàng Lê Long Trường Đại học Thủy Lợi Tóm tắt Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xây dựng hệ thống địa chính ở các địa phương cũng như trên toàn quốc. Song do nhiều nguyên nhân mà việc xây dựng hệ thống địa chính ở các địa phương lại chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh. Bài báo đề xuất phương pháp đánh giá tính hiệu quả của hệ thống địa chính nhằm góp phần vào việc đánh giá chất lượng xây dựng hệ thống địa chính, từ đó biết được thực trạng của hệ thống địa chính ở các địa phương và có thể đưa ra được những giải pháp thích hợp để xây dựng hệ thống địa chính hoàn chỉnh phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra. Từ khóa: Hệ thống địa chính; Tính hiệu quả; Tiêu chí đánh giá chất lượng. Abstract: Method of evaluation for effectiveness of cadastral system The Ministry of Natural Resources and Environment has issued a legal framework relatively complete construction service of cadastral systems in the local as well as nationwide. But for many reasons, that the construction of the cadastral system in the local administration is not uniform and incomplete. The article proposed evaluation method effectiveness of land administration system in order to contribute to the construction quality assessment cadastral system, which knows the state of the system in the local administration and can offer the appropriate solution to build a complete system of administration in accordance with the requirements set out. Keywords: Cadastral systems; Effi ciency; Quality assessment criteria. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống địa chính là hệ thống thông tin về khu vực trong đó có chứa các dữ liệu đăng ký về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất. Nó bao gồm cơ sở dữ liệu không gian và các dữ liệu khác liên quan tới thửa đất [1]. Như vậy các dữ liệu cơ bản trong hệ thống địa chính là các dữ liệu về vị trí, hình dạng, kích thước của thửa đất, quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất, giá trị của thửa đất. Địa chính Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển và ngày càng hoàn thiện, hướng tới xây dựng được một hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất. Hiện nay đã có những hướng dẫn, quy định mang tính pháp lý để triển khai xây dựng hệ thống địa chính trên toàn quốc. Tuy vậy việc triển khai vẫn chưa đồng đều, rộng khắp ở các địa phương, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra và do vậy chưa thực sự góp phần quan trọng vào việc xây dựng hệ thống địa chính có chất lượng như kỳ vọng. Tính hiệu quả của hệ thống được biểu thị ở hai khía cạnh là hiệu quả về chức năng và hiệu quả về kinh tế. Về chức năng, hệ thống phải đảm bảo thực hiện đúng và chính xác các chức năng và nhiệm vụ đã được nêu trong các văn bản pháp luật về địa chính, đồng thời có khả năng thích ứng với việc ứng dụng các công nghệ mới cũng như khả năng hiện đại hóa hệ thống hiện có. Hiệu quả Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 83 về kinh tế có thể được hiểu là chi phí cho việc xây dựng, vận hành và khai thác thông tin của hệ thống là nhỏ nhất. Đến nay tính hiệu quả về chức năng của hệ thống địa chính vẫn thường ít được quan tâm và đề cập tới trong các diễn đàn chuyên môn. Vì vậy bài báo này sẽ đề cập tới phương pháp đánh giá tính hiệu quả về chức năng của hệ thống địa chính ở các cấp từ xã, phường trở lên. Theo luật định, đây là cấp cơ sở của hệ thống địa chính, là đơn vị cơ bản của hệ thống bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống ở các cấp hành chính cao hơn và cuối cùng là ở cấp quốc gia, giúp cho việc đánh giá mức độ thực hiện các công việc địa chính ở các địa phương, từ đó có thể đề ra được các chủ trương, chính sách thích hợp. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG ĐỊA CHÍNH Tính hiệu quả có thể được hiểu là mối quan hệ giữa hiệu quả trong việc thực hiện công việc theo mục đích đã đặt ra và chi phí để thực hiện các công việc đó. Để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống ta phải đặt nó trong một thời điểm cụ thể và ở một địa điểm xác định. Với hệ thống địa chính, nó phải được xem xét, so sánh ở 2 khía cạnh là phù hợp với các quy định mang tính pháp lý và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống. Đây không chỉ là những đòi hỏi cơ bản liên quan tới hoạt động của hệ thống mà còn là còn là những đánh giá về việc tập trung, lưu trữ, xử lý, kiểm định, cập nhật và cung cấp số liệu địa chính. Để đánh giá tính hiệu quả, qua đó biết được mức độ hoàn thiện của hệ thống địa chính cấp xã, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng theo hình mẫu của tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 9126 [2]. Đây là phương pháp dùng để kiểm định chất lượng của một sản phẩm phần mềm dựa trên việc phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những đại lượng có thể đo đếm, so sánh được. Theo đó, người ta đưa ra các tiêu chí phù hợp về chức năng theo các chuẩn đã được quy định về độ chính xác, tính an toàn, tính tương tác với các hệ thống khác, khả năng vận hành, tính hiệu quả, tính dễ sử dụng. Tài liệu dùng làm cơ sở cho việc đánh giá tính hiệu quả của hệ thống địa chính dựa trên hai thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Thông tư 24/2014/TT- BTNMT [3] quy định về hồ sơ địa chính, Thông tư 25/2014/ TT- BTNMT [4] quy định về bản đồ địa chính và tình hình thực tế xây dựng hệ thống địa chính của các địa phương từ trước tới nay. Theo đó, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu hai nội dung chủ yếu sau: - Chọn mô hình so sánh tính hiệu quả của hệ thống thông qua việc lựa chọn các tiêu chí để so sánh. Các tiêu chí được đề xuất phục vụ cho việc đánh giá hệ thống địa chính ở các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả trong vận hành, sử dụng hệ thống. - Đề xuất phương pháp đánh giá tính hiệu quả của hệ thống. 2.1. Chọn mô hình so sánh tính hiệu quả của hệ thống thông qua việc lựa chọn các tiêu chí để so sánh Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ISO/IEC 9126, trên cơ sở các quy định nêu trong 2 tài liệu mang tính pháp lý của Nhà nước đã nêu trên đây Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 201884 và thực tế xây dựng hệ thống địa chính của nước ta, nhóm tác giả lựa chọn mô hình so sánh là các tiêu chí phản ánh mức độ hoàn thiện về chức năng của hệ thống như: mức độ đáp ứng về chức năng của hệ thống so với các yêu cầu đặt ra trong 2 thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, yêu cầu về độ chính xác, hiệu quả sử dụng, mức độ bảo mật, an toàn của hệ thống,...Cụ thể là các tiêu chí sau đây: 1. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính 2. Các dạng bản đồ địa chính đang được sử dụng 3. Phương pháp đánh dấu các điểm biên của thửa đất ở ngoài thực địa 4. Phương pháp đo vẽ chi tiết 5. Phương pháp tính diện tích thửa đất 6. Thời điểm đo bổ sung lần cuối cùng 7. Thời gian thực hiện cập nhật biến động 8. Mức độ phù hợp của thông tin giữa bản đồ địa chính và các tài liệu khác trong hồ sơ địa chính 9. Thời gian cung cấp số liệu cho khách hàng 10. Mức độ thuận tiện trong việc tra cứu thông tin 11. Mức độ đồng bộ hóa hồ sơ địa chính ở các cấp 12. Mức độ an toàn, bảo mật thông tin địa chính. Cho tới nay, cách cho điểm vẫn là một trong những phương pháp đánh giá hiệu quả nhất chất lượng của một tiêu chí nào đó [5]. Do vậy trong từng tiêu chí, nhóm tác giả phân chia ra các mức chất lượng khác nhau từ mức cao nhất tới mức thấp nhất. Điểm đạt được của mỗi tiêu chí dựa trên việc so sánh giữa mức độ hoàn thiện nhất của tiêu chí với các mức độ đạt được trong thực tế của tiêu chí đó. Nếu cho mức độ hoàn thiện của tiêu chí đạt điểm 10 thì mức độ đạt được của tiêu chí đó trong thực tế khi đánh giá là: Trong đó: A là mức độ không hoàn thiện của tiêu chí cần đánh giá B là mức độ hoàn thiện của tiêu chí Như vậy tính hiệu quả của hệ thống địa chính ở từng đơn vị hành chính cấp xã tại một thời điểm nào đó sẽ là số điểm tổng hợp đạt được từ các tiêu chí nói trên. Mô hình so sánh tính hiệu quả và hoàn thiện của hệ thống địa chính được nêu ở bảng 1 dưới đây. Bảng 1. Các thông số của mô hình so sánh tính hiệu quả của hệ thống địa chính STT Tên tiêu chí Mức độ hoàn thiện của tiêu chí Số điểm 1 Phương pháp thành lập bản đồ địa chính Phương pháp trực tiếp 10 Sử dụng ảnh hàng không kết hợp điều vẽ ở thực địa 7 Sử dụng công nghệ GPS 6 Sử dụng các tài liệu cũ 5 2 Dạng bản đồ địa chính Bản đồ số 10 Bản đồ giấy 8 Bản đồ giải thửa 5 Các dạng bản đồ cũ khác 0 Nghiên cứu Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 19 - năm 2018 85 3 Phương pháp đánh dấu các điểm biên của thửa đất Bằng cọc 10 Không đánh dấu 5 4 Phương pháp đo vẽ chi tiết Tọa độ cực dùng máy toàn đạc điện tử 10 Tọa độ cực dùng máy toàn đạc thông thường 8 Tọa độ vuông góc hoặc giao hội cạnh 7 Điều vẽ ảnh hàng không 6 Sử dụng công nghệ GPS 5 Các phương pháp khác 0 5 Phương pháp tính diện tích thửa đất Phương pháp giải tích 10 Dùng máy đo diện tích 7 Phương pháp đồ giải 5 6 Thời điểm đo bổ sung lần cuối 1 năm trước 10 1 - 5 năm trước 8 6 - 10 năm trước 6 11 - 20 năm trước 4 Trên 20 năm trước 0 7 Mức độ phù hợp dữ liệu giữa BĐĐC và các tài liệu khác trong hồ sơ địa chính, Hoàn toàn phù hợp 10 Phù hợp ở mức trên 50% 6 Phù hợp ở mức dưới 50% 4 Không phù hợp 0 8 Thời gian thực hiện cập nhật biến động Ngay sau khi có biến động 3 ngày 10 Sau khi có biến động 1 tháng 8 Ngay sau khi có biến động 3 tháng 7 Tùy tiện theo ý muốn của cán bộ địa chính 5 Không cập nhật biến động 0 9 Thời gian cung cấp số liệu cho khách hàng Theo đúng luật định 10 Sau 1 tuần theo luật định 7 Chậm hơn 1 tuần theo luật định 5 Không cung cấp số liệu 0 10 Mức độ thuận tiện trong việc tra cứu thông tin