Khi các danh nhân chơi chứng khoán

Sàn chứng khoán thật lắm rủi ro - trong truyện ngắn “Bi kịch của chàng Wanxon ngốc nghếch”, tiểu thuyết gia khôi hài bậc thầy Mark Twain đã mượn miệng nhân vật chính Wanxon của mình thốt ra một câu danh ngôn: “Tháng Mười, đấy là tháng chơi cổ phiếu nguy hiểm nhất; còn các tháng nguy hiểm khác là tháng Bảy, tháng Một, tháng Chín, tháng Tư, tháng Mười một, tháng Năm, tháng Ba, tháng Sáu, tháng Mười hai, tháng Tám và cả tháng Hai nữa.” Như vậy thì tháng nào chẳng là tháng ẩn chứa rủi ro! Đấy không chỉ là lời hài hước trong sáng tác của Mark Twain, trong thực tế, nó còn nói trúng đòn đau thấm thía mà nhà văn từng dính trên sàn giao dịch chứng khoán. Hồi ấy, nợ nần chồng chất đã dồn Mark Twain tìm lên sàn chứng khoán những mong kiếm đủ một món lớn, thế nhưng càng đánh càng bại, càng bám càng lõm, để rồi cuối cùng chỉ đánh đổi lấy được mỗi câu danh ngôn ấy từ chàng Wanxon. Giống với nhà văn Mark Twain, nhiều danh nhân lịch sử khác cũng đã từng nếm mùi chìm nổi trong biển cả cổ phiếu như đám đông nhà đầu tư chứng khoán ngày nay, người cười kẻ mếu chẳng ai giống ai.

pdf16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khi các danh nhân chơi chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi các danh nhân chơi Chứng Khoán Karl Marx chơi cổ phiếu để thư giãn, Newton lỗ nặng trên sàn, Churchill từng mất 100.000 USD. Sàn chứng khoán thật lắm rủi ro - trong truyện ngắn “Bi kịch của chàng Wanxon ngốc nghếch”, tiểu thuyết gia khôi hài bậc thầy Mark Twain đã mượn miệng nhân vật chính Wanxon của mình thốt ra một câu danh ngôn: “Tháng Mười, đấy là tháng chơi cổ phiếu nguy hiểm nhất; còn các tháng nguy hiểm khác là tháng Bảy, tháng Một, tháng Chín, tháng Tư, tháng Mười một, tháng Năm, tháng Ba, tháng Sáu, tháng Mười hai, tháng Tám và cả tháng Hai nữa.” Như vậy thì tháng nào chẳng là tháng ẩn chứa rủi ro! Đấy không chỉ là lời hài hước trong sáng tác của Mark Twain, trong thực tế, nó còn nói trúng đòn đau thấm thía mà nhà văn từng dính trên sàn giao dịch chứng khoán. Hồi ấy, nợ nần chồng chất đã dồn Mark Twain tìm lên sàn chứng khoán những mong kiếm đủ một món lớn, thế nhưng càng đánh càng bại, càng bám càng lõm, để rồi cuối cùng chỉ đánh đổi lấy được mỗi câu danh ngôn ấy từ chàng Wanxon. Giống với nhà văn Mark Twain, nhiều danh nhân lịch sử khác cũng đã từng nếm mùi chìm nổi trong biển cả cổ phiếu như đám đông nhà đầu tư chứng khoán ngày nay, người cười kẻ mếu chẳng ai giống ai. Newton lỗ nặng trên sàn, than rằng “mình tính được chính xác vận tốc hành tinh, nhưng không thể dự đoán nổi sự điên rồ của con người” Nhà vật lý cự phách Newton cũng đã từng là một nhà đầu tư chứng khoán điên cuồng. Năm 1711, để khai thác những nguồn của cải khổng lồ tại miền đông bờ biển Nam Mỹ, công ty Nam Hải được sự hậu thuẫn của chính phủ Anh đã thành lập và phát hành loạt cổ phiếu đầu tiên. Khi đó ai cũng nhận thấy viễn cảnh sáng giá của công ty Nam Hải, và giá trị mỗi cổ phiếu của nó từ 128 bảng Anh vào tháng 1 năm 1720, đã tăng nhanh tới mức kinh người. Thấy thông tin chắc ăn như vậy, lại đúng lúc Newton đang vừa có được một món tiền, cộng với chút vốn tích lũy bấy nay, thế là vào tháng Tư năm ấy ông đã đầu tư 7,000 bảng Anh, mua cổ phiếu Nam Hải. Chỉ sau khoảng 2 tháng, với bản tính cẩn trọng, Newton đem bán đi số cổ phiếu của mình, và đã thu lãi được những 7,000 bảng! Nhưng vừa bán đi cổ phiếu ấy, Newton đã thấy hối hận rồi, bởi mới đến tháng 7, cổ phiếu Nam Hải đã lên tới 1,000 bảng, tăng gần 8 lần. Qua những tính toán “kỹ lưỡng”, Newton quyết định tăng vốn mua vào làm tiếp quả lớn. Thế nhưng đến lúc này việc kinh doanh của công ty Nam Hải đã xuất hiện khó khăn, giá trị thực của cổ phiếu công ty đang hụt hẫng nghiêm trọng so với giá giao dịch của nó. Trước đó, vào tháng Sáu, quốc hội Anh thông qua “luật chống công ty bọt bong bóng” nhằm hạn chế những công ty loại như Nam Hải. Không bao lâu, cổ phiếu Nam Hải rơi tõm xuống vực thẳm, đến tháng 12 nó tụt xuống còn 124 bảng Anh, rất nhiều nhà đầu tư bị tổn thương nặng nề, Newton cũng không kịp thoát thân, lỗ mất hơn 20,000bảng! Đối với nhà bác học của chúng ta đó thật sự là một khoản tiền to lớn, Newton từng giữ chức giám đốc xưởng đúc tiền Hoàng Gia, mức lương cũng không quá 2,000 bảng/năm. Sau sự việc này, Newton cảm thấy xấu hổ, là một nhà khoa học danh tiếng mà mình đã không dự đoán nổi hướng đi của thị trường chứng khoán. Ông cảm khái: “Mình tính được chính xác vận tốc hành tinh, nhưng lại không thể dự đoán nổi sự điên rồ của con người”. Karl Marx thử chơi tí ti mà thu hoạch kha khá So với quả làm ăn lớn của Newton, thì việc chơi chứng khoán của Karl Marx có quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1864, Karl Marx đang tiến hành công việc nghiên cứu ở Luân đôn. Điều kiện kinh tế vốn eo hẹp, chủ yếu phải dựa vào trợ giúp của những người bạn thân như Enghen, tình trạng sức khỏe của ông khi đó lại không mấy sáng sủa, bác sỹ đã khuyên ông phải tạm thời tránh xa công việc trí óc căng thẳng. Sự khốn khó kinh tế và không được làm việc khiến Karl Marx khổ tâm. Tháng Năm năm ấy, một người bạn qua đời đã di chúc để lại cho ông món tiền 600 bảng Anh. Đối với Karl Marx đây quả là một món quà đúng lúc, và nó còn cho ông một cơ hội thử nghiệm trên sàn chứng khoán. Thời đó “luật công ty cổ phần” vừa được ban hành tại Anh, và các công ty cổ phần tư nhân bắt đầu phát triển nhanh chóng, thị trường cổ phiếu cũng đầy sôi động, phồn vinh. Có sẵn món tiền trong tay, tự tin vào kiến thức kinh tế học sắc sảo, Karl Marx quyết định thử đầu tư vào chứng khoán Anh, để thư giãn và trải nghiệm cuộc sống dân cổ phiếu, và tất nhiên còn mong kiếm chút tiền lãi nữa. Thế là ông chọn thông tin trên tờ “Chỉ số thời báo kinh tế” để tham khảo, phân tích và chọn mua một vài cổ phiếu vào những thời điểm khôn ngoan rồi kiên nhẫn chờ đợi các biến động của thị trường. Qua một thời gian ngắn, nhận thấy tình hình chính trị phù hợp với nền kinh tế phát triển đang tác động tích cực tới thị trường chứng khoán, ông đã lần lượt bán ra toàn bộ cổ phiếu của mình. Trừ đi số vốn đầu tư 600 bảng, ông đã thu khoản lãi ròng gần 400 bảng! Karl Marx tỏ ra rất hứng thú với quãng đời trải nghiệm này. Trong bức thư gửi cho một người bạn thân ông đã viết: “Bác sỹ cấm tôi làm việc và động não căng thẳng, thế là - chắc tôi sẽ khiến bạn phải kinh ngạc - tôi đã làm một cú ap-phe... nghĩa là đầu cơ vào cổ phiếu của Anh Quốc, và bằng cách ấy tôi kiếm được 400 bảng Anh” Keynes khá là chuyên nghiệp, ông còn suy luận ra cả định lý nữa So với việc đầu tư ngắn hạn của Karl Marx, thâm niên chơi cổ phiếu của nhà kinh tế học Keynes không những dài hơn rất nhiều, mà còn giữ được lời lãi lâu dài. Tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi giữa các công trình nghiên cứu kinh tế học, Keynes thường xuyên lên sàn đầu tư chứng khoán. Năm 36 tuổi, tài sản của ông chỉ có khoảng 16 ngàn bảng Anh, đến khi qua đời vào tuổi 62 nó đã lên tới 410 ngàn bảng. Trong số tài sản cá nhân này, phần lớn là lời lãi từ đầu tư chứng khoán. Nhưng Keynes cũng chưa hẳn là bậc cao thủ toàn thắng, chính tính kiên trì giữa biển cả cổ phiếu ba chìm bẩy nổi ấy đã giúp ông luôn bước ra được khỏi vực thẳm. Năm 1928 ông mua vào 10 ngàn cổ phiếu Auto với giá 1,1bảng Anh/cổ phiếu, sau đó cổ phiếu này đã nhanh chóng rớt xuống mức còn có 5 cent/cổ phiếu. Thế nhưng Keynes đã không hề cuống, ông kiên nhẫn đợi chờ, và đến năm 1930 số cổ phiếu ấy đã tăng mạnh trở lại trên mức giá mua vào của ông. Điểm đặc biệt của Keynes là ở chỗ thông qua những trải nghiệm trên sàn chứng khoán, ông đã đưa ra nhiều lý luận cho môn kinh tế học của mình, trong đó có định lý “lầu gác trên không” nổi tiếng. Keynes chỉ ra: “Những người trên sàn chứng khoán thường đưa ra quyết định không dựa trên nhu cầu bản thân, mà là căn cứ theo hành vi của kẻ khác, bởi vậy đó là lầu gác trên không trung”. Nói đơn giản, thị hiếu của đại chúng là rất quan trọng. Keynes còn đề cập tới một số kỹ xảo đầu cơ, nổi tiếng trong đó có: So với đầu tư, đầu cơ có rủi ro nhỏ hơn, nên bỏ trứng vào một chiếc giỏ, cấu trúc đầu tư đã hợp lý chưa, dự đoán thị trường phải xem xét cả tâm lý đám đông vv. Churchill vừa lên sàn, gặp phải cuộc đại khủng hoảng chứng khoán, đến buổi tối đã bị chế giễu là “ngài cựu tỉ phú” Năm 1929, ngài Churchill mới thôi giữ chức bộ trưởng tài chính đã sang Mỹ cùng với mấy người bạn, họ được bậc thầy đầu cơ Bernard Baruche khoản đãi linh đình. Baruche cũng là bạn thân của Churchill, ông là một nhà kinh doanh tiền tệ, nhà đầu tư cổ phiếu tài ba, được mệnh danh “giáo sư đầu cơ”, “người biết ném ra trước cơn đại khủng hoảng”v.v… Tiếp đón Churchill lần này, ông tỏ ra hết sức chu đáo, dành hẳn một buổi chiều đưa bạn đi tham quan sàn giao dịch chứng khoán New York. Tại đó, bầu không khí sôi động cuồng nhiệt lôi cuốn mạnh mẽ ngài Churchill, mặc dầu đã qua tuổi ngũ tuần, tính hiếu thắng vẫn khiến ông quyết thử sức một phen. Trong con mắt Churchill, chơi chứng khoán chỉ là chuyện vặt, nhưng điều không may là năm 1929 ấy, cuộc khủng hoảng chứng khoán ở phố Wall nước Mỹ làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Thời điểm Churchill trở lại New York với thời gian đổ sập thị trường cổ phiếu phố Wall trùng khớp đến kinh người. Kết quả là chỉ trong có một ngày 24 tháng 10 năm 1929 ấy, Churchill đã gần như mất trắng 100 ngàn dollar Mỹ ông vừa bỏ vào thị trường chứng khoán (cũng có tư liệu ghi là 500 ngàn bảng Anh). Ngay buổi tối hôm ấy, trong bữa tiệc chiêu đãi khoảng 50 nhà lãnh đạo giới tài phiệt, khi chúc rượu, Baruche đã chế giễu khi gọi Churchill là: “người bạn của chúng ta-nguyên tỉ phú”. Churchill còn được mục kích những thảm kịch khi thị trường chứng khoán phố Wall bất ngờ sập đổ: “Ngay dưới cửa sổ căn phòng tôi ở, có người lao mình nhẩy lầu từ tầng 15, tan xương nát thịt, trong một cảnh tượng hỗn loạn, có cả xe cứu hỏa…”. Thảm kịch khiến Churchill nhận thức sâu sắc rằng chơi cổ phiếu tuyệt nhiên không phải trò đùa. Thế nhưng trên đường trở lại nước Anh, ông vẫn tỏ ra khá là lạc quan, ông cho rằng tai họa tiền tệ này tuy rất tàn nhẫn đối với đám đông nhiều người, nhưng rồi nó cũng sẽ qua đi giống như một đoạn tùy khúc. Và ông từng lên tiếng trong trí tưởng tượng: “Những năm tháng này, cuộc sống của một nhà đầu cơ trên thương trường mới kỳ diệu nhường nào”.