Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập

Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập đang được xem là mô hình giáo dục tối ưu nhất cho trẻ khiếm thị học tập và phát triển. Giai đoạn chuyển tiếp từ trường mầm non hoặc gia đình vào học lớp 1 ở các trường hòa nhập là một gia đoạn quan trọng đánh dấu nhiều sự thay đổi về tâm sinh lí của trẻ khiếm thị. Sự chuyển tiếp này đã dẫn đến trẻ khiếm thị gặp không ít những khó khăn tâm lí trong học tập, ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi và hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Từ việc nghiên cứu thực trạng ở trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội và Tiểu học Lê Hồng Phong – Thái Bình, bài viết này phân tích một số khó khăn trong học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập và những nguyên nhân ảnh hưởng đến các khó khăn đó.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0244 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 217-224 This paper is available online at KHÓ KHĂN HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 1 HÒA NHẬP Nguyễn Thị Thắm Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập đang được xem là mô hình giáo dục tối ưu nhất cho trẻ khiếm thị học tập và phát triển. Giai đoạn chuyển tiếp từ trường mầm non hoặc gia đình vào học lớp 1 ở các trường hòa nhập là một gia đoạn quan trọng đánh dấu nhiều sự thay đổi về tâm sinh lí của trẻ khiếm thị. Sự chuyển tiếp này đã dẫn đến trẻ khiếm thị gặp không ít những khó khăn tâm lí trong học tập, ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi và hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Từ việc nghiên cứu thực trạng ở trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội và Tiểu học Lê Hồng Phong – Thái Bình, bài viết này phân tích một số khó khăn trong học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập và những nguyên nhân ảnh hưởng đến các khó khăn đó. Từ khóa: Trẻ khiếm thị, khó khăn, khó khăn học tập, giáo dục hòa nhập, lớp 1 hòa nhập. 1. Mở đầu Trong tác phẩm “6 tuổi vào lớp 1” tác giả Nguyễn Thị Nhất đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục tiểu học và sự chuyển biến tâm lí của trẻ khi bước vào lớp 1. Giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học đã đánh dấu sự chuyển biến về tâm lí của trẻ. Trẻ phải thích nghi từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập với nhiều nội quy khắt khe hơn [3]. Sự chuyển tiếp này đã khiến trẻ lớp 1 gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Kết luận và kiến nghị của kì họp thứ 48 của Hội nghị quốc tế về giáo dục, Geneva, tháng 11, 2008 đã đưa ra là: Giáo dục hoà nhập là một quá trình liên tục nhằm cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người, có tôn trọng sự đa dạng và những khác biệt về nhu cầu và khả năng, đặc điểm và kì vọng trong học tập của các em học sinh và cộng đồng, và loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử [1]. Môi trường giáo dục hòa nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi để trẻ khiếm thị học tập, phát triển và hòa nhập xã hội. Tuy nhiên, khi bước vào lớp 1 hòa nhập, học sinh khiếm thị đã gặp phải không ít những khó khăn trong học tập. Những khó khăn này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp xã hội,. . . Bài viết này tập trung tìm hiểu một số khó khăn trong học tập của học sinh khiếm thị khi đi học lớp 1 hòa nhập và những nguyên nhân gây nên những khó khăn đó. Ngày nhận bài: 25/7/2015/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Thắm, e-mail: Thamnguyencwd@gmail.com. 217 Nguyễn Thị Thắm 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm Trẻ khiếm thị Trẻ khiếm thị là trẻ em dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, sau khi đã có các phương tiện trợ thị vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động (sinh hoạt, học tập, vui chơi,. . . ) cần sử dụng mắt [4]. Khuyết tật thị giác được chia làm 3 mức độ sau [4]: - Mù: Mù hoàn toàn (thị lực và thị trường = 0), mắt không còn khả năng phân biệt sáng tối. Mù thực tế (thị lực từ 0,005 – 0,04 Vis, thị trường nhỏ hơn 10 độ), mắt còn khả năng phân biệt sáng, tối nhưng nhìn không rõ. - Nhìn quá kém: thị lực từ 0,05 – 0,08 Vis đối với mắt nhìn tốt hơn sau khi đã có các phương tiện trợ thị. Trẻ có thị lực nhìn quá kém gặp rất nhiều khó khăn trong học tập khi sử dụng mắt và cần được giúp đỡ thường xuyên. - Nhìn kém: Thị lực còn 0,09 – 0,3 Vis đối với mắt nhìn tốt hơn sau khi đã có các phương tiện trợ thị hoặc thị lực, thị trường giảm không nhiều nhưng do các nguyên nhân khác nhau nên khó khăn trong việc dùng mắt để hoạt động. Trẻ nhìn kém có khả năng tự phục vụ, ít cần sự giúp đỡ của mọi người, có thể chủ động trong mọi hoạt động và học chữ phổ thông với những hỗ trợ đặc thù. (Vis là đơn vị đo thị lực của mắt được tính theo công thức Vis = d/D trong đó d là khoảng cách mà mắt người được đo có thể phân biệt được 2 điểm gần nhau nhất và D là khoảng cách mà mắt người bình thường có thể nhìn được chúng với góc nhìn α = 1 phút) [4]. Trong bài viết này chúng tôi sử dụng khái niệm trẻ mù và trẻ nhìn quá kém. Khó khăn học tập Theo Từ điển Tiếng Việt thì “khó khăn” có nghĩa là trở ngại Theo Từ điển Anh Việt “difficulty” có nghĩa là khó, khó khăn, cản trở. Theo Từ điển Pháp Việt “difficule” có nghĩa là khó, khó khăn, gian nan, khổ nhọc. Theo Từ điển Tâm lí học thì “khó khăn” là những trở ngại ngăn cản, cản trở con người tham gia vào hoạt động. Trong bất kì hoạt động nào chủ thể cũng có thể gặp những trở ngại làm cho quá trình hoạt động này đi chệch hướng với mục tiêu đề ra, không thể tiếp tục vận hành hoặc đạt mục tiêu không như mong muốn. Người ta gọi chung là những khó khăn trong quá trình hoạt động của con người (chủ thể) [2]. Khó khăn học tập là những trở ngại ngăn cản, cản trở quá trình học tập của học sinh, làm cho quá trình học tập của học sinh đi chệch hướng với mục tiêu đề ra, học sinh không đạt được kết quả học tập như mong muốn [8]. Như vậy: Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập là những trở ngại ngăn cản, cản trở quá trình tham gia của học sinh khiếm thị vào các hoạt động học tập trong lớp học hòa nhập, làm cho học sinh khiếm thị khó đạt được mục tiêu học tập như mong muốn. 218 Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập 2.2. Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập 2.2.1. Đánh giá của giáo viên về khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập Để tìm hiểu xem học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập đang gặp khó khăn như thế nào chúng tôi đã thực hiện trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên đã và đang dạy lớp 1 hòa nhập ở Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội và trường Tiểu học Lê Hồng Phong – Thành phố Thái Bình. Với câu hỏi “Khi đi học lớp 1 hòa nhập, học sinh khiếm thị gặp khó khăn trong học tập như thế nào?” chúng tôi thu được kết quả thu được như sau: Bảng 1. Mức độ khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập Mức độ khó khăn học tập Kết quả Số lượng % Thường xuyên 26 86,65 Thỉnh thoảng 4 13,35 Không bao giờ 0 0 Nhận xét: Qua bảng 1 chúng ta thấy khi đi học lớp 1 hòa nhập học sinh khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Có 100% ý kiến giáo viên đánh giá học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập gặp khó khăn học tập, trong đó mức độ “thường xuyên” có 26/30 ý kiến chiếm 86,65%, mức độ “thỉnh thoảng” có 4/30 ý kiến chiếm 13,35%. Đặc biệt không có giáo viên nào cho rằng học sinh khiếm thị không gặp khó khăn học tập khi đi học lớp 1 hòa nhập. Theo các giáo viên, việc thay đổi môi trường học tập, sự chuyển đổi từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, sự thay đổi phương pháp giảng dạy của giáo viên,. . . đã khiến học sinh khiếm thị đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong học tập. Có học sinh khiếm thị đã phải nghỉ học vì không thể vượt qua các rào cản trong học tập này. Các em cảm giác lo sợ mỗi khi đến lớp và thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. 2.2.2. Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị học lớp 1 hòa nhập Để tìm hiểu những khó khăn trong học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập chúng tôi đã tiến hành quan sát, phỏng vấn, đánh giá trên 13 học sinh khiếm thị đang học hòa nhập tại trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội và trường Tiểu học Lê Hồng Phong – Thái Bình. Với mỗi khó khăn học tập chúng tôi tiến hành phỏng vấn, quan sát học sinh theo các mức độ “thường xuyên”, “đôi khi”, “không bao giờ” và cho điểm tương ứng là 3-2-1. Kết quả thu được như sau: Bảng 2: Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập Stt Khó khăn học tập Mức độ∑ X Thứ bậc 1 Không nhớ được các nội dung bài học 28 2,15 8 2 Không tập trung chú ý vào hoạt động 32 2,46 5 3 Khó tư duy, tưởng tượng khi thực hiện nhiệm vụ 31 2,38 6 4 Thích ứng với các hoạt động học tập trên lớp 33 2,54 4 219 Nguyễn Thị Thắm 5 Không hiểu bài, không làm được bài khó 37 2,85 1 6 Lo sợ khi giáo viên đưa yêu cầu 35 2,69 3 7 Vi phạm nội quy, quy định của lớp học 29 2,23 7 8 Không hòa nhập với các bạn cùng trang lứa trong các hoạt động học và chơi 36 2,77 2 Nhận xét: Qua bảng 2 ở trên chúng ta thấy trẻ khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn trong học tập khi đi học lớp 1 hòa nhập và mức độ của các khó khăn là rất cao (X ≥ 2). Khi vào học hòa nhập trẻ khiếm thị gặp khó khăn nhất trong việc hiểu bài và làm các bài tập khó. Do khuyết tật thị giác đã ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, nhận thức của trẻ khiếm thị nên trẻ khó hiểu được các nội dung giáo viên giảng giải [4]. Mặt khác, trẻ khiếm thị học chung chương trình với học sinh sáng nên nhiều nội dung quá khó đối với năng lực của các em. Do đó trẻ khiếm thị rất khó khăn trong việc hiểu bài, đặc biệt các nội dung khó. Xếp ở vị trí thứ 2 là biểu hiện khó khăn trong việc hòa nhập với các bạn trong các hoạt động học tập. Việc khó khăn trong giao tiếp, làm quen với học sinh sáng cũng dẫn đến trẻ khó khăn trong việc hòa đồng cùng các bạn. Trong giờ học, vui chơi, trẻ khiếm thị chủ yếu làm một mình, ngồi tại chỗ hoặc quay trở về phòng bán trú để chơi với các anh chị khiếm thị khác. Trẻ thường xuyên sợ hãi, thu mình lại khi giáo viên yêu cầu tham gia hoạt động cùng các bạn sáng. Qua quan sát các giờ học ở trên lớp chúng tôi thấy rằng khi giáo viên tổ chức các hoạt động làm việc nhóm, trẻ khiếm thị vẫn ngồi tại chỗ vì các em không nhìn thấy nên khó di chuyển trong lớp. Nhiều học sinh khiếm thị có tham gia vào nhóm với các học sinh sáng nhưng chỉ tham gia cho có mặt, các em thường không thực hiện nhiệm vụ nào cả. Không chỉ khó khăn trong tham gia hoạt động với học sinh sáng cùng trang lứa, học sinh khiếm thị lớp 1 cũng luôn có biểu hiện lo lắng, sợ hãi khi giáo viên đưa yêu cầu. Khi hỏi các giáo viên ở hai trường hòa nhập, các ý kiến đều cho rằng học sinh khiếm thị lớp 1 thường thu mình, ngại giao tiếp với giáo viên. Nếu giáo viên có chủ động lại gần, chia sẻ, đưa ra yêu cầu thì học sinh khiếm thị thường tỏ ra lo lắng, khóc. Chúng tôi quan sát giờ học, giờ chơi của trẻ thì thấy hầu hết học sinh khiếm thị không chủ động nói chuyện với giáo viên. Khi giáo viên gọi trả lời câu hỏi trẻ thường rất sợ, có trẻ khóc. Chính vì vậy để đảm bảo giờ học của cả lớp giáo viên thường hiếm khi gọi học sinh khiếm thị trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập. Khó khăn trong vấn đề thích ứng với các hoạt động trên lớp và thực hiện các nhiệm vụ học tập xếp ở vị trí thứ 4. Khi bước vào lớp 1 hòa nhập, học sinh khiếm thị thường vẫn giữ thói quen ở nhà hoặc ở lớp mẫu giáo. Do đó, học sinh khiếm thị thường có biểu hiện chống đối hoặc không tham gia các hoạt động giáo viên đưa ra. Trẻ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. Đặc biệt nhiều giáo viên cho rằng học sinh khiếm thị còn có rất nhiều hành vi không tốt mỗi khi giáo viên yêu cầu trẻ tham gia vào hoạt động học tập như: khóc, la hét, dụi tay vào mắt,. . . Đây cũng chính là những hành vi điển hình của trẻ khiếm thị [4]. Ngoài ra học sinh khiếm thị học lớp 1 hòa nhập còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài học, tập trung chú ý vào các hoạt động và tư duy tưởng tượng. Ảnh hưởng của khuyết tật thị giác đã khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề ghi nhớ, chú ý và tưởng tượng [1]. Mặt khác trẻ cũng không được can thiệp để phát triển các kĩ năng này nên trong lớp trẻ thường mất tập trung, không nhớ được các nội dung bài học và khó tư duy các vấn đề giáo viên yêu cầu. Chính khó khăn này 220 Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh khiếm thị học lớp 1 hòa nhập. Xếp ở vị trí thứ 7 là biểu hiện khó khăn của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập trong việc “chấp hành các nội quy, quy định của lớp học”. Qua quan sát, hỏi giáo viên và phỏng vấn trẻ khiếm thị chúng tôi thấy rằng hầu hết học sinh khiếm thị đều vi phạm các quy định của lớp học. Trẻ khiếm thị thường có các hành vi điển hình trong lớp như “chọc tay vào mắt, vẫy tay, nói nhảm,. . . ”. Trẻ không thể ngôi yên theo đúng quy định trong suốt buổi học. Khi muốn ra ngoài trẻ thường không xin phép giáo viên. Đặc biệt nhiều trẻ khiếm thị nói rằng “không muốn đi học” vì không thể làm theo các nội quy, quy định của lớp học. Như vậy qua quan sát trẻ và trưng cầu ý kiến của giáo viên ở cả hai trường hòa nhập chúng ta thấy rằng trẻ khiếm thị học lớp 1 hòa nhập có rất nhiều khó khăn học tập. Các khó khăn học tập này được thể hiện rất đa dạng từ khó khăn học tập được thể hiện qua lĩnh vực nhận thức (trí nhớ, tư duy, tưởng tượng), lĩnh vực cảm xúc tình cảm (lo lắng, sợ hãi) đến lĩnh vực hành vi (không tham gia hoạt động, nghỉ học, vi phạm nội quy, có biểu hiện chống đối). 2.3. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn học tập của trẻ khiếm thị lớp 1 hòa nhập Trẻ khiếm thị gặp những khó khăn học tập ở các lĩnh vực khác nhau là do rất nhiều yếu tố trong đó có thể chia thành hai nhóm chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan [5]. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến trẻ gặp khó khăn học tập bao gồm: cơ sở vật chất của nhà trường, phương pháp giảng dạy của giáo viên, sự kì thị của học sinh sáng và cha mẹ học sinh sáng, sự quan tâm chưa hợp lí của cha mẹ học sinh khiếm thị,. . . Những nguyên nhân chủ quan dẫn đến khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập: mức độ khiếm thị, vấn đề can thiệp sớm, khả năng nhận thức, sự chuẩn bị về tâm lí trước khi vào lớp 1,. . . Qua điều tra ở hai trường hòa nhập cho học sinh khiếm thị kết quả cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đối với khó khăn học tập của trẻ khiếm thị. Kết quả này được cụ thể hóa qua bảng sau: Bảng 3: Nguyên nhân khách quan dẫn đến khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập Stt Nguyên nhân khách quan Mức độ∑ X Thứ bậc 1 Chương trình, nội dung học không phù hợp 32 2,46 4 2 Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giáo viên 31 2,38 5 3 Sự kì thị của học sinh sáng và gia đình học sinh sáng 37 2,85 1 4 Phụ huynh học sinh khiếm thị quá quan tâm hoặc không quan tâm đến trẻ 28 2,15 6 5 Cơ sở vật chất của lớp học 35 2,69 3 6 Môi trường tâm lí của lớp học, trường học 36 2,77 2 Nhận xét: Nhìn vào bảng 3 chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến trẻ khiếm thị học lớp 1 hòa nhập gặp khó khăn học tập và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân là rất cao (X ≥ 2). Trong đó yếu tố ảnh hưởng nhất là “sự kì thị của học sinh sáng và gia đình học sinh sáng”. Các giáo viên đều cho rằng việc học sinh sáng không hiểu học sinh khiếm thị nên dẫn đến các em 221 Nguyễn Thị Thắm thường cười đùa, trêu trọc, xa lánh. Điều này đã dẫn đến học sinh khiếm thị có tâm lí sợ đi học, thu mình và khó hòa nhập với các bạn cùng trang lứa [7]. Mặt khác nhiều phụ huynh học sinh sáng cũng nhận thức sai về khuyết tật thị giác, họ có suy nghĩ sợ con mình sẽ bắt chước các hành vi của học sinh khiếm thị nên thường cấm con của họ chơi cùng. Bên cạnh đó hầu hết giáo viên đều nhận thấy “môi trường lớp học” đã khiến học sinh khiếm thị gặp nhiều khó khăn (xếp ở vị trí thứ 2, thứ 3) . Môi trường lớp học bao gồm môi trường tâm lí và môi trường vật chất. Ánh sáng trong lớp quá tối hoặc quá chói sẽ dẫn đến trẻ khiếm thị luôn cảm thấy khó chịu, khó thực hiện các hoạt động. Bàn ghế lớp học, lối ra vào sắp xếp không thuận lợi cho sự định hướng di chuyển của học sinh khiếm thị [1]. Ngoài ra, bầu không khí lớp học, sự quan tâm của giáo viên cũng là những yếu tố gây nên nhiều khó khăn học tập của trẻ khiếm thị ở lớp 1 hòa nhập.Việc tạo ra một lớp học vui vẻ, thoải mái có quan hệ gần gũi giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh sáng và học sinh khiếm thị sẽ làm trẻ cảm thấy hứng thú, thích đi học và tham gia hoạt động tích cực [4]. Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng sư phạm, biết cách tổ chức lớp học và có nhận thức, thái độ đúng đắn về học sinh khiếm thị. Xếp ở vị trí cuối cùng là các nguyên nhân liên quan đến nội dung, chương trình học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo thì học sinh khuyết tật phải học cùng với học sinh không khuyết tật theo một chương trình giáo dục chung. Do đó yêu cầu trong mỗi lớp học hòa nhập, giáo viên sẽ là người chủ động điều chỉnh chương trình, nội dung học cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật [6]. Nếu giáo viên có sự điều chỉnh các nội dung, chương trình cho phù hợp với năng lực của học sinh khiếm thị thì trẻ sẽ thích nghi với các hoạt động học được tốt hơn. Tuy nhiên, vì lớp học quá đông (trên 50 học sinh) nên giáo viên không có thời gian để điều chỉnh, quan tâm đến học sinh khiếm thị. Vì vậy, trẻ khiếm thị khó thực hiện được nhiệm vụ, sợ đi học và cảm giác lo lắng mỗi khi đến lớp. Ngoài ra giáo viên cũng chưa được đào tạo chuyên sâu về dạy học hòa nhập cho học sinh khiếm thị. Các giáo viên ở cả hai trường chủ yếu là giáo viên tiểu học, chỉ được tập huấn chuyên đề về hỗ trợ cho trẻ khiếm thị nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp, điều chỉnh nội dung, chương trình phù hợp với học sinh khiếm thị. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, các yếu tố chủ quan cũng làm trẻ khiếm thị gặp nhiều khó khăn học tập. Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả: Bảng 4: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập. Stt Nguyên nhân chủ quan Mức độ∑ X Thứ bậc 1 Chưa được chuẩn bị tâm lí trước khi vào lớp 1 hòa nhập 37 2,85 1 2 Mức độ khiếm thị 26 2,0 5 3 Không được tham gia các chương trình can thiệp sớm 36 2,77 2 4 Khả năng nhận thức 28 2,15 6 5 Trẻ luôn tự ti vào bản thân, sống khép mình 34 2,62 3 6 Mức độ thực hiện các kĩ năng đặc thù 30 2.30 4 Nhận xét: Nhìn vào bảng 4 chúng ta thấy có nhiều yếu tố liên quan đến chính bản thân học sinh khiếm 222 Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập thị cũng dẫn đến trẻ gặp khó khăn học tập khi học hòa nhập. Xếp ở vị trí thứ 1 là yếu tố “trẻ chưa được chuẩn bị về tâm lí trước khi vào lớp 1 hòa nhập”. Hầu hết trẻ đi học lớp 1 hòa nhập đều hơn tuổi so với học sinh sáng. Trẻ khiếm thị không được các giáo viên, cha mẹ chuẩn bị trước tâm lí đi học. Do đó, những ngày đầu vào lớp học hòa nhập, học sinh khiếm thị thường không thích nghi được các hoạt động học, nhiều trẻ bị căng thẳng và bỏ học. Nếu như trẻ được làm quen trước với các hoạt động ở trường tiểu học, trẻ hiểu được những khó khăn khi chuyển sang môi trường mới hay trẻ được báo trước về sự thay đổi môi trường học sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và an toàn hơn [4]. Tuy nhiên trên thực tế ngay cả việc trẻ đến lớp như thế nào hay trẻ phải làm gì khi vào lớp 1 thì trẻ khiếm thị cũng không được báo trước. Một yếu tố chủ quan cũng ảnh hưởng lớn đến khó khăn học tập của học sinh khiếm thị chính là trẻ không được tham gia vào các chương trình can thiệp sớm. Có nhiều trẻ khiếm thị chuyển từ môi trường gia đình vào học tiểu học hòa nhập. Những chương trình can thiệp sớm sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức và hình thành những kĩ năng đặc thù như: kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng định hướng di chuyển, đọc viết chữ Braille,. . . Những kĩ năng này sẽ là nền tảng để trẻ thích nghi với các hoạt động học tập ở trường tiểu học hòa nhập [4]. Ngoài ra các yếu tố “khả năng nhận thức, tự ti sống khép mình, mức độ khiếm thị của trẻ khiếm thị” cũng gây nên các khó khăn học tập cho học sinh khiếm thị. Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng đa số trẻ mù hoàn toàn gặp nhiều khó khăn học tập hơn những trẻ nhìn kém. Trẻ có khả năng nhận thức, chỉ số trí tuệ thấp có khó khăn học tập hơn những trẻ khiếm thị khác. Đặc biệt những học sinh khiếm thị luôn có tâm lí tự ti vào khuyết tật của bản thân, sống khép mình thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hơn những trẻ tự tin, mạnh dạn. 3. Kết luận Môi trường giáo dục hòa nhập là một môi trường tốt nhất dành cho học sinh khiếm thị. Tuy nhiên, khi bước vào lớp 1 hòa nhập, học sinh khiếm thị đã gặp phải những khó khăn học tập. Qua tìm hiểu thực trạng hai trường tiểu học hòa nhập ở Hà Nội và Thái Bình đã cho thấy học sinh khiếm thị học lớp 1 hòa nhập gặp rất nhiều khó khăn học tập và mức độ của các khó kh