Khóa luận Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Vài thập niên gần đây, những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã đưa nhân loại bước sang một thời kì mới-thời kì văn minh hậu công nghiệp. Trong số những thành tựu đó, chúng ta phải kể đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp thay đổi tư duy lẫn phương thức kinh doanh trong môi trường hiện đại. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng là một yêu cầu tất yếu để tăng khả năng cạnh tranh và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin mang lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng công nghệ thông tin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking). Ở Việt Nam, việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng đã kéo theo sự xuất hiện các chi nhánh của hàng loạt các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụđa dạng và với bề dầy kinh nghiệm làm cho các ngân hàng trong nước phải đứng trước những thách thức to lớn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng quan tâm đến dịch vụ ngân hàng điện tử với mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh,giảm chi phí hoạt động, giữ gìn và thu hút khách, tăng thị phần, qua đó tăng doanh lợi cho ngân hàng và nâng cao hình ảnh và tăng doanh lợi cho ngân hàng. Do vậy, trong vài năm gần đây và đặc biệt bắt đầu từ năm 2002, các ngân hàng thương mại Việt Nam đuanhau tung ra các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, do đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ nên mức độ quan tâm của các tổ chức tín dụng có khác nhau, có nơi người ta nhắc đến nó như một cái gì đó xa xôi, có nơi dịch vụ này lại được quan tâm đặc biệt và được coi là một chiến lược cạnh tranh tất yếu trên bước đường phát triển của ngân hàng mà điển hình là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank). Đây là ngân hàng đi đầu của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Để đi sâu tìm hi ểu vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “ Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp. Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về tình hình triển khai dịch vụ e-banking ở Việt Nam và đặc biệt là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, vai trò của dịch vụ này trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung để từ đó tìm ra các giải pháp chiến lược cho sự phát triển của e-banking tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế học hiện đại, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Các phươngpháp nghiên cứu được sử dụng là: hệ thống, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp logic và lịch sử để đi từ lý luận đến thực tiễn, giải pháp. Khoá luận gồm lời nói đầu, kết luận và ba chương: Chương 1: Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai ngân hàng điện tử ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

pdf97 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Formatted 2 LỜI NÓI ĐẦU Vài thập niên gần đây, những thành tựu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đã đưa nhân loại bước sang một thời kì mới- thời kì văn minh hậu công nghiệp. Trong số những thành tựu đó, chúng ta phải kể đến sự phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp các doanh nghiệp thay đổi tư duy lẫn phương thức kinh doanh trong môi trường hiện đại. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sự phát triển các dịch vụ ngân hàng là một yêu cầu tất yếu để tăng khả năng cạnh tranh và đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Nhận thức được vai trò to lớn của công nghệ thông tin mang lại, nhiều ngân hàng trên thế giới đã và đang áp dụng công nghệ thông tin để phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, trong đó phát triển mạnh mẽ nhất phải kể đến dịch vụ ngân hàng điện tử (e- banking). Ở Việt Nam, việc mở cửa lĩnh vực ngân hàng đã kéo theo sự xuất hiện các chi nhánh của hàng loạt các tổ chức tín dụng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dầy kinh nghiệm làm cho các ngân hàng trong nước phải đứng trước những thách thức to lớn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng quan tâm đến dịch vụ ngân hàng điện tử với mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động, giữ gìn và thu hút khách, tăng thị phần, qua đó tăng doanh lợi cho ngân hàng và nâng cao hình ảnh và tăng doanh lợi cho ngân hàng. Do vậy, trong vài năm gần đây và đặc biệt bắt đầu từ năm 2002, các ngân hàng thương mại Việt Nam đua nhau tung ra các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy nhiên, do đây vẫn là một dịch vụ mới mẻ nên mức độ quan tâm của các tổ chức tín dụng có khác nhau, có nơi người ta nhắc đến nó như một cái gì đó xa xôi, có nơi dịch vụ này lại được quan tâm đặc biệt và được coi là một chiến lược cạnh tranh tất yếu trên bước đường phát triển của ngân hàng 3 mà điển hình là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank). Đây là ngân hàng đi đầu của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin và đặc biệt là trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Để đi sâu tìm hiểu vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “ Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam” cho khoá luận tốt nghiệp. Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về tình hình triển khai dịch vụ e-banking ở Việt Nam và đặc biệt là ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, vai trò của dịch vụ này trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung để từ đó tìm ra các giải pháp chiến lược cho sự phát triển của e-banking tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế học hiện đại, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: hệ thống, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp logic và lịch sử để đi từ lý luận đến thực tiễn, giải pháp. Khoá luận gồm lời nói đầu, kết luận và ba chương: Chương 1: Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai ngân hàng điện tử ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Mặc dù đã hết sức cố gắng song do đây là đề tài còn khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả trên thế giới nên bài viết không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Tôi mong nhận được nhiều ý kiến của người đọc quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Lê Thị Thanh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. 4 MỤC LỤC Chương I: Ngân hàng điện tử và tình hình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam I. Những vấn đề cơ bản về ngân hàng điện tử ...................................... 1. Ngân hàng điện tử là gì?........................................................ a. Khái niệm………………………………………………… b. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng điện tử... c. Ba cấp độ của dịch vụ ngân hàng điện tử………………… d.Các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử……………. e. Phương thức giao dịch trong dịch vụ ngân hàng điện tử…. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử .......................................................................... a. Sự phát triển của thương mại điện tử……………………... b. Môi trường pháp lý……………………………………….. c. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin……………………….. d. Hạ tầng cơ sở nhân lực…………………………………… e. Tính cạnh tranh…………………………………………... 3. Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử ................ II. Kinh nghiệm phát triển ngân hàng điện tử của một số nước trên thế giới…………………………………………………………… 1. Trung Quốc .......................................................................... 2. Malaixia ................................................................................ 3. Singapore ............................................................................. 4. Nhật Bản ............................................................................... 5. Nhận xét chung ..................................................................... III. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam….. 1. Bối cảnh thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngân hàng điện Trang 6 6 6 6 7 8 9 11 13 13 16 16 17 17 18 20 21 22 22 23 24 25 25 5 tử tại Việt Nam …………………………………………….. 2. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam..………………………………………………………… a. Về dịch vụ máy rút tiền tự động………………………….. b. Về dịch vụ internet banking………………………………. c. Về dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại di động……… d. Về hệ thống thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng…… e. Về các loại sản phẩm dịch vụ khác……………………….. Chương II: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam………………………………….……… I. Sự ra đời dịch vụ ngân hàng điện tử ở Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam …………………………………………….…………………….. 1. Bối cảnh chi phối sự ra đời và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ……………. a. Kinh tế thế giới và châu Á……………………………….. b. Vài nét về kinh tế Việt Nam thời gian qua………………. c. Giới thiệu về Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam………. 2. Sự ra đời và phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam……………………………….. II. Thực tiễn áp dụng ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam……………………………………………….. 1. Tình hình triển khai, phát hành các loại thẻ và máy rút tiền tự động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam……………… 2. Sản phẩm hệ thống ngân hàng bán lẻ Vietcombank- Tầm nhìn 2010 ………………………………………………………… 3. Sản phẩm dịch vụ VCB- Online…………………………….. 4. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng 26 26 28 28 29 30 32 32 32 32 34 35 39 41 42 45 47 49 51 6 Ngoại Thương Việt Nam……………………………………. 5. Dịch vụ VCB Cyber bill payment…………………………… III. Những tồn tại, các rủi ro gặp phải trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, nguyên nhân……………………………………………. 1. Những tồn tại trong quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ……………. 2. Các rủi ro……………………………………………………... a. Rủi ro về pháp luật………………………………………... b. Rủi ro về tin tặc…………………………………………… c. Rủi ro về chữ kí điện tử…………………………………… d. Rủi ro về hệ thống và rủi ro về bảo mật…………………... 3. Nguyên nhân…………………………………………………. Chương III: Giải pháp mở rộng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam………………………………………… ... I. Thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam ………………………………………. 1. Thuận lợi…………………………………………………….. 2. Khó khăn…………………………………………………….. II. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đối với ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam…………………………………… 1. Giải pháp đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam……… 2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước……………………… 3. Giải pháp đối với Chính phủ…………………………………. Kết luận……………………………………………………………….…… 54 54 58 59 59 60 60 61 66 66 66 70 75 76 82 84 87 88 7 Tài liệu tham khảo……………………………………………………….. 8 CHƯƠNG I NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 1. Ngân hàng điện tử là gì? a. Khái niệm Trước khi tiếp cận với khái niệm ngân hàng điện tử, chúng ta cùng tìm hiểu về thương mại điện tử vì ngân hàng điện tử chính là tên gọi của thương mại điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Thương mại điện tử là một yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hoá, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, hay là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy tờ trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử là: Thư tín điện tử, thanh toán điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, giao gửi số hoá các dung liệu, bán hàng hóa hữu hình qua mạng. Dịch vụ thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và trở thành đề tài nóng hổi trong bất kỳ hội thảo nào về công nghệ thông tin. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế mạng đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn hầu hết mọi dự tính. Nền kinh tế mạng đòi hỏi các tổ chức tài chính phải tìm hiểu, phát triển chiến lược và đầu tư vào kinh doanh điện tử. Thử thách này yêu cầu những mô hình kinh tế mới và phương thức mới để tiếp cận với khách hàng. Thương mại điện tử tạo nên một hình thức cạnh tranh mới, buộc ngân hàng phải chọn những dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống và mở rộng hệ 9 thống thanh toán liên ngân hàng. Sự tham gia của thương mại điện tử cũng làm nảy sinh các vấn đề về công nghệ của ngân hàng. Các ngân hàng giải quyết được những thách thức này sẽ quyết định được sự ảnh hưởng của mình đối với thị trường điện tử hoá. Đứng trước yêu cầu đó ngân hàng đã cho ra nhiều dịch vụ mới : dịch vụ ngân hàng qua điện thoại sử dụng mã cá nhân, hoặc nhận dạng giọng nói; dịch vụ ngân hàng qua mạng internet, khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân nối mạng internet là có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần phải trực tiếp đến ngân hàng. Những dịch vụ này đã đưa đến một thực tế là, thế giới ngày nay cho ta thấy có một loại ngân hàng mới: dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngân hàng điện tử là ngân hàng mà các dịch vụ được cung cấp qua các phương tiện kỹ thuật điện tử, khách hàng không cần đến trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch và nắm bắt được thông tin tài chính của mình. Hiện nay, một số người vẫn thường đồng nhất dịch vụ internet banking với dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking). Trên thực tế, dịch vụ e-banking có nội hàm rộng hơn internet banking rất nhiều. Nếu như internet banking chỉ đơn thuần là việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng internet, thì dịch vụ e-banking còn bao hàm cả việc cung cấp các dịch vụ thông qua một số phương tiện khác như: fax, điện thoại, e-mail….Như vậy, internet banking là một bộ phận của e-banking và với những tiện ích của internet so với các phương tiện khác là giá giao dịch tương đối rẻ, tốc độ nhanh và có thể truyền được dữ liệu tới khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh nhất thì internet banking được coi là linh hồn của e-banking. b. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng điện tử Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, hàng loạt các ngân hàng bắt đầu cung ứng một chương trình phần mềm cho khách hàng nhằm giúp khách hàng có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán cho một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước…Đến năm 1995, e- 10 banking chính thức được triển khai thông qua chương trình phần mềm Quicken của công ty Intuit Inc., với sự tham gia của 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Khi đó, khách hàng chỉ cần một máy vi tính, một modem và phần mềm Quicken là có thể sử dụng được dịch vụ này. Kể từ đó, e-banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Ngày nay, ở những nước phát triển, dịch vụ này trở nên khá quen thuộc với khách hàng vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó. Như ở Mỹ, năm 1998 có 7 triệu hộ gia đình giao dịch với ngân hàng qua Internet, năm 2001 có khoảng 10 triệu và dự kiến năm 2003 con số này sẽ lên tới 60 triệu1. Ở Việt Nam , dịch vụ e-banking đã được khởi động từ năm 1994, nhưng phải đến năm 2002, công nghệ thông tin Việt Nam mới đủ sức thích ứng với việc triển khai loại hình dịch vụ này. c. Ba cấp độ của dịch vụ ngân hàng điện tử Dịch vụ e-banking được chia thành ba cấp độ khác nhau: Ở cấp độ sơ đẳng nhất, e-banking không khác nhiều so với giao dịch qua điện thoại hay giao dịch với một máy rút tiền tự động. Bằng cách sử dụng bàn phím số của điện thoại, khách hàng có thể biết được tình hình tài khoản của mình hoặc có thể thực hiện các giao dịch đơn giản như chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản vãng lai của cùng một chủ tài khoản. Ở cấp độ thứ hai, internet đóng vai trò tích cực hơn. Lúc này mỗi trang chủ của ngân hàng trên internet được xem như một cửa sổ giao dịch. Ngoài chức năng kiểm tra tài khoản, khách hàng còn có thể sử dụng hàng loạt các dịch vụ trực tuyến khác như vay mua hàng, mua một hợp đồng bảo hiểm và kể cả đầu tư vào chứng khoán… Ở cấp độ thứ ba, ngân hàng đóng vai trò rất to lớn, hỗ trợ cho thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp phát triển. Mọi giao dịch như chuyển tiền, 1 Theo số liệu của nhà phân tích Joe Demeo, Bộ tư pháp Mỹ, (12/2001) 11 mở thư tín dụng cho hợp đồng mua bán giữa các nhà xuất nhập khẩu, mở các thư bảo lãnh…đều có thể thực hiện trực tuyến. Khách hàng sẽ không phải đến trụ sở của ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch thông qua một chương trình do ngân hàng cài đặt tại văn phòng của khách hàng. Chương trình này cho phép truy cập đến máy chủ của ngân hàng 24/24 giờ và cả bảy ngày trong tuần. Hiện nay, ở châu Âu và châu Mỹ, e-banking là một khái niệm không còn xa lạ đối với dân chúng, nhưng ở châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam, giao dịch này thuộc loại chưa phổ biến. Do đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thường giành được ưu thế và đi tiên phong trong lĩnh vực còn mới mẻ này như ngân hàng ANZ, ngân hàng HSBC…Tuy nhiên, một số ngân hàng Việt Nam cũng đã có những bước phát triển nhất định trong việc ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài nhưng vẫn còn ở cấp độ sơ đẳng và đang có một số hoạt động ở cấp độ thứ hai. d. Các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều loại sản phẩm dịch vụ tiện ích: Các loại thẻ nhựa: thẻ nhựa là tên mà người ta đặt cho các loại thẻ nhựa dùng thay thế cho tiền mặt. Có nhiều tên gọi khác nhau cho những loại thẻ này, nhưng nhìn chung chúng đều có hai chức năng chính: giúp cho người ta có thể rút được tiền mặt hoặc thực hiện thanh toán mà không cần dùng đến tiền mặt hoặc séc. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đều có thể phát hành một thẻ mang ba chức năng cho khách hàng của họ là: Chức năng bảo chi séc (theo đó ngân hàng đảm bảo thanh toán cho khoản tiền ghi trên séc do khách hàng phát hành tới một hạn mức nhất định), chức năng rút tiền mặt từ các máy rút tiền tự động, chức năng thanh toán hàng hoá, dịch vụ bằng chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng. 12 Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng: đây còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng. Số tiền phải trả cho hàng hoá sẽ được chuyển bằng công nghệ điện tử tại điểm bán hàng từ ngân hàng của người mua sang ngân hàng của người bán. Điểm bán hàng có thể là tại siêu thị hay trạm bán xăng, nơi mà khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hoá. Người bán hàng kéo trượt thẻ qua máy cà thẻ. Đây thực chất là một thiết bị đọc, có thể đọc được các thông tin được mã hoá trên dải từ nằm ở mặt sau thẻ. Máy rút tiền tự động (ATM): máy này cho phép khách hàng tự mình rút tiền mà không cần sự trợ giúp nào của nhân viên ngân hàng. Khách hàng dùng các loại thẻ nhựa đưa vào máy rút tiền tự động, các máy này sẽ nhận dạng khách hàng thông qua mã số nhận dạng cá nhân mà khách hàng nhập trên bàn phím của máy. Ngoài chức năng chủ yếu là cho phép khách hàng rút tiền mặt, các máy ATM còn cung cấp một loạt các tiện ích khác như cho phép khách hàng vấn tin tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản chi tiết hoặc in các báo cáo tài khoản mini… Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại: đây là loại hình dịch vụ ngân hàng mà khi sử dụng nó, khách hàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường. Với dịch vụ này, khách hàng có thể mọi nơi, mọi lúc dùng điện thoại cố định hay điện thoại di động để nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoản của mình và thậm chí có thể thực hiện được một số loại giao dịch. Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm, nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết. Dịch vụ ngân hàng tại nhà: là một loại dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng từ văn phòng của họ. Hệ thống này giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc vì họ không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các hoạt động 13 kinh doanh của mình. Khách hàng cũng không còn phải lo lắng về nạn kẹt xe cũng như các loại giấy tờ sổ sách phức tạp. Với sự trợ giúp của dịch vụ này, việc giao dịch ngân hàng đối với khách hàng giờ đây chỉ còn là việc bấm bàn phím máy tính, vào thời điểm thuận tiện nhất của mình. Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu (internet banking): là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới mẻ. Nó cho phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng internet vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất. Do đó, khách hàng có thể làm giao dịch 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà riêng hoặc ở văn phòng, khi đang ở trong nước hay đang ở nước ngoài. Sự ra đời của internet banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền cho cả khách hnàg lẫn ngân hàng và cho cả xã hội. Dịch vụ ngân hàng qua vô tuyến truyền hình tương tác: đây là một loại hình dịch vụ có tính hai chiều được cung cấp thông qua hệ thống truyền hình kỹ thuật số. Thông tin không chỉ đi một chiều từ đài truyền hình tới các khán giả mà còn cả theo chiều ngược lại. Với dịch vụ này, khách hàng không còn thụ động ngồi xem các chương trình của đài truyền hình phát mà họ hoàn toàn chủ động trong việc xem gì, khi nào. Ví dụ, khán giả có thể lấy thêm các thông tin chi tiết hơn về một bộ phim tài liệu nào đó đang phát hoặc thông qua bộ điều khiển từ xa có thể gửi ý kiến phản hồi về đài truyền hình. Dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây: đây là loại dịch vụ ngân hàng điện tử mới nhất hiện nay dựa trên công nghệ điện tử viễn thông không dây của mạng điện thoại di động. Thực chất dịch vụ này chính là
Tài liệu liên quan