1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đã có không ít doanh nghiệp do không
chuyển biến thích ứng với cơ chế thị trường nên đã không thể đứng vững và tồn tại trong
cơ chế mới. Điều này đã chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng
quyết liệt hơn, và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản của các doanh
nghiệp là không tiêu thụ được hàng hoá. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
đã phải áp dụng rất nhiều chính sách trong đó đẩy mạnh bán hàng là khâu cuối cùng của
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược-Thiết bịy tế Đà Nẵngchuyênsản xuất và kinh doanh các
mặt hàng chủ yếu vềdược phẩm và thiết bị vật tư y tế. Công ty Cổ phần Dược-Thiết bịy
tế Đà Nẵng là doanh nghiệp lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên và có mạng lưới
rộng khắp trên cảnước. Mặt hàng kinh doanh của công ty là về dược phẩm và thiết bị y tế
nhưng sản phẩm về lĩnh vực này rất là đa dạng và nhiều chủng loại. Lực lượng bán hàng
của công ty phân theo 3 mặt hàng chính đó là dược phẩm, thiết bị y tế và vật tư tiêu hao.
Để có thể phát triển cùng 3 mặt hàng này và cạnh tranh với các đối thủ khác trên cùng
lĩnh vực thì lực lượng bán hàng của công ty cần phải tập trung phát triển mạnh và chuyên
nghiệp.
Qua tìm hiểu về thực trạng hoạt động của lực lượngbán hàngtại công ty cho thấy
có cácvấn đề đáng quan tâm như:
Công tác kiểmtra, kiểm soát đối với các lực lượng bán hàng còn hạn chế.
Chưa có sự đồng nhất, thống nhất trong công tác tiêuthụ, bán hàng giữa các nhân
viên bán hàng
Chưa có chính sách hỗ trợ, đào tạo lực lượng bán hàng thường xuyên
Chính vì tầm quan trọng của lực lượngbán hàng và thực trạng hiện tại của công ty
Dapharco nơi tôi đang thực tập nên tôi chọn đề tài nghiêncứu: "Đẩy mạnh lực lượng
bán hàngtại Công ty Cổ phần Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khắc phục một phần nhữnghạn chế của lực lượngbán hànghiện tại.
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng bán hàng.
Tăng mức độ kiểm soát và quản lý cácthành viên trong lực lượng bán hàng, động
viên và thúc đẩy nỗ lực bán hàng của các thành viênnhằm tăng sản lượng tiêu thụ.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thông qua:
Các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập và các tài liệu tham khảo có liên quan.
Các ý kiến của các nhân viên trong công ty thực tập.
Các báo cáo và tài liệu về công ty trên sàn giao dịch
Thống kê
Phân tích
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần hoàn thiện công tác bán hàngtại công ty nhằm nâng cao khả năng
bán hàng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh trạnh cho công ty tạo vị thế và hình ảnh cho
Công ty CP Dược -Thiết bị y tế Đà Nẵng.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tàikết cầu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác bán hàng
Chương 2: Khái quát hoạt độngkinh doanh Công ty CP Dược -Thiết bịy tế
Đà Nẵng ( Dapharco ) -Thực trạng lực lượng bán hàng
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh lực lượng bán hàng tại Công ty CP Dược -Thiết bị y tế Đà Nẵng ( Dapharco )
60 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đẩy mạnh lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần dược, thiết bị y tế Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA VÀ THƯỜNG XUYÊN
....o0o…..
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “ĐẨY MẠNH LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC-
THIẾT BỊ Y TẾ ĐÀ NẴNG”
GVHD : Th.S Đỗ Văn Tính
SVTH: Nguyễn Thuỵ Mạnh Hà
Lớp: B13QTH-Hệ ĐH Bằng hai- khoá 2007-2009
MSSV: 03400026
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2009
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG
1.1 Khái niệm về bán hàng
1.2 Vai trò và phân loại lực lượng bán hàng
1.3 Tổ chức lực lượng bán hàng tại công ty
Chương 2:
KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CP DƯỢC - TBYT ĐÀ
NẴNG – THỰC TRẠNG LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG
2.1 Giới thiệu về công ty
2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.3 Nguồn lực của công ty
2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
2.5 Khái quát về môi trường kinh doanh
2.6 Tổng hợp các mặt hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong
thời gian qua
2.7 Thực trạng lực lượng bán hàng của công ty
Chương 3:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CP DƯỢC -
TBYT ĐÀ NẴNG ( DAPHARCO )
3.1 Cơ sở tiền đề
3.2 Dự báo xu hướng biến động của các yếu tố kinh doanh
3.3 Giải pháp đẩy mạnh lực lượng bán hàng tại Công ty CP Dược –TBYT Đà
Nẵng.
Kết luận
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đã có không ít doanh nghiệp do không
chuyển biến thích ứng với cơ chế thị trường nên đã không thể đứng vững và tồn tại trong
cơ chế mới. Điều này đã chứng tỏ mức độ cạnh tranh trên thị trường đang ngày càng
quyết liệt hơn, và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phá sản của các doanh
nghiệp là không tiêu thụ được hàng hoá. Do đó để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
đã phải áp dụng rất nhiều chính sách trong đó đẩy mạnh bán hàng là khâu cuối cùng của
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng chuyên sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng chủ yếu về dược phẩm và thiết bị vật tư y tế. Công ty Cổ phần Dược-Thiết bị y
tế Đà Nẵng là doanh nghiệp lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên và có mạng lưới
rộng khắp trên cả nước. Mặt hàng kinh doanh của công ty là về dược phẩm và thiết bị y tế
nhưng sản phẩm về lĩnh vực này rất là đa dạng và nhiều chủng loại. Lực lượng bán hàng
của công ty phân theo 3 mặt hàng chính đó là dược phẩm, thiết bị y tế và vật tư tiêu hao.
Để có thể phát triển cùng 3 mặt hàng này và cạnh tranh với các đối thủ khác trên cùng
lĩnh vực thì lực lượng bán hàng của công ty cần phải tập trung phát triển mạnh và chuyên
nghiệp.
Qua tìm hiểu về thực trạng hoạt động của lực lượng bán hàng tại công ty cho thấy
có các vấn đề đáng quan tâm như:
Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các lực lượng bán hàng còn hạn chế.
Chưa có sự đồng nhất, thống nhất trong công tác tiêu thụ, bán hàng giữa các nhân
viên bán hàng
Chưa có chính sách hỗ trợ, đào tạo lực lượng bán hàng thường xuyên
Chính vì tầm quan trọng của lực lượng bán hàng và thực trạng hiện tại của công ty
Dapharco nơi tôi đang thực tập nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Đẩy mạnh lực lượng
bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng".
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Khắc phục một phần những hạn chế của lực lượng bán hàng hiện tại.
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng bán hàng.
Tăng mức độ kiểm soát và quản lý các thành viên trong lực lượng bán hàng, động
viên và thúc đẩy nỗ lực bán hàng của các thành viên nhằm tăng sản lượng tiêu thụ.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược-Thiết bị y tế Đà Nẵng
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thông qua:
Các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập và các tài liệu tham khảo có liên quan.
Các ý kiến của các nhân viên trong công ty thực tập.
Các báo cáo và tài liệu về công ty trên sàn giao dịch
Thống kê
Phân tích
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần hoàn thiện công tác bán hàng tại công ty nhằm nâng cao khả năng
bán hàng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh trạnh cho công ty tạo vị thế và hình ảnh cho
Công ty CP Dược -Thiết bị y tế Đà Nẵng.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài kết cầu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác bán hàng
Chương 2: Khái quát hoạt động kinh doanh Công ty CP Dược -Thiết bị y tế
Đà Nẵng ( Dapharco ) - Thực trạng lực lượng bán hàng
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh lực lượng bán hàng tại Công ty CP Dược -
Thiết bị y tế Đà Nẵng ( Dapharco )
1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BÁN HÀNG
Theo quan điểm cổ điểm, bán hàng được định nghĩa như sau:
“Bán hàng là hoạt động thực hiện sự trao đổi sản phẩm hay dịch vụ của người bán chuyển
cho người mua để được nhận lại từ người mua tiền hay vật phẩm hoặc giá trị trao đổi đã
thỏa thuận”.
Khái niệm này cho thấy hoạt động bán hàng gồm có 2 hành động chính, đó là trao
đổi và thỏa thuận.Trao đổi trong bán hàng gồm có hành động mua và hành động bán. Hành
động bán, đó là hành động trao đi hàng hoá hay dịch vụ để nhận về tiền hay vật phẩm có
giá trị trao đổi theo thỏa thuận ban đầu. Còn hành động mua là hành động nhận về hàng
hóa và dịch vụ từ phía bên kia và trao tiền hay vật phẩm có giá trị trao đổi được bên kia
chấp nhận. Hành động bán hàng chỉ được thực hiện khi hành động thỏa thuận thành công.
Hành động thỏa thuận chủ yếu là về giá cả, các điều kiện mua bán, giao hàng, thanh
toán…Bán hàng là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp
ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài
của cả hai bên.
Sau đây là một số khái niệm bán hàng được phổ biến trên thế giới hiện nay:
Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh, đó là sự gặp gỡ giữa người mua và người bán ở
những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ thành công
trong đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.
Bán hàng là một phần của tiến trình mà doanh nghiệp thuyết phục khách hàng mua
hàng hóa hay dịch vụ của họ.
Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.
Bán hàng là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những
thứ mà họ mong muốn.
2
1.2. VAI TRÒ VÀ PHÂN LOẠI LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG
1. 1.1 Vai trò của lực lượng bán hàng
Vai trò của người bán hàng là rất lớn. Ngoài việc, những người bán hàng là những
người trực tiếp làm ra doanh thu, họ còn là những người truyền tải hình ảnh và bộ mặt của
doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin những thuật ngữ bán h àng tự
động (sales force automation) hoạt động bán hàng qua Internet, điện thoại, và các giao dịch
điện tử khác đang đặt ra câu hỏi với các nhà doanh nghiệp: liệu chúng ta có còn cần đội
ngũ bán hàng nữa hay không? Câu trả lời là Có.
Trong marketing, lực lượng bán hàng được xem là một công cụ truyền thông, truyền
thông cá thể. Quảng cáo chẳng hạn, cũng là một loại công cụ truyền thông, nhưng là truyền
thông phi cá thể. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai công cụ này nằm ở chổ quảng cáo là
loại hình truyền thông một chiều, trong khi nhân viên bán hàng là loại hình truyền thông
hai chiều. Người bán hàng không chỉ truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính
ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận lại phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
Điều này làm cho nhân viên bán hàng trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu
nhất trong tất cả các công cụ truyền thông. Đặc biệt là trong các tình huống bán hàng phức
tạp, nhân viên bán hàng trở nên cực kỳ hữu hiệu. Họ có thể lắng nghe ý kiến của khách
hàng, phản hồi ý kiến của khách hàng để có thể điều chỉnh giải pháp tiếp thị khách hàng
cho phù hợp vớ từng nhu cầu đặc biệt của từng khách hàng và có thể thương lượng với
khách hàng. Nhân viên bán hàng có thể làm điều mà ngay cả một nội dung quảng cáo hay
nhất cũng không làm đựơc đó là xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài với người có quyền
quyết định.
Chức năng của người bán hàng có thể khác nhau tuỳ vào từng loại hình kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, khách hàng đối tượng là các doanh nghiệp, chẳng
hạn như các hãng vận chuyển container, các nhà máy in, các doanh nghiệp cung cấp
nguyên, nhiên liệu sản xuất cho nhà máy, khu công nghiệp, người nhân viên bán hàng có
nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, bám sát các nhân vật quan trọng trong doanh
nghiệp khách hàng để xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Còn đối với các doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thường sử dụng mạng lưới phân phối để đưa sản phẩm đến
người tiêu dùng, như bột giặt, dầu gội đầu, tân dược, thực phẩm, nước giải khát ... người
tiêu dùng hầu như không hề thấy mặt nhân viên bán hàng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, vai
trò của lực lượng bán hàng này tuy chỉ ở hậu trường nhưng vô cùng quan trọng. Bộ phận
3
bán hàng phải làm việc với nhà phân phối, với các trung tâm bán lẻ, siêu thị v.v. hỗ trợ họ
làm thế nào để bán được sản phẩm của công ty mình.
Nhân viên bán hàng là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Người nhân
viên bán hàng vừa phải chăm sóc quyền lợi của công ty mình: bán được sản phẩm với đúng
giá mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình, vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách
hàng: mua được sản phẩm ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng sản phẩm của mình một
cách hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng
1.2.2 Phân loại lực lượng bán hàng
Lực lượng bán hàng là cầu nối cơ bản nhất giữa Công ty và thị trường. Lực lượng
bán hàng được chia làm ba loại: lực lượng của Công ty, đại lý có hợp đồng và lực lượng
hỗn hợp.
1.2.2.1 Lực lượng bán hàng của Công ty
Lực lượng bán hàng của một Công ty bao gồm tất cả những nhân viên có trách
nhiệm trực tiếp đến hoạt động bán hàng. Lực lượng này lại có thể được chia thành hai loại:
Bên trong và bên ngoài.
a. Lực lượng bán hàng bên trong (tại chỗ)
Hầu hết, lực lượng bán hàng bên trong thường tập trung ở một cơ quan, ở văn
phòng và liên hệ với khách hàng chủ yếu thông qua điện thoại. Từng cá nhân nhân viên
bán hàng hiếm khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Loại lực lượng bán hàng này có thể
được dùng như lực lượng chính yếu của Công ty hoặc là lực lượng hỗ trợ cho lực lượng
bán hàng hoạt động bên ngoài Công ty. Lực lượng bán hàng tại chỗ hay bên trong này
không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Trong lịch sử cũng đã từng tồn tại lực lượng
bán hàng này nhưng với trách nhiệm và hoạt động chủ yếu mang tính xúc tiến cho hoạt
động bán hàng hay theo sau một hoạt động bán hàng như theo dõi những đơn đặt hàng,
kiểm soát dự trữ, tồn kho, giới thiệu sản phẩm thay thế. Gần đây, trách nhiệm của khối lực
lượng bán hàng bên trong này đã được mở rộng xa hơn và ngày nay nhiều Công ty phụ
thuộc rất nhiều vào những chuyên gia tiếp thị qua điện thọai của họ.
b. Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài Công ty (văn phòng):
Lực lượng bán hàng bên ngoài công ty thông thường được trải ra theo vùng địa lý.
Để lực lượng bán hàng bên ngoài công ty này hoạt động được hiệu quả, điều kiện cần có là
trong vùng lãnh thổ ấy phải có một số lượng khách hàng đủ lớn. Người đại diện bán hàng
này sẽ có trách nhiệm bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thông qua giao dịch trực tiếp với
4
khách hàng, thông thường tại địa bàn kinh doanh của khách hàng. Ngoại trừ hoạt động bán
lẻ, đa số lực lượng bán hàng hoạt động ở bên ngoài. Lực lượng bán hàng bên ngoài được
sử dụng rất rộng rãi trong những doanh nghiệp nhỏ và lớn từ những công ty sản xuất tiêu
dùng và hàng công nghiệp, công ty dịch vụ như hãng hàng không, khách sạn đến Công ty
bán buôn. Một trong những trọng tâm chủ yếu nhưng không phải duy nhất của chương này
là làm sao xây dựng và quản lý được lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài của Công
ty.Lực lượng bán hàng hoạt động bên ngoài ấy hàng ngày trình bày sản phẩm của Công ty
cho khách hàng và khách hàng tiềm năng. Với sự đào tạo và quản lý đúng đắn, công ty có
thể tin tưởng vào số nhân viên bán hàng của họ về khả năng giới thiệu và bán sản phẩm
đang tiêu thụ hoặc sản phẩm mới theo đúng yêu cầu của Công ty. Ngoài ra, vì là nhân viên
của Công ty, họ có thể được hướng dẫn để thực hiện những nghiệp vụ không phải là bán
hàng như thu thập thông tin, cung ứng dịch vụ khách hàng, đào tạo nhân viên bán hàng và
giải quyết những vướng mắc của khách hàng.
Lực lượng bán hàng còn là khối óc về tri thức quản lý. Những đại diện bán hàng với
những thành tích xuất sắc có thể được bồi dưỡng, phát triển thêm và thăng tiến lên những
địa vị như giám đốc quản lý bán hàng, giám đốc sản xuất hay những địa vị quan trọng khác
trong công ty. Nuôi dưỡng một số lượng lực lượng bán hàng bên ngoài công ty có thể tốn
nhiều chi phí, thậm chí một quy mô lực lượng bán hàng tương đối nhỏ cũng đòi hỏi một
khoản định phí đáng kể. Ngoài ra, trong công ty còn phải có một lực lượng lớn khác, chủ
yếu chỉ hưởng lương, để làm công tác dự báo và hỗ trợ cho lực lượng bán hàng bên ngoài.
Khi lực lượng bán hàng gia tăng về quy mô, số lượng nhân viên quản lý và hỗ trợ họ cũng
gia tăng theo, kéo theo sự gia tăng thêm về định phí mà không liên quan trực tiếp đến hoạt
động bán hàng.
1.2.2.2 Đại lý theo hợp đồng
Loại đại lý theo hợp đồng phổ biến nhất là Đại diện nhà sản xuất. Họ là những cá
nhân, hiệp hội, hội buôn hoạt động độc lập, đại diện cho hai hay nhiều nhà sản xuất hoặc
cung ứng dịch vụ, trong một vùng lãnh thổ quy định, hưởng hoa hồng đại lý (commission)
và kinh doanh với nhau. Những đại lý độc lập này thường còn được gọi là đại lý hoa hồng,
đại lý tiêu thụ hay đại lý bán hàng, hay môi giới.
Một đại lý của nhà sản xuất có thể là một bộ phận trong kênh phân phối của công ty
một cách lâu dài hay tạm thời. Cho dù số đại lý của từng công ty có khác nhau, những đại
lý đều mang những đặc điểm chung như sau:
5
Hoa hồng, chi phí và doanh số đều liên hệ trực tiếp với nhau. Chính vì vậy,
những công ty không thể trang trải được khoản định phí của lực lượng bán hàng trực tiếp
mà phải thuê những đại lý.
Những đại lý này cung cấp một lực lượng bán hàng thường xuyên, cũng như sự
phân chia khu vực địa lý rất ổn định, đảm bảo phục vụ số khách hàng trong vùng một cách
nhanh chóng. Nếu tự thân công ty xâm nhập vào những thị trường như vậy, họ sẽ phải mất
nhiều năm, đặc biệt là đối với sản phẩm mới.
Thông thường họ kinh doanh rất nhiều sản phẩm tương đối giống nhau, nhưng
không mang tính cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng khi Công ty chỉ kinh doanh một
ngành hàng hạn hẹp, đang nỗ lực xâm nhập vào vùng thị trường có một số lượng lớn khách
hàng mà mỗi người lại chỉ tiêu thụ một số lượng ít ỏi sản phẩm của công ty đến nỗi công ty
không thể chịu nổi phí thuê một lực lượng bán hàng của họ. Rất nhiều công ty cung cấp
hàng hóa thấy thật khó lòng chấp nhận được quan điểm những đại lý là những tổ chức kinh
doanh độc lập, có mục tiêu và chiến lược riêng của họ, mà không chịu sự điều khiển trực
tiếp của công ty. Rất nhiều công ty đòi hỏi đại lý phải luôn luôn “một lòng” với họ (chỉ bán
hàng cho họ) như số nhân viên bán hàng của họ, nhưng họ không thể tìm được dạng đại lý
này. Đối với những đại lý có nhiều hãng cung cấp và với lòng trung thành đã bị chia xẻ
này, họ sẽ không và không thể tập trung quan tâm thỏa mãn những yêu cầu của một nhà
cung cấp nào đó.Ngoài ra, những hoạt động không mang tính bán hàng sẽ ít được ưu tiên
hơn, do những hoạt động ấy không đem lại mức gia tăng doanh số và do đó không gia tăng
khoản hoa hồng đại lý của họ một cách trực tiếp như hoạt động bán hàng.
Cuối cùng, việc quản lý một mạng lưới đại lý độc lập trên toàn quốc vừa không
dễ dàng vừa không phải là không đắt. Đại diện nhà sản xuất được sử dụng nhiều nhất để
tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp. Một số doanh nghiệp sản xuất được sử dụng nhiều
nhất để tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp. Một số doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng như những hãng nữ trang nhỏ thường dùng đại lý để cung cấp đến những mạng lưới
bán lẻ. Hoặc như công ty Cosning Glass Works, ngoài lực lượng bán hàng của công ty, họ
còn dùng 31 môi giới thực phẩm làm đại lý cho họ để đưa sản phẩm của họ đến những hệ
thống cửa hàng tạp phẩm ở những thị trường trung tâm.
1.2.2.3 Lực lượng bán hàng hỗn hợp
Công ty có thể sử dụng nhiều loại lực lượng bán hàng để chiếm lĩnh thị trường.
Công ty có thể sử dụng hỗn hợp lực lượng bán hàng của công ty và mạng lưới đại lý để
6
xâm nhập nhiều loại thị trường khác nhau. Một nhà tiếp thị cho sản phẩm đồ dùng làm bếp
loại để chế biến đặc sản đã dùng một số luợng nhỏ nhân viên bán hàng của hãng để tiếp
xúc bán hàng cho những trung tâm của những cửa hàng bán lẻ dụng cụ gia đình, đối với
những dạng thị trường còn lại họ giao cho những đại lý độc lập.Một nhà sản xuất lớn về
thiết bị ngành năng lượng sử dụng lực lượng bán hàng của những Công ty khác nhau để
tiếp xúc, bán hàng cho những đại lý và những nhà máy công nghiệp quen thuộc, cùng với
một số đại lý được phân công trên những thị trường đặc biệt.
Chính vì vậy, chẳng có gì là lạ khi một Công ty duy trì cùng lúc những loại lực
lượng bán hàng phụ thuộc vào đặc tính của loại khách hàng và những mối quan hệ cần
thiết mà công ty phải duy trì. Sự đa dạng và sự phối hợp những chủng loại lực lượng bán
hàng sẽ do những yêu cầu của khách hàng quyết định, đồng thời cũng bị giới hạn bởi sự
quan tâm và khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy từ phía công ty.
1.3 TỔ CHỨC LƯC LƯỢNG BÁN HÀNG CÔNG TY
1.3.1 Chiến lược bán hàng trong chiến lược tổng thể của công ty
Để hiểu được việc quản lý bán hàng và bán hàng cá nhân có ảnh hưởng và vị trí như
thế nào trong cơ cấu và chiến lược của công ty chúng ta cũng phải nắm được những hiểu
biết cơ bản về việc xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược ấy của công ty.
Hình 1: Cơ cấu có tính thứ bậc tổng hợp
Như được mô tả trong hình 1.1, cấu trúc tổ chức của Công ty thường là mang hình
kim tự tháp. Đỉnh của kim tự tháp này chính là Hội đồng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng
quản trị (CEO) và một số chuyên viên điều hành khác nữa. Đối với công ty dù lớn hay nhỏ
thì hình dạng của sơ đồ này thông thường là giống nhau. Điểm khác biệt, có chăng, là ở
quy mô, kích thước của sơ đồ mà thôi. Dưới quyền của những chuyên viên cao cấp này là
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám Đốc
Trưởng các phòng ban
Trung cấp quản lý của từng
phòng ban
Nhân viên
7
hàng loạt những cán bộ thừa hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của những thành tố
trong công ty sao cho có nhiều lợi nhuận nhất.
Trong dạng tổ chức này, Chủ tịch Hội đồng quản trị (CEO), cùng với Ban giám đốc
và những chuyên viên quản lý cấp cao đặt ra những mục tiêu và chiến lược cho toàn công
ty. Cấp thừa hành kế tiếp sẽ lần lượt căn cứ vào những mục tiêu đã được cấp trên đề ra như
đã nêu trên, đưa ra những mục tiêu ở cấp độ thừa hành của mình. Vì vậy, những mục tiêu
và chiến lược tổng thể sẽ là căn cứ để những cấp thừa hành thấp hơn đặt ra mục tiêu và xây
dựng chiến lược ở cấp của họ. Việc tuân thủ và thực hiện đúng những mục tiêu chiến lược
do cấp trên đề ra trong việc xây dựng chiến lược và đặt ra mục tiêu của các cấp tiếp theo sẽ
bảo đảm rằng những chiến lược kinh doanh và tiếp thị của từng cấp thừa hành sẽ củng cố
hơn nữa chiến lược tổng thể chứ không phải gây cản trở cho nó.
Do vậy, mục tiêu và chiến lược tổng thể cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu của lực
lượng bán hàng và thậm chí đến từng hành vi hàng ngày của giám đốc quản lý bán hàng
cũng như người đại diện bán hàng.
1.3.2 Xây dựng chiến lược tổng thể
Những chuyên viên thừa hành ở cấp tổng thể sẽ đánh giá xem xét về điều kiện môi
trường xung quanh, đánh giá những nguồn lực của công ty, đặt ra những mục tiêu tổng thể
và xây dựng chiến lược tổng thể đưa ra hướng phát triển của C